Giải phẫu người chỉ với cái "phẩy tay"

Thứ hai - 13/07/2015 09:17

Giải phẫu người chỉ với cái "phẩy tay"

Microsoft đã khiến giới công nghệ ngỡ ngàng khi giới thiệu mẫu kính thực tế ảo HoroLens vào đầu năm. Theo đó, HoloLens có khả năng tự biến môi trường xung quanh thành không gian ba chiều vô cùng hoàn hảo, mang lại cuộc sống thực ngay trước mắt.


 

 
Mới đây, Microsoft đã phối hợp với các chuyên gia trường Đại học Case Western ở Mỹ để giúp họ có được trải nghiệm cảm giác nhìn xuyên thấu cơ thể người một cách chân thực nhất. 
 
Mặc dù những phần mềm máy tính đã giới thiệu mô hình giải phẫu trên màn hình 2D, 3D nhưng chưa công cụ nào có thể cạnh tranh được với sự tương tác giữa mô hình và người sử dụng thật như HoroLens.
 
 
 
Chuyên gia về X-quang thuộc trường Đại học Case Western - Mark Griswold chia sẻ: "Với HoroLens, bạn có thể nhìn thấy các cơ bắp, phần tiếp nối giữa hai khớp xương... tại cùng một thời điểm. Bạn cũng có thể đeo chiếc kính này ra ngoài và nhìn xuyên thấu mọi vật, hiểu chính xác cấu tạo điểm mà bạn sắp ngồi".
 
Lý do là bởi HoloLens được trang bị hệ thống xử lý chuyên dụng bên trong kính và bộ xử lý hiển thị hình ảnh 3D kèm theo đó là cảm biến chuyển động nhận biết môi trường xung quanh. 
 
 

 
Satyam Ghodasara - một sinh viên y khoa đang theo học tại Đại học Case Western cho biết: "Chiếc kính đặc biệt này sẽ giúp những sinh viên y khoa hiểu tường tận về từng bộ phận như được giải phẫu mẫu thật. Với HoroLens, chúng đã giúp tôi hiểu hơn về quả tim khi đang đập".
 
Theo các chuyên gia, phát kiến này vô cùng có giá trị bởi những hình ảnh ba chiều sẽ cho phép sinh viên y khoa có thể giải phẫu cơ thể người, tìm hiểu về những tổ chức tế bào cơ thể và tương tác tốt hơn là nghiên cứu những người sống. 
 

 
Việc cùng tìm hiểu sự liên quan chặt chẽ giữa các bộ phận giúp sinh viên hiểu hơn về những chức năng, sự liên kết từng bộ phận. Và đặc biệt hơn, bạn không sợ làm ai bị tổn thương hay gặp sự sai sót nào khi giải phẫu cơ thể người.  
 
Không chỉ đem lại nhiều lợi ích với ngành y khoa, HoroLens cũng sẽ giúp ích nhiều với các nhà nhân chủng học, lịch sử nghệ thuật khi nghiên cứu xác ướp, tác phẩm nghệ thuật quý giá.

Tác giả bài viết: Thanh Nuyên

Nguồn tin: Nguồn: ScienceAlert, Dailymail

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập98
  • Hôm nay17,265
  • Tháng hiện tại238,493
  • Tổng lượt truy cập35,504,774
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây