Phẩm hạnh.

Thứ bảy - 21/04/2018 09:08

Phẩm hạnh.

Nhân quả là có thật trên đời, nó xảy ra không chỉ ở kiếp sau mà ngay ở kiếp này. Một cô bé nghèo trả lại tỷ phú chiếc cặp nhặt được, 20 năm sau, biết bao điều kỳ diệu liên tục xảy ra. Câu chuyện khiến cho mỗi chúng ta đều phải suy nghĩ.
Sự thật thì bạn đang nghĩ đến lý do gì nào? Đừng vội đoán mò, bởi nguyên nhân sâu xa của câu chuyện vị tỷ phú già nhận nuôi cô bé nghèo xinh đẹp dưới đây chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người phải bất ngờ đấy!

Vào buổi tối cách đây 20 năm về trước, một vị phu nhân ở Chiết Giang, Trung Quốc đã đánh rơi chiếc túi đựng tài sản trị giá lên tới 100.000 tệ (tương đương 330 triệu đồng) cùng một tập tài liệu nghiên cứu thị trường tuyệt mật của chồng mình – một thương nhân có tiếng – ở trong bệnh viện.
Bất chấp đêm hôm khuya khoắt, vị thương nhân vội vàng lao đến bệnh viện tìm kiếm trong vô vọng. Khi ông vừa tới nơi đã bị thu hút bởi một bé gái gầy yếu đang đứng dựa vào bức tường trắng toát giữa hành lang sâu hun hút.

Có lẽ bức tường ấy rất lạnh, nên toàn thân cô bé không ngừng run rẩy, tay ôm chặt một chiếc túi không buông, và trùng hợp thay, đó lại chính là chiếc túi mà vợ của vị thương nhân nọ mới đánh rơi. 

Vị thương nhân nhanh chóng tìm hiểu và biết được cô bé tên là Hà Vũ Đình, theo bố vào bệnh viện chữa trị một căn bệnh hiểm nghèo. Gia đình họ rất nghèo, phải bán hết đồ đạc để có tiền lo cho người bố, thế nhưng hiện tại, họ thậm chí còn chẳng đủ tiền chi trả cho 1 đêm nằm viện. Nếu như hôm nay vẫn không chạy vạy được tiền, thì sáng mai họ sẽ bị đuổi ra khỏi nơi này.

Buổi tối hôm ấy, cô bé Hà Vũ Đình buồn bã đi lại dọc hành lang. Đứa trẻ ngây thơ lo sợ ngày mai bác sĩ sẽ đuổi bố mình ra khỏi phòng bệnh nên đã dập đầu quỳ lạy những người đi ngang qua để cầu xin sự trợ giúp.

Đột nhiên, cô bé nhìn thấy một người phụ nữ đang đi từ trên gác xuống đánh rơi chiếc túi kẹp dưới cánh tay. Bởi vì còn rất nhiều đồ đạc nên người phụ nữ này dường như không phát hiện ra mình vừa làm rơi đồ.

Khi đó, ở hành lang không còn ai ngoài Hà Vũ Đình. Cô bé nhanh nhẹn chạy tới nhặt chiếc túi rồi đuổi theo người phụ nữ giàu có ra đến tận cửa. Tuy nhiên, một chiếc xe con bóng loáng đã chở bà ấy đi rất xa rồi.

Trước tình cảnh này, Hà Vũ Đình đành mang chiếc túi trở về phòng bệnh của bố. Cả gia đình họ đã bị sốc khi mở chiếc túi đựng đầy đồ giá trị ấy ra xem. Cô bé Hà Vũ Đình hiểu rằng, số tiền đó chắc chắn đủ cho bố mình chữa bệnh.

Tuy nhiên, ông Hà lại không cho phép con gái làm như vậy. Ông yêu cầu con cầm chiếc túi ra hành lang đứng đợi chủ nhân của nó quay lại tìm. Ông nói: “Người bị mất túi chắc hẳn đang rất lo lắng. Trong cuộc đời này, việc nên làm nhất là giúp đỡ người khác, biết nghĩ cho người khác; việc không nên làm nhất là tham lam tiền của, sống vô ơn bạc nghĩa.”
Vị thương nhân vô cùng xúc động khi nhận lại chiếc túi giá trị từ tay Hà Vũ Đình. Việc này không chỉ giúp ông lấy lại được một khoản tiền lớn, mà còn bảo vệ được tập tài liệu bí mật và cũng nhờ đó, không bao lâu sau ông đã vươn lên thành một tỷ phú.

Để trả nghĩa, ông liền đứng ra lo tiền viện phí cho bố của cô bé tốt bụng. Đáng tiếc, sau đó bố mẹ của Hà Vũ Đình đều rời bỏ em đi tới một nơi rất xa, không bao giờ quay trở lại được nữa.

Hà Vũ Đình được vị thương nhân giàu có nhận làm con gái và nuôi cô khôn lớn, trưởng thành. Sau khi học hết Đại học, Hà Vũ Đình rất tích cực giúp bố nuôi xử lý công việc.

Tuy rằng không có một chức vụ cụ thể, nhưng cô đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh quý báu và dần trở thành một nhân tài trên thương trường khốc liệt. Thậm chí, cho đến cuối đời, bố nuôi vẫn thường xuyên tham khảo ý kiến của Hà Vũ Đình trong những quyết định quan trọng.

Đến lúc phải rời xa thế giới này, vị tỷ phú nhân ái đã để lại một bức di chúc, trong đó viết:

“Trước khi gặp bố con Hà Vũ Đình, tôi đã là một thương nhân giàu có. Thế nhưng, khi nhận lại món tài sản lớn những tưởng chẳng bao giờ tìm thấy được từ tay một gia đình bệnh nhân nghèo, tôi chợt nhận ra họ mới là những người giàu có nhất. Bởi vì họ luôn giữ vững được nhân phẩm và nguyên tắc sống cao thượng của mình, đây cũng chính là điều mà một thương nhân như tôi luôn bị thiếu hụt. Trong khi đó, tiền của tôi đa phần đều do tranh đấu, giành giật mới có được. Họ đã khiến tôi hiểu ra rằng, thứ tài sản quý giá nhất của đời người chính là phẩm hạnh.

Tôi nhận nuôi Hà Vũ Đình không phải là để đền ơn hay vì thương cảm, mà tôi muốn con bé trở thành một tấm gương cho mình. Có con bé ở bên cạnh, vào những thời khắc quyết định trong kinh doanh, tôi luôn nhắc nhở bản thân những điều nên làm và không nên làm, những đồng tiền nào nên kiếm và đồng nào nên bỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu đã giúp tôi ngày càng thành công và trở thành một tỷ phú như hiện nay.

Sau khi tôi chết, toàn bộ tài sản của tôi sẽ do Hà Vũ Đình thừa kế. Đây không phải một món quà, mà là vì tôi mong muốn sự nghiệp của mình sẽ phát triển huy hoàng hơn nữa. Tôi tin rằng đứa con trai thông minh của mình cũng sẽ hiểu được dụng ý sâu xa của người làm bố này.”

Con trai của vị tỷ phú từ nước ngoài trở về đã xem bản di chúc một cách tỉ mỉ rồi nhanh chóng hạ bút ký tên: “Tôi đồng ý để Hà Vũ Đình thừa kế toàn bộ tài sản do bố mình để lại, và mong rằng cô ấy có thể trở thành vợ của tôi.”

Hà Vũ Đình suy nghĩ một lúc rồi cũng ký tên: “Tôi chấp nhận thừa kế toàn bộ tài sản do bố nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông.”
Phẩm hạnh.
 
Nhân quả là có thật trên đời, nó xảy ra không chỉ ở kiếp sau mà ngay ở kiếp này. Một cô bé nghèo trả lại tỷ phú chiếc cặp nhặt được, 20 năm sau, biết bao điều kỳ diệu liên tục xảy ra. Câu chuyện khiến cho mỗi chúng ta đều phải suy nghĩ.

Sự thật thì bạn đang nghĩ đến lý do gì nào? Đừng vội đoán mò, bởi nguyên nhân sâu xa của câu chuyện vị tỷ phú già nhận nuôi cô bé nghèo xinh đẹp dưới đây chắc chắn sẽ khiến cho nhiều người phải bất ngờ đấy!

Vào buổi tối cách đây 20 năm về trước, một vị phu nhân ở Chiết Giang, Trung Quốc đã đánh rơi chiếc túi đựng tài sản trị giá lên tới 100.000 tệ (tương đương 330 triệu đồng) cùng một tập tài liệu nghiên cứu thị trường tuyệt mật của chồng mình – một thương nhân có tiếng – ở trong bệnh viện.
Bất chấp đêm hôm khuya khoắt, vị thương nhân vội vàng lao đến bệnh viện tìm kiếm trong vô vọng. Khi ông vừa tới nơi đã bị thu hút bởi một bé gái gầy yếu đang đứng dựa vào bức tường trắng toát giữa hành lang sâu hun hút.

Có lẽ bức tường ấy rất lạnh, nên toàn thân cô bé không ngừng run rẩy, tay ôm chặt một chiếc túi không buông, và trùng hợp thay, đó lại chính là chiếc túi mà vợ của vị thương nhân nọ mới đánh rơi. 

Vị thương nhân nhanh chóng tìm hiểu và biết được cô bé tên là Hà Vũ Đình, theo bố vào bệnh viện chữa trị một căn bệnh hiểm nghèo. Gia đình họ rất nghèo, phải bán hết đồ đạc để có tiền lo cho người bố, thế nhưng hiện tại, họ thậm chí còn chẳng đủ tiền chi trả cho 1 đêm nằm viện. Nếu như hôm nay vẫn không chạy vạy được tiền, thì sáng mai họ sẽ bị đuổi ra khỏi nơi này.

Buổi tối hôm ấy, cô bé Hà Vũ Đình buồn bã đi lại dọc hành lang. Đứa trẻ ngây thơ lo sợ ngày mai bác sĩ sẽ đuổi bố mình ra khỏi phòng bệnh nên đã dập đầu quỳ lạy những người đi ngang qua để cầu xin sự trợ giúp.

Đột nhiên, cô bé nhìn thấy một người phụ nữ đang đi từ trên gác xuống đánh rơi chiếc túi kẹp dưới cánh tay. Bởi vì còn rất nhiều đồ đạc nên người phụ nữ này dường như không phát hiện ra mình vừa làm rơi đồ.

Khi đó, ở hành lang không còn ai ngoài Hà Vũ Đình. Cô bé nhanh nhẹn chạy tới nhặt chiếc túi rồi đuổi theo người phụ nữ giàu có ra đến tận cửa. Tuy nhiên, một chiếc xe con bóng loáng đã chở bà ấy đi rất xa rồi.

Trước tình cảnh này, Hà Vũ Đình đành mang chiếc túi trở về phòng bệnh của bố. Cả gia đình họ đã bị sốc khi mở chiếc túi đựng đầy đồ giá trị ấy ra xem. Cô bé Hà Vũ Đình hiểu rằng, số tiền đó chắc chắn đủ cho bố mình chữa bệnh.

Tuy nhiên, ông Hà lại không cho phép con gái làm như vậy. Ông yêu cầu con cầm chiếc túi ra hành lang đứng đợi chủ nhân của nó quay lại tìm. Ông nói: “Người bị mất túi chắc hẳn đang rất lo lắng. Trong cuộc đời này, việc nên làm nhất là giúp đỡ người khác, biết nghĩ cho người khác; việc không nên làm nhất là tham lam tiền của, sống vô ơn bạc nghĩa.”
Vị thương nhân vô cùng xúc động khi nhận lại chiếc túi giá trị từ tay Hà Vũ Đình. Việc này không chỉ giúp ông lấy lại được một khoản tiền lớn, mà còn bảo vệ được tập tài liệu bí mật và cũng nhờ đó, không bao lâu sau ông đã vươn lên thành một tỷ phú.

Để trả nghĩa, ông liền đứng ra lo tiền viện phí cho bố của cô bé tốt bụng. Đáng tiếc, sau đó bố mẹ của Hà Vũ Đình đều rời bỏ em đi tới một nơi rất xa, không bao giờ quay trở lại được nữa.

Hà Vũ Đình được vị thương nhân giàu có nhận làm con gái và nuôi cô khôn lớn, trưởng thành. Sau khi học hết Đại học, Hà Vũ Đình rất tích cực giúp bố nuôi xử lý công việc.

Tuy rằng không có một chức vụ cụ thể, nhưng cô đã tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh quý báu và dần trở thành một nhân tài trên thương trường khốc liệt. Thậm chí, cho đến cuối đời, bố nuôi vẫn thường xuyên tham khảo ý kiến của Hà Vũ Đình trong những quyết định quan trọng.

Đến lúc phải rời xa thế giới này, vị tỷ phú nhân ái đã để lại một bức di chúc, trong đó viết:

“Trước khi gặp bố con Hà Vũ Đình, tôi đã là một thương nhân giàu có. Thế nhưng, khi nhận lại món tài sản lớn những tưởng chẳng bao giờ tìm thấy được từ tay một gia đình bệnh nhân nghèo, tôi chợt nhận ra họ mới là những người giàu có nhất. Bởi vì họ luôn giữ vững được nhân phẩm và nguyên tắc sống cao thượng của mình, đây cũng chính là điều mà một thương nhân như tôi luôn bị thiếu hụt. Trong khi đó, tiền của tôi đa phần đều do tranh đấu, giành giật mới có được. Họ đã khiến tôi hiểu ra rằng, thứ tài sản quý giá nhất của đời người chính là phẩm hạnh.

Tôi nhận nuôi Hà Vũ Đình không phải là để đền ơn hay vì thương cảm, mà tôi muốn con bé trở thành một tấm gương cho mình. Có con bé ở bên cạnh, vào những thời khắc quyết định trong kinh doanh, tôi luôn nhắc nhở bản thân những điều nên làm và không nên làm, những đồng tiền nào nên kiếm và đồng nào nên bỏ. Đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu đã giúp tôi ngày càng thành công và trở thành một tỷ phú như hiện nay.

Sau khi tôi chết, toàn bộ tài sản của tôi sẽ do Hà Vũ Đình thừa kế. Đây không phải một món quà, mà là vì tôi mong muốn sự nghiệp của mình sẽ phát triển huy hoàng hơn nữa. Tôi tin rằng đứa con trai thông minh của mình cũng sẽ hiểu được dụng ý sâu xa của người làm bố này.”

Con trai của vị tỷ phú từ nước ngoài trở về đã xem bản di chúc một cách tỉ mỉ rồi nhanh chóng hạ bút ký tên: “Tôi đồng ý để Hà Vũ Đình thừa kế toàn bộ tài sản do bố mình để lại, và mong rằng cô ấy có thể trở thành vợ của tôi.”

Hà Vũ Đình suy nghĩ một lúc rồi cũng ký tên: “Tôi chấp nhận thừa kế toàn bộ tài sản do bố nuôi để lại, bao gồm cả con trai của ông.”


Tác giả bài viết: Simon Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập188
  • Hôm nay8,500
  • Tháng hiện tại271,662
  • Tổng lượt truy cập35,918,007
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây