Phòng chống các bệnh đường tiêu hóa
Một cuộc nghiên cứu tiến hành trên 40 người bị loét dạ dày – tá tràng, họ được uống mỗi ngày một cốc nước ép bắp cải (tương đương với ¼ lít) trong vòng 3 tuần liền. Kết quả nội soi cho thấy, những vết loét dạ dày đã dần được phục hồi.
Phòng tiểu đường và béo phì
Các chất trong bắp cải có tác dụng làm giảm quá trình đồng hóa glucid và giảm đường huyết, vì thế có tác dụng phòng bị tiểu đường tuýp 2. Mặt khác, rau bắp cải có tác dụng ngăn chặn glucid chuyển hóa thành lipid (chất béo) là một trong những nguyên nhân gây tăng cân, béo phì.
Phòng ung thư
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả các loại rau cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, trong đó rau bắp cải nổi trội hơn cả. Song trong bắp cải chứa một lượng chất goitrin, chất này có tác dụng chống ô-xy hóa nhưng không tốt đối với rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ vì thế, với những người này nên hạn chế ăn rau bắp cải.
Nghiên cứu mới nhất của nhà khoa học Mỹ cho thấy, phụ nữ mỗi tuần ăn 2 – 3 lần rau bắp cải dưới dạng luộc, ăn sống, sẽ làm giảm nguy cơ ung thư vú 20% so với những người chỉ ăn loại rau này vài lần/tháng. Vì trong rau bắp cải còn chứa hoạt chất indol có tác dụng phòng chống ung thư vú.
Diệt khuẩn và giảm ngứa
Đối với người hay bị mắc các căn bệnh ngoài da thì có thể yên tâm bổ sung bắp cải vào thực đơn hàng ngày bởi bắp cải có chứa một lượng lớn lưu huỳnh và tác dụng chính là diệt vi khuẩn và giảm ngứa. Chính vì vậy mà nếu ngay từ nhỏ, chúng ta ăn nhiều bắp cải sẽ giúp bé có được làn da đẹp sau này.
Cải thiện tinh thần
Trong bắp cải có chứa tryptophan, một thành phần của protein. Thành phần hóa học có thể làm dịu các dây thần kinh và thúc đẩy việc sản xuất serotonin, đó là một loại hoóc môn hạnh phúc. Ngoài ra, cũng chứa selen không chỉ là nguyên tố vi lượng mà còn có tác dụng cải thiện cảm xúc của con.
Chống viêm và giảm đau
Giống như thuốc, bắp cải không chỉ có thể làm giảm các triệu chứng đau khớp mà còn có thể ngăn ngừa và điều trị đau họng do cúm. Do đó những bệnh nhân bị viêm khớp thường có thể ăn bắp cải. Đồng thời, để ngăn chặn sự viêm cổ họng do cúm, bạn có thể ăn bắp cải nhiều hơn.
Uống nước ép cải bắp sẽ làm giảm chứng viêm loét dạ dày
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Bắp cải giàu vitamin C. Hàm lượng của vitamin C chứa trong 200 gam bắp cải là gấp hai lần vitamin C chứa trong cam. Ngoài ra, bắp cải cũng có thể cung cấp một số nhất định chất chống oxy hóa, trong đó có một vai trò quan trọng trên cơ thể con người, chẳng hạn như vitamin E và tiền vitamin A (β-carotene).
Những chất chống oxy hóa có thể bảo vệ cơ thể khỏi những thiệt hại của các gốc tự do và có thể thúc đẩy việc cập nhật của các tế bào.
Chữa táo bón
Ngoài ra với người đang bị táo bón có thể bổ sung rau bắp cải vào chế độ ăn hàng ngày. Vì bắp cải rất nhiều chất xơ, một loại chất đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa, trị chứng táo bón hiệu quả.Đa số chúng ta khi chế biến bắp cải thường bỏ đi phần lõi và lá xanh ở ngoài mà không biết rằng đây mới là phần chứa nhiều dưỡng chất nhất.
Lõi bắp cải cũng nhiều chất xơ hơn hẳn, thế nên đường bỏ phí nó nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng. Bạn có thể làm phong phú bữa ăn của mình bằng các món ăn từ lõi bắp cải hay món salad bắp cải vào bữa trưa và bữa tối.
Bắp cải giúp chăm sóc da và tóc của chị em phụ nữ – Bắp cải rất tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe của con người – Bắp cải chứa vitamin H – khỏe tóc, đẹp da
Bắp cải giàu vitamin C – tăng cường miễn dịch
Có thể bạn rất bất ngờ nhưng các nhà dinh dưỡng học đã tính toán và đưa ra kết luận hàm lượng vitamin C trong bắp cải thậm chí còn nhiều hơn trong cam. Còn so với các loại rau củ quả khác thì bắp cải giàu vitamin C gấp 4,5 lần so với cà rốt, 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.
Bổ sung bắp cải vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn phòng chống các vấn đề về sức khỏe liên quan đến sự thiếu hụt vitamin C như chảy máu chân răng, nứt nẻ môi, khô mặt, lão hóa nhanh, suy giảm hệ miễn dịch (nguyên nhân khiến cơ thể dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh). Rau cải rất tốt trong việc bổ sung Dinh dưỡng cho bé .
Bắp cải chứa vitamin H – khỏe tóc, đẹp da
Loại vitamin này được mệnh danh là vitamin sắc đẹp. Khi được đưa vào cơ thể, vitamin H sẽ giúp cho móng, tóc, da khỏe đẹp hơn. Thiếu đi loại dưỡng chất này sẽ gây ra tình trạng rụng tóc, khô da, mệt mỏi, kém ngon miệng, tăng cholesterol, thường gặp ở những người nghiện rượu hoặc thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh.
Nếu bạn thuộc những nhóm người này đừng quên bổ sung thêm bắp cải vào thực đơn hàng ngày. Mẹ lên bổ sung rau cải vào Thực đơn cho bé .
Bắp cải giúp chăm sóc da và tóc của chị em phụ nữ
Bắp cải chứa hàm lượng lưu huỳnh khá lớn, nhờ đó, loại rau này giúp các vết thương nhanh lành và giải thoát cơ thể ra khỏi tình trạng viêm nhiễm (như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm ngoài da…). Cũng vì thế mà nước ép bắp cải tươi vẫn được dùng qua đường uống như một cách hay để trị viêm họng, viêm phế quản, khản tiếng.
Bạn cũng có thể dùng lá bắp cải giã nhuyễn đắp ngoài da để chữa mụn nhọt, làm dịu các nốt đỏ, ngứa do sâu bọ và côn trùng đốt.
Bắp cái dồi dào chất xơ, ít năng lượng – lựa chọn hoàn hảo cho người giảm cân
Với hai đặc điểm này, thực đơn giảm béo với bắp cải mang lại cho bạn một bữa ăn ít năng lượng để không bị tăng cân mà vẫn không bị cảm giác đói, thèm ăn hành hạ.
Bắp cải rất ít năng lượng, một chén cải bắp nấu chín chỉ chứa khoảng 33 calories nhưng lại có khá nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, vitamin B, vitamin C, iot, canxi, mangan, folate, kali… Chưa kể, trong bắp cải còn chứa acid tactronic có tác dụng ngăn chặn quá trình chuyển hóa glucid thành lipid. Trẻ lười ăn lại rất ít khi ăn rau củ quả.
Các hợp chất có trong bắp cải sẽ hình thành một lớp màng nhầy trong dạ dày, giúp bảo vệ và tái tạo niêm mạc dạ dày.
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Nguồn tin: Tin tổng hợp
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn