những loài hoa thơm mùi chocolate

Thứ hai - 29/09/2014 09:45

những loài hoa thơm mùi chocolate

Các nhà khoa học, những người yêu hoa đang đi tìm bóng dáng loài hoa thơm mùi chocolate, vốn đã bị lãng quên hàng trăm năm trước, mới phát hiện ra mỗi loài hoa là một câu chuyện riêng, như là những loài Cẩm cù...
Dạng hoa màu vàng tươi của Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae). Ảnh Trần Thị Thu Hiền
 

Dạng hoa màu vàng tươi của Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae). Ảnh Trần Thị Thu Hiền

Cẩm cù lộc (Hoya lockii)
Là loài mới cho khoa học, được ThS. Phạm Văn Thế và TS. Leonid Averyanov (Viện Thực vật Komarov, viện Hàn lâm Khoa học Nga) mô tả vào năm 2012, dựa trên những mẫu vật thu được ở Thừa Thiên Huế bởi Trung tâm Bảo tồn Thực vật Việt Nam.

 

 

Cẩm cù lộc (Hoya lockii), loài đặc hữu của Việt Nam - Ảnh Phạm Văn Thế

Trên thực tế, vào năm 1924, nhà thực vật M.Poilane cũng đã thu được mẫu của chúng tại Quảng Trị và hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật Paris (Pháp).

Tuy nhiên, khi đó không ai biết tên của chúng là gì, phải đến gần 90 năm sau một loài mới xuất hiện được mô tả như đã nói ở trên.

Cẩm cù lộc được đặt tên theo tên GS. Phan Kế Lộc, từng công tác ở Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, nay đã nghỉ hưu.

 
 Cành hoa Cẩm cù lộc trong tự nhiên - Ảnh Phạm Văn Thế
 
Cẩm cù lộc là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ mới thấy mọc tự nhiên ở miền Trung. Chúng là loài cây bụi nhỏ, sống ký sinh. Hoa màu trắng ngà với mùi hương ngào ngạt về đêm.
Tuy là loài có thân nhỏ và ngắn, nhưng chùm mang rất nhiều hoa nhỏ, lên đến 25 hoa và có thể mang đến 5 chùm hoa trên một thân ở nách lá, cho nên cực kỳ hấp dẫn. Một chùm hoa to cỡ 5-7 cm, đường kính cỡ 2cm.
 
Loài này ra hoa vào tháng 5 và phân bố trong rừng rậm nguyên sinh mưa mùa nhiệt đới.
 
Cẩm cù cuống dài (Hoya longipedunculata)
 
Cùng năm 2012, Cẩm cù cuống dài (Hoya longipedunculata) cũng được phát hiện và mô tả loài mới cho khoa học, bởi hai nhà thực vật nói trên.

 

 
 Cẩm cù cuống dài (Hoya longipedunculata) chỉ có thể tìm thấy ở Quảng Nam - Ảnh Phạm Văn Thế
 
Đây cũng là loài đặc hữu của Việt Nam, chỉ mới thấy mọc tự nhiên ở Quảng Nam và rất hiếm.
Loài Cẩm cù này có cuống hoa rất dài và yếu, nên chùm hoa buông xuống tự nhiên.
 
Chúng là loài dây leo, ít hoa và ra hoa ở đầu cành. Hoa có màu trắng - vàng nhạt, tràng phụ (corona) trong đục. Đường kính chùm chừng 5cm, mỗi hoa có đường kính gần 2cm. Chúng ra hoa vào tháng 5 và phân bố ở rừng thứ sinh hoặc nguyên sinh trên đất cát.

Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae)

 

Gần đây nhất, một loài mới là loài Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae) được phát hiện tại vùng cát ven biển ở miền Trung Việt Nam. Chúng cũng được mô tả bởi hai nhà thực vật kể trên và Lê Tuấn Anh (Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, Viện nghiên cứu Khoa học Miền Trung).
 
Dạng hoa màu hồng của Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae) - Ảnh Nguyễn Thúy Hạnh
 
Loài hoa này đã được những người yêu Cẩm cù sưu tầm và trồng từ khá lâu rồi, thậm chí chúng đã được chuyển ra nước ngoài.
Tuy nhiên, chỉ khi bà Nguyễn Thúy Hạnh (TP.HCM) chia sẻ thông tin với các nhà khoa học thì chúng mới được xác định và mô tả thành loài mới. Cũng chính vì thế nó được đặt theo tên của bà.
 
Hiện nay, bản thảo bài báo của loài này đã được chấp nhận bởi tạp chí Nordic Journal of Botany.
 
 
Dạng hoa màu vàng tươi của Cẩm cù hạnh (Hoya hanhiae). Ảnh Trần Thị Thu Hiền
Điểm khá đặc biệt ở Cẩm cù hạnh là chúng có hai màu hoa sặc sỡ là hồng thẫm và vàng tươi, tuy nhiên màu hồng thẫm là phổ biến hơn cả. Ngoài ra cũng có thể tìm được một số màu khác nhưng không đặc trưng. 
Loài Cẩm cù này có chùm hoa hình cầu hoặc bán cầu, kích thước 3-4 cm, đường kính hoa cỡ 1 cm. Đây cũng là loài đặc hữu của Việt Nam nhưng chúng phân bố khá rộng, dọc ven biển từ miền Trung vào miền Nam. 

Còn đó nỗi lo

Những loài Cẩm cù gần đây được công bố mới cho khoa học từ Việt Nam đã gây ra tiếng vang, và tạo được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học cũng như những người quan tâm đến loài hoa đẹp này.

Tuy nhiên, điều đó cũng có thể gây ra hiện tượng "chảy máu" Cẩm cù ra nước ngoài, hoặc gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng tự nhiên do sưu tầm quá mức.

Và cũng có thể, một nơi nào đó trên thế giới công bố một loài Cẩm cù là đặc hữu của Việt Nam với những cái tên lạ hoắc…

Phạm Văn Thế


Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập184
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại243,509
  • Tổng lượt truy cập35,509,790
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây