Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước?

Thứ năm - 19/09/2019 16:21

Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước?

Chúng ta yêu đất nước này, nhưng không có nghĩa là nhất định cũng phải yêu chế độ và pháp luật hiện hành của đất nước này. Hiện nay rất nhiều người thường hay đem yêu nước với yêu chính quyền nói nhập làm một. Thật ra yêu nước và yêu chính quyền vốn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.
Nhậm Chí Cường: Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước?
Nhậm Chí Cường: Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước? (Ảnh: Epoch Times)

Nhậm Chí Cường, một tỷ phú bất động sản người Trung Quốc, người được dân chúng đặt cho biệt danh là “Nhậm đại bác” vì ông thường xuyên có những bài phát biểu chỉ trích thói hủ bại của chính quyền, được cộng đồng nhiệt tình ủng hộ.

Nhậm Chí Cường sinh năm 1951, quê gốc ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông là con trai Nhậm Tuyền Sinh, một nhân vật thuộc thế hệ cách mạng đầu tiên ở Trung Quốc và từng giữ chức Thứ trưởng Bộ thương mại.

Được biết đến là một vị tỷ phú bạo miệng, Nhậm Chí Cường không ngại ngần chỉ ra những sai trái của chính quyền. Trong bài viết: “Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước?“, ông đã có những phân tích sâu sắc để cho thấy rằng đất nước này là của mỗi một người dân, không phải của chính quyền, yêu nước là yêu phần lãnh thổ và con người sống trên đó, chứ không phải yêu chế độ cầm quyền.

Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước?

Tại Trung Quốc, tết Đoan Ngọ được xem là một ngày lễ đặc thù, cả nước được nghỉ, toàn quốc đón mừng, để tưởng nhớ một nhân vật vĩ đại là Khuất Nguyên. Bởi tinh thần yêu nước kháng Tần bất khuất của Khuất Nguyên, thà gieo mình xuống sông cũng không chịu phản bội nước Sở mà đi theo Tần. Cũng bởi ông gieo mình xuống sông nên đã có hội đua thuyền rồng, ăn bánh chưng để tưởng niệm.

Thế nào là tổ quốc? Trong quyển sách có tên “Nói về Trung Quốc” của Hứa Trác Vân, đã định nghĩa Trung Quốc là “một thể cộng đồng phức tạo không ngừng thay đổi”. Thay vì nói là quốc gia, chi bằng hãy nói là “thiên hạ”, nó không có biên giới, nhưng đều có quan hệ liên đới ở các mức độ khác nhau.

Dựa theo khái niệm Trung Quốc đương thời và khái niệm nước Tần thống nhất bảy nước mà lập ra “Trung Quốc”, Khuất Nguyên há không phải là người đã phá hoại sự thống nhất và phá hoại “Trung Quốc” hay sao? Khuất Nguyên chẳng phải chỉ yêu cái lợi một vùng mà đã phá mất đại cục tương lai của Trung Quốc sao?

Trong lịch sử Trung Quốc có vô số những nhân vật loại này, chẳng hạn như Nhạc Phi “tinh trung báo quốc”! Nhưng thời nhà Tống, trong phần lớn lãnh thổ Trung Quốc hiện nay, Tống chỉ còn sót lại một phần cực ít. Rồi cuối cùng đã bị nhà Nguyên thay thế. Nhà Nguyên đã trở thành nước thống nhất Trung Quốc.

Nếu dựa theo tinh thần chủ nghĩa yêu nước của Khuất Nguyên, hết thảy người Trung Quốc làm quan cho nhà Nguyên đều không phải đã trở thành “Hán gian” và “quân bán nước” hay sao? Cũng vì vậy đã có cách nói nhà “Minh” lấy lại lãnh thổ bị mất, “giải phóng” và xây dựng lại “Trung Quốc”. Nhưng triều Nguyên không phải là một bộ phận tổ hợp thành của lịch sử Trung Quốc hay sao?

Lần thứ hai “Trung Quốc” bị ngoại tộc thống trị là nhà Thanh. Thời đó cũng có rất nhiều anh hùng và kẻ sĩ yêu nước đứng lên chống lại nhà Thanh. Nhưng nhà Thanh không phải là một phần cấu thành quan trọng của lịch sử Trung Quốc hay sao?

Trước nhà Thanh thì đã có người Hán ra sức phục vụ cho người Mãn và bị gọi là “Hán gian”. Ngô Tam Quế càng bị người đời phỉ nhổ là “kẻ bán nước”! Những quan viên người Hán về sau cũng đều mang theo danh tiếng không tốt đẹp gì. Như vậy Lý Tự Thành phải chăng cũng nên bị gọi là “quân bán nước”? Nếu như không có chiến tranh nổi dậy của nông dân vào cuối thời nhà Minh, phải chăng quân Thanh đã không thể tiến vào quan ải mà tiêu diệt nhà Minh?

Khi nhà Minh lấy lại những vùng đất đã mất, vốn không có mở rộng biên giới và quyền cai quản đến bên ngoài Trường Thành. Trường Thành đã trở thành biên giới của Trung Quốc bắt đầu từ thời nhà Tần đến thời nhà Minh. Chính nhà Thanh đã phá vỡ hạn chế của Trường Thành, mở rộng biên giới của Trung Quốc hơn.

Đồng thời sau khi Dân Quốc thành lập, thông qua chiếu thư thoái vị của hoàng đế Mãn Thanh, xác nhận chuyển nhượng lại toàn bộ lãnh thổ cho Trung Hoa Dân Quốc. Đây mới là căn cứ luật pháp về việc lãnh thổ Trung Quốc kéo dài đến đế quốc Mãn Thanh.

Từ lãnh thổ Trung Quốc ngày nay mà nói, đại khái không có người nguyện ý phủ định lịch sử nhà Thanh là một phần của lịch sử Trung Quốc, càng không có người nguyện ý xem lãnh thổ xung quanh được bao bọc bởi Trường Thành như là biên giới ngày nay của Trung Quốc! Vậy thì rốt cuộc cái gì là đất nước? Và thế nào là yêu nước? Yêu nước thì cần phải yêu như thế nào?

đất nước này là của mỗi một người dân, không phải của chính quyền, yêu nước là yêu phần lãnh thổ và con người sống trên đó, chứ không phải yêu chế độ cầm quyền.
Đất nước này là của mỗi một người dân, không phải của chính quyền, yêu nước là yêu phần lãnh thổ và con người sống trên đó, chứ không phải yêu chế độ cầm quyền. (Ảnh: Pinterest)

Nhìn từ lịch sử, mỗi một triều đại khác nhau đều có người đại biểu và biên giới khác nhau. Dẫu có người thất bại được xưng là người đại biểu của cuộc khởi nghĩa nông dân, cũng có người thành công đại biểu cuộc khởi nghĩa nông dân và đại biểu cho một thế lực thay đổi triều đại nào đó. Trong đó những kẻ hại nước nào đã dấy lên cuộc nội chiến? Ai là người đại biểu cho cuộc cách mạng chính nghĩa? Phải chăng là lấy thành bại để luận anh hùng chăng? Thái Bình Thiên Quốc và Nghĩa Hòa Đoàn lại nên định nghĩa và đánh giá như thế nào đây?

Trong sách giáo khoa của lịch sử từng xem Thái Bình Thiên Quốc là cách nói đại biểu cho chính nghĩa về lợi ích của nông dân. Nhưng trên thực tế cũng giống như rất nhiều cái gọi là khởi nghĩa nông dân, họ đều bất mãn với kẻ thống trị hoàng quyền đương thời, nhưng thứ tranh giành vốn không phải là lợi ích của nông dân mà là để bản thân được làm Hoàng đế.

Trong sách giáo khoa của lịch sử cũng từng xem Nghĩa Hòa Đoàn là đại biểu cho hóa thân của chính nghĩa, chống lại các thế lực phương Tây đến từ bên ngoài. Nhưng Nghĩa Hòa Đoàn không phải là từ “phản Thanh” đến “phò Thanh diệt Tây” (giúp đỡ nhà Thanh tiêu diệt các thế lực đến từ Tây phương) rồi lại đến “trừ Thanh diệt Tây” (diệt trừ nhà Thanh cùng với các thế lực Tây phương) hay sao? “Phản Thanh” có phải là một loại chủ nghĩa yêu nước không? Hay là “phò Thanh diệt Tây” là chủ nghĩa yêu nước?

Chiến tranh kháng Nhật được cho là chiến tranh của chủ nghĩa yêu nước. Bởi vì là chiến tranh xâm lược đến từ ngoại quốc chứ không chỉ là của các thành phần ngoại tộc trong văn hóa Trung Hoa. Nhưng chiến tranh giữa các nước và các dân tộc trong văn hóa Trung Hoa chúng ta định nghĩa như thế nào? Đương nhiên người đời sau không thể dùng biến hóa của sự thật hôm nay để nhận định phải trái của đất nước và yêu nước dưới điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ được. Nhưng điều có thể tham khảo là sự khác biệt giữa đất nước và yêu nước.

Khổng Tử đã từng chu du các nước, ông từng nhấn mạnh điều mà ông kiên trì không phải là nước Lỗ hay nước Tề, mà là văn hóa Trung Hoa. Cũng có thể nói là trong lòng chỉ có “Trung Quốc” của “thiên hạ”, chứ không phải là biên giới quốc gia chỉ trong tầm giới hạn của bảy nước.

Đây phải chăng nếu so với Khuất Nguyên chỉ có nước Sở, mà không có “thiên hạ” trong văn hóa Trung Hoa, thì là càng yêu “Trung Quốc” hơn? Hoặc là, Khổng Từ là người không yêu nước nhất để rồi cuối cùng rời vào tình cảnh không có nước, đành phải chết ở nơi đất khách quê người?

Trong lịch sử Trung Quốc từng có khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng. Đây là vì không yêu nước, hay là vì chính nghĩa mà cần phải lật đổ chính quyền thối nát hiện tại để giành lại lợi ích cho nông dân?

Khởi nghĩa kháng Nguyên của Chu Nguyên Chương rốt cuộc là một loại hành vi yêu nước, hay là vì để tranh đoạt hoàng vị? Hay là một loại hành vi bán nước? (Biên giới Trung Quốc dưới triều đại nhà Minh không hề được mở rộng, trái lại còn thu hẹp lại. Nếu nhìn nhận như hiện nay thì đây là một loại hành vi bán nước).

Còn có rất nhiều chính quyền thay đổi sau chiến tranh. Điều này vốn không thể dùng yêu nước hay không để định nghĩa, mà nên dùng tranh giành quyền lợi để phân định. Thứ tranh đoạt có thể là hoàng quyền, có thể là vì giành lại lợi ích cho nhân dân mà biến thành vương quyền.

Tóm lại rất nhiều nội chiến trong lịch sử vốn không phải là có liên quan đến yêu nước hay không, mà chỉ là có vừa lòng với chính quyền (hoàng quyền) đương thời hay không? Rất nhiều hoàng quyền cũng có những thời kỳ quốc thái dân an, nhưng chế độ hoàng quyền không thể đảm bảo là sẽ luôn theo kịp bước tiến của thời đại được.

Hễ mất đi lòng dân ý dân thì sẽ bị bạo lực lật đổ. Hiện nay rất nhiều người thường hay đem yêu nước với yêu hoàng quyền trong lịch sử nói nhập làm một. Thật ra yêu nước và yêu hoàng quyền vốn là hai chuyện hoàn toàn khác nhau.

Khởi nghĩa kháng Nguyên của Chu Nguyên Chương rốt cuộc là một loại hành vi yêu nước, hay là vì để tranh đoạt hoàng vị? Hay là một loại hành vi bán nước?
Khởi nghĩa kháng Nguyên của Chu Nguyên Chương rốt cuộc là một loại hành vi yêu nước, hay là vì để tranh đoạt hoàng vị? Hay là một loại hành vi bán nước? (Ảnh: Kknews)

Điển hình nhất trong lịch sử cận đại Trung Quốc là cuộc cách mạng Tân Hợi. Đây là cách mạng yêu nước nhưng đã thay đổi thống trị hoàng quyền. Từ đó đã có Trung Hoa Dân Quốc. Sau này đã có ba lần hợp tác Quốc Cộng. Hợp tác một lần sau cùng hy vọng xây dựng Dân Chủ Cộng Hòa, nhưng lại lấy ba năm nội chiến chia làm hai chính quyền. Một cái là Trung Hoa Dân Quốc, một cái khác là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Bất luận là chính quyền nào đều là một phần không thể thiếu trong lịch sử Trung Quốc. Nói một cách nghiêm túc, sự thành lập của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa không phải là xây dựng một quốc gia mới, mà là xây dựng một chính quyền mới lấy biên giới sẵn có của đại lục làm cơ sở thống trị.

Chính quyền này sau khi tự khôi phục địa vị trong Liên Hiệp Quốc, đã được đại đa số các nước trên thế giới công nhận nó là đại biểu cho lợi ích quốc gia và địa vị thế giới của Trung Quốc. Bao gồm Đài Loan thuộc quyền quản hạt của Trung Hoa Dân Quốc cho đến Hồng Kông và khu vực Ma Cao. Đây là khái niệm biên giới quốc gia. Ngay đến cả Trung Hoa Dân Quốc cũng đồng dạng kiên trì với phần lãnh thổ bên trong Trung Quốc đại lục mà nó đại biểu.

Nhưng quyền quản lý thực tế và quyền ngoại giao của Đài Loan vốn không nằm trong quản lý của chính quyền này. Nếu nhất định muốn kiên trì đây là một phần của Trung Quốc mới, thì chính là thúc đẩy độc lập của Đài Loan. Từ đó mất đi tính hoàn chỉnh của quốc gia.

Sự thay đổi của các loại triều đại trong lịch sử Trung Quốc khiến cho biên giới lãnh thổ thay đổi chính là nằm ở điều mà chính quyền đó kiên trì là lãnh thổ thống trị của quốc gia chứ không phải là sự thay đổi của chính quyền. Chỉ có khi nhà Thanh thoái vị mới nhấn mạnh chính quyền thay đổi chứ không phải lãnh thổ thay đổi. Tức là chính quyền có thể thay đổi, nhưng lãnh thổ quốc gia sẽ không vì chính quyền thay đổi mà cũng thay đổi theo.

Yêu nước dưới loại lý niệm này, thì đối với quốc dân dưới hai chính quyền khác nhau mà nói, trong yêu nước đều nên bao gồm cả một bộ phận lãnh thổ và những người sống trong lãnh thổ đó. Nếu không thì nói thế nào là Trung Quốc, là người Trung Quốc đây?

Văn hóa Trung Quốc và “thiên hạ” lấy văn hóa Trung Quốc làm trung tâm, có lẽ càng có thể thể hiện khái niệm “quốc gia” của Trung Quốc. Đây có lẽ chính là “một thể cộng đồng phức tạp không ngừng thay đổi” vậy.

Hồng Kông bỏ phiếu phủ định phương án thay đổi chính trị. Có người bình luận là không yêu nước. Nhưng có phải là Hồng Kông thật sự muốn độc lập hay không? Hồng Kông muốn thoát khỏi sự kiểm soát và bảo hộ của Trung Quốc không? Có lẽ điều phủ quyết chỉ là một số điều khoản nào đó trong phương án thay đổi chính quyền, chứ không phải phủ định Hồng Kông là một phần của Trung Quốc.

Ở nước Mỹ gần đây từng xảy ra chuyện học sinh trong trường bỏ học đi biểu tình, họ chỉ là kiên trì tôi yêu đất nước này, thì cần có quyền lợi phê bình chế độ của đất nước này. Nhất là trong chế độ dân chủ nhiều đảng, góp ý với đảng cầm quyền và đảng không cầm quyền đều là một bộ phận của quyền lợi dân chủ.

Nhưng phê bình đối với đảng cầm quyền hay đảng không cầm quyền đều là tinh thần yêu nước mong sao đất nước này sẽ tốt hơn. Không thể xem việc góp ý với đảng cầm quyền và phê bình đối với chế độ hiện hành của quốc gia (bao gồm cả hiến pháp) là không yêu nước hay bán nước được.

Nhưng trong rất nhiều bình luận trên trang Weibo ở Trung Quốc lại đem hai việc này gộp lại thành một mà đàm luận. Thậm chí hễ có phê bình gì đó đối với chính quyền thì liền bị chụp mũ là kẻ bán nước rồi! Những dân chúng vốn không có quyền khống chế quốc gia và không hề biết được cơ mật của quốc gia thì có thể bán nước như thế nào đây? Lại làm sao có thể lấy mất “đất nước” giống như ăn trộm vậy?

Chúng ta yêu đất nước này, nhưng không có nghĩa là nhất định cũng phải yêu chế độ và pháp luật hiện hành của đất nước này. Nếu không còn cần cải cách gì nữa đây? Cải cách hiện hành ở đại lục từ khi mới bắt đầu chính là sự thách thức với pháp luật và chế độ đương thời!

Từ thôn làng nhỏ đến hệ thống bộ tư pháp, từ nông sản của người nông dân đến kinh tế thị trường, từ kinh tế tư nhân làm phụ trợ đến các vấn đề quan trọng khác, gần như mỗi một bước đều là phá bỏ luật pháp cũ mà xúc tiến xây dựng chế độ mới. Nếu như không có tình yêu đối với đất nước, thì sao lại có những cải cách như thế này? Ai lại vì không yêu nước mà thúc đẩy tiến bộ trong chế độ quốc gia đây?

Người Hồng Kông biểu tình chống Trung Quốc chính là vì không muốn bị đặt dưới sự cai trị của ĐCSTQ
Người Hồng Kông biểu tình chống Trung Quốc chính là vì không muốn bị đặt dưới sự cai trị của ĐCSTQ. (Ảnh: AFP)

Dân chúng bất luận là phê bình chế độ hiện hành hay là chính sách hiện hữu cho đến đảng nắm quyền như thế nào đi nữa, phần lớn đều là vì mong sao chế độ, chính sách và đảng cầm quyền có thể khiến cho cuộc sống của nhân dân trở nên tốt đẹp hơn.

Nếu như thật sự đã đến bước không thể nhẫn chịu được nữa thì sẽ phát sinh cách mạng mới rồi! Sở dĩ kiên trì và tán thành cải cách, vừa khéo là hy vọng dùng phương thức hiệp thương phi bạo lực để thay đổi tình trạng hiện nay, cùng chung sức xây dựng một quốc gia tốt đẹp hơn.

Khuất Nguyên thà gieo mình xuống sông có lẽ không chỉ đơn giản là vì không muốn theo Tần. Nhiều hơn nữa là chủ trương thúc đẩy xây dựng “chính quyền tốt đẹp” cùng với tiến hành cải cách của ông, trong lý tưởng với việc chủ trương gắng sức thực hiện liên minh nước Tề cùng chống lại Tần, giữ nước an dân, nhưng lại bị vua Sở bác bỏ, cuối cùng ông chỉ có thể lấy cái chết để giữ vững lý tưởng của mình.

Nếu như chúng ta coi việc làm của Khuất Nguyên đơn thuần chỉ là yêu nước, hoặc vì vậy mà bỏ qua chủ trương thay đổi chính quyền mà bị giới quý tộc cũ công kích, bị Sở Tương Vương vừa mới nắm quyền buộc ông phải đi đày đến phương xa, đó chính là có một chút tựa tựa như “nhặt được hạt mè mà mất đi dưa hấu”, mất đi ý nghĩa chân chính trong việc tưởng niệm con người vĩ đại này.

Tại sao trong lúc kỷ niệm Khuất Nguyên mà ta lại quên đi việc dẫu có phải chết để bảo vệ lý tưởng của mình? Vì yêu nước thì chính là cần phải kiên trì với việc thúc đẩy cải cách chính trị của đất nước? Theo Tần chỉ là sự lựa chọn của cá nhân, nhưng thúc đẩy cải cách chế độ của quốc gia thì là ban ơn cho cải thiện đời sống dân sinh. Đây là hai góc độ nhân sinh khác nhau.

Điều mà Trung Quốc cần hơn không chỉ là yêu nước, mà là cần phải xây dựng đất nước này tốt hơn nữa. Đây chính là cần phải không ngừng thúc đẩy cải cách chế độ, để cho chế độ quốc gia có thể cung cấp quyền lợi tốt hơn cũng như hết mực bảo vệ quyền lợi của người dân trong nước, để cho người dân trong nước có thể có đầy đủ quyền tự do của mình, để cho người dân trong nước có thể thực hiện ước mơ của mình, khiến cho đời sống của người dân trong nước càng giàu có hơn, đất nước càng giàu mạnh hơn.

Thế nào là tổ quốc? Thế nào là yêu nước? Nhận thức lại khải thị và ý nghĩa của Khuất Nguyên đối vơi hôm nay là điều cần thiết. Có lẽ điều mà xã hội thiếu vừa khéo lại là tinh thần dùng sinh mệnh để giữ vững lý tưởng của mình của Khuất Nguyên…

 

 

Tác giả bài viết: Theo Epoch Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập355
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại279,187
  • Tổng lượt truy cập36,333,742
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây