con người "vừa ngủ vừa làm việc như lúc tỉnh táo"

Thứ hai - 22/09/2014 22:11

con người "vừa ngủ vừa làm việc như lúc tỉnh táo"

Nếu luyện thành công khả năng này thì trong tương lai có lẽ các sĩ tử chỉ cần ngủ cũng đỗ đại học!

Ngủ là một trong những bản năng sinh tồn của con người. Một giấc ngủ ngon giúp cơ thể phục hồi năng lượng, duy trì sự tỉnh táo và nhận thức trong cuộc sống. 

Tuy nhiên, việc mỗi người phải dành tới 1/3 cuộc đời “trên giường” khiến nhiều nhà khoa học băn khoăn: Liệu như vậy có quá phí thời gian? 

Liệu con người có thể ngủ ít mà vẫn sống khỏe hay có cách nào giúp con người vừa ngủ vừa sinh hoạt, làm việc bình thường được hay không?

Những nghiên cứu gần đây đang dần hé mở con đường tìm ra lời giải cho thắc mắc trên. Các nhà khoa học người Pháp đã chứng minh rằng, những người ngủ say có khả năng phản ứng lại chính xác những tác động bên ngoài đơn giản và thân thuộc, như tiếng người thân hay đồng hồ báo thức cá nhân.
 

Ngủ là điều không thể thiếu trong cuộc sống...
 

... nhưng phải chăng chúng ta đã ngủ quá nhiều?
 
Nhận định trên cho thấy tồn tại mối liên hệ mơ hồ nào đó giữa giấc ngủ, trí nhớ và quá trình học tập hàng ngày. Để tìm hiểu sâu hơn, hai thí nghiệm đã được tiến hành nhằm kiểm chứng xem liệu cơ thể có dừng hoạt động khi chúng ta ngủ hay không.
 
Não bộ thật sự nhạy cảm với các tác động từ môi trường bên ngoài, kể cả trong lúc ngủ
 
Với thí nghiệm thứ nhất, các tình nguyện viên được nghe các từ chỉ động vật như “ngựa”, “chó”, “mèo” khi tỉnh táo. Tiếp theo, họ phải dùng tay trái hoặc tay phải ấn vào nút tương ứng với con vật được nghe trong tình trạng bị đo sóng não.
 
Sau đó, tình nguyện viên bị ru ngủ và tham gia thí nghiệm thứ hai. Khi tất cả bước vào REM (giấc ngủ mắt đảo nhanh), các chuyên gia phát lại những từ chỉ động vật trong thí nghiệm thứ nhất và kiểm tra phản ứng của tình nguyện viên.
 

Mô tả quá trình thực hiện cả hai thí nghiệm.
 
Bảng đánh giá điện não đồ thật đáng ngạc nhiên: Ngay cả khi ngủ, thần kinh trung ương của những người tham gia vẫn hoạt động, thậm chí phản ứng tương tự giống hệt như trong thí nghiệm đầu tiên ngoại trừ việc không dùng tay ấn nút mà thôi. 
 
Kết quả trên càng thôi thúc các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu. Họ tiếp tục lặp lại hai thí nghiệm trên sóng âm thanh được phát ra khó hơn, đó là một danh sách các từ ngữ mới: một nửa có thật, một nửa là giả. 
 
Một lần nữa, họ rất bất ngờ khi phát hiện ra, não người vẫn có những phản ứng hệt như hai lần thí nghiệm trước. 
 

 
Tristan Bekinschtein - thành viên của nhóm nghiên cứu nhận định: “Mặc dù trong thí nghiệm con người không vận động được cánh tay, tuy nhiên bộ não vẫn hoạt động và không ngừng suy nghĩ. Nói cách khác, quá trình học tập và thực hành trong não của con người không hề biết mệt”.
 

Mệt mỏi sẽ là điều gì đó xa xỉ không bao giờ xảy ra trong tương lai?

 
Nghiên cứu trên được đăng trên tạp chí Current Biology đã mở ra một hướng đi mới trong việc khai thác tiềm năng vô tận của con người. 
 
Trong tương lai, khả năng con người vừa ngủ vừa học là hoàn toàn có thể. Với nhiều người, điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm 8 tiếng làm việc mỗi ngày. Thời gian giải trí và cho các vấn đề khác cũng vì thế mà tăng lên.
 

Phải chăng những liên kết nơ-ron thần kinh mới sẽ hình thành ngay cả trong lúc ngủ?

 
Tuy nhiên, các nhà khoa học khác vẫn còn vô cùng dè dặt bất chấp kết quả khả quan của nghiên cứu trên. 
 
Nhà thần kinh học Ken Paller thuộc Đại học Northwestern cho biết: “Chúng ta giờ đã biết con người có thể học khi ngủ, nhưng vấn đề là não sẽ học được bao nhiêu kiến thức mỗi giấc ngủ?”. Ngoài ra, cách thức để kích thích não bộ học cũng còn rất lâu nữa mới tìm ra lời giải đáp. 
 
Vậy còn bạn, bạn nghĩ gì về ý tưởng “điên rồ” về một thế giới không ngủ?
 
* Bài viết dựa trên quan điểm của Alison Bruzek trên chuyên trang khoa học NPR

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập177
  • Hôm nay8,683
  • Tháng hiện tại271,845
  • Tổng lượt truy cập35,918,190
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây