Những sự kiện khoa học đáng chú ý nhất tháng 11

Thứ tư - 02/12/2015 10:01

Những sự kiện khoa học đáng chú ý nhất tháng 11

Mỗi ngày trôi qua trên thế giới lại có thêm những sự kiện khoa học thú vị, thiết thực cho đời sống con người. Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những sự kiện nổi bật nhất trong giới khoa học tháng 11 vừa qua.
    Tháng lên ngôi của công nghệ biến đổi gene
1. Muỗi biến đổi gene chống lại căn bệnh sốt rét

Các khoa học tại ĐH California mới đây đã thử nghiệm thành công khả năng biến đổi gene của muỗi Anopheles, khiến chúng không thể truyền bệnh sốt rét cho con người được nữa.


301115kptonghop1-64f6f

Cụ thể, các nhà khoa học đã "chỉnh sửa" một đoạn gene trong muỗi, cho phép chúng sản sinh ra kháng thể chống lại ký sinh trùng sốt rét, không cho chúng lây lan. Đặc biệt, gene đột biến này có tỉ lệ di truyền lên tới 99,5% khi giao phối với muỗi thường - một con số khủng khiếp. Theo giáo sư Anthony James - tác giả nghiên cứu - đây thực sự là một bước đột phá lớn. 

2.  Tảo biến đổi gene tiêu diệt 90% tế bào ung thư
  
301115kptonghop2-64f6f

Các nhà khoa học Australia đã tạo ra một loại tảo biến đổi gene có khả năng giết chết 90% tế bào ung thư trong cơ thể người mà không gây hại cho những tế bào khỏe mạnh. 

Cụ thể, nhóm nghiên cứu sử dụng công nghệ biến đổi gene trên tảo đĩa để sản sinh một loại protein đặc biệt. Loại protein này chỉ liên kết với những phân tử trên tế bào ung thư và có thể đưa thuốc đến chính xác những tế bào cần chữa trị. Và đặc biệt, chi phí cho loại tảo này sẽ rẻ hơn rất nhiều có với thông thường



  Khám phá mới về thế giới vi sinh vật

3. Phát hiện loại virus có thể biến con người trở nên ngốc nghếch

Các nhà khoa học thuộc Đại học Y Johns Hopkins và Đại học Nebraska (Mỹ) vừa phát hiện ra một loại virus tảo có tên ATCV-1 có khả năng ảnh hưởng lên não bộ và khiến chúng ta trở nên ngu ngốc.


301115kptonghop3-64f6f

Trước đây các nhà khoa học tin rằng loại tảo này không gây hại gì đến con người. Nhưng trong những nghiên cứu mới nhất, kết quả cho thấy ATCV-1 xâm nhập thông qua việc tiếp xúc với nước bẩn và làm ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não, khả năng tập trung và nhận thức không gian.
    
4. Tìm thấy bằng chứng vi khuẩn "ma cà rồng" gần 1 tỉ năm tuổi

Các nhà khoa học tại Đại học California (Mỹ) trong một lần quét electron các cổ sinh vật tình cờ tìm thấy vết tích của những loài vi khuẩn có khả năng đục và hút chất dinh dưỡng của những vi khuẩn khác.


301115kptonghop4-64f6f

Sự xuất hiện của vi khuẩn "ma cà rồng" vào thơì điểm gần 1 tỉ năm về trước đã góp phần củng cố giả thuyết tiến hóa Red Queen - rằng các sinh vật sống phải tiến hóa và thích nghi liên tục khi đối mặt với những mối đe dọa tới sự tồn vong của chúng.


Sự phát triển của tài nguyên, vật liệu mới
 

5. Phát triển thành công da cấy ghép nhân tạo giá siêu rẻ

Các nhà khoa học Anh đã tìm ra cách để sản xuất graphene - một loại siêu vật liệu được sử dụng trong da nhân tạo - với giá rẻ hơn 100 lần hiện nay. Phát minh này đã đem lại hy vọng cho cộng đồng người khuyết tật trên toàn thế giới.

Graphene thông thường được sản xuất bằng phương pháp lắng đọng pha hơi hóa - quá trình chuyển hóa chất từ dạng hơi sang dạng màng mỏng, sau đó lắng đọng trên bề mặt của một lớp vật liệu nền. 


301115kptonghop5-64f6f

Nhóm nghiên cứu của Dahiya đã sử dụng một quá trình tương tự để tạo ra graphene chất lượng cao trên bề mặt của lá đồng. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng, graphene sản xuất theo kỹ thuật mới này có thể cải thiện rõ rệt chất lượng của graphene, đồng thời chi phí giảm đi 100 lần.

6. Trung Quốc xây dựng nhà máy nhân bản động vật lớn nhất thế giới

Xu Xiaochun - giám đốc điều hành của Tập đoàn Boyalife cho biết họ đã đầu tư 31,3 triệu USD để xây dựng nhà máy nhân bản động vật khổng lồ tại Thiên Tân (Trung Quốc) và nhà máy sẽ đi vào hoạt động từ năm 2016.


301115kptonghop6-64f6f

Nhà máy sẽ tập trung vào nhân bản bò để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt bò đang tăng vọt ở Trung Quốc. Boyalife hy vọng sẽ sản xuất được 100.000 con bò nhân bản chất lượng tốt trong giai đoạn đầu, và tăng lên một triệu con trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, nhà máy cũng sẽ nhân bản những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới.

7. Nhật Bản chế tạo ra loại kính bền như thép

Loại kính mới do Viện Khoa học Công nghiệp thuộc Đại học Tokyo phát triển có đặc tính cứng bền như thép nhưng vẫn nhẹ và mỏng như kính thông thường. Thành phần tạo nên loại kính này gồm có 50% là oxit nhôm và 50% còn lại là nguyên liệu làm kính thông thường.


301115kptonghop9-64f6f

Qua thử nghiệm, loại thủy tinh mới cho độ cứng gấp hai lần kính thường, độ bền thì tương đương sắt hoặc thép. Các nhà khoa học cho biết, loại kính này có tiềm năng ứng dụng và thương mại rất lớn nhưng hiện chỉ một lượng nhỏ được sản xuất.

8. Mỹ phát triển công nghệ nhìn xuyên tường

Các nhà khoa học Mỹ tại Viện công nghệ Massachusets (MIT) vừa qua đã phát triển thành công công nghệ RF Capture. Công nghệ này cho phép chúng ta quan sát chuyển động của con người phía sau các vật cản mà không cần đến các thiết bị cảm biến hay chụp chiếu phức tạp.


301115kptonghop8-64f6f

Thiết bị hoạt động bằng cách truyền và nhận tín hiệu bức xạ không dây. Khi bức xạ chạm đến cơ thể người, nó sẽ được phản xạ lại. Tín hiệu truyền về sau đó sẽ được phân tích và hiển thị trên màn hình.

Theo nhóm nghiên cứu của MIT, bức xạ này không gây hại cho con người vì chỉ bằng 1/10.000 bức xạ do một chiếc điện thoại di động thông thường phát ra.


Nguồn: CBS News, Guardian, Telegraph, IB Times, IFL Science, Gizmag
Theo NAC
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập95
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại267,818
  • Tổng lượt truy cập35,914,163
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây