Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

Thứ bảy - 27/07/2019 09:41

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin.

32-Korean christian

 Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc.

Tất cả những điều này là đặc biệt nổi bật, bởi vì châu Á là khu vực hầu như rất khó khăn đối với Kitô giáo. Sự cai trị của Tây Ban Nha đã để lại cho Philippines một nền tảng Công giáo mạnh mẽ, nhưng với Hàn Quốc thì lại phức tạp hơn. Vào thế kỷ 18, những người trí thức muốn khám phá đã tiếp xúc với đạo Kitô ở Bắc Kinh và lén lút truyền bá nó về nước. Triều đình theo Nho giáo vốn không dung thứ cho lòng trung thành với các đối thủ, đã xử tử hình những người cải đạo ban đầu: vì thế Hàn Quốc mới có số người tử vì đạo lớn, đưa nước này xếp thứ tư toàn cầu về số lượng các thánh.

Tin Lành được truyền bá muộn hơn và với điều kiện tốt hơn. Đến những năm 1880, Hàn Quốc mở cửa, và các nhà truyền giáo, chủ yếu là người Mỹ, đã thực hiện hai động thái khôn ngoan: mở các trường học hiện đại đầu tiên, trong đó cho phép nữ giới nhập học; và dịch Kinh Thánh sang chữ địa phương Hangul của Hàn Quốc, lúc đó được xem như là chữ viết của tầng lớp dân thường, thay vì sang chữ Hán được ưa chuộng bởi giới quan lại.

Những hạt giống được gieo cấy như vậy đã ủ mầm dưới sự cai trị của Nhật Bản (1910-1945), và đã mọc lên một cách hoang dại kể từ đó. Những đau khổ từ cuộc chinh phục của người Nhật đã làm xói mòn niềm tin vào Nho giáo hay Phật giáo truyền thống: Người Hàn Quốc liên hệ mình với sự đau khổ của người Israel trong kinh Cựu Ước. Tuy nhiên, tới năm 1945 cũng chỉ mới có 2% người Hàn Quốc theo Kitô giáo. Sự phát triển bùng nổ gần đây đi kèm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hãy liên hệ với Đạo đức Tin lành của Weber: đối với đa số những người có đức tin bảo thủ, các thành công thế tục luôn có liên quan tới phước lành của Thiên Chúa.

Nhưng Hàn Quốc cũng sản sinh ra phái thần học giải phóng của riêng mình (Minjung), ca ngợi người nghèo và người bị áp bức. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội thường tạo ra men tinh thần và những doanh nhân như Moon và Yoo: là vị cứu tinh của một số người, nhưng là kẻ buôn thần bán thánh đối với những người khác. Ranh giới giữa Nhà tiên tri (prophet) và lợi nhuận (profit) có thể mập mờ: cả hai đều phải vào tù vì gian lận. Ngay cả người sáng lập của Yoido, David Cho, cũng đã bị kết án vào tháng 2/2014 vì biển thủ 12 triệu USD. Nhưng đây là những ngoại lệ hiếm thấy.

Ngày nay, 23% người Hàn Quốc theo Phật giáo và 46% tự xưng không theo tôn giáo nào. Điều này có thể hiện giới hạn cho sự phát triển của Kitô giáo, hay sự quay về thế tục hóa phôi thai? Năm 2012, chỉ có 52% người dân cho biết là theo tôn giáo, giảm từ mức 56% vào năm 2005. Tuy nhiên, các tín hữu Hàn Quốc đã vươn ra thế giới: chỉ có nước Mỹ có số các nhà truyền giáo gửi ra nước ngoài nhiều hơn Hàn Quốc. Những người Công giáo Hàn Quốc đã bị bắt giữ ở Afghanistan, bị chặt đầu ở Iraq và bị đại sứ quán của họ tại Yemen ngăn cản việc hát thánh ca. Nhiều người hoạt động bí mật tại Trung Quốc. Rủi ro hơn, một số người còn giúp người Bắc Triều Tiên chạy trốn: có khoảng 1.000 người được báo cáo là đã bị Trung Quốc hủy visa (vì giúp người Bắc Triều Tiên trốn vào nước này).

Những người khác có một tham vọng vĩ đại hơn, đó là truyền bá Thiên Chúa giáo vào Bắc Triều Tiên. Trong những ngày Nhật Bản chiếm đóng, Bình Nhưỡng là nơi đạo Tin lành phát triển mạnh, và bây giờ một số tín đồ đã trở lại, vận hành Trường Đại học tư nhân Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng, một trường đại học kể từ năm 2010 đã đào tạo giới tinh hoa trong tương lai của Bắc Triều Tiên; và hoàn toàn không nhằm mục đích truyền đạo. Với năng lượng và sự kiên cường của các Kitô hữu Triều Tiên, có một lời tiên tri chắc chắn rằng sẽ có một ngày đường chân trời Bình Nhưỡng sẽ rải rác những cây thập tự bằng đèn neon như ở Seoul.

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn: “Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc.

Tất cả những điều này là đặc biệt nổi bật, bởi vì châu Á là khu vực hầu như rất khó khăn đối với Kitô giáo. Sự cai trị của Tây Ban Nha đã để lại cho Philippines một nền tảng Công giáo mạnh mẽ, nhưng với Hàn Quốc thì lại phức tạp hơn. Vào thế kỷ 18, những người trí thức muốn khám phá đã tiếp xúc với đạo Kitô ở Bắc Kinh và lén lút truyền bá nó về nước. Triều đình theo Nho giáo vốn không dung thứ cho lòng trung thành với các đối thủ, đã xử tử hình những người cải đạo ban đầu: vì thế Hàn Quốc mới có số người tử vì đạo lớn, đưa nước này xếp thứ tư toàn cầu về số lượng các thánh.

Tin Lành được truyền bá muộn hơn và với điều kiện tốt hơn. Đến những năm 1880, Hàn Quốc mở cửa, và các nhà truyền giáo, chủ yếu là người Mỹ, đã thực hiện hai động thái khôn ngoan: mở các trường học hiện đại đầu tiên, trong đó cho phép nữ giới nhập học; và dịch Kinh Thánh sang chữ địa phương Hangul của Hàn Quốc, lúc đó được xem như là chữ viết của tầng lớp dân thường, thay vì sang chữ Hán được ưa chuộng bởi giới quan lại.

Những hạt giống được gieo cấy như vậy đã ủ mầm dưới sự cai trị của Nhật Bản (1910-1945), và đã mọc lên một cách hoang dại kể từ đó. Những đau khổ từ cuộc chinh phục của người Nhật đã làm xói mòn niềm tin vào Nho giáo hay Phật giáo truyền thống: Người Hàn Quốc liên hệ mình với sự đau khổ của người Israel trong kinh Cựu Ước. Tuy nhiên, tới năm 1945 cũng chỉ mới có 2% người Hàn Quốc theo Kitô giáo. Sự phát triển bùng nổ gần đây đi kèm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hãy liên hệ với Đạo đức Tin lành của Weber: đối với đa số những người có đức tin bảo thủ, các thành công thế tục luôn có liên quan tới phước lành của Thiên Chúa.

Nhưng Hàn Quốc cũng sản sinh ra phái thần học giải phóng của riêng mình (Minjung), ca ngợi người nghèo và người bị áp bức. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội thường tạo ra men tinh thần và những doanh nhân như Moon và Yoo: là vị cứu tinh của một số người, nhưng là kẻ buôn thần bán thánh đối với những người khác. Ranh giới giữa Nhà tiên tri (prophet) và lợi nhuận (profit) có thể mập mờ: cả hai đều phải vào tù vì gian lận. Ngay cả người sáng lập của Yoido, David Cho, cũng đã bị kết án vào tháng 2/2014 vì biển thủ 12 triệu USD. Nhưng đây là những ngoại lệ hiếm thấy.

Ngày nay, 23% người Hàn Quốc theo Phật giáo và 46% tự xưng không theo tôn giáo nào. Điều này có thể hiện giới hạn cho sự phát triển của Kitô giáo, hay sự quay về thế tục hóa phôi thai? Năm 2012, chỉ có 52% người dân cho biết là theo tôn giáo, giảm từ mức 56% vào năm 2005. Tuy nhiên, các tín hữu Hàn Quốc đã vươn ra thế giới: chỉ có nước Mỹ có số các nhà truyền giáo gửi ra nước ngoài nhiều hơn Hàn Quốc. Những người Công giáo Hàn Quốc đã bị bắt giữ ở Afghanistan, bị chặt đầu ở Iraq và bị đại sứ quán của họ tại Yemen ngăn cản việc hát thánh ca. Nhiều người hoạt động bí mật tại Trung Quốc. Rủi ro hơn, một số người còn giúp người Bắc Triều Tiên chạy trốn: có khoảng 1.000 người được báo cáo là đã bị Trung Quốc hủy visa (vì giúp người Bắc Triều Tiên trốn vào nước này).

Những người khác có một tham vọng vĩ đại hơn, đó là truyền bá Thiên Chúa giáo vào Bắc Triều Tiên. Trong những ngày Nhật Bản chiếm đóng, Bình Nhưỡng là nơi đạo Tin lành phát triển mạnh, và bây giờ một số tín đồ đã trở lại, vận hành Trường Đại học tư nhân Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng, một trường đại học kể từ năm 2010 đã đào tạo giới tinh hoa trong tương lai của Bắc Triều Tiên; và hoàn toàn không nhằm mục đích truyền đạo. Với năng lượng và sự kiên cường của các Kitô hữu Triều Tiên, có một lời tiên tri chắc chắn rằng sẽ có một ngày đường chân trời Bình Nhưỡng sẽ rải rác những cây thập tự bằng đèn neon như ở Seoul.

Tại sao Hàn Quốc mang đậm chất Thiên chúa giáo?

32-Korean christian

Nguồn: “Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hàn Quốc, một đầu tàu tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng là một quốc gia bừng cháy đức tin. Trong tuần thứ hai của tháng 8/2014, Giáo hoàng Francis đã dành năm ngày ở đó, để dự Ngày hội Thanh niên Công giáo châu Á và phong chân phước cho 124 người Công giáo tử vì đạo đầu tiên. Có khoảng 5,4 triệu người trong số 50 triệu dân Hàn Quốc là người Công giáo La Mã. Có thêm khoảng 9 triệu người theo đạo Tin lành thuộc nhiều nhánh khác nhau. Một triệu thành viên của Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Yoido đã tạo thành Hội thánh Ngũ Tuần lớn nhất trên thế giới. Các nhánh tôn giáo bản địa có Hội thánh Thống nhất, chuẩn bị đánh dấu kỷ niệm ngày “thăng thiên” của người sáng lập Sun-myung Moon. Còn ông Yoo Byung-eun quá cố, ông trùm đứng sau sự kiện chìm phà Sewol vào tháng 4/2014 khiến 304 hành khách chủ yếu là thanh thiếu niên thiệt mạng, cũng đã thành lập giáo phái riêng của mình (và trang web God.com, bây giờ nằm trong tay một người khác). Những tín đồ của giáo phái này đã che giấu cho ông ta trong cuộc truy nã lớn nhất từ trước tới nay của cảnh sát Hàn Quốc.

Tất cả những điều này là đặc biệt nổi bật, bởi vì châu Á là khu vực hầu như rất khó khăn đối với Kitô giáo. Sự cai trị của Tây Ban Nha đã để lại cho Philippines một nền tảng Công giáo mạnh mẽ, nhưng với Hàn Quốc thì lại phức tạp hơn. Vào thế kỷ 18, những người trí thức muốn khám phá đã tiếp xúc với đạo Kitô ở Bắc Kinh và lén lút truyền bá nó về nước. Triều đình theo Nho giáo vốn không dung thứ cho lòng trung thành với các đối thủ, đã xử tử hình những người cải đạo ban đầu: vì thế Hàn Quốc mới có số người tử vì đạo lớn, đưa nước này xếp thứ tư toàn cầu về số lượng các thánh.

Tin Lành được truyền bá muộn hơn và với điều kiện tốt hơn. Đến những năm 1880, Hàn Quốc mở cửa, và các nhà truyền giáo, chủ yếu là người Mỹ, đã thực hiện hai động thái khôn ngoan: mở các trường học hiện đại đầu tiên, trong đó cho phép nữ giới nhập học; và dịch Kinh Thánh sang chữ địa phương Hangul của Hàn Quốc, lúc đó được xem như là chữ viết của tầng lớp dân thường, thay vì sang chữ Hán được ưa chuộng bởi giới quan lại.

Những hạt giống được gieo cấy như vậy đã ủ mầm dưới sự cai trị của Nhật Bản (1910-1945), và đã mọc lên một cách hoang dại kể từ đó. Những đau khổ từ cuộc chinh phục của người Nhật đã làm xói mòn niềm tin vào Nho giáo hay Phật giáo truyền thống: Người Hàn Quốc liên hệ mình với sự đau khổ của người Israel trong kinh Cựu Ước. Tuy nhiên, tới năm 1945 cũng chỉ mới có 2% người Hàn Quốc theo Kitô giáo. Sự phát triển bùng nổ gần đây đi kèm với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Hãy liên hệ với Đạo đức Tin lành của Weber: đối với đa số những người có đức tin bảo thủ, các thành công thế tục luôn có liên quan tới phước lành của Thiên Chúa.

Nhưng Hàn Quốc cũng sản sinh ra phái thần học giải phóng của riêng mình (Minjung), ca ngợi người nghèo và người bị áp bức. Sự thay đổi nhanh chóng của xã hội thường tạo ra men tinh thần và những doanh nhân như Moon và Yoo: là vị cứu tinh của một số người, nhưng là kẻ buôn thần bán thánh đối với những người khác. Ranh giới giữa Nhà tiên tri (prophet) và lợi nhuận (profit) có thể mập mờ: cả hai đều phải vào tù vì gian lận. Ngay cả người sáng lập của Yoido, David Cho, cũng đã bị kết án vào tháng 2/2014 vì biển thủ 12 triệu USD. Nhưng đây là những ngoại lệ hiếm thấy.

Ngày nay, 23% người Hàn Quốc theo Phật giáo và 46% tự xưng không theo tôn giáo nào. Điều này có thể hiện giới hạn cho sự phát triển của Kitô giáo, hay sự quay về thế tục hóa phôi thai? Năm 2012, chỉ có 52% người dân cho biết là theo tôn giáo, giảm từ mức 56% vào năm 2005. Tuy nhiên, các tín hữu Hàn Quốc đã vươn ra thế giới: chỉ có nước Mỹ có số các nhà truyền giáo gửi ra nước ngoài nhiều hơn Hàn Quốc. Những người Công giáo Hàn Quốc đã bị bắt giữ ở Afghanistan, bị chặt đầu ở Iraq và bị đại sứ quán của họ tại Yemen ngăn cản việc hát thánh ca. Nhiều người hoạt động bí mật tại Trung Quốc. Rủi ro hơn, một số người còn giúp người Bắc Triều Tiên chạy trốn: có khoảng 1.000 người được báo cáo là đã bị Trung Quốc hủy visa (vì giúp người Bắc Triều Tiên trốn vào nước này).

Những người khác có một tham vọng vĩ đại hơn, đó là truyền bá Thiên Chúa giáo vào Bắc Triều Tiên. Trong những ngày Nhật Bản chiếm đóng, Bình Nhưỡng là nơi đạo Tin lành phát triển mạnh, và bây giờ một số tín đồ đã trở lại, vận hành Trường Đại học tư nhân Khoa học và Công nghệ Bình Nhưỡng, một trường đại học kể từ năm 2010 đã đào tạo giới tinh hoa trong tương lai của Bắc Triều Tiên; và hoàn toàn không nhằm mục đích truyền đạo. Với năng lượng và sự kiên cường của các Kitô hữu Triều Tiên, có một lời tiên tri chắc chắn rằng sẽ có một ngày đường chân trời Bình Nhưỡng sẽ rải rác những cây thập tự bằng đèn neon như ở Seoul.


Tác giả bài viết: Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nguồn tin: Nguồn: “Why South Korea is so distinctively Christian“, The Economist, 12/08/2014

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập940
  • Hôm nay11,805
  • Tháng hiện tại281,702
  • Tổng lượt truy cập36,336,257
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây