Tại sao chúng ta bị bóng đè và ai là người dễ bị bóng đè nhất?

Thứ năm - 19/09/2019 16:30

Tại sao chúng ta bị bóng đè và ai là người dễ bị bóng đè nhất?

Khi bị bóng đè, đừng cố thoát khỏi nó. Hãy ngủ tiếp.

Tại sao ch&rgb(2, 5, 0);ng ta bị b&rgb(2, 4, 3);ng đ&rgb(2, 3, 2); v&rgb(2, 2, 4); ai l&rgb(2, 2, 4); người dễ bị b&rgb(2, 4, 3);ng đ&rgb(2, 3, 2); nhất?  

Giấc ngủ giống như một chiếc công tắc. Bạn đang thức, chiếc công tắc lật và rồi bạn rơi vào giấc ngủ. Thường thì là vậy, nhưng đôi khi - chiếc công tắc bị kẹt ở giữa, và bạn "nhấp nháy" giữa trạng thái ngủ và thức.

Khoảnh khắc công tắc kẹt ở giữa này chính là chỗ cho bóng đè xuất hiện – não bạn thức dậy nhưng toàn bộ cơ thể của bạn vẫn đang ngủ.

Ai là những người dễ bị bóng đè:

- Nếu bố hoặc mẹ bạn bị bóng đè, bạn cũng có thể bị bóng đè khi ngủ.

- Người bị thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc dễ gặp bóng đè hơn người khác.

- Mọi hôm bạn ngủ theo một tư thế khác, hôm nay bỗng dưng đổi tư thế cũng dễ gặp bóng đè.

- Bóng đè dễ xảy ra hơn nếu bạn nằm ngửa (mặc dù khoa học vẫn chưa biết lí do tại sao).

- Công việc của bạn đòi hỏi phải làm ca kíp.

- Bạn bị căng thẳng hoặc đang dùng một số loại thuốc.

- Bạn bị một rối loạn giấc ngủ ví dụ như chứng ngủ rũ (ngủ gật đột ngột và không kiểm soát được).

Nhiều người chỉ bị bóng đè ở một số giai đoạn trong đời, và nó thường xuất hiện ở tuổi thanh thiếu niên. Bóng đè ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ.

Đó là tóm tắt tất cả các thông tin mà khoa học biết về bóng đè – không quá nhiều. Các nhà nghiên cứu vẫn tự hỏi: Tại sao một số người bị bóng đè khi đang ngủ?

Một phần não của chúng ta vẫn đang ngủ.

Bóng đè có nguồn gốc từ chính cái tên của nó. Người xưa cho rằng tê liệt khi ngủ là do một hồn ma, một phủ thủy hoặc thế lực vô hình ngồi lên ngực họ. Thật ngạc nhiên là ý tưởng này xuất hiện trong nhiều nền văn hóa.

Ở Indonesia, người ta gọi nó là: rep-repan, eureup-eureup hoặc tindihan. Người Hmong ở Việt Nam và Lào gọi nó là dab tsong. Ở Campuchia thì là khmaoch sângkât.

Nhưng khi nghiên cứu về hiện tượng tê liệt khi ngủ, các nhà khoa học và bác sĩ biết rằng thực ra nó chỉ là một rối loạn giấc ngủ. Bóng đè xảy ra khá phổ biến và thường không kéo dài. Tất nhiên khoa học chẳng tìm ra một hồn ma nào ngồi đè lên ngực bạn cả.

Bóng đè xảy ra bởi một số phần trong não của bạn thức dậy giữa giấc ngủ, các phần não còn lại vẫn ngủ rất sâu. Phần ngủ là phần não điều khiển các cơ vận động. Thông thường, chúng phải bị "tắt đi" trong giấc ngủ để bạn không vùng vẫy chân tay theo giấc mơ của mình.

Quá trình tiến hóa có lẽ đã cài đặt vào não chúng ta tính năng "tắt" vận động này, bởi thực hiện những giấc mơ trong khi ngủ có thể gây hại cho chính bạn hoặc những người khác. Ngược lại với bóng đè, đôi khi phần não này thức dậy khi những phần não khác đang ngủ. Chúng ta gặp một hiện tượng khác ở đây là mộng du.

Adrian Williams, giáo sư chuyên môn về giấc ngủ tại trường King's College London, cho biết tình trạng bóng đè khi ngủ là một "hiện tượng bình thường, không hề nguy hiểm".

Khi ngủ, cơ thể chúng ta luân phiên giữa giấc ngủ REM (ngủ sâu trong đó mắt đảo liên tục) và giấc ngủ của NREM (không phải ngủ REM). Trong giai đoạn REM, bộ não của chúng ta hoạt động rất tích cực. Kết quả của điều đó là những giấc mơ phức tạp nhất của chúng ta xảy ra trong giai đoạn ngủ REM.

"Trong giấc mơ, cơ thể bị khóa liệt lại để ngăn cản bạn thực hiện các động tác thật trong giấc mơ của mình. Thỉnh thoảng cơ thể bị nhầm lẫn, bộ não tỉnh dậy nhưng tình trạng tê liệt vẫn còn", giáo sư Williams nói.

Tình trạng này gần như luôn luôn đi kèm với cảm giác bị đè mạnh lên ngực.

Dĩ nhiên, không có khả năng hít thở làm cho mọi người cảm thấy sợ hãi và tuyệt vọng. Giáo sư Williams cho biết: "Vì tình trạng tê liệt, cơ hô hấp duy nhất hoạt động là cơ hoành, mọi người sẽ thường có cảm giác hít thở không đủ, vì cơ ngực không hoạt động".


Tại sao chúng ta bị bóng đè và ai là người dễ bị bóng đè nhất? - Ảnh 1.  

Bóng đè thường khiến mọi người sợ hãi và hoảng loạn, nhất là trong lần đầu gặp phải.

 

Bóng đè không phải là bệnh và thường không cần điều trị.

Thực tế khoảng một nửa dân số đã từng trải qua cảm giác bóng đè ít nhất một lần trong đời. Một số sẽ gặp bóng đè thường xuyên, những người khác thì chỉ một hoặc hai lần kể từ khi sinh ra.

Nhưng bóng đè không phải là bệnh và thường thì chúng vô hại. Nếu giữa đêm mà bạn thức dậy và thấy toàn thân mình tê liệt, không vận động được, điều bạn nên làm đơn giản là bình tĩnh và ngủ tiếp.

Một điều cần lưu ý là đừng cố gắng thoát khỏi bóng đè. Hành động này chỉ khiến bạn thêm kiệt sức mà thôi. Chỉ cần ngủ tiếp, mọi thứ đều vẫn ổn, mặc dù nó có vẻ đáng sợ.

Theo thông tin từ Cơ quan Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, tình trạng bóng đè có thể bắt

nguồn từ lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Những người thường xuyên ngủ sai

giấc có nhiều nguy cơ hơn những người khác, nhất là trong khoảng thời gian họ

 

mới đi ngủ và sắp sửa thức dậy.

Bởi vậy, nếu bạn là người thường xuyên bị bóng đè quấy rầy, đây là một số lời khuyên dành cho bạn:

- Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc.

- Cố gắng giảm thiểu căng thẳng trong cuộc sống của bạn, đặc biệt là ngay trước khi đi ngủ.

- Thử một tư thế ngủ khác, tránh nằm ngửa.

 Nguồn : http://cafebiz.vn/tai-sao-chung-ta-bi-bong-de-va-ai-la-nguoi-de-bi-bong-de-nhat-2019091608410789.chn

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập170
  • Hôm nay9,012
  • Tháng hiện tại272,174
  • Tổng lượt truy cập35,918,519
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây