NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

Thứ sáu - 07/06/2019 09:26

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

“Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLANHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

Tôi biết Harold Abbott từ nhiều năm nay. Ông sống ở thành phố Webb, Missouri. Trước đây, ông từng là người quản lý công việc giảng dạy của tôi. Một ngày nọ, tôi gặp ông ở thành phố Kanas và mời ông về thăm trang trại của tôi ở Belton, Missourri. Trong chuyến đi đó, tôi đã hỏi ông làm thế nào để không phải lo lắng và được ông kể cho nghe một câu chuyện thú vị mà tôi không bao giờ quên. Ông nói:

“Trước đây, tôi rất hay lo lắng, nhưng vào một ngày mùa xuân năm 1934, khi đang đi dạo trên đường West Dougherty, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi điều âu lo trong tâm tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10 giây, nhưng trong 10 giây đó, tôi đã học được cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong suốt 10 năm.

Hai năm trước đó, tôi có mở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb. Cửa hàng này không chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà con mắc một khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết. Lúc đó, cửa hàng tạp hóa của tôi vừa mới đóng cửa vào thứ Bảy tuần trước; và tôi đang chuẩn bị đến ngân hàng Merchants và Miners vay tiền trước khi đi Kanas tìm việc. Tôi cất bước nặng nề như người vừa bại trận, hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu. Rồi đột nhiên, tôi thấy có một người đang đi dọc con đường – người ấy không có chân. Ông ngồi trên một cái bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng hai thanh gỗ cầm ở tay đẩy mình tiến về phái trước. Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc người lên cao vài centimet để lên vỉa hè. Khi ghếch cái bục gỗ nhỏ lên, ông bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói: “Xin chào, thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?” Nhìn người đàn ông đó, tôi chợt nhận ra mình thât giàu có. Tôi còn cả hai chân và có thể đi lại dễ dàng. Tôi cảm thấy xấu hổi vì đã tự than thân trách phận quá nhiều. Tôi tự nhủ nếu người đàn ông khia không có chân mà vẫn sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc, thì tôi – với đôi chân lành lặn – chắc chắn sẽ làm được như thế. Tôi thấy mình thở mạnh. Tôi đã định vay ngân hàng Merchants và Miners chỉ 100 đôla. Nhưng lúc đó tôi đã có đủ can đảm để hỏi vay 200. Tôi đã định chỉ nói rằng mình muốn đến Kanas để cố gắng tìm một công việc. Nhưng giờ đây tôi đã tự tin tuyên bố rằng mình muốn đến thành phố Kanas để có một công việc. Tôi đã vay được tiền; và tôi cũng có được việc làm.

Hiện tôi vẫn dán những lời này trên tấm gương trong phòng tắm để đọc hằng sáng mỗi khi cạo râu:

“Tôi buồn vì không có giầy
Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”.

Có lần, tôi hỏi Eddie Rickenbacker về bài học lớn nhất anh đã học được khi cùng những người đồng hành lênh đênh trên bè gỗ giữa Thái Bình Dương suốt 21 ngày, mất phương hướng và không mảy may nhìn thấy một tia hy vọng. Anh nói: “Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tò Time có đăng một bài báo viết về một trung sĩ bị thương trong trận Guadalcanal. Bị một mảnh đạn cối găm vào cổ họng, viên trung sĩ này đã phải truyền máu 7 lần. Anh viết cho bác sĩ một mẩu giấy hỏi: “Tôi sẽ sống chứ?”. Bác sĩ trả lời: “Đúng thế”. Anh lại viết một mẩu giấy khác: “Liệu tôi còn có thể nói được không?”. Một lần nữa anh lại nhận được câu trả lời có. Vậy là anh viết tiếp: “Thế thì tôi còn phải lo lắng về cái quái gì nữa chứ?”.

Tại sao bạn không dừng lại và tự hỏi: “Mình đang lo lắng về cái quái gì chứ?”. Có thể bạn sẽ thấy điều mình lo lắng là không cần thiết, thậm chí là vô lý.

Khoảng 90% những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp, chỉ khoảng 10% là không như mong đợi. Nếu muốn hạnh phúc, tất cả những gì chúng ta phải làm là chú tâm vào 99% những điều tốt đẹp, và bỏ qua 10% những điều bất hạnh. Còn nếu chúng ta cứ muốn chuốc lấy lo âu, cay cú và bệnh loét dạ dày thì hãy cứ tập trung vào 10% bất hạnh kia và bỏ qua 90% những điều tuyệt vời còn lại.

Jonathan Swift, tác giả của quyển Những cuộc phiêu lưu của Gulliver, là một người bi quan và chán chường bậc nhất trong nền văn học Anh. Ông thấy tiếc vì đã được sinh ra trên đời, đến nỗi ông thường mặc đồ đen và nhịn ăn vào mỗi dịp sinh nhật. Tuy nhiên, trong nỗi chán nản, người bi quan nhất trong nền văn học Anh này vẫn ca ngợi sức mạnh lớn lao mà sự vui vẻ và niềm hạnh phúc có thể mang lại cho sức khỏe của con người. Ông tuyên bố: “Những bác sĩ giỏi nhất thế gian là bác sĩ Ăn Kiêng, bác sĩ Thanh Thản và bác sĩ Vui Vẻ”.

Bạn và tôi có thể luôn hưởng được sự chăm sóc miễn phí của “bác sĩ Vui Vẻ” từng ngày, từng giờ, bằng cách lúc nào nghĩ đến những tài sản vô giá của mình – những tài sản còn vượt xa kho báu của Alibaba trong truyền thuyết. Liệu bạn có bán đi đôi mắt của mình để có được một tỷ đôla? Bạn sẽ chấp nhận lấy cái gì để đánh đổi đôi chân của bạn? Đôi tay của bạn? Thính lực của bạn? Những đứa con của bạn? Gia đình của bạn? Hãy cộng tất cả những tài sản đó, bạn sẽ thấy mình không bao giờ muốn đổi những gì đang có để lấy cả đống vàng của gia đình Rockefeller, Ford và nhà Morgan gộp lại.

Nhưng liệu chúng ta có biết trân trọng những gì mình đang có? À, dường như không. Như Schopenhauer đã nói: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu”. Vâng, ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu” là bi kịch lớn nhất trên đời. Nó có thể gây ra đau khổ còn nhiều hơn tất cả những cuộc chiến tranh và bệnh tật trong dòng lịch sử.

Nó khiến John Palmer sống ở Paterson, New Jersey, “từ một chàng trai dễ mến thành một ông già hay gắt gỏng” và suýt nữa phá hoại hạnh phúc gia đình của chính mình. Tôi biết điều đó, bởi chính anh đã kể cho tôi nghe:

“Không lâu sau ngày giải ngũ, tôi bắt đầu tự mình kinh doanh. Tôi làm việc cật lực ngày đêm. Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp thì rắc rối nảy sinh. Tôi không thể mua được nguyên vật liệu và cũng rất khó bán thành phẩm. Tôi sợ rằng mình phải từ bỏ công việc kinh doanh. Tôi lo lắng đến nỗi từ một chàng trai dễ mến trở thành một ông già hay gắt gỏng. Tôi trở nên cáu gắt và chua chát – lúc đó tôi không biết; nhưng giờ nghĩ lại mới thất suýt nữa tôi đã phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Rồi một ngày nọ, nhân viên của tôi – một cựu binh trẻ tuổi và tàn phế - nói với tôi: “Johnny này, anh nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình. Anh cư xử như thể mình là người duy nhất trên đời gặp rắc rối. Cứ cho là anh sẽ phải đóng cửa hàng một thời gian, thế thì đã sao? Anh có thể làm lại từ đầu khi mọi chuyện trở lại bình thường. Anh có nhiều thứ để trân trọng. Ấy thế mà nah luôn càu nhàu. Anh có biết tôi luôn ao ước được như anh biết chừng nào! Nhìn tôi đây này. Tôi chỉ còn một cánh tay, và một nửa gương mặt đã bị bắn nát, nhưng tôi đâu có phàn nàn: Nếu không ngừng ngay việc ca thán và cằn nhằn, anh sẽ mất đi không chỉ công việc kinh doanh của mình, mà cả sức khỏe, gia đình và bạn bè nữa!”.

Những lời khiển trách đó đã vực tôi dậy từ bờ vực thẳm. Chúng khiến tôi nhận ra mình giàu có đến mức nào. Ngay lúc đó tôi hạ quyết tâm sẽ thay đổi và trở lại chính mình trước kia – và tôi đã làm được”.

Một người bạn của tôi, Lucile Blanke cũng suýt nữa rơi vào bi kịch nếu cô không kịp nhận ra rằng phải biết hạnh phúc với những gì mình đang có, thay vì lo lắng về những gì mình không có.

Cách đây nhiều năm, tôi gặp Lucile khi cả hai chúng tôi cùng theo học viết truyện ngắn ở Đại học Columbia. Vài năm trước đó, cô đã gặp một cơn chấn động lớn trong đời. Khi ấy, cô đang sống ở Tuscon, Arizona. Câu chuyện cô kể cho tôi như sau:

“Ngày ấy tôi sống trong guồng quay của công việc: học organ ở Đại học Arizona, quản lý một phòng thanh nhạc trong nơi tôi sinh sống. Tối đến, tôi tham dự các bữa tiệc, khiêu vũ, cưỡi ngựa. Thế rồi, một buổi sáng, tôi quỵ ngã. Vì tim của tôi! Bác sĩ nói: “Cô sẽ phải nằm trên giường trong một năm, tĩnh dưỡng hoàn toàn”. Ông ấy thậm chí còn không động viên cho tôi tin rằng mình sẽ khỏe lại.

Nằm trên giường suốt một năm! Để thành kẻ tàn phế cũng có thể để chết! Tôi hoang mang cực độ. Tại sao điều này lại xảy đến với tôi? Tôi đã làm gì nên tội? Tôi than khóc và rên rỉ, trong lòng trào dâng cảm giác cay đắng và muốn nổi loạn. Nhưng tôi vẫn nằm nghỉ như lời khuyên của bác sĩ. Một người hàng xóm của tôi, họa sĩ Rudolf, nói với tôi: “Bây giờ cô đang cho rằng cả một năm nằm trên giường là một thảm kịch. Nhưng không phải thế đâu. Cô sẽ có thời gian để suy nghĩ và hiểu rõ mình hơn. Trong vài tháng tới, cô sẽ phát triển tâm hồn nhiều hơn tất cả quãng đời trước đó của cô”. Tôi trấn tĩnh lại, và cố gắng hoàn thiện những nhận thức về giá trị. Tôi đọc các sách truyền cảm hứng. Một hôm, tôi nghe phát thanh viên trên đài nói: “Bạn chỉ có thể thể hiện được những gì có trong chính tâm thức của bạn”. Tôi đã nghe những lời như thế nhiều lần trước đây, nhưng bây giờ chúng mới chạm được tới và bám rễ trong tâm trí tôi. Tôi quyết tâm sẽ chỉ sống với những suy nghĩ tích cực về niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe. Ngay khi thức dậy mỗi sáng, tôi ép bản thân phải nhắc lại những điều mình cần biết ơn. Thân thể tôi không đau đớn. Tôi có một đứa con gái nhỏ dễ thương. Tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy. Tôi được thưởng thức những bản nhạc hay trên đài, có thời gian đọc sách, có thức ăn ngon, bạn bè tốt, v.v. Tôi đã rất vui vẻ và có nhiều người tới thăm đến nối bác sĩ phải đặt một tấm biển quy định mỗi lần chỉ được một người vào thăm – và chỉ được vào những giờ nhất định.

Nhiều năm trôi qua và giờ đây, tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn và tích cực. Tôi rất biết ơn một năm dài năm trên giường ấy. Đó là năm hạnh phúc nhất và hữu ích nhất của tôi ở Arizona. Từ đó đến nay, tôi vẫn giữ thói quen mỗi ngày nghĩ về những điều tốt đẹp mà tôi đang có, và điều này đã trở thành một thói quen quý giá nhất của tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ vì chỉ mới học được cách sống khi suýt phải đối diện cái chết”.

Có thể nói, Lucile đã hiểu được bài học mà Tiến sĩ Samuel Johnson đã rút ra từ cách đây hơn 200 năm. Ông nói: “Thói quen nhìn mọi việc một cách tích cực còn quý giá hơn việc thu được 1.000 bảng mỗi năm”.

Những lời ấy được thốt ra không phải từ một người giàu có và quá ư lạc quan, mà từ một người đã từng nếm trải những lo âu, đói khát và nghèo túng trong 20 năm – và cuối cùng trở ghành một trong những nhà văn lỗi lạc thời đó.

Logan Pearsall Smith đã gói gọn trí tuệ uyên thâm của mình trong vài lời sau: “Có hai điều cần phải được trong cuộc sống: thứ nhất, có được những gì bạn muốn, và sau đó tận hưởng nó. Chỉ những người khôn ngoan nhất mới làm được điều thứ hai”.

Bạn có biết làm thế nào để khiến cho ngay cả việc rửa bát trong chậu cũng trở thành một trải nghiệm đáng nhớ? Vậy hãy đọc quyển sách về lòng can đảm đến khó tin của Borghild Dahl với nhan đề I want to see ( Tôi muốn nhìn thấy).

Cuốn sách là tác phẩm của một phụ nữ đã phải trải qua cảnh mù lòa suốt nửa thế kỷ. Bà kể: “Tôi chỉ còn một mắt với nhiều sẹo đến nỗi tôi phải nhìn mọi thứ qua một khe nhỏ bên mắt trái. Tôi chỉ có thể đọc sách bằng cách dí sát vào mặt và cố sức căng mắt về phía góc trái đó”.

Nhưng bà không hề than thân trách phận, cũng không muốn bị coi là “khác biệt”. Hồi nhỏ, bà rất muốn chơi nhảy lò cò với những đứa trẻ khác, nhưng lại không thể nhìn thấy những vạch kẻ. Vì thế, đợi các bạn về hết, bà liền xuống sân và vừa bò vừa kề sát mặt xuống đất để có thể nhìn thấy những đường kẻ. Nhờ cách đó, bà có thể nhớ nằm lòng từng khoảng sân chơi và không lâu sau đã trở thành một người chơi xuất sắc. Khi tập đọc ở nhà, bà cầm những quyển sách được in khổ to và dí sát mắt đến nỗi lông mi chạm cả vào trang sách. Cuối cùng, bà đã tốt nghiệp Đại học Minnersota và lấy thêm một bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia.
Công việc đầu tiên của bà là dạy học ở một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng Twin, bang Minnesota, và bà phấn đấu cho tới khi trở thành giáo sư về báo chí và văn học của Đại học Augustana ở Sioux Falls, South Dakota. Bà dạy ở đó trong 13 năm, giảng bài cho các câu lạc bộ của phụ nữ và nói chuyện qua radio về sách và các tác giả. Bà viết: “Trong ký ức của mình, tôi luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị mù hoàn toàn. Để vượt qua nỗi sợ hãi tràn đầy tiếng cười”.

Rồi vào năm 1943, khi đã 52 tuổi, một điều kỳ diệu đã xảy đến với Borghild Dahl: bà có thể nhìn rõ hơn trước 40 lần, sau một ca phẫu thuật ở bệnh viện chuyên khoa Mayo Clinic nổi tiếng.

Một thế giới mới mẻ, thú vị và đáng yêu mở ta trước mắt bà. Giờ đây, ngay cả việc rửa bát cũng khiến bà bồi hồi xúc động. Bà viết: “Tôi bắt đầu nghịch những bọt xà phòng trắng xóa. Tôi nhúng tay vào chậu và vớt lên những bong bóng và phòng bé nhỏ. Tôi hướng chúng về phía ánh sáng và có thể nhìn thấy trong đó là những sắc màu rực rỡ như cầu vồng”.

Khi nhìn qua ô cửa sổ phía trên bồn rửa bát, bà thấy “những chú chim sẻ đang vỗ những đôi cánh màu xám đen, bay trong làn tuyết rơi dày trắng xóa”.

Ngây ngất trước những bong bóng xà phòng và những chú chim sẻ, bà đã viết lời kết cho quyển sách của mình như sau: “Tôi thầm nhủ: Chúa tôn kính, Người trị vì Thiên Đàng, con cám ơn Ngài. Con cám ơn Ngài!”.

Đã khi nào chúng ta có ý nghĩ cảm ơn cuộc đời vì những điều ta vẫn cho là “tầm thường” đó chưa? Chắc là không. Thậm chí, tôi biết có nhiều người đã cảm thấy vô cùng khổ sở với những chiếc bong bóng xà phòng trong bồn rửa chén! Nếu thế thì chúng ta nên tự xấu hổ với chính mình. Chúng ta được sống trong một xứ sở thần tiên đẹp tuyệt vời là cuộc đời này, nhưng lại quá mù quáng mà không nhận ra điều đó, có lẽ vì quá đầy đủ nên không biết hưởng thụ nó.

Vậy thì giờ đây, bạn có thể ngừng lo lắng và bắt đầu sống thực sự khi làm theo nguyên tắc này:

Hãy nghĩ đến những điều may mắn mà bạn có được chứ không phải là những rắc rối!

Trích trong tập sách QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG của Dale Carnegie, Nguyễn Văn Phước dịch. 

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

Đăng lúc: Thứ năm - 02/05/2019 10:13 - Người đăng bài viết: menthanhgia
 
NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

“Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tôi biết Harold Abbott từ nhiều năm nay. Ông sống ở thành phố Webb, Missouri. Trước đây, ông từng là người quản lý công việc giảng dạy của tôi. Một ngày nọ, tôi gặp ông ở thành phố Kanas và mời ông về thăm trang trại của tôi ở Belton, Missourri. Trong chuyến đi đó, tôi đã hỏi ông làm thế nào để không phải lo lắng và được ông kể cho nghe một câu chuyện thú vị mà tôi không bao giờ quên. Ông nói:

“Trước đây, tôi rất hay lo lắng, nhưng vào một ngày mùa xuân năm 1934, khi đang đi dạo trên đường West Dougherty, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi điều âu lo trong tâm tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10 giây, nhưng trong 10 giây đó, tôi đã học được cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong suốt 10 năm.

Hai năm trước đó, tôi có mở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb. Cửa hàng này không chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà con mắc một khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết. Lúc đó, cửa hàng tạp hóa của tôi vừa mới đóng cửa vào thứ Bảy tuần trước; và tôi đang chuẩn bị đến ngân hàng Merchants và Miners vay tiền trước khi đi Kanas tìm việc. Tôi cất bước nặng nề như người vừa bại trận, hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu. Rồi đột nhiên, tôi thấy có một người đang đi dọc con đường – người ấy không có chân. Ông ngồi trên một cái bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng hai thanh gỗ cầm ở tay đẩy mình tiến về phái trước. Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc người lên cao vài centimet để lên vỉa hè. Khi ghếch cái bục gỗ nhỏ lên, ông bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói: “Xin chào, thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?” Nhìn người đàn ông đó, tôi chợt nhận ra mình thât giàu có. Tôi còn cả hai chân và có thể đi lại dễ dàng. Tôi cảm thấy xấu hổi vì đã tự than thân trách phận quá nhiều. Tôi tự nhủ nếu người đàn ông khia không có chân mà vẫn sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc, thì tôi – với đôi chân lành lặn – chắc chắn sẽ làm được như thế. Tôi thấy mình thở mạnh. Tôi đã định vay ngân hàng Merchants và Miners chỉ 100 đôla. Nhưng lúc đó tôi đã có đủ can đảm để hỏi vay 200. Tôi đã định chỉ nói rằng mình muốn đến Kanas để cố gắng tìm một công việc. Nhưng giờ đây tôi đã tự tin tuyên bố rằng mình muốn đến thành phố Kanas để có một công việc. Tôi đã vay được tiền; và tôi cũng có được việc làm.

Hiện tôi vẫn dán những lời này trên tấm gương trong phòng tắm để đọc hằng sáng mỗi khi cạo râu:

“Tôi buồn vì không có giầy
Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”.

Có lần, tôi hỏi Eddie Rickenbacker về bài học lớn nhất anh đã học được khi cùng những người đồng hành lênh đênh trên bè gỗ giữa Thái Bình Dương suốt 21 ngày, mất phương hướng và không mảy may nhìn thấy một tia hy vọng. Anh nói: “Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tò Time có đăng một bài báo viết về một trung sĩ bị thương trong trận Guadalcanal. Bị một mảnh đạn cối găm vào cổ họng, viên trung sĩ này đã phải truyền máu 7 lần. Anh viết cho bác sĩ một mẩu giấy hỏi: “Tôi sẽ sống chứ?”. Bác sĩ trả lời: “Đúng thế”. Anh lại viết một mẩu giấy khác: “Liệu tôi còn có thể nói được không?”. Một lần nữa anh lại nhận được câu trả lời có. Vậy là anh viết tiếp: “Thế thì tôi còn phải lo lắng về cái quái gì nữa chứ?”.

Tại sao bạn không dừng lại và tự hỏi: “Mình đang lo lắng về cái quái gì chứ?”. Có thể bạn sẽ thấy điều mình lo lắng là không cần thiết, thậm chí là vô lý.

Khoảng 90% những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp, chỉ khoảng 10% là không như mong đợi. Nếu muốn hạnh phúc, tất cả những gì chúng ta phải làm là chú tâm vào 99% những điều tốt đẹp, và bỏ qua 10% những điều bất hạnh. Còn nếu chúng ta cứ muốn chuốc lấy lo âu, cay cú và bệnh loét dạ dày thì hãy cứ tập trung vào 10% bất hạnh kia và bỏ qua 90% những điều tuyệt vời còn lại.

Jonathan Swift, tác giả của quyển Những cuộc phiêu lưu của Gulliver, là một người bi quan và chán chường bậc nhất trong nền văn học Anh. Ông thấy tiếc vì đã được sinh ra trên đời, đến nỗi ông thường mặc đồ đen và nhịn ăn vào mỗi dịp sinh nhật. Tuy nhiên, trong nỗi chán nản, người bi quan nhất trong nền văn học Anh này vẫn ca ngợi sức mạnh lớn lao mà sự vui vẻ và niềm hạnh phúc có thể mang lại cho sức khỏe của con người. Ông tuyên bố: “Những bác sĩ giỏi nhất thế gian là bác sĩ Ăn Kiêng, bác sĩ Thanh Thản và bác sĩ Vui Vẻ”.

Bạn và tôi có thể luôn hưởng được sự chăm sóc miễn phí của “bác sĩ Vui Vẻ” từng ngày, từng giờ, bằng cách lúc nào nghĩ đến những tài sản vô giá của mình – những tài sản còn vượt xa kho báu của Alibaba trong truyền thuyết. Liệu bạn có bán đi đôi mắt của mình để có được một tỷ đôla? Bạn sẽ chấp nhận lấy cái gì để đánh đổi đôi chân của bạn? Đôi tay của bạn? Thính lực của bạn? Những đứa con của bạn? Gia đình của bạn? Hãy cộng tất cả những tài sản đó, bạn sẽ thấy mình không bao giờ muốn đổi những gì đang có để lấy cả đống vàng của gia đình Rockefeller, Ford và nhà Morgan gộp lại.

Nhưng liệu chúng ta có biết trân trọng những gì mình đang có? À, dường như không. Như Schopenhauer đã nói: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu”. Vâng, ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu” là bi kịch lớn nhất trên đời. Nó có thể gây ra đau khổ còn nhiều hơn tất cả những cuộc chiến tranh và bệnh tật trong dòng lịch sử.

Nó khiến John Palmer sống ở Paterson, New Jersey, “từ một chàng trai dễ mến thành một ông già hay gắt gỏng” và suýt nữa phá hoại hạnh phúc gia đình của chính mình. Tôi biết điều đó, bởi chính anh đã kể cho tôi nghe:

“Không lâu sau ngày giải ngũ, tôi bắt đầu tự mình kinh doanh. Tôi làm việc cật lực ngày đêm. Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp thì rắc rối nảy sinh. Tôi không thể mua được nguyên vật liệu và cũng rất khó bán thành phẩm. Tôi sợ rằng mình phải từ bỏ công việc kinh doanh. Tôi lo lắng đến nỗi từ một chàng trai dễ mến trở thành một ông già hay gắt gỏng. Tôi trở nên cáu gắt và chua chát – lúc đó tôi không biết; nhưng giờ nghĩ lại mới thất suýt nữa tôi đã phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Rồi một ngày nọ, nhân viên của tôi – một cựu binh trẻ tuổi và tàn phế - nói với tôi: “Johnny này, anh nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình. Anh cư xử như thể mình là người duy nhất trên đời gặp rắc rối. Cứ cho là anh sẽ phải đóng cửa hàng một thời gian, thế thì đã sao? Anh có thể làm lại từ đầu khi mọi chuyện trở lại bình thường. Anh có nhiều thứ để trân trọng. Ấy thế mà nah luôn càu nhàu. Anh có biết tôi luôn ao ước được như anh biết chừng nào! Nhìn tôi đây này. Tôi chỉ còn một cánh tay, và một nửa gương mặt đã bị bắn nát, nhưng tôi đâu có phàn nàn: Nếu không ngừng ngay việc ca thán và cằn nhằn, anh sẽ mất đi không chỉ công việc kinh doanh của mình, mà cả sức khỏe, gia đình và bạn bè nữa!”.

Những lời khiển trách đó đã vực tôi dậy từ bờ vực thẳm. Chúng khiến tôi nhận ra mình giàu có đến mức nào. Ngay lúc đó tôi hạ quyết tâm sẽ thay đổi và trở lại chính mình trước kia – và tôi đã làm được”.

Một người bạn của tôi, Lucile Blanke cũng suýt nữa rơi vào bi kịch nếu cô không kịp nhận ra rằng phải biết hạnh phúc với những gì mình đang có, thay vì lo lắng về những gì mình không có.

Cách đây nhiều năm, tôi gặp Lucile khi cả hai chúng tôi cùng theo học viết truyện ngắn ở Đại học Columbia. Vài năm trước đó, cô đã gặp một cơn chấn động lớn trong đời. Khi ấy, cô đang sống ở Tuscon, Arizona. Câu chuyện cô kể cho tôi như sau:

“Ngày ấy tôi sống trong guồng quay của công việc: học organ ở Đại học Arizona, quản lý một phòng thanh nhạc trong nơi tôi sinh sống. Tối đến, tôi tham dự các bữa tiệc, khiêu vũ, cưỡi ngựa. Thế rồi, một buổi sáng, tôi quỵ ngã. Vì tim của tôi! Bác sĩ nói: “Cô sẽ phải nằm trên giường trong một năm, tĩnh dưỡng hoàn toàn”. Ông ấy thậm chí còn không động viên cho tôi tin rằng mình sẽ khỏe lại.

Nằm trên giường suốt một năm! Để thành kẻ tàn phế cũng có thể để chết! Tôi hoang mang cực độ. Tại sao điều này lại xảy đến với tôi? Tôi đã làm gì nên tội? Tôi than khóc và rên rỉ, trong lòng trào dâng cảm giác cay đắng và muốn nổi loạn. Nhưng tôi vẫn nằm nghỉ như lời khuyên của bác sĩ. Một người hàng xóm của tôi, họa sĩ Rudolf, nói với tôi: “Bây giờ cô đang cho rằng cả một năm nằm trên giường là một thảm kịch. Nhưng không phải thế đâu. Cô sẽ có thời gian để suy nghĩ và hiểu rõ mình hơn. Trong vài tháng tới, cô sẽ phát triển tâm hồn nhiều hơn tất cả quãng đời trước đó của cô”. Tôi trấn tĩnh lại, và cố gắng hoàn thiện những nhận thức về giá trị. Tôi đọc các sách truyền cảm hứng. Một hôm, tôi nghe phát thanh viên trên đài nói: “Bạn chỉ có thể thể hiện được những gì có trong chính tâm thức của bạn”. Tôi đã nghe những lời như thế nhiều lần trước đây, nhưng bây giờ chúng mới chạm được tới và bám rễ trong tâm trí tôi. Tôi quyết tâm sẽ chỉ sống với những suy nghĩ tích cực về niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe. Ngay khi thức dậy mỗi sáng, tôi ép bản thân phải nhắc lại những điều mình cần biết ơn. Thân thể tôi không đau đớn. Tôi có một đứa con gái nhỏ dễ thương. Tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy. Tôi được thưởng thức những bản nhạc hay trên đài, có thời gian đọc sách, có thức ăn ngon, bạn bè tốt, v.v. Tôi đã rất vui vẻ và có nhiều người tới thăm đến nối bác sĩ phải đặt một tấm biển quy định mỗi lần chỉ được một người vào thăm – và chỉ được vào những giờ nhất định.

Nhiều năm trôi qua và giờ đây, tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn và tích cực. Tôi rất biết ơn một năm dài năm trên giường ấy. Đó là năm hạnh phúc nhất và hữu ích nhất của tôi ở Arizona. Từ đó đến nay, tôi vẫn giữ thói quen mỗi ngày nghĩ về những điều tốt đẹp mà tôi đang có, và điều này đã trở thành một thói quen quý giá nhất của tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ vì chỉ mới học được cách sống khi suýt phải đối diện cái chết”.

Có thể nói, Lucile đã hiểu được bài học mà Tiến sĩ Samuel Johnson đã rút ra từ cách đây hơn 200 năm. Ông nói: “Thói quen nhìn mọi việc một cách tích cực còn quý giá hơn việc thu được 1.000 bảng mỗi năm”.

Những lời ấy được thốt ra không phải từ một người giàu có và quá ư lạc quan, mà từ một người đã từng nếm trải những lo âu, đói khát và nghèo túng trong 20 năm – và cuối cùng trở ghành một trong những nhà văn lỗi lạc thời đó.

Logan Pearsall Smith đã gói gọn trí tuệ uyên thâm của mình trong vài lời sau: “Có hai điều cần phải được trong cuộc sống: thứ nhất, có được những gì bạn muốn, và sau đó tận hưởng nó. Chỉ những người khôn ngoan nhất mới làm được điều thứ hai”.

Bạn có biết làm thế nào để khiến cho ngay cả việc rửa bát trong chậu cũng trở thành một trải nghiệm đáng nhớ? Vậy hãy đọc quyển sách về lòng can đảm đến khó tin của Borghild Dahl với nhan đề I want to see ( Tôi muốn nhìn thấy).

Cuốn sách là tác phẩm của một phụ nữ đã phải trải qua cảnh mù lòa suốt nửa thế kỷ. Bà kể: “Tôi chỉ còn một mắt với nhiều sẹo đến nỗi tôi phải nhìn mọi thứ qua một khe nhỏ bên mắt trái. Tôi chỉ có thể đọc sách bằng cách dí sát vào mặt và cố sức căng mắt về phía góc trái đó”.

Nhưng bà không hề than thân trách phận, cũng không muốn bị coi là “khác biệt”. Hồi nhỏ, bà rất muốn chơi nhảy lò cò với những đứa trẻ khác, nhưng lại không thể nhìn thấy những vạch kẻ. Vì thế, đợi các bạn về hết, bà liền xuống sân và vừa bò vừa kề sát mặt xuống đất để có thể nhìn thấy những đường kẻ. Nhờ cách đó, bà có thể nhớ nằm lòng từng khoảng sân chơi và không lâu sau đã trở thành một người chơi xuất sắc. Khi tập đọc ở nhà, bà cầm những quyển sách được in khổ to và dí sát mắt đến nỗi lông mi chạm cả vào trang sách. Cuối cùng, bà đã tốt nghiệp Đại học Minnersota và lấy thêm một bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia.
Công việc đầu tiên của bà là dạy học ở một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng Twin, bang Minnesota, và bà phấn đấu cho tới khi trở thành giáo sư về báo chí và văn học của Đại học Augustana ở Sioux Falls, South Dakota. Bà dạy ở đó trong 13 năm, giảng bài cho các câu lạc bộ của phụ nữ và nói chuyện qua radio về sách và các tác giả. Bà viết: “Trong ký ức của mình, tôi luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị mù hoàn toàn. Để vượt qua nỗi sợ hãi tràn đầy tiếng cười”.

Rồi vào năm 1943, khi đã 52 tuổi, một điều kỳ diệu đã xảy đến với Borghild Dahl: bà có thể nhìn rõ hơn trước 40 lần, sau một ca phẫu thuật ở bệnh viện chuyên khoa Mayo Clinic nổi tiếng.

Một thế giới mới mẻ, thú vị và đáng yêu mở ta trước mắt bà. Giờ đây, ngay cả việc rửa bát cũng khiến bà bồi hồi xúc động. Bà viết: “Tôi bắt đầu nghịch những bọt xà phòng trắng xóa. Tôi nhúng tay vào chậu và vớt lên những bong bóng và phòng bé nhỏ. Tôi hướng chúng về phía ánh sáng và có thể nhìn thấy trong đó là những sắc màu rực rỡ như cầu vồng”.

Khi nhìn qua ô cửa sổ phía trên bồn rửa bát, bà thấy “những chú chim sẻ đang vỗ những đôi cánh màu xám đen, bay trong làn tuyết rơi dày trắng xóa”.

Ngây ngất trước những bong bóng xà phòng và những chú chim sẻ, bà đã viết lời kết cho quyển sách của mình như sau: “Tôi thầm nhủ: Chúa tôn kính, Người trị vì Thiên Đàng, con cám ơn Ngài. Con cám ơn Ngài!”.

Đã khi nào chúng ta có ý nghĩ cảm ơn cuộc đời vì những điều ta vẫn cho là “tầm thường” đó chưa? Chắc là không. Thậm chí, tôi biết có nhiều người đã cảm thấy vô cùng khổ sở với những chiếc bong bóng xà phòng trong bồn rửa chén! Nếu thế thì chúng ta nên tự xấu hổ với chính mình. Chúng ta được sống trong một xứ sở thần tiên đẹp tuyệt vời là cuộc đời này, nhưng lại quá mù quáng mà không nhận ra điều đó, có lẽ vì quá đầy đủ nên không biết hưởng thụ nó.

Vậy thì giờ đây, bạn có thể ngừng lo lắng và bắt đầu sống thực sự khi làm theo nguyên tắc này:

Hãy nghĩ đến những điều may mắn mà bạn có được chứ không phải là những rắc rối!

Trích trong tập sách QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG của Dale Carnegie, Nguyễn Văn Phước dịch. 

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

Đăng lúc: Thứ năm - 02/05/2019 10:13 - Người đăng bài viết: menthanhgia
 
NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

“Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tôi biết Harold Abbott từ nhiều năm nay. Ông sống ở thành phố Webb, Missouri. Trước đây, ông từng là người quản lý công việc giảng dạy của tôi. Một ngày nọ, tôi gặp ông ở thành phố Kanas và mời ông về thăm trang trại của tôi ở Belton, Missourri. Trong chuyến đi đó, tôi đã hỏi ông làm thế nào để không phải lo lắng và được ông kể cho nghe một câu chuyện thú vị mà tôi không bao giờ quên. Ông nói:

“Trước đây, tôi rất hay lo lắng, nhưng vào một ngày mùa xuân năm 1934, khi đang đi dạo trên đường West Dougherty, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi điều âu lo trong tâm tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10 giây, nhưng trong 10 giây đó, tôi đã học được cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong suốt 10 năm.

Hai năm trước đó, tôi có mở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb. Cửa hàng này không chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà con mắc một khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết. Lúc đó, cửa hàng tạp hóa của tôi vừa mới đóng cửa vào thứ Bảy tuần trước; và tôi đang chuẩn bị đến ngân hàng Merchants và Miners vay tiền trước khi đi Kanas tìm việc. Tôi cất bước nặng nề như người vừa bại trận, hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu. Rồi đột nhiên, tôi thấy có một người đang đi dọc con đường – người ấy không có chân. Ông ngồi trên một cái bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng hai thanh gỗ cầm ở tay đẩy mình tiến về phái trước. Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc người lên cao vài centimet để lên vỉa hè. Khi ghếch cái bục gỗ nhỏ lên, ông bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói: “Xin chào, thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?” Nhìn người đàn ông đó, tôi chợt nhận ra mình thât giàu có. Tôi còn cả hai chân và có thể đi lại dễ dàng. Tôi cảm thấy xấu hổi vì đã tự than thân trách phận quá nhiều. Tôi tự nhủ nếu người đàn ông khia không có chân mà vẫn sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc, thì tôi – với đôi chân lành lặn – chắc chắn sẽ làm được như thế. Tôi thấy mình thở mạnh. Tôi đã định vay ngân hàng Merchants và Miners chỉ 100 đôla. Nhưng lúc đó tôi đã có đủ can đảm để hỏi vay 200. Tôi đã định chỉ nói rằng mình muốn đến Kanas để cố gắng tìm một công việc. Nhưng giờ đây tôi đã tự tin tuyên bố rằng mình muốn đến thành phố Kanas để có một công việc. Tôi đã vay được tiền; và tôi cũng có được việc làm.

Hiện tôi vẫn dán những lời này trên tấm gương trong phòng tắm để đọc hằng sáng mỗi khi cạo râu:

“Tôi buồn vì không có giầy
Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”.

Có lần, tôi hỏi Eddie Rickenbacker về bài học lớn nhất anh đã học được khi cùng những người đồng hành lênh đênh trên bè gỗ giữa Thái Bình Dương suốt 21 ngày, mất phương hướng và không mảy may nhìn thấy một tia hy vọng. Anh nói: “Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tò Time có đăng một bài báo viết về một trung sĩ bị thương trong trận Guadalcanal. Bị một mảnh đạn cối găm vào cổ họng, viên trung sĩ này đã phải truyền máu 7 lần. Anh viết cho bác sĩ một mẩu giấy hỏi: “Tôi sẽ sống chứ?”. Bác sĩ trả lời: “Đúng thế”. Anh lại viết một mẩu giấy khác: “Liệu tôi còn có thể nói được không?”. Một lần nữa anh lại nhận được câu trả lời có. Vậy là anh viết tiếp: “Thế thì tôi còn phải lo lắng về cái quái gì nữa chứ?”.

Tại sao bạn không dừng lại và tự hỏi: “Mình đang lo lắng về cái quái gì chứ?”. Có thể bạn sẽ thấy điều mình lo lắng là không cần thiết, thậm chí là vô lý.

Khoảng 90% những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp, chỉ khoảng 10% là không như mong đợi. Nếu muốn hạnh phúc, tất cả những gì chúng ta phải làm là chú tâm vào 99% những điều tốt đẹp, và bỏ qua 10% những điều bất hạnh. Còn nếu chúng ta cứ muốn chuốc lấy lo âu, cay cú và bệnh loét dạ dày thì hãy cứ tập trung vào 10% bất hạnh kia và bỏ qua 90% những điều tuyệt vời còn lại.

Jonathan Swift, tác giả của quyển Những cuộc phiêu lưu của Gulliver, là một người bi quan và chán chường bậc nhất trong nền văn học Anh. Ông thấy tiếc vì đã được sinh ra trên đời, đến nỗi ông thường mặc đồ đen và nhịn ăn vào mỗi dịp sinh nhật. Tuy nhiên, trong nỗi chán nản, người bi quan nhất trong nền văn học Anh này vẫn ca ngợi sức mạnh lớn lao mà sự vui vẻ và niềm hạnh phúc có thể mang lại cho sức khỏe của con người. Ông tuyên bố: “Những bác sĩ giỏi nhất thế gian là bác sĩ Ăn Kiêng, bác sĩ Thanh Thản và bác sĩ Vui Vẻ”.

Bạn và tôi có thể luôn hưởng được sự chăm sóc miễn phí của “bác sĩ Vui Vẻ” từng ngày, từng giờ, bằng cách lúc nào nghĩ đến những tài sản vô giá của mình – những tài sản còn vượt xa kho báu của Alibaba trong truyền thuyết. Liệu bạn có bán đi đôi mắt của mình để có được một tỷ đôla? Bạn sẽ chấp nhận lấy cái gì để đánh đổi đôi chân của bạn? Đôi tay của bạn? Thính lực của bạn? Những đứa con của bạn? Gia đình của bạn? Hãy cộng tất cả những tài sản đó, bạn sẽ thấy mình không bao giờ muốn đổi những gì đang có để lấy cả đống vàng của gia đình Rockefeller, Ford và nhà Morgan gộp lại.

Nhưng liệu chúng ta có biết trân trọng những gì mình đang có? À, dường như không. Như Schopenhauer đã nói: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu”. Vâng, ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu” là bi kịch lớn nhất trên đời. Nó có thể gây ra đau khổ còn nhiều hơn tất cả những cuộc chiến tranh và bệnh tật trong dòng lịch sử.

Nó khiến John Palmer sống ở Paterson, New Jersey, “từ một chàng trai dễ mến thành một ông già hay gắt gỏng” và suýt nữa phá hoại hạnh phúc gia đình của chính mình. Tôi biết điều đó, bởi chính anh đã kể cho tôi nghe:

“Không lâu sau ngày giải ngũ, tôi bắt đầu tự mình kinh doanh. Tôi làm việc cật lực ngày đêm. Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp thì rắc rối nảy sinh. Tôi không thể mua được nguyên vật liệu và cũng rất khó bán thành phẩm. Tôi sợ rằng mình phải từ bỏ công việc kinh doanh. Tôi lo lắng đến nỗi từ một chàng trai dễ mến trở thành một ông già hay gắt gỏng. Tôi trở nên cáu gắt và chua chát – lúc đó tôi không biết; nhưng giờ nghĩ lại mới thất suýt nữa tôi đã phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Rồi một ngày nọ, nhân viên của tôi – một cựu binh trẻ tuổi và tàn phế - nói với tôi: “Johnny này, anh nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình. Anh cư xử như thể mình là người duy nhất trên đời gặp rắc rối. Cứ cho là anh sẽ phải đóng cửa hàng một thời gian, thế thì đã sao? Anh có thể làm lại từ đầu khi mọi chuyện trở lại bình thường. Anh có nhiều thứ để trân trọng. Ấy thế mà nah luôn càu nhàu. Anh có biết tôi luôn ao ước được như anh biết chừng nào! Nhìn tôi đây này. Tôi chỉ còn một cánh tay, và một nửa gương mặt đã bị bắn nát, nhưng tôi đâu có phàn nàn: Nếu không ngừng ngay việc ca thán và cằn nhằn, anh sẽ mất đi không chỉ công việc kinh doanh của mình, mà cả sức khỏe, gia đình và bạn bè nữa!”.

Những lời khiển trách đó đã vực tôi dậy từ bờ vực thẳm. Chúng khiến tôi nhận ra mình giàu có đến mức nào. Ngay lúc đó tôi hạ quyết tâm sẽ thay đổi và trở lại chính mình trước kia – và tôi đã làm được”.

Một người bạn của tôi, Lucile Blanke cũng suýt nữa rơi vào bi kịch nếu cô không kịp nhận ra rằng phải biết hạnh phúc với những gì mình đang có, thay vì lo lắng về những gì mình không có.

Cách đây nhiều năm, tôi gặp Lucile khi cả hai chúng tôi cùng theo học viết truyện ngắn ở Đại học Columbia. Vài năm trước đó, cô đã gặp một cơn chấn động lớn trong đời. Khi ấy, cô đang sống ở Tuscon, Arizona. Câu chuyện cô kể cho tôi như sau:

“Ngày ấy tôi sống trong guồng quay của công việc: học organ ở Đại học Arizona, quản lý một phòng thanh nhạc trong nơi tôi sinh sống. Tối đến, tôi tham dự các bữa tiệc, khiêu vũ, cưỡi ngựa. Thế rồi, một buổi sáng, tôi quỵ ngã. Vì tim của tôi! Bác sĩ nói: “Cô sẽ phải nằm trên giường trong một năm, tĩnh dưỡng hoàn toàn”. Ông ấy thậm chí còn không động viên cho tôi tin rằng mình sẽ khỏe lại.

Nằm trên giường suốt một năm! Để thành kẻ tàn phế cũng có thể để chết! Tôi hoang mang cực độ. Tại sao điều này lại xảy đến với tôi? Tôi đã làm gì nên tội? Tôi than khóc và rên rỉ, trong lòng trào dâng cảm giác cay đắng và muốn nổi loạn. Nhưng tôi vẫn nằm nghỉ như lời khuyên của bác sĩ. Một người hàng xóm của tôi, họa sĩ Rudolf, nói với tôi: “Bây giờ cô đang cho rằng cả một năm nằm trên giường là một thảm kịch. Nhưng không phải thế đâu. Cô sẽ có thời gian để suy nghĩ và hiểu rõ mình hơn. Trong vài tháng tới, cô sẽ phát triển tâm hồn nhiều hơn tất cả quãng đời trước đó của cô”. Tôi trấn tĩnh lại, và cố gắng hoàn thiện những nhận thức về giá trị. Tôi đọc các sách truyền cảm hứng. Một hôm, tôi nghe phát thanh viên trên đài nói: “Bạn chỉ có thể thể hiện được những gì có trong chính tâm thức của bạn”. Tôi đã nghe những lời như thế nhiều lần trước đây, nhưng bây giờ chúng mới chạm được tới và bám rễ trong tâm trí tôi. Tôi quyết tâm sẽ chỉ sống với những suy nghĩ tích cực về niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe. Ngay khi thức dậy mỗi sáng, tôi ép bản thân phải nhắc lại những điều mình cần biết ơn. Thân thể tôi không đau đớn. Tôi có một đứa con gái nhỏ dễ thương. Tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy. Tôi được thưởng thức những bản nhạc hay trên đài, có thời gian đọc sách, có thức ăn ngon, bạn bè tốt, v.v. Tôi đã rất vui vẻ và có nhiều người tới thăm đến nối bác sĩ phải đặt một tấm biển quy định mỗi lần chỉ được một người vào thăm – và chỉ được vào những giờ nhất định.

Nhiều năm trôi qua và giờ đây, tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn và tích cực. Tôi rất biết ơn một năm dài năm trên giường ấy. Đó là năm hạnh phúc nhất và hữu ích nhất của tôi ở Arizona. Từ đó đến nay, tôi vẫn giữ thói quen mỗi ngày nghĩ về những điều tốt đẹp mà tôi đang có, và điều này đã trở thành một thói quen quý giá nhất của tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ vì chỉ mới học được cách sống khi suýt phải đối diện cái chết”.

Có thể nói, Lucile đã hiểu được bài học mà Tiến sĩ Samuel Johnson đã rút ra từ cách đây hơn 200 năm. Ông nói: “Thói quen nhìn mọi việc một cách tích cực còn quý giá hơn việc thu được 1.000 bảng mỗi năm”.

Những lời ấy được thốt ra không phải từ một người giàu có và quá ư lạc quan, mà từ một người đã từng nếm trải những lo âu, đói khát và nghèo túng trong 20 năm – và cuối cùng trở ghành một trong những nhà văn lỗi lạc thời đó.

Logan Pearsall Smith đã gói gọn trí tuệ uyên thâm của mình trong vài lời sau: “Có hai điều cần phải được trong cuộc sống: thứ nhất, có được những gì bạn muốn, và sau đó tận hưởng nó. Chỉ những người khôn ngoan nhất mới làm được điều thứ hai”.

Bạn có biết làm thế nào để khiến cho ngay cả việc rửa bát trong chậu cũng trở thành một trải nghiệm đáng nhớ? Vậy hãy đọc quyển sách về lòng can đảm đến khó tin của Borghild Dahl với nhan đề I want to see ( Tôi muốn nhìn thấy).

Cuốn sách là tác phẩm của một phụ nữ đã phải trải qua cảnh mù lòa suốt nửa thế kỷ. Bà kể: “Tôi chỉ còn một mắt với nhiều sẹo đến nỗi tôi phải nhìn mọi thứ qua một khe nhỏ bên mắt trái. Tôi chỉ có thể đọc sách bằng cách dí sát vào mặt và cố sức căng mắt về phía góc trái đó”.

Nhưng bà không hề than thân trách phận, cũng không muốn bị coi là “khác biệt”. Hồi nhỏ, bà rất muốn chơi nhảy lò cò với những đứa trẻ khác, nhưng lại không thể nhìn thấy những vạch kẻ. Vì thế, đợi các bạn về hết, bà liền xuống sân và vừa bò vừa kề sát mặt xuống đất để có thể nhìn thấy những đường kẻ. Nhờ cách đó, bà có thể nhớ nằm lòng từng khoảng sân chơi và không lâu sau đã trở thành một người chơi xuất sắc. Khi tập đọc ở nhà, bà cầm những quyển sách được in khổ to và dí sát mắt đến nỗi lông mi chạm cả vào trang sách. Cuối cùng, bà đã tốt nghiệp Đại học Minnersota và lấy thêm một bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia.
Công việc đầu tiên của bà là dạy học ở một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng Twin, bang Minnesota, và bà phấn đấu cho tới khi trở thành giáo sư về báo chí và văn học của Đại học Augustana ở Sioux Falls, South Dakota. Bà dạy ở đó trong 13 năm, giảng bài cho các câu lạc bộ của phụ nữ và nói chuyện qua radio về sách và các tác giả. Bà viết: “Trong ký ức của mình, tôi luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị mù hoàn toàn. Để vượt qua nỗi sợ hãi tràn đầy tiếng cười”.

Rồi vào năm 1943, khi đã 52 tuổi, một điều kỳ diệu đã xảy đến với Borghild Dahl: bà có thể nhìn rõ hơn trước 40 lần, sau một ca phẫu thuật ở bệnh viện chuyên khoa Mayo Clinic nổi tiếng.

Một thế giới mới mẻ, thú vị và đáng yêu mở ta trước mắt bà. Giờ đây, ngay cả việc rửa bát cũng khiến bà bồi hồi xúc động. Bà viết: “Tôi bắt đầu nghịch những bọt xà phòng trắng xóa. Tôi nhúng tay vào chậu và vớt lên những bong bóng và phòng bé nhỏ. Tôi hướng chúng về phía ánh sáng và có thể nhìn thấy trong đó là những sắc màu rực rỡ như cầu vồng”.

Khi nhìn qua ô cửa sổ phía trên bồn rửa bát, bà thấy “những chú chim sẻ đang vỗ những đôi cánh màu xám đen, bay trong làn tuyết rơi dày trắng xóa”.

Ngây ngất trước những bong bóng xà phòng và những chú chim sẻ, bà đã viết lời kết cho quyển sách của mình như sau: “Tôi thầm nhủ: Chúa tôn kính, Người trị vì Thiên Đàng, con cám ơn Ngài. Con cám ơn Ngài!”.

Đã khi nào chúng ta có ý nghĩ cảm ơn cuộc đời vì những điều ta vẫn cho là “tầm thường” đó chưa? Chắc là không. Thậm chí, tôi biết có nhiều người đã cảm thấy vô cùng khổ sở với những chiếc bong bóng xà phòng trong bồn rửa chén! Nếu thế thì chúng ta nên tự xấu hổ với chính mình. Chúng ta được sống trong một xứ sở thần tiên đẹp tuyệt vời là cuộc đời này, nhưng lại quá mù quáng mà không nhận ra điều đó, có lẽ vì quá đầy đủ nên không biết hưởng thụ nó.

Vậy thì giờ đây, bạn có thể ngừng lo lắng và bắt đầu sống thực sự khi làm theo nguyên tắc này:

Hãy nghĩ đến những điều may mắn mà bạn có được chứ không phải là những rắc rối!

Trích trong tập sách QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG của Dale Carnegie, Nguyễn Văn Phước dịch. 

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

Đăng lúc: Thứ năm - 02/05/2019 10:13 - Người đăng bài viết: menthanhgia
 
NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

“Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tôi biết Harold Abbott từ nhiều năm nay. Ông sống ở thành phố Webb, Missouri. Trước đây, ông từng là người quản lý công việc giảng dạy của tôi. Một ngày nọ, tôi gặp ông ở thành phố Kanas và mời ông về thăm trang trại của tôi ở Belton, Missourri. Trong chuyến đi đó, tôi đã hỏi ông làm thế nào để không phải lo lắng và được ông kể cho nghe một câu chuyện thú vị mà tôi không bao giờ quên. Ông nói:

“Trước đây, tôi rất hay lo lắng, nhưng vào một ngày mùa xuân năm 1934, khi đang đi dạo trên đường West Dougherty, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi điều âu lo trong tâm tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10 giây, nhưng trong 10 giây đó, tôi đã học được cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong suốt 10 năm.

Hai năm trước đó, tôi có mở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb. Cửa hàng này không chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà con mắc một khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết. Lúc đó, cửa hàng tạp hóa của tôi vừa mới đóng cửa vào thứ Bảy tuần trước; và tôi đang chuẩn bị đến ngân hàng Merchants và Miners vay tiền trước khi đi Kanas tìm việc. Tôi cất bước nặng nề như người vừa bại trận, hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu. Rồi đột nhiên, tôi thấy có một người đang đi dọc con đường – người ấy không có chân. Ông ngồi trên một cái bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng hai thanh gỗ cầm ở tay đẩy mình tiến về phái trước. Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc người lên cao vài centimet để lên vỉa hè. Khi ghếch cái bục gỗ nhỏ lên, ông bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói: “Xin chào, thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?” Nhìn người đàn ông đó, tôi chợt nhận ra mình thât giàu có. Tôi còn cả hai chân và có thể đi lại dễ dàng. Tôi cảm thấy xấu hổi vì đã tự than thân trách phận quá nhiều. Tôi tự nhủ nếu người đàn ông khia không có chân mà vẫn sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc, thì tôi – với đôi chân lành lặn – chắc chắn sẽ làm được như thế. Tôi thấy mình thở mạnh. Tôi đã định vay ngân hàng Merchants và Miners chỉ 100 đôla. Nhưng lúc đó tôi đã có đủ can đảm để hỏi vay 200. Tôi đã định chỉ nói rằng mình muốn đến Kanas để cố gắng tìm một công việc. Nhưng giờ đây tôi đã tự tin tuyên bố rằng mình muốn đến thành phố Kanas để có một công việc. Tôi đã vay được tiền; và tôi cũng có được việc làm.

Hiện tôi vẫn dán những lời này trên tấm gương trong phòng tắm để đọc hằng sáng mỗi khi cạo râu:

“Tôi buồn vì không có giầy
Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”.

Có lần, tôi hỏi Eddie Rickenbacker về bài học lớn nhất anh đã học được khi cùng những người đồng hành lênh đênh trên bè gỗ giữa Thái Bình Dương suốt 21 ngày, mất phương hướng và không mảy may nhìn thấy một tia hy vọng. Anh nói: “Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tò Time có đăng một bài báo viết về một trung sĩ bị thương trong trận Guadalcanal. Bị một mảnh đạn cối găm vào cổ họng, viên trung sĩ này đã phải truyền máu 7 lần. Anh viết cho bác sĩ một mẩu giấy hỏi: “Tôi sẽ sống chứ?”. Bác sĩ trả lời: “Đúng thế”. Anh lại viết một mẩu giấy khác: “Liệu tôi còn có thể nói được không?”. Một lần nữa anh lại nhận được câu trả lời có. Vậy là anh viết tiếp: “Thế thì tôi còn phải lo lắng về cái quái gì nữa chứ?”.

Tại sao bạn không dừng lại và tự hỏi: “Mình đang lo lắng về cái quái gì chứ?”. Có thể bạn sẽ thấy điều mình lo lắng là không cần thiết, thậm chí là vô lý.

Khoảng 90% những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp, chỉ khoảng 10% là không như mong đợi. Nếu muốn hạnh phúc, tất cả những gì chúng ta phải làm là chú tâm vào 99% những điều tốt đẹp, và bỏ qua 10% những điều bất hạnh. Còn nếu chúng ta cứ muốn chuốc lấy lo âu, cay cú và bệnh loét dạ dày thì hãy cứ tập trung vào 10% bất hạnh kia và bỏ qua 90% những điều tuyệt vời còn lại.

Jonathan Swift, tác giả của quyển Những cuộc phiêu lưu của Gulliver, là một người bi quan và chán chường bậc nhất trong nền văn học Anh. Ông thấy tiếc vì đã được sinh ra trên đời, đến nỗi ông thường mặc đồ đen và nhịn ăn vào mỗi dịp sinh nhật. Tuy nhiên, trong nỗi chán nản, người bi quan nhất trong nền văn học Anh này vẫn ca ngợi sức mạnh lớn lao mà sự vui vẻ và niềm hạnh phúc có thể mang lại cho sức khỏe của con người. Ông tuyên bố: “Những bác sĩ giỏi nhất thế gian là bác sĩ Ăn Kiêng, bác sĩ Thanh Thản và bác sĩ Vui Vẻ”.

Bạn và tôi có thể luôn hưởng được sự chăm sóc miễn phí của “bác sĩ Vui Vẻ” từng ngày, từng giờ, bằng cách lúc nào nghĩ đến những tài sản vô giá của mình – những tài sản còn vượt xa kho báu của Alibaba trong truyền thuyết. Liệu bạn có bán đi đôi mắt của mình để có được một tỷ đôla? Bạn sẽ chấp nhận lấy cái gì để đánh đổi đôi chân của bạn? Đôi tay của bạn? Thính lực của bạn? Những đứa con của bạn? Gia đình của bạn? Hãy cộng tất cả những tài sản đó, bạn sẽ thấy mình không bao giờ muốn đổi những gì đang có để lấy cả đống vàng của gia đình Rockefeller, Ford và nhà Morgan gộp lại.

Nhưng liệu chúng ta có biết trân trọng những gì mình đang có? À, dường như không. Như Schopenhauer đã nói: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu”. Vâng, ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu” là bi kịch lớn nhất trên đời. Nó có thể gây ra đau khổ còn nhiều hơn tất cả những cuộc chiến tranh và bệnh tật trong dòng lịch sử.

Nó khiến John Palmer sống ở Paterson, New Jersey, “từ một chàng trai dễ mến thành một ông già hay gắt gỏng” và suýt nữa phá hoại hạnh phúc gia đình của chính mình. Tôi biết điều đó, bởi chính anh đã kể cho tôi nghe:

“Không lâu sau ngày giải ngũ, tôi bắt đầu tự mình kinh doanh. Tôi làm việc cật lực ngày đêm. Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp thì rắc rối nảy sinh. Tôi không thể mua được nguyên vật liệu và cũng rất khó bán thành phẩm. Tôi sợ rằng mình phải từ bỏ công việc kinh doanh. Tôi lo lắng đến nỗi từ một chàng trai dễ mến trở thành một ông già hay gắt gỏng. Tôi trở nên cáu gắt và chua chát – lúc đó tôi không biết; nhưng giờ nghĩ lại mới thất suýt nữa tôi đã phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Rồi một ngày nọ, nhân viên của tôi – một cựu binh trẻ tuổi và tàn phế - nói với tôi: “Johnny này, anh nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình. Anh cư xử như thể mình là người duy nhất trên đời gặp rắc rối. Cứ cho là anh sẽ phải đóng cửa hàng một thời gian, thế thì đã sao? Anh có thể làm lại từ đầu khi mọi chuyện trở lại bình thường. Anh có nhiều thứ để trân trọng. Ấy thế mà nah luôn càu nhàu. Anh có biết tôi luôn ao ước được như anh biết chừng nào! Nhìn tôi đây này. Tôi chỉ còn một cánh tay, và một nửa gương mặt đã bị bắn nát, nhưng tôi đâu có phàn nàn: Nếu không ngừng ngay việc ca thán và cằn nhằn, anh sẽ mất đi không chỉ công việc kinh doanh của mình, mà cả sức khỏe, gia đình và bạn bè nữa!”.

Những lời khiển trách đó đã vực tôi dậy từ bờ vực thẳm. Chúng khiến tôi nhận ra mình giàu có đến mức nào. Ngay lúc đó tôi hạ quyết tâm sẽ thay đổi và trở lại chính mình trước kia – và tôi đã làm được”.

Một người bạn của tôi, Lucile Blanke cũng suýt nữa rơi vào bi kịch nếu cô không kịp nhận ra rằng phải biết hạnh phúc với những gì mình đang có, thay vì lo lắng về những gì mình không có.

Cách đây nhiều năm, tôi gặp Lucile khi cả hai chúng tôi cùng theo học viết truyện ngắn ở Đại học Columbia. Vài năm trước đó, cô đã gặp một cơn chấn động lớn trong đời. Khi ấy, cô đang sống ở Tuscon, Arizona. Câu chuyện cô kể cho tôi như sau:

“Ngày ấy tôi sống trong guồng quay của công việc: học organ ở Đại học Arizona, quản lý một phòng thanh nhạc trong nơi tôi sinh sống. Tối đến, tôi tham dự các bữa tiệc, khiêu vũ, cưỡi ngựa. Thế rồi, một buổi sáng, tôi quỵ ngã. Vì tim của tôi! Bác sĩ nói: “Cô sẽ phải nằm trên giường trong một năm, tĩnh dưỡng hoàn toàn”. Ông ấy thậm chí còn không động viên cho tôi tin rằng mình sẽ khỏe lại.

Nằm trên giường suốt một năm! Để thành kẻ tàn phế cũng có thể để chết! Tôi hoang mang cực độ. Tại sao điều này lại xảy đến với tôi? Tôi đã làm gì nên tội? Tôi than khóc và rên rỉ, trong lòng trào dâng cảm giác cay đắng và muốn nổi loạn. Nhưng tôi vẫn nằm nghỉ như lời khuyên của bác sĩ. Một người hàng xóm của tôi, họa sĩ Rudolf, nói với tôi: “Bây giờ cô đang cho rằng cả một năm nằm trên giường là một thảm kịch. Nhưng không phải thế đâu. Cô sẽ có thời gian để suy nghĩ và hiểu rõ mình hơn. Trong vài tháng tới, cô sẽ phát triển tâm hồn nhiều hơn tất cả quãng đời trước đó của cô”. Tôi trấn tĩnh lại, và cố gắng hoàn thiện những nhận thức về giá trị. Tôi đọc các sách truyền cảm hứng. Một hôm, tôi nghe phát thanh viên trên đài nói: “Bạn chỉ có thể thể hiện được những gì có trong chính tâm thức của bạn”. Tôi đã nghe những lời như thế nhiều lần trước đây, nhưng bây giờ chúng mới chạm được tới và bám rễ trong tâm trí tôi. Tôi quyết tâm sẽ chỉ sống với những suy nghĩ tích cực về niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe. Ngay khi thức dậy mỗi sáng, tôi ép bản thân phải nhắc lại những điều mình cần biết ơn. Thân thể tôi không đau đớn. Tôi có một đứa con gái nhỏ dễ thương. Tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy. Tôi được thưởng thức những bản nhạc hay trên đài, có thời gian đọc sách, có thức ăn ngon, bạn bè tốt, v.v. Tôi đã rất vui vẻ và có nhiều người tới thăm đến nối bác sĩ phải đặt một tấm biển quy định mỗi lần chỉ được một người vào thăm – và chỉ được vào những giờ nhất định.

Nhiều năm trôi qua và giờ đây, tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn và tích cực. Tôi rất biết ơn một năm dài năm trên giường ấy. Đó là năm hạnh phúc nhất và hữu ích nhất của tôi ở Arizona. Từ đó đến nay, tôi vẫn giữ thói quen mỗi ngày nghĩ về những điều tốt đẹp mà tôi đang có, và điều này đã trở thành một thói quen quý giá nhất của tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ vì chỉ mới học được cách sống khi suýt phải đối diện cái chết”.

Có thể nói, Lucile đã hiểu được bài học mà Tiến sĩ Samuel Johnson đã rút ra từ cách đây hơn 200 năm. Ông nói: “Thói quen nhìn mọi việc một cách tích cực còn quý giá hơn việc thu được 1.000 bảng mỗi năm”.

Những lời ấy được thốt ra không phải từ một người giàu có và quá ư lạc quan, mà từ một người đã từng nếm trải những lo âu, đói khát và nghèo túng trong 20 năm – và cuối cùng trở ghành một trong những nhà văn lỗi lạc thời đó.

Logan Pearsall Smith đã gói gọn trí tuệ uyên thâm của mình trong vài lời sau: “Có hai điều cần phải được trong cuộc sống: thứ nhất, có được những gì bạn muốn, và sau đó tận hưởng nó. Chỉ những người khôn ngoan nhất mới làm được điều thứ hai”.

Bạn có biết làm thế nào để khiến cho ngay cả việc rửa bát trong chậu cũng trở thành một trải nghiệm đáng nhớ? Vậy hãy đọc quyển sách về lòng can đảm đến khó tin của Borghild Dahl với nhan đề I want to see ( Tôi muốn nhìn thấy).

Cuốn sách là tác phẩm của một phụ nữ đã phải trải qua cảnh mù lòa suốt nửa thế kỷ. Bà kể: “Tôi chỉ còn một mắt với nhiều sẹo đến nỗi tôi phải nhìn mọi thứ qua một khe nhỏ bên mắt trái. Tôi chỉ có thể đọc sách bằng cách dí sát vào mặt và cố sức căng mắt về phía góc trái đó”.

Nhưng bà không hề than thân trách phận, cũng không muốn bị coi là “khác biệt”. Hồi nhỏ, bà rất muốn chơi nhảy lò cò với những đứa trẻ khác, nhưng lại không thể nhìn thấy những vạch kẻ. Vì thế, đợi các bạn về hết, bà liền xuống sân và vừa bò vừa kề sát mặt xuống đất để có thể nhìn thấy những đường kẻ. Nhờ cách đó, bà có thể nhớ nằm lòng từng khoảng sân chơi và không lâu sau đã trở thành một người chơi xuất sắc. Khi tập đọc ở nhà, bà cầm những quyển sách được in khổ to và dí sát mắt đến nỗi lông mi chạm cả vào trang sách. Cuối cùng, bà đã tốt nghiệp Đại học Minnersota và lấy thêm một bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia.
Công việc đầu tiên của bà là dạy học ở một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng Twin, bang Minnesota, và bà phấn đấu cho tới khi trở thành giáo sư về báo chí và văn học của Đại học Augustana ở Sioux Falls, South Dakota. Bà dạy ở đó trong 13 năm, giảng bài cho các câu lạc bộ của phụ nữ và nói chuyện qua radio về sách và các tác giả. Bà viết: “Trong ký ức của mình, tôi luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị mù hoàn toàn. Để vượt qua nỗi sợ hãi tràn đầy tiếng cười”.

Rồi vào năm 1943, khi đã 52 tuổi, một điều kỳ diệu đã xảy đến với Borghild Dahl: bà có thể nhìn rõ hơn trước 40 lần, sau một ca phẫu thuật ở bệnh viện chuyên khoa Mayo Clinic nổi tiếng.

Một thế giới mới mẻ, thú vị và đáng yêu mở ta trước mắt bà. Giờ đây, ngay cả việc rửa bát cũng khiến bà bồi hồi xúc động. Bà viết: “Tôi bắt đầu nghịch những bọt xà phòng trắng xóa. Tôi nhúng tay vào chậu và vớt lên những bong bóng và phòng bé nhỏ. Tôi hướng chúng về phía ánh sáng và có thể nhìn thấy trong đó là những sắc màu rực rỡ như cầu vồng”.

Khi nhìn qua ô cửa sổ phía trên bồn rửa bát, bà thấy “những chú chim sẻ đang vỗ những đôi cánh màu xám đen, bay trong làn tuyết rơi dày trắng xóa”.

Ngây ngất trước những bong bóng xà phòng và những chú chim sẻ, bà đã viết lời kết cho quyển sách của mình như sau: “Tôi thầm nhủ: Chúa tôn kính, Người trị vì Thiên Đàng, con cám ơn Ngài. Con cám ơn Ngài!”.

Đã khi nào chúng ta có ý nghĩ cảm ơn cuộc đời vì những điều ta vẫn cho là “tầm thường” đó chưa? Chắc là không. Thậm chí, tôi biết có nhiều người đã cảm thấy vô cùng khổ sở với những chiếc bong bóng xà phòng trong bồn rửa chén! Nếu thế thì chúng ta nên tự xấu hổ với chính mình. Chúng ta được sống trong một xứ sở thần tiên đẹp tuyệt vời là cuộc đời này, nhưng lại quá mù quáng mà không nhận ra điều đó, có lẽ vì quá đầy đủ nên không biết hưởng thụ nó.

Vậy thì giờ đây, bạn có thể ngừng lo lắng và bắt đầu sống thực sự khi làm theo nguyên tắc này:

Hãy nghĩ đến những điều may mắn mà bạn có được chứ không phải là những rắc rối!

Trích trong tập sách QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG của Dale Carnegie, Nguyễn Văn Phước dịch. 

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

Đăng lúc: Thứ năm - 02/05/2019 10:13 - Người đăng bài viết: menthanhgia
 
NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

NHỮNG GÌ BẠN CÓ QUÝ HƠN HÀNG TRIỆU ĐÔLA

“Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tôi biết Harold Abbott từ nhiều năm nay. Ông sống ở thành phố Webb, Missouri. Trước đây, ông từng là người quản lý công việc giảng dạy của tôi. Một ngày nọ, tôi gặp ông ở thành phố Kanas và mời ông về thăm trang trại của tôi ở Belton, Missourri. Trong chuyến đi đó, tôi đã hỏi ông làm thế nào để không phải lo lắng và được ông kể cho nghe một câu chuyện thú vị mà tôi không bao giờ quên. Ông nói:

“Trước đây, tôi rất hay lo lắng, nhưng vào một ngày mùa xuân năm 1934, khi đang đi dạo trên đường West Dougherty, tôi đã chứng kiến một cảnh tượng làm tan đi mọi điều âu lo trong tâm tưởng. Chuyện chỉ xảy ra trong vòng 10 giây, nhưng trong 10 giây đó, tôi đã học được cách sống còn nhiều hơn những gì đã học được trong suốt 10 năm.

Hai năm trước đó, tôi có mở một cửa hàng tạp hóa ở thành phố Webb. Cửa hàng này không chỉ làm tôi thua lỗ toàn bộ số tiền tiết kiệm mà con mắc một khoản nợ đến 7 năm sau mới trả hết. Lúc đó, cửa hàng tạp hóa của tôi vừa mới đóng cửa vào thứ Bảy tuần trước; và tôi đang chuẩn bị đến ngân hàng Merchants và Miners vay tiền trước khi đi Kanas tìm việc. Tôi cất bước nặng nề như người vừa bại trận, hoàn toàn mất hết niềm tin và ý chí chiến đấu. Rồi đột nhiên, tôi thấy có một người đang đi dọc con đường – người ấy không có chân. Ông ngồi trên một cái bục gỗ nhỏ có gắn những bánh xe lăn và dùng hai thanh gỗ cầm ở tay đẩy mình tiến về phái trước. Tôi nhìn thấy ông đúng lúc ông vừa băng ngang qua đường và đang chuẩn bị nhấc người lên cao vài centimet để lên vỉa hè. Khi ghếch cái bục gỗ nhỏ lên, ông bắt gặp ánh mắt tôi đang nhìn ông. Ông nở một nụ cười rạng rỡ và vui vẻ nói: “Xin chào, thật là một buổi sáng đẹp trời phải không?” Nhìn người đàn ông đó, tôi chợt nhận ra mình thât giàu có. Tôi còn cả hai chân và có thể đi lại dễ dàng. Tôi cảm thấy xấu hổi vì đã tự than thân trách phận quá nhiều. Tôi tự nhủ nếu người đàn ông khia không có chân mà vẫn sống tự tin, vui vẻ và hạnh phúc, thì tôi – với đôi chân lành lặn – chắc chắn sẽ làm được như thế. Tôi thấy mình thở mạnh. Tôi đã định vay ngân hàng Merchants và Miners chỉ 100 đôla. Nhưng lúc đó tôi đã có đủ can đảm để hỏi vay 200. Tôi đã định chỉ nói rằng mình muốn đến Kanas để cố gắng tìm một công việc. Nhưng giờ đây tôi đã tự tin tuyên bố rằng mình muốn đến thành phố Kanas để có một công việc. Tôi đã vay được tiền; và tôi cũng có được việc làm.

Hiện tôi vẫn dán những lời này trên tấm gương trong phòng tắm để đọc hằng sáng mỗi khi cạo râu:

“Tôi buồn vì không có giầy
Cho tới khi tôi gặp trên đường một người không có chân”.

Có lần, tôi hỏi Eddie Rickenbacker về bài học lớn nhất anh đã học được khi cùng những người đồng hành lênh đênh trên bè gỗ giữa Thái Bình Dương suốt 21 ngày, mất phương hướng và không mảy may nhìn thấy một tia hy vọng. Anh nói: “Bài học lớn nhất tôi rút ra từ lần đó là nếu bạn vẫn có đủ nước ngọt để uống và đủ thực phẩm để ăn thì bạn đừng bao giờ phàn nàn về bất cứ điều gì”.

Tò Time có đăng một bài báo viết về một trung sĩ bị thương trong trận Guadalcanal. Bị một mảnh đạn cối găm vào cổ họng, viên trung sĩ này đã phải truyền máu 7 lần. Anh viết cho bác sĩ một mẩu giấy hỏi: “Tôi sẽ sống chứ?”. Bác sĩ trả lời: “Đúng thế”. Anh lại viết một mẩu giấy khác: “Liệu tôi còn có thể nói được không?”. Một lần nữa anh lại nhận được câu trả lời có. Vậy là anh viết tiếp: “Thế thì tôi còn phải lo lắng về cái quái gì nữa chứ?”.

Tại sao bạn không dừng lại và tự hỏi: “Mình đang lo lắng về cái quái gì chứ?”. Có thể bạn sẽ thấy điều mình lo lắng là không cần thiết, thậm chí là vô lý.

Khoảng 90% những điều xảy ra trong cuộc sống của chúng ta là tốt đẹp, chỉ khoảng 10% là không như mong đợi. Nếu muốn hạnh phúc, tất cả những gì chúng ta phải làm là chú tâm vào 99% những điều tốt đẹp, và bỏ qua 10% những điều bất hạnh. Còn nếu chúng ta cứ muốn chuốc lấy lo âu, cay cú và bệnh loét dạ dày thì hãy cứ tập trung vào 10% bất hạnh kia và bỏ qua 90% những điều tuyệt vời còn lại.

Jonathan Swift, tác giả của quyển Những cuộc phiêu lưu của Gulliver, là một người bi quan và chán chường bậc nhất trong nền văn học Anh. Ông thấy tiếc vì đã được sinh ra trên đời, đến nỗi ông thường mặc đồ đen và nhịn ăn vào mỗi dịp sinh nhật. Tuy nhiên, trong nỗi chán nản, người bi quan nhất trong nền văn học Anh này vẫn ca ngợi sức mạnh lớn lao mà sự vui vẻ và niềm hạnh phúc có thể mang lại cho sức khỏe của con người. Ông tuyên bố: “Những bác sĩ giỏi nhất thế gian là bác sĩ Ăn Kiêng, bác sĩ Thanh Thản và bác sĩ Vui Vẻ”.

Bạn và tôi có thể luôn hưởng được sự chăm sóc miễn phí của “bác sĩ Vui Vẻ” từng ngày, từng giờ, bằng cách lúc nào nghĩ đến những tài sản vô giá của mình – những tài sản còn vượt xa kho báu của Alibaba trong truyền thuyết. Liệu bạn có bán đi đôi mắt của mình để có được một tỷ đôla? Bạn sẽ chấp nhận lấy cái gì để đánh đổi đôi chân của bạn? Đôi tay của bạn? Thính lực của bạn? Những đứa con của bạn? Gia đình của bạn? Hãy cộng tất cả những tài sản đó, bạn sẽ thấy mình không bao giờ muốn đổi những gì đang có để lấy cả đống vàng của gia đình Rockefeller, Ford và nhà Morgan gộp lại.

Nhưng liệu chúng ta có biết trân trọng những gì mình đang có? À, dường như không. Như Schopenhauer đã nói: “Chúng ta ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu”. Vâng, ít khi nghĩ đến những gì mình có mà chỉ luôn nghĩ đến những gì mình thiếu” là bi kịch lớn nhất trên đời. Nó có thể gây ra đau khổ còn nhiều hơn tất cả những cuộc chiến tranh và bệnh tật trong dòng lịch sử.

Nó khiến John Palmer sống ở Paterson, New Jersey, “từ một chàng trai dễ mến thành một ông già hay gắt gỏng” và suýt nữa phá hoại hạnh phúc gia đình của chính mình. Tôi biết điều đó, bởi chính anh đã kể cho tôi nghe:

“Không lâu sau ngày giải ngũ, tôi bắt đầu tự mình kinh doanh. Tôi làm việc cật lực ngày đêm. Mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp thì rắc rối nảy sinh. Tôi không thể mua được nguyên vật liệu và cũng rất khó bán thành phẩm. Tôi sợ rằng mình phải từ bỏ công việc kinh doanh. Tôi lo lắng đến nỗi từ một chàng trai dễ mến trở thành một ông già hay gắt gỏng. Tôi trở nên cáu gắt và chua chát – lúc đó tôi không biết; nhưng giờ nghĩ lại mới thất suýt nữa tôi đã phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Rồi một ngày nọ, nhân viên của tôi – một cựu binh trẻ tuổi và tàn phế - nói với tôi: “Johnny này, anh nên tự cảm thấy xấu hổ với chính mình. Anh cư xử như thể mình là người duy nhất trên đời gặp rắc rối. Cứ cho là anh sẽ phải đóng cửa hàng một thời gian, thế thì đã sao? Anh có thể làm lại từ đầu khi mọi chuyện trở lại bình thường. Anh có nhiều thứ để trân trọng. Ấy thế mà nah luôn càu nhàu. Anh có biết tôi luôn ao ước được như anh biết chừng nào! Nhìn tôi đây này. Tôi chỉ còn một cánh tay, và một nửa gương mặt đã bị bắn nát, nhưng tôi đâu có phàn nàn: Nếu không ngừng ngay việc ca thán và cằn nhằn, anh sẽ mất đi không chỉ công việc kinh doanh của mình, mà cả sức khỏe, gia đình và bạn bè nữa!”.

Những lời khiển trách đó đã vực tôi dậy từ bờ vực thẳm. Chúng khiến tôi nhận ra mình giàu có đến mức nào. Ngay lúc đó tôi hạ quyết tâm sẽ thay đổi và trở lại chính mình trước kia – và tôi đã làm được”.

Một người bạn của tôi, Lucile Blanke cũng suýt nữa rơi vào bi kịch nếu cô không kịp nhận ra rằng phải biết hạnh phúc với những gì mình đang có, thay vì lo lắng về những gì mình không có.

Cách đây nhiều năm, tôi gặp Lucile khi cả hai chúng tôi cùng theo học viết truyện ngắn ở Đại học Columbia. Vài năm trước đó, cô đã gặp một cơn chấn động lớn trong đời. Khi ấy, cô đang sống ở Tuscon, Arizona. Câu chuyện cô kể cho tôi như sau:

“Ngày ấy tôi sống trong guồng quay của công việc: học organ ở Đại học Arizona, quản lý một phòng thanh nhạc trong nơi tôi sinh sống. Tối đến, tôi tham dự các bữa tiệc, khiêu vũ, cưỡi ngựa. Thế rồi, một buổi sáng, tôi quỵ ngã. Vì tim của tôi! Bác sĩ nói: “Cô sẽ phải nằm trên giường trong một năm, tĩnh dưỡng hoàn toàn”. Ông ấy thậm chí còn không động viên cho tôi tin rằng mình sẽ khỏe lại.

Nằm trên giường suốt một năm! Để thành kẻ tàn phế cũng có thể để chết! Tôi hoang mang cực độ. Tại sao điều này lại xảy đến với tôi? Tôi đã làm gì nên tội? Tôi than khóc và rên rỉ, trong lòng trào dâng cảm giác cay đắng và muốn nổi loạn. Nhưng tôi vẫn nằm nghỉ như lời khuyên của bác sĩ. Một người hàng xóm của tôi, họa sĩ Rudolf, nói với tôi: “Bây giờ cô đang cho rằng cả một năm nằm trên giường là một thảm kịch. Nhưng không phải thế đâu. Cô sẽ có thời gian để suy nghĩ và hiểu rõ mình hơn. Trong vài tháng tới, cô sẽ phát triển tâm hồn nhiều hơn tất cả quãng đời trước đó của cô”. Tôi trấn tĩnh lại, và cố gắng hoàn thiện những nhận thức về giá trị. Tôi đọc các sách truyền cảm hứng. Một hôm, tôi nghe phát thanh viên trên đài nói: “Bạn chỉ có thể thể hiện được những gì có trong chính tâm thức của bạn”. Tôi đã nghe những lời như thế nhiều lần trước đây, nhưng bây giờ chúng mới chạm được tới và bám rễ trong tâm trí tôi. Tôi quyết tâm sẽ chỉ sống với những suy nghĩ tích cực về niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe. Ngay khi thức dậy mỗi sáng, tôi ép bản thân phải nhắc lại những điều mình cần biết ơn. Thân thể tôi không đau đớn. Tôi có một đứa con gái nhỏ dễ thương. Tôi có thể nhìn thấy, nghe thấy. Tôi được thưởng thức những bản nhạc hay trên đài, có thời gian đọc sách, có thức ăn ngon, bạn bè tốt, v.v. Tôi đã rất vui vẻ và có nhiều người tới thăm đến nối bác sĩ phải đặt một tấm biển quy định mỗi lần chỉ được một người vào thăm – và chỉ được vào những giờ nhất định.

Nhiều năm trôi qua và giờ đây, tôi đã có một cuộc sống trọn vẹn và tích cực. Tôi rất biết ơn một năm dài năm trên giường ấy. Đó là năm hạnh phúc nhất và hữu ích nhất của tôi ở Arizona. Từ đó đến nay, tôi vẫn giữ thói quen mỗi ngày nghĩ về những điều tốt đẹp mà tôi đang có, và điều này đã trở thành một thói quen quý giá nhất của tôi. Tôi cảm thấy thật xấu hổ vì chỉ mới học được cách sống khi suýt phải đối diện cái chết”.

Có thể nói, Lucile đã hiểu được bài học mà Tiến sĩ Samuel Johnson đã rút ra từ cách đây hơn 200 năm. Ông nói: “Thói quen nhìn mọi việc một cách tích cực còn quý giá hơn việc thu được 1.000 bảng mỗi năm”.

Những lời ấy được thốt ra không phải từ một người giàu có và quá ư lạc quan, mà từ một người đã từng nếm trải những lo âu, đói khát và nghèo túng trong 20 năm – và cuối cùng trở ghành một trong những nhà văn lỗi lạc thời đó.

Logan Pearsall Smith đã gói gọn trí tuệ uyên thâm của mình trong vài lời sau: “Có hai điều cần phải được trong cuộc sống: thứ nhất, có được những gì bạn muốn, và sau đó tận hưởng nó. Chỉ những người khôn ngoan nhất mới làm được điều thứ hai”.

Bạn có biết làm thế nào để khiến cho ngay cả việc rửa bát trong chậu cũng trở thành một trải nghiệm đáng nhớ? Vậy hãy đọc quyển sách về lòng can đảm đến khó tin của Borghild Dahl với nhan đề I want to see ( Tôi muốn nhìn thấy).

Cuốn sách là tác phẩm của một phụ nữ đã phải trải qua cảnh mù lòa suốt nửa thế kỷ. Bà kể: “Tôi chỉ còn một mắt với nhiều sẹo đến nỗi tôi phải nhìn mọi thứ qua một khe nhỏ bên mắt trái. Tôi chỉ có thể đọc sách bằng cách dí sát vào mặt và cố sức căng mắt về phía góc trái đó”.

Nhưng bà không hề than thân trách phận, cũng không muốn bị coi là “khác biệt”. Hồi nhỏ, bà rất muốn chơi nhảy lò cò với những đứa trẻ khác, nhưng lại không thể nhìn thấy những vạch kẻ. Vì thế, đợi các bạn về hết, bà liền xuống sân và vừa bò vừa kề sát mặt xuống đất để có thể nhìn thấy những đường kẻ. Nhờ cách đó, bà có thể nhớ nằm lòng từng khoảng sân chơi và không lâu sau đã trở thành một người chơi xuất sắc. Khi tập đọc ở nhà, bà cầm những quyển sách được in khổ to và dí sát mắt đến nỗi lông mi chạm cả vào trang sách. Cuối cùng, bà đã tốt nghiệp Đại học Minnersota và lấy thêm một bằng tiến sĩ ở Đại học Columbia.
Công việc đầu tiên của bà là dạy học ở một ngôi làng nhỏ nằm trong thung lũng Twin, bang Minnesota, và bà phấn đấu cho tới khi trở thành giáo sư về báo chí và văn học của Đại học Augustana ở Sioux Falls, South Dakota. Bà dạy ở đó trong 13 năm, giảng bài cho các câu lạc bộ của phụ nữ và nói chuyện qua radio về sách và các tác giả. Bà viết: “Trong ký ức của mình, tôi luôn nơm nớp lo sợ sẽ bị mù hoàn toàn. Để vượt qua nỗi sợ hãi tràn đầy tiếng cười”.

Rồi vào năm 1943, khi đã 52 tuổi, một điều kỳ diệu đã xảy đến với Borghild Dahl: bà có thể nhìn rõ hơn trước 40 lần, sau một ca phẫu thuật ở bệnh viện chuyên khoa Mayo Clinic nổi tiếng.

Một thế giới mới mẻ, thú vị và đáng yêu mở ta trước mắt bà. Giờ đây, ngay cả việc rửa bát cũng khiến bà bồi hồi xúc động. Bà viết: “Tôi bắt đầu nghịch những bọt xà phòng trắng xóa. Tôi nhúng tay vào chậu và vớt lên những bong bóng và phòng bé nhỏ. Tôi hướng chúng về phía ánh sáng và có thể nhìn thấy trong đó là những sắc màu rực rỡ như cầu vồng”.

Khi nhìn qua ô cửa sổ phía trên bồn rửa bát, bà thấy “những chú chim sẻ đang vỗ những đôi cánh màu xám đen, bay trong làn tuyết rơi dày trắng xóa”.

Ngây ngất trước những bong bóng xà phòng và những chú chim sẻ, bà đã viết lời kết cho quyển sách của mình như sau: “Tôi thầm nhủ: Chúa tôn kính, Người trị vì Thiên Đàng, con cám ơn Ngài. Con cám ơn Ngài!”.

Đã khi nào chúng ta có ý nghĩ cảm ơn cuộc đời vì những điều ta vẫn cho là “tầm thường” đó chưa? Chắc là không. Thậm chí, tôi biết có nhiều người đã cảm thấy vô cùng khổ sở với những chiếc bong bóng xà phòng trong bồn rửa chén! Nếu thế thì chúng ta nên tự xấu hổ với chính mình. Chúng ta được sống trong một xứ sở thần tiên đẹp tuyệt vời là cuộc đời này, nhưng lại quá mù quáng mà không nhận ra điều đó, có lẽ vì quá đầy đủ nên không biết hưởng thụ nó.

Vậy thì giờ đây, bạn có thể ngừng lo lắng và bắt đầu sống thực sự khi làm theo nguyên tắc này:

Hãy nghĩ đến những điều may mắn mà bạn có được chứ không phải là những rắc rối!

Trích trong tập sách QUẲNG GÁNH LO ĐI VÀ VUI SỐNG của Dale Carnegie, 

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Phước dịch.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập77
  • Hôm nay14,399
  • Tháng hiện tại235,627
  • Tổng lượt truy cập35,501,908
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây