Lòng tham.

Thứ tư - 03/07/2019 07:38

Lòng tham.

Lòng tham ấy kích động tâm trí khiến chúng ta cảm thấy khổ tâm, không hài lòng với những gì mình đang có.
 

 

Câu chuyện 1:

Ngày xưa, có một vị thần đi dạo xuống cõi trần. Sau đó, ông thấy một người phàm cũng đang đi dạo trên đường. Vị thần liền tới và đi cùng người kia, cũng giống như một người bình thường.

Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy khát. Ông ta thấy ông kia đang mang một bình nước bên hông, vì thế ông ta hỏi: “Có còn nước trong bình của ông không?”

Vị thần đưa bình nước cho ông ta và nói: “Cả bình còn đầy, ông có thể uống bao nhiêu tùy ý”.

Người đàn ông uống hết bình nước và cảm thấy nó chỉ thỏa được một chút cơn khát nhưng cũng làm xua tan sự mệt nhọc. Họ tiếp tục đi một lúc thì ông ta đột nhiên nói: “Tôi ước gì nó là rượu vang ở trong bình của ông”.

Vị thần mỉm cười, đưa bình nước cho ông ta nói: “Có rượu trong đó. Cứ uống nếu ông muốn”.

Ông ta không tin, nhưng vẫn uống thử. Và rất ngạc nhiên, những gì ông ta uống là rượu vang, rất thơm ngon.

Ông ta ngạc nhiên và nghĩ người bạn đồng hành của mình phải là một vị thần, bởi vì chỉ có thần mới có thể làm thế. Với nghĩ đó, ông bèn hỏi thêm: “Bây giờ tôi ước gì nó là thuốc tiên trong cái bình của ông”.

Vị thần cười và mở nắp bình. Người đàn ông nghĩ vị thần chắc lại cho mình thuốc tiên, nên ông ta mở miệng ra và chờ đợi. Nhưng chẳng có gì trong bình, vị thần lắc cái bình một lần nữa và biến mất.

Người tham lam muốn mọi thứ, nhưng cuối cùng họ sẽ mất mọi thứ.
 

 

Câu chuyện 2:

 

Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.

Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.

Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.

Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”.

Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?”.

Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.

Sự bắt đầu của lòng tham là ưa, thích. Sự ưa, thích này không làm hại cho bản thân người ưa thích và người ở gần bên. Vì người ưa thích làm lụng để lấy tiền, chứ không làm gì đến kẻ khác để lấy tiền làm giàu cho bản thân mình. Như vậy chưa gọi là tham được.

Nếu đem lòng tham ví với các trạng thái của trái xoài chín và nếu phân tách trạng thái của trái xoài chín, thì người ta thấy có 7 giai đoạn:

1. Hườm hườm.

2. Vừa chín.

3. Chín đều.

4. Chín mùi.

5. Chín thâm kim.

6. Chín úng.

7. Chín rục có giòi.

Người ăn xoài có thể ăn bốn thứ xoài từ hườm hườm cho tới xoài chín mùi thì thật là vô hại, bằng ăn ba thứ sau sẽ có hại cho sức khỏe.

Lòng tham cũng có tuần tự tiến triển như chín mùi của trái xoài. Có thứ lòng tham không gây hại, nhưng nếu ta không biết ngăn chặn nó, khiến nó ngày càng trở nên lớn hơn thì lúc ấy chúng ta sẽ trở nên mù quáng, điên cuồng, thậm chí sử dụng âm mưu, tiểu xảo để đạt bằng được mục đích của bản thân.


  

Con người chúng ta ai ai cũng có sẵn lòng tham trong người. Lòng tham ấy ví như người nuôi rắn độc. Không cẩn thận từng phút sẽ bị rắn độc quay đầu lại cắn. Cuộc sống ngày nay chúng ta bon chen với đời, tìm kế sinh nhai, kiếm tiền, danh vọng, ham muốn trong tình yêu. Lòng tham ấy kích động tâm trí khiến chúng ta cảm thấy khổ tâm, không hài lòng với những gì mình đang có.

Con người ta khi tham lam quá sẽ trở nên mù quáng, không biết đến giới hạn, sẵn sàng từ bỏ những thứ mình đang có để mong được sở hữu những thứ quý giá hơn. Sự tham lam mù quáng có khi khiến con người ta khi phải trả giá đắt, mới hiểu ra rằng những thứ quý giá ấy, luôn ở ngay bên cạnh mình chứ chẳng phải đi tìm ở đâu xa.

 

Lòng tham.

Lòng tham ấy kích động tâm trí khiến chúng ta cảm thấy khổ tâm, không hài lòng với những gì mình đang có.

Câu chuyện 1:

Ngày xưa, có một vị thần đi dạo xuống cõi trần. Sau đó, ông thấy một người phàm cũng đang đi dạo trên đường. Vị thần liền tới và đi cùng người kia, cũng giống như một người bình thường.

Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy khát. Ông ta thấy ông kia đang mang một bình nước bên hông, vì thế ông ta hỏi: “Có còn nước trong bình của ông không?”

Vị thần đưa bình nước cho ông ta và nói: “Cả bình còn đầy, ông có thể uống bao nhiêu tùy ý”.

Người đàn ông uống hết bình nước và cảm thấy nó chỉ thỏa được một chút cơn khát nhưng cũng làm xua tan sự mệt nhọc. Họ tiếp tục đi một lúc thì ông ta đột nhiên nói: “Tôi ước gì nó là rượu vang ở trong bình của ông”.

Vị thần mỉm cười, đưa bình nước cho ông ta nói: “Có rượu trong đó. Cứ uống nếu ông muốn”.

Ông ta không tin, nhưng vẫn uống thử. Và rất ngạc nhiên, những gì ông ta uống là rượu vang, rất thơm ngon.

Ông ta ngạc nhiên và nghĩ người bạn đồng hành của mình phải là một vị thần, bởi vì chỉ có thần mới có thể làm thế. Với nghĩ đó, ông bèn hỏi thêm: “Bây giờ tôi ước gì nó là thuốc tiên trong cái bình của ông”.

Vị thần cười và mở nắp bình. Người đàn ông nghĩ vị thần chắc lại cho mình thuốc tiên, nên ông ta mở miệng ra và chờ đợi. Nhưng chẳng có gì trong bình, vị thần lắc cái bình một lần nữa và biến mất.

Người tham lam muốn mọi thứ, nhưng cuối cùng họ sẽ mất mọi thứ.
 

 

Câu chuyện 2:

 

Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.

Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.

Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.

Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”.

Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?”.

Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.

Sự bắt đầu của lòng tham là ưa, thích. Sự ưa, thích này không làm hại cho bản thân người ưa thích và người ở gần bên. Vì người ưa thích làm lụng để lấy tiền, chứ không làm gì đến kẻ khác để lấy tiền làm giàu cho bản thân mình. Như vậy chưa gọi là tham được.

Nếu đem lòng tham ví với các trạng thái của trái xoài chín và nếu phân tách trạng thái của trái xoài chín, thì người ta thấy có 7 giai đoạn:

1. Hườm hườm.

2. Vừa chín.

3. Chín đều.

4. Chín mùi.

5. Chín thâm kim.

6. Chín úng.

7. Chín rục có giòi.

Người ăn xoài có thể ăn bốn thứ xoài từ hườm hườm cho tới xoài chín mùi thì thật là vô hại, bằng ăn ba thứ sau sẽ có hại cho sức khỏe.

Lòng tham cũng có tuần tự tiến triển như chín mùi của trái xoài. Có thứ lòng tham không gây hại, nhưng nếu ta không biết ngăn chặn nó, khiến nó ngày càng trở nên lớn hơn thì lúc ấy chúng ta sẽ trở nên mù quáng, điên cuồng, thậm chí sử dụng âm mưu, tiểu xảo để đạt bằng được mục đích của bản thân.


  

Con người chúng ta ai ai cũng có sẵn lòng tham trong người. Lòng tham ấy ví như người nuôi rắn độc. Không cẩn thận từng phút sẽ bị rắn độc quay đầu lại cắn. Cuộc sống ngày nay chúng ta bon chen với đời, tìm kế sinh nhai, kiếm tiền, danh vọng, ham muốn trong tình yêu. Lòng tham ấy kích động tâm trí khiến chúng ta cảm thấy khổ tâm, không hài lòng với những gì mình đang có.

Con người ta khi tham lam quá sẽ trở nên mù quáng, không biết đến giới hạn, sẵn sàng từ bỏ những thứ mình đang có để mong được sở hữu những thứ quý giá hơn. Sự tham lam mù quáng có khi khiến con người ta khi phải trả giá đắt, mới hiểu ra rằng những thứ quý giá ấy, luôn ở ngay bên cạnh mình chứ chẳng phải đi tìm ở đâu xa.

* Theo cafebiz

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Nguồn tin: * Theo cafebiz

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập95
  • Hôm nay15,885
  • Tháng hiện tại310,231
  • Tổng lượt truy cập35,956,576
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây