Thực vật Loasaceae có thể ghi nhớ khi ‘người thụ phấn’ ghé thăm

Thứ hai - 15/07/2019 23:08

Thực vật Loasaceae có thể ghi nhớ khi ‘người thụ phấn’ ghé thăm

Bạn có nhớ được hôm qua mình đã làm gì không? Câu trả lời chắc hẳn là có, nhưng thực vật cũng có thể ghi nhớ được thì bạn nghĩ sao? Một loài thực vật có hoa hình ngôi sao đến từ dãy núi Andes ở Peru, chúng có một khả năng ghi nhớ rất đặc biệt.
Loasaceae – Loài thực vật có khả năng ghi nhớ
Những nghiên cứu mới nhất cho thấy, Loasa insons, một loài thực vật có hoa trong họ Loasaceae có một sự thông minh nhất định, có thể dựa vào trí nhớ để phân phối phấn hoa của nó, có thể chuyển động nhị đực – bộ phận chúng dùng để thụ phấn, khiến cho phấn hoa có khả năng phân bố rộng nhất.
Tập san ‘Plant Signaling and Behavior’ cũng đưa ra một nghiên cứu khiến cho người ta kinh ngạc hơn, đó là loài thực vật này có thể dựa vào kinh nghiệm thụ phấn trước kia để điều chỉnh nhị đực. Nói một cách khác, chúng có thể nhớ rõ những việc trong quá khứ, và có thể lặp lại những việc đó. 
Tiến Sĩ Henning là nghiên cứu viên đến từ vườn bách thảo và viện bảo tàng thực vật ở Berlin, ông cùng với Maximilian Weigend đến từ Đại học Bonn hợp tác nghiên cứu loài thực vật Loasaceae gần 20 năm nay. Ngay từ đầu, sự phức tạp của những bông hoa đã khiến họ cảm thấy hứng thú, thúc đẩy 2 chuyên gia tập trung nghiên cứu sự kích thích hoặc tác nhân gây ra vận động. 
Mặc dù những thực vật khác có thể xoắn lá cây hoặc bắn ra hạt giống, nhưng thực vật Loasaceae lại có thể chuyển động nhị đực của chúng để thụ phấn. Mới đầu, một nhóm nhị đực giấu ở trong cánh hoa, về sau, nhị đực mới bắt đầu mở ra, trong quá trình thụ phấn, từng nhị đực đong đưa đi đến giữa bông hoa, và chúng dựng đứng ở giữa bông hoa, phấn hoa mới sẽ thu hút côn trùng.
Sẽ mất khoảng ba phút để nhị đực đi từ bên ngoài vào đến giữa của đóa hoa, sự di chuyển này có thể được kích thích bằng ánh sáng và nhiệt độ, hay là do ‘người thụ phấn’ của chúng. Khi một con ong lục lọi để tìm mật ở giữa bông hoa, nó sẽ kích thích nhị hoa đi đến và quét vào con ong. Bằng cách này, phấn hoa sẽ được truyền đến nhiều bông hoa khác nhau. 
Nỗ lực thụ phấn phi thường của hoa
Description: Thực vật Loasaceae có thể ghi nhớ khi ‘người thụ phấn’ ghé thămThực vật Loasaceae có thể ghi nhớ khi ‘người thụ phấn’ ghé thăm. (Ảnh: Picssr)
Đối với nghiên cứu mới nhất này, họ chia hoa ra thành từng nhóm riêng biệt. “Người thụ phấn” trong trường hợp này sẽ mang theo một cây kim, đối với nhóm đầu tiên, cứ sau mỗi 15 phút, họ dùng kim cọ sát vào phần đựng mật hoa để tạo sự kích thích; đối với nhóm thứ hai, sau mỗi 45 phút lại kích thích một lần; còn những nhóm khác thì không tác động gì.
Ngày hôm sau, nhân viên nghiên cứu quan sát các nhóm hoa. Đối với nhóm hoa mà được tiếp cận mỗi 15 phút một lần thì chúng đều có kế hoạch cho một ‘lịch trình’ định trước, nhị đực của hoa sẽ càng đong đưa nhanh hơn khi có người đến thăm. Nhóm thứ hai thì yếu hơn, và nồng độ của phấn hoa đạt cao nhất sau mỗi 45 phút. 
Tiến sĩ Henning nói: “Những thực vật này đã biết trước được sự ghé thăm của ‘người thụ phấn’. Những nỗ lực phi thường mà những bông hoa này cố gắng truyền phấn hoa ra xung quanh thật là khó hiểu. Có một số nhóm thực vật khác cũng làm như vậy và thành công. Nhưng không thấy nhóm thực vật nào lại có nỗ lực lớn đến vậy”.
Phát hiện này cho thấy thực vật có thể có cảm giác. Nghiên cứu này mặc dù quy mô nhỏ bé và còn sơ sài, nhưng đã đưa ra một chủ đề nghiên cứu vô cùng hứng thú về khả năng ghi nhớ của thực vật.
Thực vật có “tri giác” và “ý thức”?
Từ những năm 1960 cho đến nay, một số nhà khoa học đã đưa ra những tuyên bố khó tin về trí thông minh cũng như những khả năng cảm quan của các loài thực vật. Các phát hiện của họ đã làm dấy lên nhiều câu hỏi về hai khái niệm “tri giác” và “ý thức”.
Tại Santa Rosa, California, trải qua thời gian dài ông Luther Burbank, một người kinh doanh vườn ươm nổi tiếng cùng thời với Thomas Edison đã nuôi dưỡng thành công cây xương rồng không gai. 
Theo ông Burbank, khi làm việc ông hay chào cây xương rồng: “Đừng sợ! Những cái gai để bảo vệ thân thể kia là không cần thiết, bởi vì đã có tôi bảo vệ rồi”… dần dần ông đã có thể nuôi dưỡng thành công loại xương rồng không gai.
Ông Luther Burbank và vườn xương rồng không gai (Ảnh: Lutherburbank)
Trước thành công này, ông có một chia sẻ sâu sắc rằng: “Bất kể làm thí nghiệm nào với thực vật, thì cũng nhất định không được giấu chúng. Đặc biệt là cần phải giúp đỡ chúng xuất phát từ nội tâm, có sự tôn trọng và yêu mến đối với sinh mệnh yếu đuối của chúng.
Thực vật có hơn 20 loại cảm giác, hơn nữa hoàn toàn khác với cảm giác của động vật, do vậy nếu chúng ta muốn lý giải thì rất khó khăn. Không rõ cây cỏ có thể lý giải ngôn ngữ hay không, nhưng dường như có thể có một số phản ứng với ngôn ngữ”.
Cũng có thể nhiều người sẽ hoài nghi hoặc cười nhạo sự “giao lưu tình cảm” với thực vật như vậy. Nhưng trên thực tế, từ rất lâu các nhà khoa học đã xác minh ước chừng có khoảng hơn 400 loài thực vật có thể dự báo tình hình thời tiết. Vào thế kỷ 18, nhà thực vật học nổi tiếng Carl Linnaeus lần đầu đã phát minh và thiết kế thành công “đồng hồ hoa”.
Mấy năm gần đây, các nhà khoa học thông qua một loạt các thí nghiệm đã chứng minh thực vật cũng có cảm tình: chúng thích người ta thiện đãi chúng, ghét những người miệng đầy mùi rượu đến ngửi, thậm chí có cây còn có thể ghi nhớ, thị giác và khứu giác, chúng còn có thể cảm nhận được cảm tình và tư tưởng của bạn, và có phản ứng đối với những điều đó. 
Description: Chúng ta không thể nói chuyện trực tiếp với thực vật, nhưng không có nghĩa là thực vật không hiểu rõ tâm lý của nhân loại.Chúng ta không thể nói chuyện trực tiếp với thực vật, nhưng không có nghĩa là thực vật không hiểu rõ tâm lý của nhân loại. (Ảnh: Nytimes)
Các nhà khoa học Mỹ, Đức, Nga và nhiều quốc gia khác đều tiến hành nghiên cứu cảm tình của thực vật. Đương nhiên, cũng có người cho rằng điều này là hoang đường. Nhưng thời cổ xưa người ta hay nói “vạn vật đều có linh”; rất nhiều thực nghiệm đã chứng thực cho quan điểm này.
Kỳ thực chúng ta hãy thử suy nghĩ: thực vật biết gió lúc nào thì có lợi cho việc sinh sản thế hệ sau, biết làm thế nào để sống hài hòa với những động vật xung quanh, biết nhường chỗ để tán cây không che phủ “bạn” của chúng… Tất cả những điều này, một quần thể những “sinh mệnh” không có trí tuệ và tình cảm có thể làm được sao?
Cơ chế các phản ứng này của thực vật vẫn còn đang đợi các nhà khoa học nghiên cứu thêm một bước nữa. Nhưng chừng này các bằng chứng xác thực là đủ để con người – vốn tự nhận là “trí tuệ đứng đầu vạn vật” – phải suy nghĩ sâu sắc.
Chúng ta chỉ là một bộ phận nhỏ của thế giới tự nhiên. Chúng ta không thể nói chuyện trực tiếp với thực vật, nhưng không có nghĩa là thực vật không hiểu rõ tâm lý của nhân loại. Những điều bí mật chưa giải được về giới tự nhiên có thể vượt xa những gì chúng ta tưởng tượng được rất nhiều.






Tác giả bài viết: Minh Huy

Nguồn tin: (Theo SOH)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập938
  • Hôm nay11,812
  • Tháng hiện tại281,709
  • Tổng lượt truy cập36,336,264
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây