tấm gương hai chiều có khả năng "theo dõi" như trong phim

Thứ ba - 31/03/2015 01:10

tấm gương hai chiều có khả năng "theo dõi" như trong phim

Vừa qua, cộng đồng mạng đang truyền nhau bí kíp nhỏ để phát hiện chiếc gương trong phòng có phải là gương hai chiều hay không và rằng liệu có phải là bạn đang bị theo dõi một cách bí mật. Theo như bí kíp này, bạn đơn giản chỉ cần đặt ngón tay trỏ vuông góc với mặt tấm gương.

Cách nhận biết gương hai chiều: Gương thật (hình số 1), gương hai chiều (hình số 2)
 
Nếu có một khoảng cách giữa hai đầu móng tay (thực và trong gương) thì đó là tấm gương thật. Nếu hai đầu móng tay giao nhau - không có khoảng cách - thì đó là chiếc gương hai chiều. 
 
Liệu bạn cho rằng, cách thử này hoàn toàn chính xác hay chỉ là một lời đồn truyền miệng không có căn cứ? Theo các chuyên gia, cách thử này không hoàn toàn chính xác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khám phá bí ẩn về chiếc gương hai chiều và cách nhận biết chúng.
 
Thế nào là gương hai chiều?
 
Gương hai chiều là loại gương có một mặt thủy tinh được tráng, phủ một lớp vật liệu mỏng và phản xạ rất nhẹ. Khi những mặt này được xoay về phía chiếu sáng thì một số ánh sáng sẽ phản xạ đi còn số khác sẽ xuyên qua bề mặt bên kia. 
 

 
Điều này làm cho người đứng bên phía mặt bên tối thấy được phía bên sáng kia nhưng bên phía sáng lại không nhìn thấy được bên tối. Nó cũng giống như vào ban đêm, ta rất khó nhìn ra bên ngoài qua cửa kính nếu trong nhà bật đèn. Loại gương này thường dùng trong các phòng thẩm vấn của cảnh sát, các cửa kính xe bảo vệ chuyên dụng…
 
Nếu bạn đứng trước gương hai chiều có nghĩa bạn chỉ thấy hình ảnh của mình phản chiếu trong gương mà không thấy đằng sau tấm gương ấy có người đang theo dõi bạn. Họ thấy bạn mặt đối mặt và còn có thể chụp hình, quay phim bạn. 
 
Xác định gương hai chiều bằng cách chạm đầu ngón tay vào gương liệu có chính xác?
 
Nhiều người cho rằng, việc chạm đầu ngón tay vào như trên đã đủ để giúp bạn kiểm tra tấm gương có phải là hai chiều hay không. Nhưng thực ra, phương pháp này chưa đủ để phân biệt gương một lớp và gương hai lớp mà thôi. 
 
Gương một lớp và gương hai lớp đều là gương nhưng chỉ khác nhau ở lớp tráng bề mặt. Nói cách khác, phương pháp này chưa đủ để bạn khẳng định tấm gương đó là hai chiều.
 
 
Với gương một lớp, bất kì thứ gì chạm vào gương đều tiếp xúc với hình ảnh phản chiếu trong gương. Đó là do phần phản chiếu của gương nằm ngay trên bề mặt. Trong khi đó đối với gương hai chiều, sẽ có một lớp kính mỏng được tích hợp vào phần phản chiếu của gương, giúp bảo vệ gương tốt hơn. 
 
 
Gương một lớp có giá thành đắt hơn và thường chỉ được sử dụng cho các dụng cụ chuyên dụng như dụng cụ quang học hay tia lasers vì lớp kính bổ sung của gương hai lớp sẽ ngăn cản đường đi của ánh sáng hoặc làm giảm độ chính xác. 
 
Chính vì vậy mà bạn khó có thể bắt gặp một chiếc gương một lớp trong các căn phòng thử đồ hay nhà vệ sinh bình thường. Trên thực tế, những chiếc gương bình thường hầu như đều là gương hai lớp.
 
Đó là một phần lý do khiến cho cách thức thử gương bằng đầu ngón tay trở nên phổ biến. Tuy nhiêncách kiểm tra gương hai chiều bằng đầu cách chạm đầu ngón tay này cũng không hoàn toàn chính xác. Lý do là bởi, để đánh giá việc đầu ngón tay của bạn có chạm vào hình chiếu của nó hay không không hề đơn giản. 
 
Cách thử chạm đầu ngón tay vào mặt gương để xác định gương hai chiều không hoàn toàn chính xác.
 
Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố ví dụ như độ lớn của gương, góc đặt gương, độ sáng cũng như vật dùng để thử nghiệm. Chính vì thế mà nhiều người dễ lầm tưởng cho rằng một chiếc gương bình thường có thể là “gương hai mặt”.
 
Bí kíp để nhận diện một chiếc gương hai chiều "thứ thiệt"
 
Vậy có những cách nào để kiểm tra chiếc gương trước mặt bạn có phải là hai chiều hay không?
 
Đầu tiên bạn cần phải hiểu rằng một chiếc gương hai chiều thực sự không phải được treo trên tường mà là mặt phẳng liền với vách, bức tường. Vì vậy nếu chiếc gương được treo nổi lên hẳn so với tường thì ta có thể gần như chắc chắn rằng nó chỉ là một chiếc gương bình thường mà thôi. 
 
Tuy nhiên, bạn cần chú ý các tấm gương âm tường, không phải là gương rời gắn hờ trên tường. Thông thường các gương này nằm trong phòng khách sạn, vậy hãy xác định xem vị trí gương đặt ở đâu trên mặt bằng. 
 
 
Nếu gương nằm trên bức tường bên trong phòng hoặc quay ra hành lang hoặc qua phòng ngủ bên cạnh thì không có gì phải lo. Nếu gương nằm quay lưng vào bức tường tiếp giáp với một phòng khác, đặc biệt là những phòng rất nhỏ không phải là phòng ngủ bình thường bên cạnh thì bạn hãy lưu tâm.
Điều thứ hai bạn nên làm là kiểm tra ánh sáng. Để chiếc gương hai chiều có thể phát huy tác dụng, ánh sáng của bên “gương” cần phải sáng hơn bên còn lại gấp 10 lần. Nếu ánh sáng trong phòng chỉ ở mức bình thường hoặc có phần tối, gương hai chiều sẽ không thể phát huy tác dụng.
 

 
Bạn cũng có thể chụm tay che xung quanh mắt và soi vào trong gương. Bằng cách này bạn sẽ làm giảm nguồn sáng trong phòng tới mắt. Hoặc đơn giản hơn là tắt đèn trong phòng, sau đó chiếu một đèn pin sáng vào mặt gương. 
 
Nếu có một buồng ẩn đằng sau gương, đèn pin sẽ thắp sáng căn phòng và khi bạn đang ở trong một phòng tối, bạn sẽ thấy buồng ẩn sau tấm gương.
 

 
Những cách trên được cho là đáng tin cậy hơn so với phương pháp sử dụng ngón tay và nếu cuối cùng bạn vẫn chưa cảm thấy yên tâm, bạn có thể lựa chọn cách đập vỡ gương và tìm hiểu mặt còn lại của nó
 

 
Tuy nhiên với thời đại công nghệ thông tin ngày nay, việc sử dụng chiếc gương hai mặt đã có phần lỗi thời. So với những chiếc camera siêu nhỏ có thể được giấu ở bất cứ đâu thì gương hai mặt tốn kém và dễ bị phát hiện hơn rất nhiều. 
 
Chính vì thế bạn đừng nên quá nghi ngờ mọi chiếc gương bạn dùng ở nơi công cộng vì nhiều khả năng nó cũng chỉ là một chiếc gương bình thường mà thôi!
 
Nguồn: The Contaminated, Wikihow, Urbanlegends

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập161
  • Hôm nay9,904
  • Tháng hiện tại273,066
  • Tổng lượt truy cập35,919,411
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây