Có một con mắt ở bên trong bộ não: Nó có tác dụng gì?

Thứ ba - 31/03/2015 19:27

Có một con mắt ở bên trong bộ não: Nó có tác dụng gì?

Tuyến tùng quả ở trong bộ não được mọi người biết đến như là một con mắt thoái hóa (Vestigial eye). Con mắt này có một cấu trúc giống như con mắt bên ngoài của cũng ta, có mô võng mạc và nhạy cảm với ánh sáng.
 
tuyen tung qua

Tuyến tùng quả trong bộ não (Shutterstock)

Con mắt này còn gọi là tuyến tùng hay thể tùng quả, nó thường được bàn luận trong triết học và y học của Đông và Tây phương. Ở đây, một số chức năng của nó được liễu giải giống như một con mắt ở trong não người. Tức là, “Con mắt thứ ba” này có thể nhìn được những vật mà chúng ta không thể nhìn được bằng con mắt thông thường, và nó có thể sản xuất ra một số chất đặc biệt như melatonin.

 the tung qua

Điểm màu đỏ là thể tùng quả ở bên trong bộ não. (Shutterstock)

 

1. Nhà vật lý học nổi tiếng Hy Lạp nói nó chỉ là một tuyến.

Ở thế kỷ thứ 2, nhà vật lý học nổi tiếng người Hy Lạp – ông Galen đã miêu tả về tuyến tùng quả. Ông nói rằng: cũng giống như các tuyến khác, chức năng của nó là hỗ trợ các mạch máu.

Theo thời gian, ông đã bác bỏ suy nghĩ trước đó của mình và nhìn nhận lại: Một số nghĩ rằng thể tùng quả điều chỉnh thông tin tâm linh – psychic pneuma (một loại vật chất được ví như “chiếc xe vận chuyển cảm giác”), nó giống như thực quản điều chỉnh thức ăn đến dạ dày.

Sự nhìn nhận của ông được thừa nhận đến tận ngày nay.

 

 galen

Tem ở Perganmum về ông Galen (Shutterstock)

2. Descartes nói nó là thế giới của tâm linh.

Theo nhà triết gia nổi tiếng của Pháp ở thế kỷ 17 – ông René: thể tùng quả chiếm vai trò rất quan trọng.

Descartes nhìn nhận nó giống như nguồn gốc của suy nghĩ. Ông nói rằng, tuy nó là một phần trong bộ não nhưng nó lại tách biệt khỏi bộ não. Nó như một trung tâm tập trung và xử lý thông tin, từ đó ý thức của chúng ta được gửi tới tất cả các bộ phận khác của não và cơ thể người.

Ông viết trong Bách khoa toàn thư ở Stanford như sau: “kể từ khi nó là một phần rắn riêng biệt trong đại não, thì nó đặt định ra ý thức của suy nghĩ”

Sự hiểu biết chính xác của ông về thể tùng quả trong đại não là sai, nhưng sự miêu tả về bản chất riêng biệt của nó là chính xác. Quan điểm này cũng được nhắc đến nhiều trong các lĩnh vực về tâm linh.

Trong các triết học Đông Phương, thể tùng quả được miêu tả là giao điểm của đường từ trước trán và đỉnh đầu (ở bên trong sọ não). Nó là điểm quan trọng cho ý thức và sự giác ngộ ở cao tầng, hoặc là sự hiểu biết ở các cảnh giới cao.

 con mat thu 3

(Shutterstock)

 

3. Con mắt thứ ba

Nhiều mối liên hệ giữa “Thể tùng quả” với “Con mắt thứ ba” được biết đến trong các tôn giáo và các trường phái tâm linh từ nhiều thế kỷ trước.

Năm 1950, trong cuốn tự truyện của ông Lobsang Rampa – một vị lạt ma ở Tây Tạng đã với tựa đề “Con mắt thứ ba”, ông miêu tả cách “Con mắt thứ ba” được khai mở bởi những người tập luyện theo một môn khoa học của mật tông Tây Tạng.

 tuyen tung qua

Tuyến tùng quả (Con mắt thứ ba) trong ký hiệu của người Ai cập

 

 sach con mat thu 3

Cuốn sách “Con mắt thứ ba” của ông Rampa

 

Các nhà xuất bản đã chấp nhận cuốn sách sau khi gửi bản sao của nó tới hơn 20 chuyên gia để đánh giá. Họ viết ” Chúng tôi thấy rằng ông ấy vượt trên đức tin ở Tây Phương, mặc dù theo quan điểm của Tây Phương thì khó có thể chấp nhận được”

Ngoài ra, họ còn viết “Ông Rampa đã cung cấp nhiều tài liệu khoa học mà ông sở hữu từ khi học ở Đại học Chungking, những tài liệu này miêu tả giống như của một vị Lạt ma ở tu viện Potala Monaster, Lhasa. Nhiều cuộc thảo luận riêng của chúng tối với ông ấy, khiến chúng tôi thấy rằng ông ấy là một người sở hữu và có được những năng lực khác thường”

Ông Rampa miêu tả về cách khai mở con mắt thứ ba ở trên sống mũi của minh. Sau đó, ông đã xuất hiện một số công năng mà trước đây ông không có.

 con mat thu 3 anh 2

Con mắt thứ ba (Shutterstock)

4. Trung tâm sản xuất ra Melatonin

Năm 1950, các nhà khoa học khám phả ra rằng thể tùng quả có chức năng cảm thụ án sáng và sản xuất ra Melatoin.

Melatonin là chất ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, sinh sản và chống lão hóa. Điều đó có nghĩa là nó có thể chống lại bệnh um thư và sự lão hóa. Thể ùng quả sản xuất ra Melatonin trong môi trường ánh sáng và ngừng lại ở trong môi trường tối.

Một số hiểu biết về chức năng của thể tùng quả giống như một trung tâm điều khiển ở trong bộ não người. Nó xử lý các thông tin ở bên ngoài và điều khiển thân thể người.

Cũng giống như các bộ phận khác của bộ não, thể tùng quả vẫn còn là những bí ẩn đối với con người.

Theepochtimes

 

Tất Cả Chúng Ta Đều Có Ít Nhất 3 Con Mắt – Con Mắt Thứ Ba Ẩn Bên Trong Não Bộ

 
 
Một người phụ nữ đang được matxa dọc theo ấn đường, theo triết lý phương Đông nơi đây ẩn chứa sức mạnh tinh thần và có liên quan đến thể tùng quả trong não bộ. (Shutterstock*

Tuyến tùng quả trong não người có cấu trúc của một con mắt. Nó có các tế bào hoạt động như những thụ thể tiếp nhận ánh sáng tương tự như võng mạc mắt. Tuyến tùng quả có cấu trúc của thủy tinh thể dạng gel giữa võng mạc và thủy tinh thể của mắt. Nó có cấu trúc giống như một ống kính.

Các nhà khoa học hiện vẫn đang nghiên cứu nhiều về thể tùng quả, được biết đến là nơi sản sinh ý thức của con người theo quan niệm duy linh của phương Đông và triết học của phương Tây. Phương Đông cũng có quan niệm rằng trong những không gian hiện hữu khác, trên toàn bộ cơ thể còn có những con mắt khác. Khoa học phương Tây đang dần đi đến kết luận thể tùng quả của con người có kết cấu như một con mắt thứ ba.

Trong nhiều năm, các nhà khoa học nhận thấy nhiều sự tương đồng giữa thể tùng quả và con mắt. Vào năm 1919, Federick Tilney và Luther Fiske Warren viết rằng những điểm tương đồng được liệt kê ở trên chứng minh rằng thể tùng quả nhạy cảm với ánh sáng và có khả năng truyền tải hình ảnh.

Vào năm 1995, tiến sỹ Cheryl Craft, Trưởng khoa Tế bào và Thần kinh sinh học của Đại học Nam California, đã viết về thứ mà bà gọi là “con mắt trí huệ”.

“Dưới lớp da trong hộp sọ của một con thằn lằn có một “con mắt thứ ba” nhạy cảm với ánh sáng, chứa một loại hóc môn tương tự như trong tuyến tùng quả của não người. Tuyến tùng quả của con người không tiếp nhận ánh sáng trực tiếp, nhưng giống như con mắt thứ ba của thằn lằn, nó tiết ra melatonin, một loại hóc môn tăng cường trong đêm”, bà viết. “Tuyến tùng quả là ‘con mắt trí huệ’”.

Những sợi dây thần kinh kết nối con mắt với dây thần kinh thị giác phía sau, một phần của não bộ mà đến giờ người ta vẫn chưa hiểu rõ.

Trong những năm 1950, các nhà nghiên cứu phát hiện ra khả năng nhận biết ánh sáng của thể tùng quả, và tiết ra chất melatonin theo lượng ánh sáng tiếp nhận. Bằng cách này, tuyến tùng quả kiểm soát được những nhịp điệu quan trọng trong cơ thể. Nó ảnh hưởng tới hệ thống sinh sản và miễn dịch. Thể tùng quả trước đây được cho là thoái hóa nhưng phát hiện này cho thấy nó thực sự đóng một vai trò quan trọng.

Tháng 5 năm 2013, một phát hiện mới khác mà có thể thay đổi quan niệm của con người về tuyến tùng quả.

Người ta phát hiện rằng tuyến tùng quả của con chuột sản sinh ra N,N-Dimethyltryptamine (DMT). DMT có trong cơ thể sống mà đến giờ con người vẫn chưa hiểu rõ. Một số người được tiêm DMT để tạo ra những trải nghiệm ảo giác nhằm giúp tinh thần mạnh mẽ.

Tiến sỹ Rick Strassman thực hiện nghiên cứu lâm sàng do Chính phủ Mỹ tài trợ tại Đại học bang New Mexico vào những năm 1990, đã tiến hành tiêm DMT vào cơ thể những người tình nguyện. Ông cũng gọi DMT là “nguyên tố tinh thần”.

Nghiên cứu tìm ra DMT trong tuyến tùng quả của chuột được thực hiện bởi tiến sỹ Jimo Borjigin của Đại học Michigan và tiến sỹ Steven Barker của Đại học bang Louisiana . Dự án nghiên cứu được tài trợ một phần bởi Quỹ nghiên cứu Cottonwood do tiến sỹ Strassman đứng đầu, chuyên hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học về bản chất của ý thức. Phát hiện của nghiên cứu đã được xuất bản trên tạp chí Biomedical Chromatography.

Theo Vietdaikynguyen

 

 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập960
  • Hôm nay13,317
  • Tháng hiện tại283,214
  • Tổng lượt truy cập36,337,769
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây