Tác dụng củ hành tây

Thứ tư - 01/04/2015 05:11

Tác dụng củ hành tây

Ngoài ra, hành tây còn giúp mật độ xương và mô liên kết được gia cố
Các nhà nghiên cứu cho rằng hành tây có thể giúp tăng cường mật độ xương và có thể mang đến nhiều lợi ích đặc biệt cho phụ nữ trong độ tuổi mãn kinh, vốn thường đối mặt với tình trạng suy giảm mật độ xương.
Bên cạnh đó, hàm lượng sulfur cao trong hành tây còn hỗ trợ trực tiếp cho mô liên kết, do nhiều thành phần cấu tạo trong mô liên kết cần sulfur để duy trì hiện diện và thực hiện chức năng của mình.
Trong hành có chứa một hợp chất có thể ngăn ngừa các hoạt động phá vỡ xương. Đặc biệt nó có lợi cho những phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương khi họ đi qua thời kỳ mãn kinh.
Giảm nguy cơ ung thư : Hành tây có thể làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư, bao gồm đại trực tràng, thanh quản, buồng trứng… ngay cả khi bạn chỉ hấp thu một lượng vừa phải.
Vì vậy, để có được đầy đủ lợi ích chống ung thư của hành tây, bạn nên đưa nó vào thực đơn của mình. Hành có khả năng ngăn ngừa ung thư dạ dày do thành phần nhiều sulfide.
Người Hà Lan ăn nhiều hành tây (nửa củ mỗi ngày) có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày thấp hơn hẳn so với người không bao giờ ăn.
 
Các bệnh về hô hấp: Tổ chức y tế Thế giới WHO thừa nhận hành củ giúp làm giảm các triệu chứng như ho, hen suyễn, tắc nghẽn và viêm đường hô hấp.
Trong y học của người Trung Hoa, hành được sử dụng để điều trị đau thắt ngực, ho, nhiễm khuẩn, và các vấn đề về thở. Tại nhiều nước, xi-rô có nước ép hành dùng để chữa ho và hô hấp cho trẻ em.
Mỗi ngày bạn nên uống 3-4 thìa cà phê hỗn hợp nước ép hành và mật ong để làm tiêu đờm và ngăn chặn sự tạo đờm trong cơ thể. Hỗn hợp này cũng là vị thuốc để chống lại bệnh cảm lạnh thông thường.
 
Tim mạch hưởng lợi: Có nhiều bằng chứng cho thấy hợp chất sulfur trong hành tây giúp ngăn ngừa sự đông máu và tình trạng các tế bào tiểu cầu kết dính với nhau, có thể khiến mạch máu bị tắc nghẽn.
Chất này cũng có thể làm giảm hàm lượng cholesterol và triglyceride trong máu, đồng thời cải thiện chức năng màng tế bào trong các tế bào hồng cầu. Nhìn chung, công dụng tổng thể của hành tây là đẩy lùi nguy cơ xảy ra cơn đau tim.
Viêm nhiễm bị khống chế: Hành tây có vai trò quan trọng trong các phản ứng chống viêm nhiễm.
Theo đó, một phân tử sulfur đặc trưng trong hành đã được chứng minh có thể ức chế hoạt động của đại thực bào, vốn là các tế bào có khả năng gây ra những phản ứng viêm nhiễm trên quy mô lớn.
Ngoài ra, các chất chống ô xy hóa trong hành tây còn có tác dụng kháng viêm. Những chất chống ô xy hóa này ngăn chặn quá trình ô xy hóa các a xít béo trong cơ thể.
Khi nồng độ a xít béo bị ô xy hóa trong cơ thể duy trì ở mức thấp, cơ thể sẽ ít sản sinh các phân tử gây viêm, nhờ vậy nguy cơ viêm nhiễm luôn nằm trong tầm kiểm soát.
Tốt cho huyết áp: Tại Nga các nghiên cứu cũng nhận thấy hành tây có tác dụng làm hạ huyết áp nhờ chứa chất prostaglandin (prostagladin A, PG) và thành phần hoạt tính fibrin nên có thể kích thích hoạt động hòa tan máu, chống lại những chất gây tăng áp trong cơ thể.
 
Mặt khác, các chất này còn thúc đẩy sự bài tiết muối Natri (một loại muối gọi nước), do đó làm hạ huyết áp. Các nhà khoa học Nga đã chứng minh rằng, chỉ cần một lượng nhỏ nhất chất prostaglandin trong cơ thể người đã có tác dụng điều hòa huyết áp và các thành phần của máu, ngăn ngừa sự tạo thành huyết khối.
 
Chữa sẹo thâm hiệu quả: Rửa sạch hành tây, bỏ lớp ngoài cùng cho sạch xong dùng dao thái nhỏ hành tây ra từng nhát mỏng và bỏ vào nghiền dập. Sau đó, bạn lấy đắp lên chỗ bị sẹo thâm. Nên để khoảng 45 phút đến 1 tiếng để những tinh chất trong hành tây được da hút vào giúp chữa sẹo thâm nhanh chóng.
 
 
 

Tác giả bài viết: NguyenDacSongPhuong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập963
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm961
  • Hôm nay14,662
  • Tháng hiện tại284,559
  • Tổng lượt truy cập36,339,114
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây