Tờ New York Times đăng bài viết của nhà nghiên cứu Đặng Duật Văn thuộc Trung tâm phân tích chiến lược Trung Quốc, bài viết chỉ ra, từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ bắt đầu bùng nổ, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu sử dụng đến bộ máy truyền thông cả trong và ngoài nước, bao gồm cả truyền thông chính thống của nhà nước Trung Quốc, các trang Blog, Facebook, Twitter, các nhóm hâm mộ thần tượng… tiến hành triển khai cuộc chiến tuyên truyền tràn lan chống lại phong trào phản đối dự luật dẫn độ.
“Không còn nghi ngờ gì nữa, chính phủ Trung Quốc đang ‘giật dây’ truyền thông, che giấu chân tướng, xúi giục và ‘dắt mũi’ dư luận cũng như chủ nghĩa dân tộc”, nhà nghiên cứu Đặng Duật Văn nhận định.
Đối với người dân bình thường và bộ phận tầng lớp trung lưu Trung Quốc, việc tuyên truyền đã có tác dụng rất lớn, họ tỏ ra cực kỳ ác cảm đối với những người biểu tình và cuộc kháng nghị ở Hồng Kông.
Còn có một bộ phận nhân sĩ người Trung Quốc được tiếp cận với thông tin ở bên ngoài, lúc đầu họ có thái độ đồng tình và thấu hiểu với cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hồng Kông, nhưng cùng với cuộc cuộc đấu tranh kháng nghị ngày càng cấp tiến, dần dần họ lại cảm thấy bất mãn.
Bài viết chỉ ra, hiện tại cách nhìn nhận về cuộc biểu tình ở Hồng Kông của người Hoa ở trong và ngoài Trung Quốc có sự đối lập. Phía phản đối cuộc đấu tranh của người Hồng Kông thường cho rằng, đứng đằng sau các cuộc đấu tranh này của người Hồng Kông là có sự “chống lưng” của Mỹ.
Tác giả phân tích, sự bất mãn của người Trung Quốc đối với phong trào đấu tranh tại Hồng Kông có thể nhìn thấy từ hai phương diện: một là khẩu hiệu của các cuộc đấu tranh kháng nghị; hai là sự nhạy cảm của người Trung Quốc đối với vấn đề ‘thống nhất và độc lập’.
Bài viết kết luận, người Trung Quốc và người Hồng Kông có trải nghiệm sống hoàn toàn khác nhau, người Trung Quốc không cách nào lý giải sự chán ghét của giới trẻ Hồng Kông đối với Trung Quốc, họ cho rằng Trung Quốc rất chiếu cố đến Hồng Kông, còn người Hồng Kông lại không hề biết cảm ơn, lại còn muốn thoát ly khỏi sự thống trị của Trung Quốc (ĐCSTQ).
Thực tế, nhiều người dân tại Đại lục đã “vượt tường lửa” và để lại các lời nhắn về sự kiện biểu tình tại Hồng Kông cho tờ “Vision Times”, trong đó có không ít người đã bày tỏ quan điểm cá nhân về sự kiện này.
Có cư dân mạng nói, họ vốn yêu mến Hồng Kông, nhưng tình cảm đã “nguội lạnh” sau khi Hồng Kông xảy ra sự việc này: “Bạn thử ra ngoài đường và hỏi bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ cho đến người già, xem có phải họ đều nói người Hồng Kông ‘được chiều quá sinh hư’ hay không? Có phải họ được tự do ‘quá đà’ rồi phải không? Xem liệu tất cả mọi người đều hoàn toàn ủng hộ trung ương dùng vũ lực trấn áp biểu tình Hồng Kông hay không?”.
Còn có người cho biết: “Trước đây không yêu nước, nhưng hiện nay với sự kiện tại Hồng Kông ngược lại làm tôi yêu nước hơn. Bởi vì có ‘quốc’ mới có ‘gia’, tôi không muốn thấy cảnh lúc đi làm hay tan ca, hoặc chỗ này tắc đường hoặc chỗ kia diễu hành biểu tình. Đi làm muộn, bị đuổi việc, vậy ai nuôi cả nhà tôi đây”.
Có cư dân mạng nói một cách không vui rằng: “Thích nước Anh, nước Mỹ ư? Vậy thì trực tiếp đến đó chẳng phải là xong sao? Tốn công tốn sức ngày nào cũng biểu tình thế này có được gì không?”.
Đối với những biểu hiện cực đoan của cư dân mạng cho rằng Hồng Kông đang muốn tách ra khỏi Đại lục, không yêu nước, tờ The Guardian tại Anh từng chỉ ra nguyên nhân: “Nhận thức của người dân Trung Quốc Đại lục đối với phong trào phản đối dự luật dẫn độ giống như họ sống trong một ‘thời gian và không gian song song’”.
Đường Hạo người dẫn chương trình, biên tập viên cao cấp về các vấn đề quốc tế của chương trình “Times Square” phân tích chỉ ra, thủ pháp mà ĐCSTQ sử dụng trong các cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ chính là những sở trường của họ như “cưỡng chế định tính”, “đối lập nhị nguyên”, “phân hoá địch ta”.
“Chúng ta không ngại gì nêu ra một câu hỏi: Đại đa số người Trung Quốc Đại lục không biết đại diễu hành phản đối dự luật dẫn độ có nhiều nhất bao nhiêu người tham dự? 5 yêu cầu lớn của người Hồng Kông là những gì?”.
Đường Hạo nói thêm, ĐCSTQ trước tiên là dùng rất nhiều ngôn luận của truyền thông do họ kiểm soát để chụp mũ người biểu tình là sai trái, vô đạo đức, sai lầm về chính trị, ví dụ như đòi “Hồng Kông độc lập”, “bạo lực”, “bạo loạn”. Tiếp đó là dán danh nghĩa chính diện, đạo đức, đúng đắn về chính trị cho bản thân mình hoặc cho người của phe mình, ví dụ như “yêu nước”, “hoà bình”, “pháp chế”.
Đồng thời, ĐCSTQ cũng thông qua kiểm duyệt ngôn luận truyền thông, xóa bỏ những thông tin đúng đắn liên quan đến biểu tình ở Hồng Kông, chỉ để lại những thông tin tràn lan về mặt trái của các cuộc biểu tình, hoàn toàn “ô danh hóa”, bôi nhọ phong trào phản đối dự luật dẫn độ.
Đường Hạo chỉ ra: “ĐCSTQ muốn thông qua những thông tin bất đối xứng (không đưa tin về số người tham gia hoạt động và khiếu nại ), còn có kiểu đưa tin không cân bằng (không đưa tin cảnh sát đánh người, chỉ đưa tin người dân tấn công cảnh sát), để làm suy yếu sức mạnh của phong trào phản đối dự luật dẫn độ”.
Đường Hạo cảnh báo, thực ra rất nhiều người Hồng Kông hoặc người Đài Loan, họ không hẳn là ủng hộ độc lập hoặc có lập trường độc lập thống nhất, nhưng họ đều kiên quyết phản đối ĐCSTQ.
“Chúng ta cần nhớ rằng, Trung Quốc không có nghĩa là ĐCSTQ, ĐCSTQ cũng không hoàn toàn đại diện cho nhân dân Trung Quốc, giống như một chính đảng nào đó của Mỹ đều không thể đại biểu cho toàn bộ nước Mỹ hoặc tất cả người dân Mỹ.
Hơn nữa, phản đối ĐCSTQ cũng không đồng nghĩa với ‘Đài Loan độc lập’, ‘Hồng Kông độc lập’ hoặc ‘Thứ gì đó độc lập’. Chúng ta nhất định phải phân biệt rõ ràng một cách lý tính, đừng để ĐCSTQ tiếp tục lừa dối, tiếp tục khiêu khích gây chia rẽ”.
Tác giả bài viết: Gia Hưng (Theo Vision Times)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn