Chỉ số cảm xúc thường được nuôi dưỡng từ nhỏ. Dưới đây là một số đặc điểm của trẻ có chỉ số EQ cao.
1. Không phàn nàn, không đổ lỗi
Trẻ em có EQ cao thường không hay phàn nàn hoặc đổ lỗi cho người khác. Thay vào đó, chúng sẽ dành thời gian để giải quyết những khó khăn đó. Điều này không có nghĩa trẻ không biết những điều tiêu cực, chỉ là không muốn bản thân lún sâu vào nó làm ảnh hưởng đến những công việc khác.
Ảnh: wyeth.
|
2. Nhiệt tình và đam mê
Trẻ có chỉ số EQ cao luôn có sự nhiệt tình và đam mê khi làm bất cứ công việc gì. Trẻ hay thường tự động viên và khuyến khích bản thân chinh phục những thử thách mới mỗi ngày với một tinh thần phấn chấn nhất có thể.
3. Bao dung
Những trẻ có EQ cao thường rất bao dung, độ lượng. Chúng không để bụng những tiểu tiết nhỏ nhặt và cũng sẵn sàng tha thứ nếu bạn làm chúng bị tổn thương.
4. Giỏi kết nối và giao lưu
Trẻ có EQ cao rất giỏi trong giao tiếp và kết nối với người khác. Có thể dễ dàng nhận ra những đứa trẻ như thế bởi chúng có xu hướng luôn tươi cười và thu hút người khác. Sự ấm áp, cởi mở của những đứa trẻ này sẽ khiến chúng được tin tưởng, yêu quý hơn.
5. Thích khen ngợi người khác
Trẻ có EQ cao có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình, thấu cảm được tâm trạng của người khác, lạc quan, giao thiệp tốt nên nhiều người quý mến.
Đặc biệt là trẻ biết khen ngợi người khác một cách chân thành. Những đứa trẻ này luôn nhận ra ưu điểm của người khác để học hỏi.
6. Luôn có tâm trạng tốt
Trẻ có EQ cao thường luôn lạc quan và giữ tâm trạng tốt mỗi ngày. Mỗi sáng khi thức dậy, trẻ sẽ luôn nở một nụ cười lạc quan rồi tự động viên bản thân mình: Hôm nay sẽ là một ngày tuyệt vời và sẽ có thêm những người bạn tuyệt vời khác.
7. Luôn biết lắng nghe người khác
Một đứa trẻ nếu luôn biết lắng nghe người khác nói rồi tìm ra bài học cho mình sau mỗi buổi trò chuyện chắc chắn là có EQ cao.
Đối với trẻ em, biết lắng nghe có nghĩa là học cách giao lưu bằng tâm hồn. Bởi biết lắng nghe mới có thể cảm nhận được sự thân thiết của đối phương, kéo gần khoảng cách giữa hai bên.
8. Có tinh thần trách nhiệm cao
Tự lập và thích nghi trong mọi hoàn cảnh, luôn chịu trách nhiệm với việc mình làm là một trong những khả năng cực kỳ quan trọng của trẻ có chỉ số EQ cao.
Những đứa trẻ này khi đối mặt khó khăn không bao giờ trốn tránh trách nhiệm mà sẵn sàng đương đầu để tìm cách giải quyết.
9. Tiến bộ mỗi ngày
Trẻ có chỉ số EQ cao tiến bộ theo từng ngày. Những đứa trẻ này thường nói được là làm được, không nói suông bao giờ. Đối với mọi vấn đề, trẻ đều có cách giải quyết, vì thế ở hoàn cảnh nào chúng cũng tìm ra hướng đi phù hợp nhất.
10. An ủi người khác
Nội tâm của một đứa trẻ thường yếu đuối cần sự an ủi vỗ về của người lớn, nhưng trẻ có EQ cao thường hay chủ động vỗ về an ủi người khác. Những đứa trẻ như vậy rất hiểu chuyện, biết lo lắng, biết suy nghĩ thay người khác.
Theo Vnexpress
Sự trưởng thành của con trẻ không thể thiếu đi những lời dạy bảo từ mẹ cha. Giai đoạn các bé dậy thì cũng là thời điểm mấu chốt hình thành tính cách của các con sau này. Thay vì chỉ mải chú trọng đến thành tích học tập của trẻ, cha mẹ nhất định phải nói trước năm con tròn 13 tuổi.
Học cho con không phải vì cha mẹ
Tuổi dậy thì là thời điểm các cô bé, cậu bé dần trưởng thành và nghĩ rằng cần có một thế giới riêng. Ở đó, không ít bé chán học, mệt mỏi vì lời cha mẹ thúc giục học hành.
Cha mẹ thay vì thúc ép hãy thẳng thắn nói với trẻ rằng: “Học cho con không phải cho cha mẹ”. Kết quả học của con cùng cha mẹ về bản chất không có chút quan hệ. Một đứa trẻ đọc sách nhiều, uống cốc trà ngon sẽ nói những lời đầy ý nghĩa. Một đứa trẻ không đọc sách chỉ có thể nói: “Trà ngon”.
Chỉ nhờ vào năng lực thực sự, các con khi trưởng thành mới có thể tạo ra cái tôi khác biệt, được sống là chính mình. Sống chứ không phải là tồn tại.
Cuộc sống vốn là không công bằng
Thế giới vốn không có gì gọi là công bằng. Mỗi người từ khi sinh ra đã có cuộc sống, quốc tịch, tên gọi và gia cảnh khác nhau. Có người sinh ra đã có rất nhiều tiền, có người sinh ra vốn thông minh nhưng lại không thiếu những người nghèo khổ và ngu dốt.
Cảm nhận không công bằng vì chúng ta không có những gì người khác có. Phẫn nộ, oán trách hay ghen ghét không thể giải quyết vấn đề.
Có ngã hãy biết đứng dậy
Ở mỗi vị trí khác nhau, chúng ta cần biết đến sự khiêm tốn và học hỏi. Học hỏi ở những hơn mình và càng phải học hỏi ở những người kém mình. Khiêm tốn không phải là tự ti, càng không phải tự đại, tự do không phải là phóng túng.
Sẽ không bao giờ được cả thế giới yêu thích
Trên con đường dài trưởng thành, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người. Mỗi người một tính cách, số phận khác nhau. Có người khiến mình ghét vì thành tích học kém và sẽ có người ghét mình vì sự kiêu ngạo. Sự cố gắng đến mức giả tạo để lấy lòng mọi người là không cần thiết.
Mỗi người chỉ cần nghiêm túc với công việc, nghiêm túc học tập
Khỏe mạnh quan trọng hơn tiền tài
Tiền không phải chìa khóa vạn năng nhưng chúng ta không ai có thể sống thiếu tiền. Nhưng mải mê kiếm tiền mà quên đi sức khỏe, đến khi có tuổi, tiền sẽ biến thành thuốc thang, phí tổn bệnh viện. Đồng tiền lúc đó không còn giá trị.
Vậy nên có sức khỏe mới mang lại ý nghĩa cho đồng tiền.
Tình yêu không phải là tất cả
Bạn hãy nói với các con về tình yêu đôi lứa khi các bé còn rất nhỏ. Bởi một ngày nào đó, cô bé hay cậu bé sẽ “rung rinh’ trước một người bạn ngồi cùng bàn. Tình yêu đôi lứa là điều ngọt ngào trong cuộc sống nhưng không phải là tất cả. Chúng ta còn có tình yêu cha mẹ, tình yêu con cái và tình yêu cuộc sống.
Khi các con còn nhỏ, tình yêu mang theo những trách nhiệm khó có thể gánh vác.
Hãy dựa vào chính mình
Cha mẹ sẽ không thể bảo bọc con cái cả đời. Anh chị em cũng có cuộc sống riêng và không ai có thể ở bên con suốt đời. Bạn bè gặp gỡ cũng có lúc chia xa. Con cái của chính con lớn cũng sớm tìm một gia đình khác.
Ở đời, chỉ có dựa vào chính mình mới không cảm thấy cô đơn.
Hãy biết nói lời cảm ơn
Trong cuộc sống, không ai có nghĩa vụ phải giúp đỡ ai đó. Vậy nên, nếu chúng ta nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào hãy biết nói lời cảm ơn.
Theo Vietnamnet
Không ép các con phải giống mình
Ivanka nhớ mãi câu chuyện xảy ra năm cô đang là sinh viên đại học. Bữa đó bà Anna Wintour, tổng biên tập tạp chí Vogue, một người cô rất ngưỡng mộ, gọi điện tới nhà, nói là bà biết cô sắp tốt nghiệp và mời cô về làm việc tại tạp chí vì biết cô cũng rất đam mê thời trang, trước đó Ivanka từng làm người mẫu tuổi teen.
Vì đã nhận lời làm việc với Công ty Forest City và muốn trở thành một nhà xây dựng, nên cô đã cảm ơn và lịch sự từ chối đề nghị của bà. Ngay sau đó cô gọi điện kể lại sự việc cho cha.
"Cha nghĩ là con nên cân nhắc chuyện đó, Ivanka" - câu nói của ông Trump khiến cô con gái bối rối
Bảo vệ các con khỏi dư luận
Sau khi chia tay vợ cả là Ivana Trump năm 1990, ông gửi 3 con là Donald Jr., Ivanka và Eric đến trường nội trú, nhằm tránh sự dòm ngó của truyền thông.
“Cha luôn bảo vệ chúng tôi trước sự dòm ngó của báo chí trong một thời gian dài. Chúng tôi không bao giờ tiếp xúc những tờ báo lá cải khi còn nhỏ. Suốt cuộc đời, dù cha có hàng nghìn máy quay chĩa vào mình, ông vẫn đảm bảo cho chúng tôi được lớn lên như đứa trẻ bình thường khác, hoặc ít nhất là bình thường trong những hoàn cảnh đó”, Eric nói về cha.
Tổng thống Donald Trump và con gái Ivanka.
Nguyên tắc "3 không" khắc nghiệt
Trong cuộc phỏng vấn năm 2011, Trump tiết lộ về cái chết của anh trai do nghiện rượu. Chính vì thế, ông đặt ra những nguyên tắc tuyệt đối buộc các con phải tuân theo, bao gồm không uống rượu, không hút thuốc và không xăm mình.
Người vi phạm sẽ bị cắt quyền thừa kế. Ông cũng làm gương cho các con bằng cách không bao giờ uống rượu, hút thuốc.
Học hỏi lắng nghe và phản biện
Là con gái của một tỉ phú thành đạt, một bậc thầy về đàm phán, thương thuyết, Ivanka Trump tin rằng muốn thành công ai cũng cần tìm kiếm thông tin và sự hỗ trợ của người khác, đặc biệt là nỗ lực tìm kiếm cơ hội được lắng nghe ý kiến của những người thông thái.
Cô viết: "Cha tôi là tấm gương lớn trong việc này. Một trong những lý do giúp ông trở thành nhà xây dựng thành công là vì ông chịu lắng nghe mọi người" Ivanka chia sẻ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn bắt các con mình thực hiện quy tắc 3 không.
Người ta chắc chắn biết rằng ông đã có những quan điểm rất mạnh mẽ; song một điều mà ít người biết hơn là cách mà ông thiết lập những quan điểm ấy, bằng cách hỏi ý kiến phản hồi của những người đang thực hiện công việc.
Đam mê nỗ lực sẽ thành công
Trong cuốn sách của mình, Ivanka chia sẻ về "bí mật" thành công đã được cha dạy cho: "Cha tôi luôn bảo nếu con yêu những gì con làm và làm việc thực sự, thực sự chăm chỉ, con sẽ thành công. Đây là nguyên tắc cơ bản của việc tạo dựng và duy trì văn hóa thành công và cũng là ngọn đèn chỉ lối với cá nhân tôi".
Cùng với bài học của cha và những trải nghiệm về sau, nữ doanh nhân nổi tiếng này cũng tin rằng "niềm đam mê, kết hợp với sự kiên trì sẽ là một đối trọng tuyệt vời, quan trọng hơn cả giáo dục hay kinh nghiệm trong việc đạt được thành công" của mỗi người.
Tác giả bài viết: Nguyen van Thanh
Nguồn tin: Theo afamily.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn