Bạn nên ngừng sử dụng nước oxy già để sát khuẩn vết thương - Đây là lí do tại sao

Thứ hai - 22/01/2018 03:57

Bạn nên ngừng sử dụng nước oxy già để sát khuẩn vết thương - Đây là lí do tại sao

Bất cứ một đứa trẻ 9x nào đều biết đến cảm giác lạnh toát và đau đớn khi rửa vết thương với nước oxy già. Trong khi chơi đùa, xước xát chân tay và chảy máu là điều không thế tránh khỏi, những ông bố của thế kỷ 20 luôn gọi con của họ lại, lấy nước oxy già và phụt vào vết thương cho sủi bọt: “Đau là đúng rồi, tốt đấy”.

Bây giờ, bạn có thể đưa bài báo này cho bố của bạn đọc. Rửa vết thương với nước oxy già, hydrogen peroxide hay H2Ocó hại nhiều hơn lợi. Và bởi bạn đã biết điều này, hi vọng trong thế kỷ 21 sẽ không còn đứa trẻ nào phải chịu đựng cách sát trùng “thảm khốc” như vậy nữa.

Bạn nên ngừng sử dụng nước oxy già để sát khuẩn vết thương - Đây là lí do tại sao - Ảnh 1.

Phản ứng đặc trưng của nước oxy già trên một vết thương hở

 

Aaa… đau!

Hóa ra, dùng nước oxy già để sát khuẩn vết thương là một ý tưởng tồi. Những ông bố nghĩ rằng oxy già sủi bọt (là kết quả của phản ứng giữa hydrogen peroxide và vi khuẩn) sẽ tiêu diệt vi khuẩn trong vết thương, và giúp bạn phòng ngừa nhiễm trùng.

Điều này không sai, nhưng bản chất vấn đề đã bị bỏ qua. Nhỏ oxy già lên một vết thương không chỉ giết chết vi khuẩn. Đội quân bong bóng lèo xèo được giải phóng, trong khi hydrogen peroxide nhắm mục tiêu đến enzyme catalase có mặt trong tất cả các tế bào chúng tiếp xúc.

Điều đó có nghĩa là nước oxy già sẽ phá hủy cả các tế bào còn khỏe mạnh trong vết thương. Nhiều các tế bào trong số đó tham gia vào quá trình làm lành vết thương. Bởi vậy, sát khuẩn bằng oxy già trong trường hợp này có thể khiến vết thương lâu lành hơn, đồng thời dễ để lại sẹo.

Chưa hết! Oxy già có công thức hóa học là H2O, nó thực chất là một phân tử nước liên kết yếu với một nguyên tử oxy. Liên kết này rất yếu, khi tiếp xúc với catalase, H2Osẽ bị phân giải nhanh chóng thành nước (H2O) và khí oxy (O2). Mỗi một phân tử catalase có thể phân giải hàng triệu phân tử H2Ochỉ trong 1 giây, tạo ra hàng triệu phân tử khí O2 lèo xèo mà bạn nhìn thấy trên bề mặt vết thương.

Trường hợp tệ nhất xảy ra khi các bọt khí oxy này xâm nhập vào mạch máu. Ở một tỉ lệ nhất định, những bọt khí này có thể làm tắc nghẽn dòng máu, gây ra đột quỵ, tắc phổi hoặc nhồi máu cơ tim. Năm 1994, một bài báo khoa học đăng trên tạp chíAmerican Journal of Forensic Medicine and Pathology đã ghi nhận một số trường hợp tử vong do sử dụng oxy già khiến oxy thâm nhập vào máu.

Video tạm dừng

Phản ứng của Hydrogen peroxide 30% với máu

 

Tạm biệt H2O2

Nếu không dùng nước oxy già, bạn nên làm gì để sát khuẩn những vết thương nhỏ? Đơn giản, các chuyên gia khuyên rằng bạn chỉ nên rửa dưới vòi nước chảy, dùng xà phòng nhẹ hoặc nước muối sinh lý.

Bạn nên dành ít nhất 5 phút để làm sạch vết thương, đủ để loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn và vi khuẩn. Có một số loại thuốc mỡ mà bạn có thể bôi để giữ ẩm cho vết thương. Giữ ẩm sẽ giúp vết thương mau lành hơn. Một số loại thuốc mỡ chứa kháng sinh cũng có thể phòng ngừa nhiễm trùng.

Dù có thuốc mỡ hay không, sau khi bạn làm sạch vết thương hãy che nó lại bằng băng hoặc gạc vô trùng.

Có một quan niệm sai lầm nữa, cho rằng bạn nên để hở vết thương vì nó cần được “thở”. Nhưng không phải, vết thương cần được băng để tránh cọ xát vào quần áo, bụi bẩn hoặc vi trùng xâm nhập. Khi bạn có một vết cắt, băng còn có thể giúp miệng vết cắt nhanh lành hơn.

Cuối cùng, đối với trường hợp có một vết thương lớn, sâu hoặc không cầm được máu, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ của một người chuyên nghiệp, là bác sĩ, y tá hoặc ai đó đã được huấn luyện để xử trí vết thương.

Nhớ, tuyệt đối không nên sử dụng nước oxy già. Bây giờ đã là lúc bạn nói lời tạm biệt với những lọ hydrogen peroxide, nếu chúng còn trong tủ thuốc tại nhà.

Tham khảo Curiosity, WebMD, Gizmodo, Todayifoundout

 

 

 

 

Dị ứng nước - Căn bệnh dị ứng kỳ lạ hiếm thấy trong lịch sử y học này là có thật

 

 

Cho tới khi tìm được cách điều trị triệt để, kháng histamine và tránh mọi tiếp xúc với nước vẫn là những cách thức duy nhất, nếu bạn vẫn muốn một cuộc đời bình yên và tươi đẹp.

 

 

Đó là ngày Alexandra Allen mới 12 tuổi. Trong một ngày hè nóng bức, giống như mọi người bình thường khác, cô bé nhảy xuống bể bơi và chơi đùa. Nhưng không như những người bình thường khác, cơ thể Alexandra phát sinh phản ứng dị ứng nặng. Da cô xuất hiện đầy những vết mẩn ngứa, sưng phù và mau chóng bong ra từng mảng chỉ sau vài giờ.

Dị ứng nước - Căn bệnh dị ứng kỳ lạ hiếm thấy trong lịch sử y học này là có thật - Ảnh 1.

Chẩn đoán sau đó đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời của Alexandra. Cô từ bỏ hoàn toàn giấc mơ trở thành vận động viên bơi lội, sau khi biết mình bị dị ứng…nước.

Một chẩn đoán tưởng như điên rồ. Nước là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, như những gì bạn thường được nghe trên quảng cáo. Nó chiếm đến 60% trọng lượng cơ thể và đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng : giải độc, là dung môi với nhiều chất dinh dưỡng, là lá chắn bảo vệ nhiều cơ quan trọng yếu và là chất bôi trơn không thể thiếu trong nhiều hoạt động của cơ thể.

Nhưng trong trường hợp dị ứng nước có một không hai này, chỉ có da là phần chịu ảnh hưởng. Allen Alexandra vẫn có thể uống nước như bình thường. Phản ứng dị ứng chỉ xuất hiện khi nước tiếp xúc với da cô bé. Tình trạng này còn được biết đến với cái tên mày đay nước, cũng có cùng cơ chế với dị ứng, nhưng chưa được phân loại vào nhóm các bệnh lý dị ứng thực sự. Mày đay là tình trạng nổi lên các nốt, hoặc các vết trên da khi chịu kích ứng tại vùng da đó.

Dị ứng nước - Căn bệnh dị ứng kỳ lạ hiếm thấy trong lịch sử y học này là có thật - Ảnh 2.

Trong trường hợp này, các vết kích ứng nổi lên khi nước tiếp xúc với hầu hết mọi vùng da trên cơ thể cô bé. Phản ứng histamine không xảy ra trực tiếp trên các phần tử nước, mà nó tấn công vào các kháng nguyên hòa tan trong nước có vai trò kích hoạt kháng thể. Bất cứ loại nước nào, nước cất hay nước mưa, sẽ gần như ngay lập tức tạo ra một đợt bùng. Điều này biến việc tắm rửa, hay một cơn mưa bất chợt, trở thành một nỗi kinh hoàng thực sự.

Mày đay nước là một tình trạng hiếm gặp tới mức, có chưa đến 100 trường hợp được ghi nhận trong y văn kể từ năm 1964. Nữ giới gặp nhiều hơn nam giới, và tình trạng này thường chỉ xuất hiện từ lúc dậy thì. Nguyên nhân tình trạng này vẫn chưa được biết rõ. Một số giả thiết cho rằng, thủ phạm có thể là tuyến mồ hôi, khi chúng sản sinh ra độc tố tạo phản ứng dị ứng với nước.

Cho tới khi tìm được cách điều trị triệt để, kháng histamine và tránh mọi tiếp xúc với nước vẫn là những cách thức duy nhất, nếu bạn vẫn muốn một cuộc đời bình yên và tươi đẹp.

 

 
 

Nguồn tin: Tham khảo : Howstuffworks

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập82
  • Hôm nay10,818
  • Tháng hiện tại358,302
  • Tổng lượt truy cập36,412,857
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây