Trị bá bệnh với 27 loại rau xanh ngay trong vườn nhà.

Thứ ba - 05/07/2016 23:20

Trị bá bệnh với 27 loại rau xanh ngay trong vườn nhà.

Trong các loại thuốc nam được sử dụng phổ biến, rau xanh là một phần vô cùng quan trọng. Các tác dụng trị bệnh của chúng không kém gì những loại dược liệu quý.

1. Bạc hà

tri-ba-benh-voi-27-loai-rau-xanh-trong-vuon-nha-1
Rau bạc hà
Ngoài việc trở thành một loại rau gia vị có tính kích thích vị giác mạnh mẽ, bạc hà còn là một loại thuốc trị cảm cúm hoặc dùng để làm dịu các vết côn trùng đốt. Đối với những cơn hen suyễn nhẹ, tinh dầu bạc hà có thể được dùng như một loại thuốc cắt cơn hiệu quả với phương pháp ngửi hoặc xông hơi. Ngoài những công dụng này ra, bạc hà còn được sử dụng để trị thấp khớp, viêm xoang, khan họng hoặc trong các trường hợp chướng bụng do đầy hơi. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai, bạc hà nên được sử dụng hạn chế vì nó có thể trở thành nguồn căn dẫn đến sẩy thai.
2. Đinh lăng
tri-ba-benh-voi-27-loai-rau-xanh-trong-vuon-nha-2
Lá đinh lăng
Nhờ tác dụng của đinh lăng, vỏ não sẽ được kích hoạt để trở nên đồng bộ, khả năng tích hợp và thu nhận thông tin của não bộ cũng trở nên linh hoạt hơn. Sở dĩ đinh lăng làm thay đổi rõ rệt ở vùng não như vậy là do nó có tác dụng làm biên độ điện não ở vỏ não tăng. Các sóng beta, alpha nhờ đó cũng tăng cao và đồng thời làm giảm sóng delta. Chính vì vậy, sử dụng đinh lăng sẽ giúp con người có thêm hưng phấn và nhạy bén hơn trong các phản xạ có điều kiện. Nhiều người sử dụng đinh lăng như một loại thuốc giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
3. Húng chanh/ rau tần

Rau tần
Từ xa xưa, rau tần đã được sử dụng để làm vị thuốc chữa ho hiệu quả trong các trường hợp ho đàm, ho gió, ho khan. Thông thường, ở một số vùng quê, rau tần được sử dụng làm rau sống trong bữa cơm hàng ngày để phòng các bệnh cảm cúm và các bệnh về phổi. Rau tần có mùi hăng, vị chua the, tính ấm và rất lành tính. Ngoài việc sử dụng như một loại thuốc trị ho cảm ra, rau tần còn được dùng để tiêu độc rất công hiệu.
4. Húng quế
Rau húng quế
Ở một số nước phương Tây, mọi người thường nhai vài lá húng quế sau bữa ăn để làm thơm miệng. Ở phương Đông, húng quế được dùng nhiều với vai trò một loại rau gia vị có vị cay the và ngọt nhẹ. Bên cạnh đó, húng quế còn là một vị thuốc giúp lợi tiểu; giảm việc tiết mồ hôi; cải thiện thị lực; trị các chứng nghẹt mũi, tiêu hóa kém, cảm sốt, đau đầu,…
5. Lá lốt / tất bát
Lá lốt
Lá lốt có thể mọc dại ở khắp nơi. Do có mùi vị đặc biệt, nó đã trở thành một nguyên liệu không thể thiếu trong các món ăn ngon của khắp vùng miền. Cùng với sự nổi tiếng gắn liền với nhiều cái tên ẩm thực trứ danh, lá lốt còn được biết nhiều đến tác dụng trị bệnh đau đầu, đau răng, tiểu ra máu, nôn mửa do đầy bụng, đau nhức xương khớp, ra mồ hôi nhiều, say nắng, tiêu chảy, viêm xoang… Đối với phụ nữ mắc các viêm nhiễm ở âm đạo, khí hư nhiều, huyết trắng,… cũng có thể sử dụng lá lốt để điều trị.
6. Lá sung
tri-ba-benh-voi-27-loai-rau-xanh-trong-vuon-nha-6
Lá sung
Không ai không biết đến món nem gói lá sung của các vùng miền Bắc. Thế nhưng, ngoài việc giúp món ăn thêm ngon, lá sung còn có công dụng như một loại thuốc nam trị bệnh. Muốn có công dụng tốt, khi dùng lá sung nên chọn loại lá nổi nốt sần. Lá này có vị chát nhẹ hòa quyệt trong vị ngọt mát. Trong dân gian, lá sung được dùng để thông huyết, bổ huyết, tiêu viêm, tiêu thũng, tiêu đờm, lợi tiểu, sát trùng, chữa tê thấp và bệnh sốt rét. Riêng với phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, lá sung còn là một bài thuốc lợi sữa vô cùng hữu hiệu.
7. Mùi tàu/ngò gai

Ngò gai
Trong món phở, bạn sẽ thường gặp loại rau này. Đây là một loại rau gia vị, dùng ăn sống hoặc nêm vào canh. Ngò gai có mùi thơm hăng hắc, vị the nhẹ, có tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu độc, mạnh tì vị và khử thấp nhiệt.
8. Rau diếp cá

Rau diếp cá
Từ ngàn xưa, rau diếp cá đã trở thành một vị thuốc nam phổ biến chuyên trị các chứng tắc sữa, phát ban, tiêu độc, thanh nhiệt và các bệnh về tiêu hóa. Một số người dùng rau diếp cá để trị dứt điểm bệnh trĩ, táo bón và làm tiêu các nốt mụn nhọt, mẩn ngứa, lở loét. Khi chưa có tân dược, người xưa đã dùng diếp cá để hạ sốt cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học còn phát hiện ra công dụng kháng khuẩn và diệt được các ký sinh trùng gây bệnh của loại rau này.
9. Rau mùi/ngò ta

Rau ngò ta
Rau mùi được dùng để trang trí thức ăn hoặc nêm vào canh để tăng thêm sắc vị. Nó có vị cay, tính lành, ấm nên được dùng để trị mụn độc, các chứng đậu, sởi khó mọc… Rau mọc nhiều nhất vào mùa đông nhưng trong năm có thể dễ dàng tìm thấy loại rau này.
10. Rau răm

Rau răm
Rau răm luôn là loại rau đi kèm không thể thiếu trong các món nhậu. Ngoài ra, nó còn được dùng để khử độc và mùi tanh của các nguyên liệu hải sản. Rau răm có vị cay, tính ấm được dùng để chữa đau bụng do nhiễm lạnh, kích thích tiêu hóa, trị biếng ăn, chữa chàm ghẻ và rắn cắn, giảm ham muốn tình dục… Thông thường, rau được dùng tươi để tăng hiệu quả trị bệnh.
11. Sả (cỏ chanh)

Cỏ chanh
Sả có tính ấm nên rất tốt cho hệ tiêu hóa và người bệnh cảm. Bên cạnh đó, nó còn giúp thoát mồ hôi, hạ sốt, lợi tiểu và trị chứng đau đầu, chuột rút, co thắt cơ, thấp khớp,… Gần đây, các nhà khoa học còn chứng minh được sả có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư rất hiệu quả
12. Thì là
tri-ba-benh-voi-27-loai-rau-xanh-trong-vuon-nha-12
Thì là
Thì là giúp món ăn trở nên thơm ngon đặc biệt, nhất là với các món dùng cá làm nguyên liệu chính. Đối với Đông y, thì là lại là một vị thuốc rất quen thuộc. Nó có vị cay, tính ấm, có tác dụng mạnh tỳ, bổ thận, trị chướng bụng và giảm cơn đau răng.
13. Tía tô
Tía tô từ lâu đã là vị thuốc quý trong Đông y. Nó được xếp vào nhóm phát tán phong hàn, tức nhóm dành cho các bệnh sinh bởi nhiễm lạnh. Với các bệnh này, chỉ cần làm thoát mồ hôi sẽ giúp hạ nhiệt. Tía tô có vị cay, tính ấm, được dùng phổ biến với các công dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Do vậy, nó rất tốt cho phụ nữ cần dưỡng thai. Với những người mắc bệnh hen suyễn hoặc ho lâu ngày, có thể dùng hạt tía tô để sắc uống mỗi ngày. Ngoài ra, do có chứa hàm lượng lớn các vitamin và khoáng tố nên tía tô còn được dùng như một dược liệu làm đẹp da rất hiệu quả.
14. Rau má
Giải nhiệt, tiêu độc là những công dụng được nhiều người biết đến nhất khi nói về rau má. Thế nhưng ít ai biết rằng đây cũng là một loại mặt nạ dưỡng da và là loại sữa rửa mặt rất tốt cho làn da của các chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, rau má còn được sử dụng để giúp tăng cường trí nhớ, hạ sốt cho trẻ nhỏ, hỗ trợ tim mạch, làm liền vết thương và giảm căng thẳng.
Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều rau má có thể dẫn đến những tác dụng phụ như tăng lượng đường trong máu, làm nhức đầu, tiêu chảy, giảm khả năng thụ thai và giảm tác dụng tương tác của thuốc. Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, dùng nhiều rau má còn làm tăng nguy cơ sẩy thai.
15. Rau cần
Trong các tài liệu nghiên cứu về rau cần đều chỉ ra tác dụng kháng viêm, kháng nấm, trị ho, long đờm, giảm mỡ máu, giảm lượng đường trong máu và hạ huyết áp. Riêng trong Đông y lại ghi nhận thêm các tác dụng nhuận phế, lợi thấp, giảm ho, làm sáng mắt và giúp tăng áp suất máu. Điều đáng nói, mọi bộ phận của loại rau này đều có tác dụng trị bệnh.
Đặt 1 củ hành vào tai để chữa chứng đau nhức tai (Ảnh minh họa) Hành là một loại gia vị – thuốc rất thông dụng trong đời sống hàng ngày của người dân nhưng sử dụng hành để chữa bệnh hiệu quả thì không phải ai cũng biết Điều…
16. Rau om/rau ngổ
Rau om thường dùng để nêm canh chua hoặc phở bò, những món ăn rất Việt. Theo Đông y, rau om còn là vị thuốc giúp thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột rất tốt. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng hữu hiệu với người bị tiểu đường, sỏi thận, ung thư và đặc biệt tác dụng rất tốt trên những phụ nữ bị chứng huyết trắng.
17. Rau đắng
Lợi ích dễ nhận thấy nhất của rau đắng là đó là giúp kích thích não bộ, cải thiện trí nhớ và tăng cường khả năng tập trung. Vì vậy, trong các nước phương Đông, rau đắng được dùng như loại thuốc bổ não tự nhiên vô cùng hữu hiệu. Ngoài những tác dụng rất rõ rệt đối với trí não và tâm thần, rau đắng còn có tác dụng chống viêm, ngăn ngừa lão hóa, trị ung thư, có lợi cho hệ hô hấp, tăng cường sức đề kháng, giúp tiêu mụn nhọt, làm da dẻ mịn màng, hạ đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa.
18. Rau càng cua
Rau càng cua là loại rau mọc dại, được dân gian sử dụng như một loại thuốc giúp bổ âm huyết, thanh nhiệt, giải độc, thông ứ, chỉ thống, lợi tiểu tiện, trị táo bón, chữa chứng tiểu buốt, đau khớp. Khi bị khản giọng, miệng khát do bị đái tháo đường, đau lưng cơ co rút, da khô sần nổi mụn nhọt lở ngứa,… đều có thể dùng rau càng cua để trị.
19. Rau nhút

Rau nhút
Rau nhút có hương thơm gần giống nấm hương, vị ngọt, có độ giòn, là loại rau rất ngon để dùng lẩu hoặc nấu các món canh. Theo Đông y, rau nhút có tác dụng làm mát gan, giải độc, giải nhiệt, chữa chứng mất ngủ, thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ, chảy máu cam và hỗ trợ điều trị bướu cổ.
20. Rau đay
Rau đay rất dễ phân biệt với các loại rau khác vì nó có độ nhớt sau khi được đun nấu hoặc vò nhẹ lá. Rau được dùng để chữa tràn dịch màng phổi, trị táo bón, thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh đó, người ta còn dùng rau đay để trị rắn cắn trong trường hợp không có các trạm y tế gần nhất để cấp cứu.
21. Rau sam
Theo Đông y, rau sam có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm, nhuận trường, lợi tiểu, thường được dùng với các chứng viêm nhiễm, lở ngứa, kiết lỵ. Trong các nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học còn tìm thấy trong rau sam hàm lượng axit béo Omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể và ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Như vậy, rau sam là một loại kháng sinh tự nhiên vô cùng quý giá giúp điều trị viêm nhiễm đường ruột, đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo. Chỉ cần mỗi ngày dùng khoảng 500g rau đay tươi bạn sẽ không còn lo sợ các chứng viêm nhiễm kể trên.
Ngoài ra, trong dân gian, rau sam còn là loại thuốc trị giun rất hữu hiệu, giúp trị chứng tiểu ra máu, chốc lở đầu ở trẻ nhỏ, chữa các căn bệnh sỏi thận, xơ vữa động mạch, khí hư và ngừa ung thư, cao huyết áp rất hiệu quả.
22. Rau mương
tri-ba-benh-voi-27-loai-rau-xanh-trong-vuon-nha-14
Rau mương
Công dụng phổ biến nhất của rau mương lông là trị tiêu chảy và tẩy giun. Với những vết thương gây lở loét, mụn nhọt, rau mương lông là giải pháp điều trị rất tốt. Ở các nước khác châu Á và châu Phi khác, rau mương lông còn được dùng để trị đau đầu, hạch cổ, bệnh viêm tinh hoàn, bệnh thần kinh, bệnh thấp khớp và là loại thuốc hạ sốt cấp tốc.
23. Rau cải xanh
Cải xanh giàu vitamin C, muối kali và không chứa nhân purin. Nó có tác dụng giải nhiệt, thông lợi tràng vị, giúp lợi tiểu nên rất tốt cho người bị bệnh gút. Mỗi tuần, chỉ cần 3 lần dùng cải xanh và dùng liên tục trong tháng các triệu chứng của gút có thể thuyên giảm rõ rệt.
24. Rau rệu/rau giệu

Rau giệu
Người xưa dùng rau giệu để thúc đẩy sởi mọc nhanh, ngăn các biến chứng nguy hiểm do bệnh ủ. Với các chứng viêm da như mẩn ngứa, chàm, da nổi mủ… đều có thể dùng rau giệu để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh. Cùng với đó, rau còn có tác dụng lọc máu, cầm máu, lợi tiểu, tiêu sưng, chống ngứa và hạ sốt.
25. Rau ngót
Rau ngót ngoài tác dụng làm mát, thanh nhiệt, giải độc còn là loại rau giúp hỗ trợ tăng lượng và chất của tinh trùng. Chính vì vậy, nhiều người sử dụng rau ngót để hỗ trợ điều trị vô sinh do tinh trùng yếu hoặc quá ít. Với phụ nữ sau khi sinh, dùng rau ngót còn là cách để tăng tiết sữa, đảm bảo nguồn sữa dồi dào cho con.
26. Lá hẹ
Cũng như rau ngót, ngoài tác dụng tán huyết, giải độc, tiêu đờm, cầm máu, lá hẹ còn có tác dụng tăng cường tinh lực, bồi bổ gan thận. Đối với những phụ nữ mang thai, phụ nữ chóng mặt sau sinh hoặc bị nhiễm lạnh, có thể dùng là hẹ để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh.
27. Rau muống
Rau muống là loại rau rất phổ biến nhưng ít ai biết rằng nó còn có tác dụng trị một số bệnh. Cụ thể, nó có thể trị ngộ độc các loại rau, nấm, lá ngón, thủy ngân trước khi đưa đi cấp cứu.
Thêm vào đó, rau muống còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, khô miệng, nóng trong, kiết lỵ, đái tháo đường, phù thũng do bệnh thận, khí hư bạch đới, ù tai, chóng mặt, viêm lưỡi, lở loét ngoài da. Người bị cao huyết áp, bệnh tim, hư hàn, suy nhược cơ thể… có thể dùng rau muống để điều trị. Tuy nhiên, với những vết thương lở, không nên dùng rau muống để tránh bị sẹo lồi.
 

Tác giả bài viết: Simon hoa

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập973
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm971
  • Hôm nay14,396
  • Tháng hiện tại284,293
  • Tổng lượt truy cập36,338,848
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây