Phát minh hiện đại "đục khoét tâm hồn" con người

Thứ bảy - 21/02/2015 01:56

Phát minh hiện đại "đục khoét tâm hồn" con người

Thế giới công nghệ ngày càng phát triển càng đem lại cho thế giới loài người những tiện ích chưa từng có. Tuy nhiên các khoa học gia cho biết, việc sử dụng những sản phẩm công nghệ hiện đại nhất tiềm ẩn một số nguy cơ có thể gây hại đến cuộc sống mỗi chúng ta.
1. Công nghệ “thực tế ảo” và nguy cơ gây ảo giác
 
Google Glass - thiết bị kính thông minh của Google có thể coi là thiết bị đại diện cho công nghệ “thực tế ảo” ngày nay. Việc phát triển Google Glass được giới chuyên môn đánh giá cao về tiềm năng khoa học công nghệ. Tuy nhiên, lại có những bằng chứng cho thấy công nghệ này gây ảnh hưởng nhất định lên não bộ con người. 
 

 
Theo nghiên cứu mới được công bố của tạp chí Addictive Behaviors, một người bị buộc phải cách ly với Google Glass sau khi anh ta nói nhìn thấy giấc mơ của mình qua “khung cửa hẹp màu xám”- giống như khi nhìn qua Google Glass. 
 
Các khoa học gia lý giải rằng, thiết bị đã “ghi đè” lên tiềm thức của não bộ thông qua việc anh ta sử dụng thiết bị trong thời gian dài. 
 

 
Ngoài ra, việc chơi các trò chơi thực tế ảo quá nhiều cũng có thể gây ảo giác mà khoa học gọi là “hội chứng chuyển hóa trò chơi” (game transfer phenomena). Ví dụ như người chơi game Tetris – xếp hình - vẫn nhìn thấy hình dáng các miếng xếp hình rơi xuống dù họ đã nhắm mắt. 
 
Hầu như các triệu chứng đều khá “lành”, không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng lên người sử dụng. Tuy nhiên, có trường hợp nó đã tạo nên ảo giác khá mạnh - như trong một nghiên cứu tại Thụy Điển, một game thủ nghiện game nặng thậm chí… nhìn thấy thanh máu (health bar) phía trên đầu mình. 
 
2. Chụp ảnh nhiều có thể gây mất trí nhớ
 
Sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số đã giúp loài người bước sang kỷ nguyên mới trong việc lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới nhất của nhà tâm lý học Linda Henkel đã chỉ ra, việc chụp quá nhiều ảnh có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
 
 
Các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu sẽ được yêu cầu quan sát các tác phẩm nghệ thuật tại một viện bảo tàng, một nửa trong số đó được phép sử dụng máy ảnh. 
 
Kết quả sau đó cho thấy, nhóm được chụp ảnh không thể mô tả chi tiết các tác phẩm bằng nhóm còn lại, dù họ dành thời gian nhiều hơn gấp 4 lần cho mỗi bức họa. 
 
 
Henkel gọi đây là “hiệu ứng khiếm khuyết chụp ảnh”, xảy ra do não bộ nghiễm nhiên từ bỏ nhiệm vụ ghi nhớ vốn có mà phó mặc cho “công nghệ”. 
 
Tất nhiên, thí nghiệm của Henkel chỉ đúng với trường hợp ứng viên quan sát các bức hình đó lần đầu tiên, vì việc ngắm nhìn một vật trong một khoảng thời gian dài chắc chắn sẽ giúp cho não bộ ghi nhớ chi tiết về vật đó. 
 
3. GPS - kẻ thù của “cảm nhận phương hướng”
 
GPS (Global position system - hệ thống định vị toàn cầu) là hệ thống xác định vị trí dựa trên các vệ tinh nhân tạo do Mỹ thiết kế. Ngày nay, hầu hết các xe ôtô đều được lắp đặt GPS nhằm giúp lái xe không bị lạc đường. 
 
Tuy nhiên, sự xuất hiện của GPS cũng đồng thời “hủy hoại” hệ thống định vị phương hướng của… chính não bộ chúng ta.  


 
Các khoa học gia cho biết, bằng việc di chuyển, não bộ con người tự tạo nên một “bản đồ ảo”. Trước khi bản đồ và GPS xuất hiện, đây là cách duy nhất giúp con người xác định phương hướng, vị trí và đích đến. 
 
Nhưng sự thật thì não bộ của loài người chúng ta khá lười nên từ khi có GPS, não bộ cũng cho phép mình bỏ qua việc nhớ đường và để dành năng lượng suy nghĩ việc khác. 
 
 
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy những người sử dụng GPS thậm chí khó có thể vẽ được hành trình họ vừa đi, đồng nghĩa với việc họ chưa hề ghi nhớ chúng. Việc lạm dụng GPS có thể khiến một người phải luôn phụ thuộc vào nó. 
 
Ngoài ra, hệ thống định vị sinh học của cơ thể không được sử dụng có thể dẫn đến sự suy giảm hồi hải mã - một phần não bộ chịu trách nhiệm ghi nhớ đường đi. 
 
Năm 2000, một nghiên cứu trên các lái xe taxi tại London (những người gần như thuộc mọi ngõ ngách của thành phố) cho kết quả họ có vùng hải mã (hippocampus) lớn hơn so với người bình thường. 
 
4. Smartphone “đục khoét” tâm hồn
 
Không thể phủ nhận rằng điện thoại đóng vai trò không nhỏ trong thế giới hiện đại. Tuy nhiên, sự lạm dụng điện thoại di động đã khiến cho nhiều chứng bệnh… chưa từng có xuất hiện, như bệnh tâm lý Nomophobia - chứng sợ không có điện thoại. 
 

 
Trong một khảo sát trên 2.000 người mới đây, gần 60% người dung smartphone thú nhận rằng, họ không thể chịu được việc không nhìn vào điện thoại quá một tiếng. Điều này đồng nghĩa với việc họ gần như sử dụng điện thoại mọi lúc - ăn uống, hội họp, thậm chí hẹn hò. 
 
Bên cạnh đó, 20% người được hỏi thậm chí sẵn sàng từ bỏ giày dép để lại ngoài cửa thay vì điện thoại. Việc "kè kè" điện thoại bên mình 2424 sẽ dẫn đến nhiều tác hại về sức khỏe cũng như mối quan hệ của bạn.
 
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Nguồn tin: Nguồn: Cracked

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập48
  • Hôm nay14,290
  • Tháng hiện tại432,573
  • Tổng lượt truy cập32,416,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây