Trung Quốc "quyến rũ" Philippines: Bất ngờ tuyển nhiều giáo viên tiếng Anh

Thứ bảy - 19/05/2018 00:07

Trung Quốc "quyến rũ" Philippines: Bất ngờ tuyển nhiều giáo viên tiếng Anh

Dân trí Lo ngại Philippines nghiêng về liên minh Mỹ-Nhật, Trung Quốc đã đổ hàng tỷ USD tiền vào đầu tư và phối hợp với Philippines trong mọi lĩnh vực, từ cung cấp vũ khí, khoan dầu tới mở cửa thị trường lao động.

'Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)'

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: AFP)

Tuyển 2.000 giáo viên tiếng Anh

Mơ ước mang lại sự thịnh vượng cho gia đình, Marvin Tuazon đã đi hàng nghìn km từ Philippines tới Trung Quốc để làm việc. Dạy tiếng Anh cho trẻ em Trung Quốc đã giúp anh kiếm gấp đôi thu nhập so với ở nhà, nhưng đây là một công việc đơn độc. Người đàn ông 31 tuổi từ tỉnh Philipines đại diện cho một nửa số người Philippines tại Taian (Trung Quốc), một thành phố với 5 triệu dân.

Nhưng Tuazon có thể sớm có thêm bạn đồng hành. Các công ty tuyển dụng tại Philippines đã nhận nhu cầu ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh nới lỏng các kiểm soát về nhập khẩu lao động nhằm lôi kéo Manila, hiện đã là một đồng minh thân thiết, lại gần hơn.

“Gần đây chúng tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi từ các công ty Trung Quốc”, Brian Oliva, một quản lý tại công ty tuyển dụng QRD International Placement đóng tại Manila, cho hay. “Hầu hết các cuộc gọi là về thuê giáo viên nói tiếng Anh người Philippines, nhưng một số công ty Trung Quốc cũng đang tìm kiếm các kỹ sư Philippines”.

Oliva cho biết những yêu cầu này rất hiếm trong những năm trước tới nỗi công ty của anh thậm chí không buồn quan tâm tới thị trường Trung Quốc.

Mark King Eclevia, một giám đốc của công ty Manpower Alliance tại Manila, chia sẻ trải nghiệm tương tự. “Khuynh hướng này vừa mới bắt đầu”, Eclevia nói.

Eclevia đã hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động hơn 6 năm qua và không có một khách hàng Trung Quốc nào cho tới tháng trước. Hồi tháng 4, công ty của Anh đã gửi hơn 50 hồ sơ xin visa cho các giáo viên nhận được lời mời từ Trung Quốc. “Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ trở thành một thị trường tốt cho chúng tôi”, anh nói.

Eclevia và những người khác cho rằng sự thay đổi trên một phần do thái độ của Bắc Kinh đối với các lao động Philippines. Trước đây, người Philippines rất khó có được giấy phép lao động tại Trung Quốc đại lục.

Một số ước tính cho biết khoảng 200.000 giúp việc Philippines làm việc trái phép tại Trung Quốc vào năm 2016.

Nhưng đó là chuyện cũ. Hồi tháng trước, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thông báo rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã nhất trí chào đón thêm các lao động Philippines, với kế hoạch ban đầu là tuyển dụng khoảng 2.000 giáo viên tiếng Anh vào năm 2018. Chính sách, có hiệu lực được 3 tuần, là điều mà Philippines đã mong muốn từ lâu và vẫn còn rất mới.

“Đó là một bước đi quan trọng nhằm thúc đẩy hơn nữa giao lưu nhân dân và sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Đó cũng là một sự công nhận các tiêu chuẩn đẳng cấp thế giới của các giáo viên và nhà giáo dục từ Philippines”, Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh cho biết.

Đáng lo ngại là cuộc sống của hàng trăm nghìn người Philippines đang lao động không hợp tác tại Trung Quốc. Ngay sau lễ ký kết trên, Silvestre Bello, người đứng đầu Cơ quan lao động và thất nghiệp của Philippines, cho biết với báo Inquirer rằng các lao động khác như đầu bếp hay người giúp việc cũng có thể làm việc tại Trung Quốc, dù không nói rõ.

Hoài nghi về kết quả

'Nhu cầu giáo viên tiếng Anh từ Philippines đang tăng mạnh tại Trung Quốc (Ảnh: AFP)'

Nhu cầu giáo viên tiếng Anh từ Philippines đang tăng mạnh tại Trung Quốc (Ảnh: AFP)

Nhận định về chính sách visa được nới lỏng, chuyên gia về khoa học chính trị Zhang Baohui từ Đại học Liangnan tại Hong Kong cho rằng động thái của Trung chủ yếu mang động cơ chính trị. “Bắc Kinh muốn sử dụng tất cả các biện pháp sẵn có để chứng tỏ với Tổng thống Duterte rằng một mối quan hệ hợp tác với Trung Quốc sẽ được hưởng lợi”.

“Viễn cảnh tồi tệ nhất của Trung Quốc là mọi quốc gia trong khu vực sẽ nghiêng về liên minh Mỹ-Nhật”, ông Zhang nói. Để đề phòng Manila đi theo khuynh hướng đó, Bắc Kinh đã đổ hàng tỷ USD tiền vào đầu tư và phối hợp với Philippines trong mọi lĩnh vực, từ cung cấp vũ khí tới khoan dầu.

Và giờ đây, Trung Quốc đang mở cửa thị trường lao động.

Tiền gửi cá nhân đóng góp khoảng 10% vào tăng trưởng kinh tế của Philippines vào năm 2016, theo Ngân hàng Thế giới. Nhưng các nước truyền thống cho lao động Philippines đã gặp hàng loạt vấn đề và bê bối.

Hồi đầu năm nay, một giúp việc người Philippines tại Kuwait đã bị sát hại và thi thể của cô được phát hiện trong một tủ đông. Tổng thống Philippines đã cấm xuất khẩu lao động tới quốc gia vùng Vịnh để trả đũa vụ việc, và đề xuất rằng các lao động nước này nên tìm kiếm cơ hội việc làm tại Trung Quốc.

Aiza Almenanza, một giáo viên 32 tuổi tại thành phố Muntinlupa, đang đi theo gợi ý đó. Sau khi làm việc tại Philippines 11 năm, cô đã quyết định đã đến lúc ra nước ngoài, và lựa chọn đầu tiên của cô là Trung Quốc.

“Trung Quốc là một nền kinh tế mạnh với nhiều cơ hội. Người Trung Quốc cũng dễ gần và tôi thích các món ăn Trung Quốc”, Almenanza nói. Quan trọng hơn là thu nhập cao gấp đôi, vào khoảng ít nhất 1.200 USD mỗi tháng. Các trường học Trung Quốc còn cung cấp chỗ ở và bữa trưa miễn phí, điều mà ít các trường tại Philippines có thể làm được.

Chưa rõ sẽ có bao nhiêu giáo viên Philippines được tuyển dụng tại Trung Quốc. Đại sứ quán Philippines tại Bắc Kinh cho biết quyết định có thể được đưa ra dựa trên kết quả của 2.000 giáo viên đầu tiên. Nhưng Eclevia cho hay mỗi ngày có tới 50 tìm kiếm việc làm tại Trung Quốc.

Tuazon, một người Philippines đã dạy học tại Trung Quốc từ năm 2012, cho hay anh hoài nghi về kết quả. Anh nói một số thành phố Trung Quốc rất miễn cưỡng chấp nhận các giáo viên tiếng Anh không phải người bản xứ dù họ chứng minh được kinh nghiệm trong việc dạy tiếng Anh.

Tuazon nói thêm, những người mới có thể gặp khó khăn trong việc thích nghi với các rào cản ngôn ngữ tại Trung Quốc cũng như các hạn chế về tôn giáo, vì 80% người Philippines theo Công giáo La Mã, trong khi Bắc Kinh và Vatican không có quan hệ chính thức.

Nhưng đối với những người có thể các dung hòa khác biệt thì “làm việc tại Trung Quốc là một cơ hội tốt”, Tuazon cho biết. Tuazon nói anh không có kế hoạch rời Trung Quốc sớm và thậm chí còn thuyết phục 4 người bạn Philippines gia nhập hội của anh.

 

 

Tác giả bài viết: An Bình

Nguồn tin: Theo SCMP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập144
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm143
  • Hôm nay15,963
  • Tháng hiện tại237,191
  • Tổng lượt truy cập35,503,472
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây