12 truyện vui triết lý thú vị

Chủ nhật - 16/06/2019 05:08

12 truyện vui triết lý thú vị

12 câu chuyện vui dưới đây, vừa thú vị lại vừa đem lại những triết lý cuộc sống vô cùng sâu sắc. Hy vọng sẽ hữu ích cho mỗi người.

Thói quen

Ăn mày đến nhà Vương xin, anh cho 10 đồng. Hôm sau ăn mày lại đến, lại cho 10 đồng. Cứ như thế liên tục trong 2 năm. Một hôm Vương chỉ cho 5 đồng.

Ăn mày nói: “Trước đây cho 10 đồng, sao bây giờ có 5 đồng?”

Vương nói: “Tôi kết hôn rồi”.

Ăn mày tát Vương một cái: “Mày dám lấy tiền của tao nuôi vợ mày à?”

Bài học: Khi cung cấp dịch vụ miễn phí tạo cho khách hàng thành thói quen thì dịch vụ này không còn là ưu đãi nữa, mà là không tốt.

Vợ chồng

Vợ chồng đi shopping, vợ rất thích bộ đồ ăn cao cấp, kiên quyết muốn mua. Chồng chê đắt không chịu bỏ tiền. Người bán hàng thấy vậy nói khẽ với người chồng một câu, anh ta nghe xong liền móc tiền ra ngay.

Điều gì khiến anh ấy lập tức thay đổi? Người bán hàng đã nói với người chồng rằng: “Bộ đồ ăn quý như thế này thì vợ anh sẽ không dám để anh rửa bát đâu”.

Bài học: Quan niệm của con người không có gì là không thay đổi được, mấu chốt là ở góc độ, cần phải giỏi nắm bắt tâm lý khách hàng.

Tệ nạn quản lý

Cô bé mua một chiếc quần, mặc thử thấy dài quá, nhờ bà nội giúp cắt ngắn đi. Bà nội nói đang bận. Cô bé tìm mẹ nhờ, mẹ cũng không rảnh. Cô lại tìm chị, chị càng bận. Cô bé thất vọng đi ngủ.

Bà nội làm xong việc nhà, nhớ tới cái quần của cháu gái liền lấy ra cắt ngắn đi một chút. Chị gái xong việc về nhà, lại lấy quần cắt ngắn đi một chút. Mẹ trở về cũng cắt quần ngắn đi một chút. Cuối cùng chiếc quần quá ngắn không thể mặc được.

Bài học: Tệ nạn quản lý chính là ở chỗ: Hoặc là không quản, hoặc là tất cả đều đến quản.

Câu chuyện kinh điển

Hổ bắt được một con hươu, muốn ăn thịt luôn. Hươu nói: “Anh không được ăn thịt tôi”.

Hổ ngây người ra một lát rồi hỏi: “Tại sao?”

Hươu nói: “Vì tôi là động vật được bảo vệ cấp 2 cấp quốc gia”.

Hổ phá lên cười nói: “Không thể vì động vật được bảo vệ cấp 2 mà để động vật được bảo vệ cấp thứ nhất chết đói chứ”.

Bài học: Lúc nào cũng giữ tinh thần đối phó với nguy cơ, không được để một chút ưu thế của mình hại chết mình.

(Ảnh: pixabay.com)

Cốc

Khi một chiếc cốc thủy tinh được rót đầy sữa bò, mọi người sẽ nói “đây là sữa bò”. Khi chuyển sang đựng nước ép trái cây, mọi người sẽ nói “đây là nước ép trái cây”. Chỉ khi chiếc cốc để không thì mọi người mới nói “đây là một chiếc cốc”.

Bài học: Khi trong tâm chúng ta chứa đầy thành kiến, của cải, quyền thế thì chúng ta đã không là chính mình nữa rồi. Con người luôn yêu thích sở hữu rất nhiều, vậy nên luôn khó có được chính bản thân mình.

Cá nhân và nhóm

Thầy giáo hỏi các học trò: “Một giọt nước làm thế nào để không bị khô cạn?”.

Các học trò lặng yên không nói.

Thầy giáo lại nói: “Một giọt nước, gió thổi có thể làm nó khô cạn, đất có thể hút nó cạn, mặt trời có thể làm nó bay hơi cạn. Muốn nó không cạn chỉ có thể để nó hòa nhập vào biển cả”.

Bài học: Một người không thể đủ sức một mình chống đỡ thiên hạ. Thế nên muốn có được thành công thì phải học cách hợp tác với người khác. Một cây làm chẳng nên non, đây cũng chính là điều chúng ta thường nói: “Một cá nhân dẫu lớn mạnh thế nào đi nữa thì cũng không bằng một tổ chức đoàn kết”.

Vẹt và quạ

Vẹt gặp quạ. Vẹt trong lồng thật an nhàn thẩn thơ. Quạ bên ngoài tự do tự tại. Vẹt hâm mộ sự tự do của quạ. Quạ hâm mộ sự an nhàn của vẹt. Thế là chúng bàn bạc đổi chỗ.

Quạ được an nhàn, nhưng không được chủ nhân yêu thích, cuối cùng u uất mà chết.

Vẹt được tự do, nhưng đã an nhàn quá lâu rồi, không thể sinh tồn độc lập được, cuối cùng đói mà chết.

Bài học: Hãy làm chính mình tốt nhất, không cần hâm mộ hạnh phúc của người khác, có lẽ nó không hợp với bạn.

(Ảnh: pixabay.com)

Xả bỏ

Thầy giáo hỏi: “Có người muốn đun ấm nước, đun được một nửa thì phát hiện ra củi không đủ. Anh ta nên làm thế nào?”

Có học trò nói: “Mau đi kiếm củi”.

Có học trò nói: “Đi mượn, đi mua”.

Thầy giáo nói: “Tại sao không đổ một phần nước trong ấm đi?”

Các học trò chợt ngộ.

Bài học: Việc đời không thể mọi việc đều như ý, có xả bỏ thì mới có đắc được. Đời người biết bao nhiêu tìm kiếm, không phải ở muôn núi ngàn khe, mà ở ngay trong gang tấc.

Người nghèo

Người nghèo hỏi Phật: “Tại sao con nghèo như thế này?”

Phật nói: “Vì con chưa học được cách cho tặng người khác”.

Người nghèo nói: “Con không có một thứ gì thì cho thế nào được?”

Phật nói: “Một người không có một thứ gì cũng có thể cho người khác 7 thứ:

  • Nhan thí: mỉm cười xử sự.
  • Ngôn thí: nói lời khen ngợi an ủi.
  • Tâm thí: cởi mở tấm lòng hòa ái với người.
  • Nhãn thí: cho người ánh mắt thiện lương.
  • Thân thí: dùng hành động giúp người.
  • Tọa thí: nhường chỗ ngồi.
  • Phòng thí: có tâm bao dung người.

Bài học: Người ta nghèo hay giàu, sướng hay khổ đều là do quan niệm của con người. Thực ra bản thân con người đã là tài sản quý báu vô giá rồi, thế nên Phật mới nói “Thân người khó có được”. Khi chúng ta mê mải tìm kiếm danh lợi tình bên ngoài thì lúc nào cũng thấy thiếu thốn khổ đau, nhưng chỉ cần quay lại cái tâm, tìm kiếm chính bản thân mình, tìm lại bản tính thiện ban sơ thì lúc đó sẽ thấy giá trị “thân người khó được”.


Việc vặt vãnh

Một con chồn muốn quyết chiến với một con sư tử. Sư tử quả quyết từ chối.

Chồn nói: “Anh sợ tôi rồi à?”

Sư tử nói: “Nếu nhận lời anh thì anh có được vinh quang đã tỷ võ với sư tử, nhưng còn tôi thì sau này tất cả các loài động vật chê cười tôi lại đánh nhau với chồn”.

Bài học: Chớ để những người và việc không quan trọng quấy nhiễu. Bí quyết thành công là nắm chắc lấy mục tiêu, không buông bỏ, chứ không phải lãng phí vào những việc vặt vãnh.

Tâm lý bán hàng

Một vị đại gia lấy vợ, có ba cô gái để lựa chọn. Đại gia cho mỗi cô 1.000 đô la, bảo các cô mua đồ về sao cho chất đầy phòng.

Cô thứ nhất mua rất nhiều bông, chất đầy một nửa căn phòng.

Cô thứ hai mua rất nhiều bóng bay, chất đầy 3/4 căn phòng.

Cô gái thứ ba mua nến, ánh sáng thắp sáng khắp căn phòng.

Cuối cùng vị đại gia chẳng chọn cô nào trong ba cô đó, mà chọn cô thứ tư có ngoại hình hấp dẫn.

Bài học: Hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là vô cùng quan trọng.

Trao đổi hữu hiệu

Hai con trâu cùng ăn cỏ, trâu xanh hỏi trâu đen: “Này, cỏ chỗ anh có vị gì?”

Trâu đen đáp: “Vị dâu tây”.

Trâu xanh qua bên đó ăn một miếng liền tức giận hét lên: “Đồ lừa bịp”.

Trâu đen nhìn khinh bỉ trả lời: “Vậy thì tôi nói cỏ không có vị gì”.

Bài học: Trong quá trình quản lý, phối hợp nhóm, có thể trao đổi hữu hiệu, nắm được phương pháp quản lý trao đổi hiệu quả chính là hội tụ sức cạnh tranh.

Theo cmoney.tw
Biên dịch: Nam Phương

Câu chuyện cốc nước và bài học thấm thía

Sự căng thẳng trong cuộc sống cũng như việc ta giữ cốc nước trên tay. Khối lượng của cốc nước không đổi, nhưng càng giữ lâu lại càng thấy nặng nề hơn.
 

Giáo sư: Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thử thách và trở ngại, chúng có thể giúp chúng ta trưởng thành và định nghĩa chúng ta. Lúc này đây khi sự căng thẳng xuất hiện, nó có thể làm cho mọi thứ dường như là không thể. Nó thậm chí có thể làm tê liệt chúng ta, ngăn chúng ta hoàn thành những việc cần làm.

Giáo sư: Cốc nước này nặng bao nhiêu? Melissa, em có đáp án nào không?

Ảnh: jenningswire


Melissa: Dạ, 8 oz (240 ml)

Một nam sinh: 12 oz (360 ml)

Một nữ sinh: 16 oz (480 ml)

Giáo sư: Trọng lượng của toàn bộ cốc nước không phải là vấn đề. Nó phụ thuộc vào việc thầy giữ nó trong vòng bao lâu. Nếu thầy giữ nó trong 1 phút, sẽ không sao cả. Nếu thầy giữ trong vòng 1 giờ, cánh tay thầy bắt đầu đau nhức. Nếu thầy giữ cả ngày, cánh tay thầy sẽ tê cứng. Chà, trọng lượng của cốc nước không hề thay đổi, nhưng nếu giữ càng lâu thì thầy thấy càng nặng.

Giáo sư: Sự căng thẳng và lo âu của cuộc sống cũng giống như chiếc cốc này vậy. Nếu các em nghĩ về chúng một chút thì không có vấn đề gì. Nếu nghĩ nhiều hơn, nó bắt đầu khiến các em bị tổn thương. Nếu các em đắm chìm vào chúng cả ngày, các em sẽ cảm thấy tê liệt và không làm được bất cứ điều gì.

Luôn ghi nhớ rằng: Hãy đặt chiếc cốc xuống.

Theo Meir Kay
Mai Vy (biên dịch)

12 truyện vui triết lý thú vị

12 câu chuyện vui dưới đây, vừa thú vị lại vừa đem lại những triết lý cuộc sống vô cùng sâu sắc. Hy vọng sẽ hữu ích cho mỗi người.

Thói quen

Ăn mày đến nhà Vương xin, anh cho 10 đồng. Hôm sau ăn mày lại đến, lại cho 10 đồng. Cứ như thế liên tục trong 2 năm. Một hôm Vương chỉ cho 5 đồng.

Ăn mày nói: “Trước đây cho 10 đồng, sao bây giờ có 5 đồng?”

Vương nói: “Tôi kết hôn rồi”.

Ăn mày tát Vương một cái: “Mày dám lấy tiền của tao nuôi vợ mày à?”

Bài học: Khi cung cấp dịch vụ miễn phí tạo cho khách hàng thành thói quen thì dịch vụ này không còn là ưu đãi nữa, mà là không tốt.

Vợ chồng

Vợ chồng đi shopping, vợ rất thích bộ đồ ăn cao cấp, kiên quyết muốn mua. Chồng chê đắt không chịu bỏ tiền. Người bán hàng thấy vậy nói khẽ với người chồng một câu, anh ta nghe xong liền móc tiền ra ngay.

Điều gì khiến anh ấy lập tức thay đổi? Người bán hàng đã nói với người chồng rằng: “Bộ đồ ăn quý như thế này thì vợ anh sẽ không dám để anh rửa bát đâu”.

Bài học: Quan niệm của con người không có gì là không thay đổi được, mấu chốt là ở góc độ, cần phải giỏi nắm bắt tâm lý khách hàng.

Tệ nạn quản lý

Cô bé mua một chiếc quần, mặc thử thấy dài quá, nhờ bà nội giúp cắt ngắn đi. Bà nội nói đang bận. Cô bé tìm mẹ nhờ, mẹ cũng không rảnh. Cô lại tìm chị, chị càng bận. Cô bé thất vọng đi ngủ.

Bà nội làm xong việc nhà, nhớ tới cái quần của cháu gái liền lấy ra cắt ngắn đi một chút. Chị gái xong việc về nhà, lại lấy quần cắt ngắn đi một chút. Mẹ trở về cũng cắt quần ngắn đi một chút. Cuối cùng chiếc quần quá ngắn không thể mặc được.

Bài học: Tệ nạn quản lý chính là ở chỗ: Hoặc là không quản, hoặc là tất cả đều đến quản.

Câu chuyện kinh điển

Hổ bắt được một con hươu, muốn ăn thịt luôn. Hươu nói: “Anh không được ăn thịt tôi”.

Hổ ngây người ra một lát rồi hỏi: “Tại sao?”

Hươu nói: “Vì tôi là động vật được bảo vệ cấp 2 cấp quốc gia”.

Hổ phá lên cười nói: “Không thể vì động vật được bảo vệ cấp 2 mà để động vật được bảo vệ cấp thứ nhất chết đói chứ”.

Bài học: Lúc nào cũng giữ tinh thần đối phó với nguy cơ, không được để một chút ưu thế của mình hại chết mình.

(Ảnh: pixabay.com)

Cốc

Khi một chiếc cốc thủy tinh được rót đầy sữa bò, mọi người sẽ nói “đây là sữa bò”. Khi chuyển sang đựng nước ép trái cây, mọi người sẽ nói “đây là nước ép trái cây”. Chỉ khi chiếc cốc để không thì mọi người mới nói “đây là một chiếc cốc”.

Bài học: Khi trong tâm chúng ta chứa đầy thành kiến, của cải, quyền thế thì chúng ta đã không là chính mình nữa rồi. Con người luôn yêu thích sở hữu rất nhiều, vậy nên luôn khó có được chính bản thân mình.

Cá nhân và nhóm

Thầy giáo hỏi các học trò: “Một giọt nước làm thế nào để không bị khô cạn?”.

Các học trò lặng yên không nói.

Thầy giáo lại nói: “Một giọt nước, gió thổi có thể làm nó khô cạn, đất có thể hút nó cạn, mặt trời có thể làm nó bay hơi cạn. Muốn nó không cạn chỉ có thể để nó hòa nhập vào biển cả”.

Bài học: Một người không thể đủ sức một mình chống đỡ thiên hạ. Thế nên muốn có được thành công thì phải học cách hợp tác với người khác. Một cây làm chẳng nên non, đây cũng chính là điều chúng ta thường nói: “Một cá nhân dẫu lớn mạnh thế nào đi nữa thì cũng không bằng một tổ chức đoàn kết”.

Vẹt và quạ

Vẹt gặp quạ. Vẹt trong lồng thật an nhàn thẩn thơ. Quạ bên ngoài tự do tự tại. Vẹt hâm mộ sự tự do của quạ. Quạ hâm mộ sự an nhàn của vẹt. Thế là chúng bàn bạc đổi chỗ.

Quạ được an nhàn, nhưng không được chủ nhân yêu thích, cuối cùng u uất mà chết.

Vẹt được tự do, nhưng đã an nhàn quá lâu rồi, không thể sinh tồn độc lập được, cuối cùng đói mà chết.

Bài học: Hãy làm chính mình tốt nhất, không cần hâm mộ hạnh phúc của người khác, có lẽ nó không hợp với bạn.

(Ảnh: pixabay.com)

Xả bỏ

Thầy giáo hỏi: “Có người muốn đun ấm nước, đun được một nửa thì phát hiện ra củi không đủ. Anh ta nên làm thế nào?”

Có học trò nói: “Mau đi kiếm củi”.

Có học trò nói: “Đi mượn, đi mua”.

Thầy giáo nói: “Tại sao không đổ một phần nước trong ấm đi?”

Các học trò chợt ngộ.

Bài học: Việc đời không thể mọi việc đều như ý, có xả bỏ thì mới có đắc được. Đời người biết bao nhiêu tìm kiếm, không phải ở muôn núi ngàn khe, mà ở ngay trong gang tấc.

Người nghèo

Người nghèo hỏi Phật: “Tại sao con nghèo như thế này?”

Phật nói: “Vì con chưa học được cách cho tặng người khác”.

Người nghèo nói: “Con không có một thứ gì thì cho thế nào được?”

Phật nói: “Một người không có một thứ gì cũng có thể cho người khác 7 thứ:

  • Nhan thí: mỉm cười xử sự.
  • Ngôn thí: nói lời khen ngợi an ủi.
  • Tâm thí: cởi mở tấm lòng hòa ái với người.
  • Nhãn thí: cho người ánh mắt thiện lương.
  • Thân thí: dùng hành động giúp người.
  • Tọa thí: nhường chỗ ngồi.
  • Phòng thí: có tâm bao dung người.

Bài học: Người ta nghèo hay giàu, sướng hay khổ đều là do quan niệm của con người. Thực ra bản thân con người đã là tài sản quý báu vô giá rồi, thế nên Phật mới nói “Thân người khó có được”. Khi chúng ta mê mải tìm kiếm danh lợi tình bên ngoài thì lúc nào cũng thấy thiếu thốn khổ đau, nhưng chỉ cần quay lại cái tâm, tìm kiếm chính bản thân mình, tìm lại bản tính thiện ban sơ thì lúc đó sẽ thấy giá trị “thân người khó được”.


Việc vặt vãnh

Một con chồn muốn quyết chiến với một con sư tử. Sư tử quả quyết từ chối.

Chồn nói: “Anh sợ tôi rồi à?”

Sư tử nói: “Nếu nhận lời anh thì anh có được vinh quang đã tỷ võ với sư tử, nhưng còn tôi thì sau này tất cả các loài động vật chê cười tôi lại đánh nhau với chồn”.

Bài học: Chớ để những người và việc không quan trọng quấy nhiễu. Bí quyết thành công là nắm chắc lấy mục tiêu, không buông bỏ, chứ không phải lãng phí vào những việc vặt vãnh.

Tâm lý bán hàng

Một vị đại gia lấy vợ, có ba cô gái để lựa chọn. Đại gia cho mỗi cô 1.000 đô la, bảo các cô mua đồ về sao cho chất đầy phòng.

Cô thứ nhất mua rất nhiều bông, chất đầy một nửa căn phòng.

Cô thứ hai mua rất nhiều bóng bay, chất đầy 3/4 căn phòng.

Cô gái thứ ba mua nến, ánh sáng thắp sáng khắp căn phòng.

Cuối cùng vị đại gia chẳng chọn cô nào trong ba cô đó, mà chọn cô thứ tư có ngoại hình hấp dẫn.

Bài học: Hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là vô cùng quan trọng.

Trao đổi hữu hiệu

Hai con trâu cùng ăn cỏ, trâu xanh hỏi trâu đen: “Này, cỏ chỗ anh có vị gì?”

Trâu đen đáp: “Vị dâu tây”.

Trâu xanh qua bên đó ăn một miếng liền tức giận hét lên: “Đồ lừa bịp”.

Trâu đen nhìn khinh bỉ trả lời: “Vậy thì tôi nói cỏ không có vị gì”.

Bài học: Trong quá trình quản lý, phối hợp nhóm, có thể trao đổi hữu hiệu, nắm được phương pháp quản lý trao đổi hiệu quả chính là hội tụ sức cạnh tranh.

Theo cmoney.tw
Biên dịch: Nam Phương

Câu chuyện cốc nước và bài học thấm thía

Sự căng thẳng trong cuộc sống cũng như việc ta giữ cốc nước trên tay. Khối lượng của cốc nước không đổi, nhưng càng giữ lâu lại càng thấy nặng nề hơn.
 

Giáo sư: Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thử thách và trở ngại, chúng có thể giúp chúng ta trưởng thành và định nghĩa chúng ta. Lúc này đây khi sự căng thẳng xuất hiện, nó có thể làm cho mọi thứ dường như là không thể. Nó thậm chí có thể làm tê liệt chúng ta, ngăn chúng ta hoàn thành những việc cần làm.

Giáo sư: Cốc nước này nặng bao nhiêu? Melissa, em có đáp án nào không?

Ảnh: jenningswire


Melissa: Dạ, 8 oz (240 ml)

Một nam sinh: 12 oz (360 ml)

Một nữ sinh: 16 oz (480 ml)

Giáo sư: Trọng lượng của toàn bộ cốc nước không phải là vấn đề. Nó phụ thuộc vào việc thầy giữ nó trong vòng bao lâu. Nếu thầy giữ nó trong 1 phút, sẽ không sao cả. Nếu thầy giữ trong vòng 1 giờ, cánh tay thầy bắt đầu đau nhức. Nếu thầy giữ cả ngày, cánh tay thầy sẽ tê cứng. Chà, trọng lượng của cốc nước không hề thay đổi, nhưng nếu giữ càng lâu thì thầy thấy càng nặng.

Giáo sư: Sự căng thẳng và lo âu của cuộc sống cũng giống như chiếc cốc này vậy. Nếu các em nghĩ về chúng một chút thì không có vấn đề gì. Nếu nghĩ nhiều hơn, nó bắt đầu khiến các em bị tổn thương. Nếu các em đắm chìm vào chúng cả ngày, các em sẽ cảm thấy tê liệt và không làm được bất cứ điều gì.

Luôn ghi nhớ rằng: Hãy đặt chiếc cốc xuống.

Theo Meir Kay
Mai Vy (biên dịch)

12 truyện vui triết lý thú vị

12 câu chuyện vui dưới đây, vừa thú vị lại vừa đem lại những triết lý cuộc sống vô cùng sâu sắc. Hy vọng sẽ hữu ích cho mỗi người.

Thói quen

Ăn mày đến nhà Vương xin, anh cho 10 đồng. Hôm sau ăn mày lại đến, lại cho 10 đồng. Cứ như thế liên tục trong 2 năm. Một hôm Vương chỉ cho 5 đồng.

Ăn mày nói: “Trước đây cho 10 đồng, sao bây giờ có 5 đồng?”

Vương nói: “Tôi kết hôn rồi”.

Ăn mày tát Vương một cái: “Mày dám lấy tiền của tao nuôi vợ mày à?”

Bài học: Khi cung cấp dịch vụ miễn phí tạo cho khách hàng thành thói quen thì dịch vụ này không còn là ưu đãi nữa, mà là không tốt.

Vợ chồng

Vợ chồng đi shopping, vợ rất thích bộ đồ ăn cao cấp, kiên quyết muốn mua. Chồng chê đắt không chịu bỏ tiền. Người bán hàng thấy vậy nói khẽ với người chồng một câu, anh ta nghe xong liền móc tiền ra ngay.

Điều gì khiến anh ấy lập tức thay đổi? Người bán hàng đã nói với người chồng rằng: “Bộ đồ ăn quý như thế này thì vợ anh sẽ không dám để anh rửa bát đâu”.

Bài học: Quan niệm của con người không có gì là không thay đổi được, mấu chốt là ở góc độ, cần phải giỏi nắm bắt tâm lý khách hàng.

Tệ nạn quản lý

Cô bé mua một chiếc quần, mặc thử thấy dài quá, nhờ bà nội giúp cắt ngắn đi. Bà nội nói đang bận. Cô bé tìm mẹ nhờ, mẹ cũng không rảnh. Cô lại tìm chị, chị càng bận. Cô bé thất vọng đi ngủ.

Bà nội làm xong việc nhà, nhớ tới cái quần của cháu gái liền lấy ra cắt ngắn đi một chút. Chị gái xong việc về nhà, lại lấy quần cắt ngắn đi một chút. Mẹ trở về cũng cắt quần ngắn đi một chút. Cuối cùng chiếc quần quá ngắn không thể mặc được.

Bài học: Tệ nạn quản lý chính là ở chỗ: Hoặc là không quản, hoặc là tất cả đều đến quản.

Câu chuyện kinh điển

Hổ bắt được một con hươu, muốn ăn thịt luôn. Hươu nói: “Anh không được ăn thịt tôi”.

Hổ ngây người ra một lát rồi hỏi: “Tại sao?”

Hươu nói: “Vì tôi là động vật được bảo vệ cấp 2 cấp quốc gia”.

Hổ phá lên cười nói: “Không thể vì động vật được bảo vệ cấp 2 mà để động vật được bảo vệ cấp thứ nhất chết đói chứ”.

Bài học: Lúc nào cũng giữ tinh thần đối phó với nguy cơ, không được để một chút ưu thế của mình hại chết mình.

(Ảnh: pixabay.com)

Cốc

Khi một chiếc cốc thủy tinh được rót đầy sữa bò, mọi người sẽ nói “đây là sữa bò”. Khi chuyển sang đựng nước ép trái cây, mọi người sẽ nói “đây là nước ép trái cây”. Chỉ khi chiếc cốc để không thì mọi người mới nói “đây là một chiếc cốc”.

Bài học: Khi trong tâm chúng ta chứa đầy thành kiến, của cải, quyền thế thì chúng ta đã không là chính mình nữa rồi. Con người luôn yêu thích sở hữu rất nhiều, vậy nên luôn khó có được chính bản thân mình.

Cá nhân và nhóm

Thầy giáo hỏi các học trò: “Một giọt nước làm thế nào để không bị khô cạn?”.

Các học trò lặng yên không nói.

Thầy giáo lại nói: “Một giọt nước, gió thổi có thể làm nó khô cạn, đất có thể hút nó cạn, mặt trời có thể làm nó bay hơi cạn. Muốn nó không cạn chỉ có thể để nó hòa nhập vào biển cả”.

Bài học: Một người không thể đủ sức một mình chống đỡ thiên hạ. Thế nên muốn có được thành công thì phải học cách hợp tác với người khác. Một cây làm chẳng nên non, đây cũng chính là điều chúng ta thường nói: “Một cá nhân dẫu lớn mạnh thế nào đi nữa thì cũng không bằng một tổ chức đoàn kết”.

Vẹt và quạ

Vẹt gặp quạ. Vẹt trong lồng thật an nhàn thẩn thơ. Quạ bên ngoài tự do tự tại. Vẹt hâm mộ sự tự do của quạ. Quạ hâm mộ sự an nhàn của vẹt. Thế là chúng bàn bạc đổi chỗ.

Quạ được an nhàn, nhưng không được chủ nhân yêu thích, cuối cùng u uất mà chết.

Vẹt được tự do, nhưng đã an nhàn quá lâu rồi, không thể sinh tồn độc lập được, cuối cùng đói mà chết.

Bài học: Hãy làm chính mình tốt nhất, không cần hâm mộ hạnh phúc của người khác, có lẽ nó không hợp với bạn.

(Ảnh: pixabay.com)

Xả bỏ

Thầy giáo hỏi: “Có người muốn đun ấm nước, đun được một nửa thì phát hiện ra củi không đủ. Anh ta nên làm thế nào?”

Có học trò nói: “Mau đi kiếm củi”.

Có học trò nói: “Đi mượn, đi mua”.

Thầy giáo nói: “Tại sao không đổ một phần nước trong ấm đi?”

Các học trò chợt ngộ.

Bài học: Việc đời không thể mọi việc đều như ý, có xả bỏ thì mới có đắc được. Đời người biết bao nhiêu tìm kiếm, không phải ở muôn núi ngàn khe, mà ở ngay trong gang tấc.

Người nghèo

Người nghèo hỏi Phật: “Tại sao con nghèo như thế này?”

Phật nói: “Vì con chưa học được cách cho tặng người khác”.

Người nghèo nói: “Con không có một thứ gì thì cho thế nào được?”

Phật nói: “Một người không có một thứ gì cũng có thể cho người khác 7 thứ:

  • Nhan thí: mỉm cười xử sự.
  • Ngôn thí: nói lời khen ngợi an ủi.
  • Tâm thí: cởi mở tấm lòng hòa ái với người.
  • Nhãn thí: cho người ánh mắt thiện lương.
  • Thân thí: dùng hành động giúp người.
  • Tọa thí: nhường chỗ ngồi.
  • Phòng thí: có tâm bao dung người.

Bài học: Người ta nghèo hay giàu, sướng hay khổ đều là do quan niệm của con người. Thực ra bản thân con người đã là tài sản quý báu vô giá rồi, thế nên Phật mới nói “Thân người khó có được”. Khi chúng ta mê mải tìm kiếm danh lợi tình bên ngoài thì lúc nào cũng thấy thiếu thốn khổ đau, nhưng chỉ cần quay lại cái tâm, tìm kiếm chính bản thân mình, tìm lại bản tính thiện ban sơ thì lúc đó sẽ thấy giá trị “thân người khó được”.


Việc vặt vãnh

Một con chồn muốn quyết chiến với một con sư tử. Sư tử quả quyết từ chối.

Chồn nói: “Anh sợ tôi rồi à?”

Sư tử nói: “Nếu nhận lời anh thì anh có được vinh quang đã tỷ võ với sư tử, nhưng còn tôi thì sau này tất cả các loài động vật chê cười tôi lại đánh nhau với chồn”.

Bài học: Chớ để những người và việc không quan trọng quấy nhiễu. Bí quyết thành công là nắm chắc lấy mục tiêu, không buông bỏ, chứ không phải lãng phí vào những việc vặt vãnh.

Tâm lý bán hàng

Một vị đại gia lấy vợ, có ba cô gái để lựa chọn. Đại gia cho mỗi cô 1.000 đô la, bảo các cô mua đồ về sao cho chất đầy phòng.

Cô thứ nhất mua rất nhiều bông, chất đầy một nửa căn phòng.

Cô thứ hai mua rất nhiều bóng bay, chất đầy 3/4 căn phòng.

Cô gái thứ ba mua nến, ánh sáng thắp sáng khắp căn phòng.

Cuối cùng vị đại gia chẳng chọn cô nào trong ba cô đó, mà chọn cô thứ tư có ngoại hình hấp dẫn.

Bài học: Hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là vô cùng quan trọng.

Trao đổi hữu hiệu

Hai con trâu cùng ăn cỏ, trâu xanh hỏi trâu đen: “Này, cỏ chỗ anh có vị gì?”

Trâu đen đáp: “Vị dâu tây”.

Trâu xanh qua bên đó ăn một miếng liền tức giận hét lên: “Đồ lừa bịp”.

Trâu đen nhìn khinh bỉ trả lời: “Vậy thì tôi nói cỏ không có vị gì”.

Bài học: Trong quá trình quản lý, phối hợp nhóm, có thể trao đổi hữu hiệu, nắm được phương pháp quản lý trao đổi hiệu quả chính là hội tụ sức cạnh tranh.

Theo cmoney.tw
Biên dịch: Nam Phương

Câu chuyện cốc nước và bài học thấm thía

Sự căng thẳng trong cuộc sống cũng như việc ta giữ cốc nước trên tay. Khối lượng của cốc nước không đổi, nhưng càng giữ lâu lại càng thấy nặng nề hơn.
 

Giáo sư: Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thử thách và trở ngại, chúng có thể giúp chúng ta trưởng thành và định nghĩa chúng ta. Lúc này đây khi sự căng thẳng xuất hiện, nó có thể làm cho mọi thứ dường như là không thể. Nó thậm chí có thể làm tê liệt chúng ta, ngăn chúng ta hoàn thành những việc cần làm.

Giáo sư: Cốc nước này nặng bao nhiêu? Melissa, em có đáp án nào không?

Ảnh: jenningswire


Melissa: Dạ, 8 oz (240 ml)

Một nam sinh: 12 oz (360 ml)

Một nữ sinh: 16 oz (480 ml)

Giáo sư: Trọng lượng của toàn bộ cốc nước không phải là vấn đề. Nó phụ thuộc vào việc thầy giữ nó trong vòng bao lâu. Nếu thầy giữ nó trong 1 phút, sẽ không sao cả. Nếu thầy giữ trong vòng 1 giờ, cánh tay thầy bắt đầu đau nhức. Nếu thầy giữ cả ngày, cánh tay thầy sẽ tê cứng. Chà, trọng lượng của cốc nước không hề thay đổi, nhưng nếu giữ càng lâu thì thầy thấy càng nặng.

Giáo sư: Sự căng thẳng và lo âu của cuộc sống cũng giống như chiếc cốc này vậy. Nếu các em nghĩ về chúng một chút thì không có vấn đề gì. Nếu nghĩ nhiều hơn, nó bắt đầu khiến các em bị tổn thương. Nếu các em đắm chìm vào chúng cả ngày, các em sẽ cảm thấy tê liệt và không làm được bất cứ điều gì.

Luôn ghi nhớ rằng: Hãy đặt chiếc cốc xuống.

Theo Meir Kay
Mai Vy (biên dịch)

12 truyện vui triết lý thú vị

12 câu chuyện vui dưới đây, vừa thú vị lại vừa đem lại những triết lý cuộc sống vô cùng sâu sắc. Hy vọng sẽ hữu ích cho mỗi người.

Thói quen

Ăn mày đến nhà Vương xin, anh cho 10 đồng. Hôm sau ăn mày lại đến, lại cho 10 đồng. Cứ như thế liên tục trong 2 năm. Một hôm Vương chỉ cho 5 đồng.

Ăn mày nói: “Trước đây cho 10 đồng, sao bây giờ có 5 đồng?”

Vương nói: “Tôi kết hôn rồi”.

Ăn mày tát Vương một cái: “Mày dám lấy tiền của tao nuôi vợ mày à?”

Bài học: Khi cung cấp dịch vụ miễn phí tạo cho khách hàng thành thói quen thì dịch vụ này không còn là ưu đãi nữa, mà là không tốt.

Vợ chồng

Vợ chồng đi shopping, vợ rất thích bộ đồ ăn cao cấp, kiên quyết muốn mua. Chồng chê đắt không chịu bỏ tiền. Người bán hàng thấy vậy nói khẽ với người chồng một câu, anh ta nghe xong liền móc tiền ra ngay.

Điều gì khiến anh ấy lập tức thay đổi? Người bán hàng đã nói với người chồng rằng: “Bộ đồ ăn quý như thế này thì vợ anh sẽ không dám để anh rửa bát đâu”.

Bài học: Quan niệm của con người không có gì là không thay đổi được, mấu chốt là ở góc độ, cần phải giỏi nắm bắt tâm lý khách hàng.

Tệ nạn quản lý

Cô bé mua một chiếc quần, mặc thử thấy dài quá, nhờ bà nội giúp cắt ngắn đi. Bà nội nói đang bận. Cô bé tìm mẹ nhờ, mẹ cũng không rảnh. Cô lại tìm chị, chị càng bận. Cô bé thất vọng đi ngủ.

Bà nội làm xong việc nhà, nhớ tới cái quần của cháu gái liền lấy ra cắt ngắn đi một chút. Chị gái xong việc về nhà, lại lấy quần cắt ngắn đi một chút. Mẹ trở về cũng cắt quần ngắn đi một chút. Cuối cùng chiếc quần quá ngắn không thể mặc được.

Bài học: Tệ nạn quản lý chính là ở chỗ: Hoặc là không quản, hoặc là tất cả đều đến quản.

Câu chuyện kinh điển

Hổ bắt được một con hươu, muốn ăn thịt luôn. Hươu nói: “Anh không được ăn thịt tôi”.

Hổ ngây người ra một lát rồi hỏi: “Tại sao?”

Hươu nói: “Vì tôi là động vật được bảo vệ cấp 2 cấp quốc gia”.

Hổ phá lên cười nói: “Không thể vì động vật được bảo vệ cấp 2 mà để động vật được bảo vệ cấp thứ nhất chết đói chứ”.

Bài học: Lúc nào cũng giữ tinh thần đối phó với nguy cơ, không được để một chút ưu thế của mình hại chết mình.

(Ảnh: pixabay.com)

Cốc

Khi một chiếc cốc thủy tinh được rót đầy sữa bò, mọi người sẽ nói “đây là sữa bò”. Khi chuyển sang đựng nước ép trái cây, mọi người sẽ nói “đây là nước ép trái cây”. Chỉ khi chiếc cốc để không thì mọi người mới nói “đây là một chiếc cốc”.

Bài học: Khi trong tâm chúng ta chứa đầy thành kiến, của cải, quyền thế thì chúng ta đã không là chính mình nữa rồi. Con người luôn yêu thích sở hữu rất nhiều, vậy nên luôn khó có được chính bản thân mình.

Cá nhân và nhóm

Thầy giáo hỏi các học trò: “Một giọt nước làm thế nào để không bị khô cạn?”.

Các học trò lặng yên không nói.

Thầy giáo lại nói: “Một giọt nước, gió thổi có thể làm nó khô cạn, đất có thể hút nó cạn, mặt trời có thể làm nó bay hơi cạn. Muốn nó không cạn chỉ có thể để nó hòa nhập vào biển cả”.

Bài học: Một người không thể đủ sức một mình chống đỡ thiên hạ. Thế nên muốn có được thành công thì phải học cách hợp tác với người khác. Một cây làm chẳng nên non, đây cũng chính là điều chúng ta thường nói: “Một cá nhân dẫu lớn mạnh thế nào đi nữa thì cũng không bằng một tổ chức đoàn kết”.

Vẹt và quạ

Vẹt gặp quạ. Vẹt trong lồng thật an nhàn thẩn thơ. Quạ bên ngoài tự do tự tại. Vẹt hâm mộ sự tự do của quạ. Quạ hâm mộ sự an nhàn của vẹt. Thế là chúng bàn bạc đổi chỗ.

Quạ được an nhàn, nhưng không được chủ nhân yêu thích, cuối cùng u uất mà chết.

Vẹt được tự do, nhưng đã an nhàn quá lâu rồi, không thể sinh tồn độc lập được, cuối cùng đói mà chết.

Bài học: Hãy làm chính mình tốt nhất, không cần hâm mộ hạnh phúc của người khác, có lẽ nó không hợp với bạn.

(Ảnh: pixabay.com)

Xả bỏ

Thầy giáo hỏi: “Có người muốn đun ấm nước, đun được một nửa thì phát hiện ra củi không đủ. Anh ta nên làm thế nào?”

Có học trò nói: “Mau đi kiếm củi”.

Có học trò nói: “Đi mượn, đi mua”.

Thầy giáo nói: “Tại sao không đổ một phần nước trong ấm đi?”

Các học trò chợt ngộ.

Bài học: Việc đời không thể mọi việc đều như ý, có xả bỏ thì mới có đắc được. Đời người biết bao nhiêu tìm kiếm, không phải ở muôn núi ngàn khe, mà ở ngay trong gang tấc.

Người nghèo

Người nghèo hỏi Phật: “Tại sao con nghèo như thế này?”

Phật nói: “Vì con chưa học được cách cho tặng người khác”.

Người nghèo nói: “Con không có một thứ gì thì cho thế nào được?”

Phật nói: “Một người không có một thứ gì cũng có thể cho người khác 7 thứ:

  • Nhan thí: mỉm cười xử sự.
  • Ngôn thí: nói lời khen ngợi an ủi.
  • Tâm thí: cởi mở tấm lòng hòa ái với người.
  • Nhãn thí: cho người ánh mắt thiện lương.
  • Thân thí: dùng hành động giúp người.
  • Tọa thí: nhường chỗ ngồi.
  • Phòng thí: có tâm bao dung người.

Bài học: Người ta nghèo hay giàu, sướng hay khổ đều là do quan niệm của con người. Thực ra bản thân con người đã là tài sản quý báu vô giá rồi, thế nên Phật mới nói “Thân người khó có được”. Khi chúng ta mê mải tìm kiếm danh lợi tình bên ngoài thì lúc nào cũng thấy thiếu thốn khổ đau, nhưng chỉ cần quay lại cái tâm, tìm kiếm chính bản thân mình, tìm lại bản tính thiện ban sơ thì lúc đó sẽ thấy giá trị “thân người khó được”.


Việc vặt vãnh

Một con chồn muốn quyết chiến với một con sư tử. Sư tử quả quyết từ chối.

Chồn nói: “Anh sợ tôi rồi à?”

Sư tử nói: “Nếu nhận lời anh thì anh có được vinh quang đã tỷ võ với sư tử, nhưng còn tôi thì sau này tất cả các loài động vật chê cười tôi lại đánh nhau với chồn”.

Bài học: Chớ để những người và việc không quan trọng quấy nhiễu. Bí quyết thành công là nắm chắc lấy mục tiêu, không buông bỏ, chứ không phải lãng phí vào những việc vặt vãnh.

Tâm lý bán hàng

Một vị đại gia lấy vợ, có ba cô gái để lựa chọn. Đại gia cho mỗi cô 1.000 đô la, bảo các cô mua đồ về sao cho chất đầy phòng.

Cô thứ nhất mua rất nhiều bông, chất đầy một nửa căn phòng.

Cô thứ hai mua rất nhiều bóng bay, chất đầy 3/4 căn phòng.

Cô gái thứ ba mua nến, ánh sáng thắp sáng khắp căn phòng.

Cuối cùng vị đại gia chẳng chọn cô nào trong ba cô đó, mà chọn cô thứ tư có ngoại hình hấp dẫn.

Bài học: Hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng là vô cùng quan trọng.

Trao đổi hữu hiệu

Hai con trâu cùng ăn cỏ, trâu xanh hỏi trâu đen: “Này, cỏ chỗ anh có vị gì?”

Trâu đen đáp: “Vị dâu tây”.

Trâu xanh qua bên đó ăn một miếng liền tức giận hét lên: “Đồ lừa bịp”.

Trâu đen nhìn khinh bỉ trả lời: “Vậy thì tôi nói cỏ không có vị gì”.

Bài học: Trong quá trình quản lý, phối hợp nhóm, có thể trao đổi hữu hiệu, nắm được phương pháp quản lý trao đổi hiệu quả chính là hội tụ sức cạnh tranh.

Theo cmoney.tw
Biên dịch: Nam Phương

Câu chuyện cốc nước và bài học thấm thía

Sự căng thẳng trong cuộc sống cũng như việc ta giữ cốc nước trên tay. Khối lượng của cốc nước không đổi, nhưng càng giữ lâu lại càng thấy nặng nề hơn.
 

Giáo sư: Hàng ngày, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều thử thách và trở ngại, chúng có thể giúp chúng ta trưởng thành và định nghĩa chúng ta. Lúc này đây khi sự căng thẳng xuất hiện, nó có thể làm cho mọi thứ dường như là không thể. Nó thậm chí có thể làm tê liệt chúng ta, ngăn chúng ta hoàn thành những việc cần làm.

Giáo sư: Cốc nước này nặng bao nhiêu? Melissa, em có đáp án nào không?

Ảnh: jenningswire


Melissa: Dạ, 8 oz (240 ml)

Một nam sinh: 12 oz (360 ml)

Một nữ sinh: 16 oz (480 ml)

Giáo sư: Trọng lượng của toàn bộ cốc nước không phải là vấn đề. Nó phụ thuộc vào việc thầy giữ nó trong vòng bao lâu. Nếu thầy giữ nó trong 1 phút, sẽ không sao cả. Nếu thầy giữ trong vòng 1 giờ, cánh tay thầy bắt đầu đau nhức. Nếu thầy giữ cả ngày, cánh tay thầy sẽ tê cứng. Chà, trọng lượng của cốc nước không hề thay đổi, nhưng nếu giữ càng lâu thì thầy thấy càng nặng.

Giáo sư: Sự căng thẳng và lo âu của cuộc sống cũng giống như chiếc cốc này vậy. Nếu các em nghĩ về chúng một chút thì không có vấn đề gì. Nếu nghĩ nhiều hơn, nó bắt đầu khiến các em bị tổn thương. Nếu các em đắm chìm vào chúng cả ngày, các em sẽ cảm thấy tê liệt và không làm được bất cứ điều gì.

Luôn ghi nhớ rằng: Hãy đặt chiếc cốc xuống.


 


Tác giả bài viết: Mai Vy (biên dịch)

Nguồn tin: Theo Meir Kay

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập114
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại268,213
  • Tổng lượt truy cập35,914,558
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây