sinh vật tiến hóa ở thời hiện đại

Thứ tư - 01/04/2015 10:10

sinh vật tiến hóa ở thời hiện đại

Nói tới tiến hóa thường người ta sẽ nghĩ tới những quá trình “dài dằng dặc” diễn ra trong hàng trăm hàng nghìn thậm chí hàng triệu năm. Nhưng trên thực tế, quá trình đô thị hóa và gây ô nhiễm môi trường của con người đang khiến cho quá trình “tiến hóa” diễn ra nhanh hơn bao giờ hết, nhất là ở khả năng miễn dịch của các loài sinh vật gây hại.
Những loài sinh vật dưới đây sẽ cho bạn thấy quá trình tiến hóa đang diễn ra ngay trước mắt bạn, ngay lúc này.
 
1. Rệp biết trao đổi chất để đối phó với chất độc
 
Bạn có biết, rệp “hiện đại” sống tại các đô thị có những đặc điểm hoàn toàn khác với loài rệp được tìm thấy tại các hang động trong tự nhiên. 
 
Những con rệp được tìm thấy trong tự nhiên là loài rệp đã ở cùng với con người cách đây hàng ngàn năm trước. Khi xã hội loài người phát triển, con người không còn sống trong các hang động, di cư và xây dựng lên các thành phố. 
 

 
Vì thế, rệp cũng thay đổi theo để thích nghi với cuộc sống ở đây. Chúng tiến hóa nhanh chóng, chỉ trong khoảng vài thập kỷ, chúng đã tách biệt hẳn với người anh em “hang động” trước kia. 
 
Rệp hiện giờ sở hữu đôi chân dài và khỏe - khiến chúng có thể nhảy rất xa cùng khả năng hoạt động mạnh về đêm. Mới gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra những sinh vật nhỏ bé này biết tăng cường trao đổi chất và hình thành khung xương đặc biệt để có thể đối phó với các chất độc hại (như thuộc diệt côn trùng).
 
2. Sên biển Klepto "lấy cắp" mã gene từ thực phẩm để kết hợp chuỗi DNA của mình
 
Các chuyên gia cho biết, loài sên độc đáo này sẽ “lấy cắp” các mã gene từ thực phẩm mà chúng ăn để kết hợp vào chuỗi DNA của mình. 
 

 
Theo đó, khi thức ăn trong vùng nước ven biển trở nên khan hiếm, sên biển Klepto sẽ bắt đầu ăn tảo biển. Quá trình này sẽ khiến chúng hấp thu các mã gene từ tảo biển và bắt đầu sản xuất lục lạp - một bộ máy sinh học thực vật cho phép biến ánh nắng Mặt trời thành năng lượng.
 
Điều đáng nói là thế hệ sên kế tiếp vẫn được thừa hưởng mã gene này từ bố mẹ chúng. Đây gọi là hiện tượng chuyển gene ngang khiến chúng tháo bỏ giới hạn tiến hóa diễn ra hàng ngàn năm. Tuy nhiên, sên biển Klepto vẫn cần “ăn” tảo biển đề giữ cho gene này không bị biến mất.
 
3. Chó đi lạc sở hữu gene vượt trội
 
Những chú chó đi lạc sau khi trở thành chó hoang sẽ mang những đặc điểm vượt trội hơn cả loài sói hoang dã. 
 

 
Điều này rất dễ hiểu và được giải thích bằng việc con người đã chọn giống khiến cho các chú chó nuôi có gene tốt hơn nhiều so với các loài chó sói trong tự nhiên. Khi bị bỏ rơi, các gene này sẽ giúp chúng có khả năng thích nghi, chống chịu tốt với môi trường xung quanh vì thế tỷ lệ sống sót cũng cao hơn các chú chó sói bản địa. 
 
4. Bướm đêm đen "biến" thành bướm trắng để thích nghi môi trường
 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh và Mỹ, khi con người bắt đầu xả ra không khí đủ mọi loại chất ô nhiễm, muội than bám đen các bức tường nhà máy, cây cối... lúc này, những chú bướm đêm khoác trên mình tấm áo trắng trở nên dễ bị phát hiện và bị các loài khác ăn thịt. 
 

 
Dần dần, qua nhiều thế hệ, gene của loài bướm thay đổi và người ta đã phát hiện trong thành phố giờ chỉ còn toàn bướm đen.
 
Từ thập niên 1970, các chính sách về môi trường được ban hành và số lượng muội than trong không khí giảm xuống, bướm đen giờ đây lại trở nên dễ bị phát hiện hơn. 
 

 
Lúc này, cá thể bướm đen lại bắt đầu tìm cách để thích nghi với điều kiện sống. Và số lượng bướm đêm trắng đã quay trở lại và dần cân bằng với bướm đêm đen. 
 
5. Vi khuẩn tiến hóa để kháng thuốc
 
Bạn có biết, các loài vi khuẩn vẫn đang từng ngày từng giờ tiến hóa để có thể kháng thuốc và đâu đó trong số chúng ta đang phải đối mặt với một “kịch bản Tận thế”.
 

 
Các bệnh viện ký sinh trùng tại Mỹ đang nhận thấy rằng có một số loại vi khuẩn đang kháng lại những loại kháng sinh mạnh nhất hiện nay. Điều này được giải thích bằng sự lạm dụng kháng sinh trên toàn thế giới. 
 
Khi các loài vi khuẩn này thích nghi được với môi trường giàu kháng sinh, chúng sẽ tiến hóa và trở nên mạnh hơn.
 

 
Năm 2014, riêng tại Mỹ đã có 23.000 người chết vì nhiễm khuẩn mà không một loại kháng sinh nào có tác dụng. Một số chủng vi khuẩn giết chết hơn một nửa số bệnh nhân bị lây nhiễm đang trở nên ngày càng phổ biến trên nhiều bang ở nước Mỹ.
 
6. Cá tiến hóa để tạo ra protein kháng độc
 
Khi người dân bắt đầu ném các thùng chứa chất PCBs (một loại chất độc công nghiệp) ra dòng sông Hudson vào năm 1929, phần lớn động vật tại đây đã bị xóa sổ. Tuy nhiên có một loài cá vẫn sống sót.
 

Một loài cá đặc biệt hiện đang được nuôi tại New York để làm sạch các dòng sông bị nhiễm độc nghiêm trọng.
 
Khi phân tích, các nhà khoa học đã phát hiện một gene mới giúp loài cá tạo ra một protein kháng độc và gene này chưa từng được tìm thấy ở các con cá sống tại nơi khác. 
 
Quá trình tiến hóa này rõ ràng đã được diễn ra chỉ trong vài thập kỷ. Hiện, các chuyên gia vẫn đang miệt mài tìm hiểu xem cơ chế nào đã giúp cá có thể chống lại được mối nguy này.
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: Nguồn: BusinessInsider

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập34
  • Hôm nay5,353
  • Tháng hiện tại147,208
  • Tổng lượt truy cập34,779,927
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây