Võ sĩ Trump đi Âu Châu.

Thứ tư - 25/07/2018 10:11

Võ sĩ Trump đi Âu Châu.

Một ngày sau khi loan báo tên thẩm phán ông đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, TT Trump lên máy bay đi Âu Châu. Qua Bỉ họp với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, qua Anh viếng thăm chính thức, rồi đi Phần Lan gặp TT Putin.

 

       Thông thường thì các quốc trưởng đi ra nước ngoài đều là những chuyến công du như đi… hưởng tuần trăng mật. Đi đến đâu cũng đầy đủ nghi lễ tiếp rước thân mật nhất, gặp nhau tay bắt mặt mừng cười toe toét như bạn nối khố mấy chục năm mới gặp lại, cùng nhau trà dư tửu hậu, rồi ký hàng loạt văn kiện, thoả ước mà tất cả đều có lợi, tất cả đều vui vẻ. Vì tất cả đều đã được chuẩn bị chu đáo trước rồi.

 

Đó là chuyện bình thường. Nhưng với ông tổng thống khác người như Trump, mọi chuyện đều… khác.

Lần này, ông đi Âu Châu, chẳng có gì thân thiện với bất cứ ai hết. Đi đến đâu cũng bận xăn tay áo lên võ đài thí võ. Từ Bỉ với NATO, tới Anh với bà thủ tướng Anh, đến Finland với TT Nga. TTDC và đối lập DC dĩ nhiên đả kích TT Trump gây gỗ với cả thế giới, mà cố tình quên mất ông chỉ là đang cố bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ theo quan niệm của ông thôi. Đúng hay sai là chuyện khác. 

Vì khuôn khổ bài Bình Luận, ta sẽ nhìn qua chuyến đi gặp NATO và Putin, mà không bàn về chuyện viếng thăm Anh vì thực sự không có gì quan trọng lắm.

 

NÓI CHUYỆN VỚI NATO 

NATO là một liên minh quân sự thuần tuý của 12 quốc gia Tây Âu, với Mỹ và Canada, được thành lập năm 1949 với mục đích chống đỡ mối đe dọa của khối cộng sản Sô Viết và các chư hầu Đông Âu.

Sau khi Liên Bang Sô Viết và các nước cộng sản Đông Âu xụp đổ, NATO được tăng cường thêm với một số nước Đông Âu sợ bị Nga chiếm lại. Số hội viên hiện nay đã tăng lên tới 29 nước. Nghe 29 nước rất oai, nhưng thực tế là một mình Mỹ gánh chịu gần hết, về tiền cũng như phương tiện súng đạn và binh lính.

Đóng góp của các hội viên có hai hình thức chính: 

1.   Đóng góp trực tiếp vào NATO cho những chiến dịch quân sự chung (như tham chiến tại Afghanistan) và chi phí hành chánh dân sự (điều hành tổng hành dinh tại Bỉ cùng với các chi tiêu nhân sự liên hệ). Đóng góp này được tính theo tỷ lệ tổng lợi tức quốc gia –Gross National Income, GNI-. Phần đóng góp của Mỹ trên nguyên tắc là 22% tổng số ngân sách NATO dành cho việc này, so với 14% của Đức, 10% của Anh và Pháp, ít hơn cho các quốc gia khác. 

Trong cuộc chiến Afghanistan, Mỹ chi hơn xa 22%, nhưng đây thực sự là cuộc chiến của Mỹ trong khi đóng góp của NATO chỉ có tính cách hơn tượng trưng một chút, mà cũng là đóng góp theo chiều gió chính trị quốc nội, nay đồng ý gửi lính, mai rút, như Tây Ban Nha đã làm.

2.   Đóng góp gián tiếp qua ngân sách quốc phòng thường trực. Trước đây, không có quy luật, mỗi xứ đều có ngân sách do mình lập ra. Sau này, Mỹ cằn nhằn nên có thỏa thuận lại: mỗi nước sẽ phải có ngân sách quốc phòng tối thiểu là 2% tổng sản lượng quốc gia, GDP. Vấn đề đóng góp này cần phải hiểu cho rõ để tránh chỉ trích bậy. Nhiều người la ó “Mỹ không phải là ATM của Âu Châu”. Sự thật không có chuyện đó, Mỹ không đưa tiền cho ai hết.

Ngân sách quốc phòng Mỹ là gần 700 tỷ, khoảng 4% GDP Mỹ, trong khi ngân sách quốc phòng của Anh chỉ ở mức 55 tỷ, 2% GDP Anh. Phần lớn các cường quốc Âu Châu chỉ có ngân sách quốc phòng khoảng 1% GDP. Iceland thậm chí còn không có quân đội luôn, chỉ có cảnh sát đi bắt trộm cướp.

Mỹ cho rằng như vậy không công bằng, lỡ có chiến tranh Âu Châu xẩy ra, các nước Âu Châu không có khả năng chống đỡ, Mỹ lại sẽ phải lãnh đủ hết. Nói cách khác, Âu Châu không tự lo bảo vệ mình mà lo bỏ tiền xây hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế,... bán cái cho Mỹ lo chuyện quốc phòng cho cả Âu Châu. 

Sự thất cân bằng này dễ hiểu và chấp nhận được trong bối cảnh hậu thế chiến khi NATO mới được thành lập. Khi đó, toàn thể Âu Châu là đống tro tàn. Chẳng có nước nào có khả năng đóng góp gì, do đó Mỹ phải lãnh gần hết. Bây giờ, 70 năm sau mà vẫn khư khư đòi giữ mọi việc như cũ thì quả là vô lý. Tây Âu hiện nay là một khối các nước giàu mạnh nhất thế giới, tiền bạc dư dả để tự lo lấy thân mà không chịu làm. 

TT Trump qua Âu Châu gặp NATO với một yêu cầu khổng lồ: Âu Châu phải tăng cường ngân sách quốc phòng, lên tới 4% GDP như Mỹ nếu có thể. Ông cảnh giác nếu Âu Châu không đáp ứng, đóng góp cho việc tự bảo vệ mình nhiều hơn, nước Mỹ sẽ đơn phương giải quyết vấn đề. TTDC xúm lại diễn giải ngay là TT Trump đe dọa sẽ rút ra khỏi NATO. Vẫn là fake news của TTDC.

Thực tế, không bắt buộc Mỹ phải rút ra khỏi NATO. Mỹ vẫn có rất nhiều biện pháp như rút bớt quân về, đóng bớt căn cứ quân sự, tháo gỡ ít dàn hỏa tiễn. Tất cả những biện pháp này sẽ buộc Âu Châu phải gia tăng ngay ngân sách quốc phòng để tự bảo vệ.

Công bằng mà nói, việc so sánh Mỹ chi 4% GDP cho quốc phòng với 1% của các quốc gia Âu Châu có phần khập khiễng. Mỹ hầu như là cảnh sát của cả thế giới, có lực lượng quân sự khắp năm châu và cả trên các đại dương, trong khi các quốc gia Âu Châu hầu hết chỉ lo quốc phòng trong phạm vi biên giới của chính xứ mình thôi. Mỹ đòi hỏi tất cả phải dành ra 4% cũng vô lý, nhưng đó là cách nhà doanh gia Trump ‘hét giá’.

Dù vậy, lý luận của TT Trump không phải là sai. Âu Châu quả đã lợi dụng quá mức cái dù Mỹ. Nhìn vào sức mạnh kinh tế của Âu Châu cũng như hiểu được Âu Châu là đối tượng trực tiếp và đầu tiên của mọi tấn công của Nga nếu xẩy ra, các nước này cần phải có cố gắng cụ thể hơn.

Cựu ngoại trưởng của Obama, ông John Kerry mạt sát TT Trump, cho rằng ông này không hiểu liên minh Mỹ với Âu Châu quan trọng như thế nào vì đã mang lại an toàn cho Mỹ và bảo vệ sinh mạng dân Âu Châu. Câu hỏi cho ông Kerry: nếu sinh mạng dân Âu Châu quan trọng như vậy, thì tại sao Âu Châu không tự lo nhiều hơn mà bắt Mỹ phải lo nhiều hơn? Nhìn vào NATO, có phải đúng là các đồng minh Âu Châu lợi dụng Mỹ không? Đồng minh đối xử với nhau như vậy, sao lại trách ông Trump đối xử không đẹp với đồng minh được?

TT Trump trong cuộc nói chuyện với Tổng Thư Ký NATO đã nói thẳng thừng ông cực kỳ bất mãn. Ông phản đối mạnh việc Mỹ phải mở dù che cho Đức chống Nga trong khi Đức ký thương ước mua khí đốt Nga, tức là tự ý chui vào rọ của Nga. Bà thủ tướng Merkel phản pháo, cho rằng Đức là nước độc lập, có quyền ký hiệp ước giao thương với bất cứ xứ nào. Không sai. Nhưng như vậy thì đừng bắt Mỹ phải chi tiền và lính để bảo vệ Đức chống Nga trong khi bà Merkel ôm Putin.

Trước khi rời khỏi Bỉ, TT Trump tuyên bố Mỹ không rút khỏi NATO và Âu Châu đã đồng ý gia tăng ngân sách quốc phòng. Không rõ bao nhiêu nước đồng ý và gia tăng bao nhiêu. Phải nói ngay Âu Châu gia tăng ngân sách quốc phòng của họ không có nghĩa là ngân sách của Mỹ sẽ giảm. Việc gia tăng đó chỉ cho phép Mỹ chuyển lính hay máy bay chẳng hạn, từ Âu Châu qua ưu tiên khác, như qua Trung Đông hay Biển Đông.

Thật ra, NATO có vẻ là một tổ chức lỗi thời, không còn lý do tồn tại. Không ai nghĩ có chuyện Nga tung vài trăm sư đoàn qua chiếm Paris hết. Thời buổi này Nga văn minh hơn. Putin chiếm Crimea của Ukraine dễ như trở bàn tay, không cần sư đoàn nào hết. Nếu thực sự có nguy cơ bị Nga đánh thật, thì cả Âu Châu phải tăng cường biện pháp quốc phòng chứ không thể chỉ lo chi tiền nuôi di dân Trung Đông vì nhu cầu nhân công rẻ cho kinh tế.

 

NÓI CHUYỆN VỚI PUTIN

Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin được dự trù là để bàn về quan hệ Mỹ-Nga, tìm cách cải thiện bang giao, nhất là tìm kế hoạch chung chống khủng bố tại Trung Đông, giải quyết vấn đề Syria, và cuối cùng bàn về những biện pháp trừng phạt Nga được TT Obama ban hành sau khi Nga chiếm Crimea. Nhưng rồi tất cả những đề tài đó đã bị nhận chìm bởi việc công tố Mueller truy tố GRU của Nga thâm nhập bầu cử. Cuộc họp thượng đỉnh mất hết ý nghĩa, đến độ không ra được một thông cáo chung. Tất cả biện pháp cấm vận trừng phạt đều được duy trì như cũ.

Việc làm của công tố Mueller 3 ngày trước khi TT Trump gặp TT Putin khét lẹt mùi phá rối, bất kể giải thích cách nào. Cuộc điều tra đã kéo dài 14 tháng, tại sao không truy tố sớm hơn một hai tuần, hay nán đợi thêm một vài ngày, mà lại đúng 3 ngày trước? 

Tại Helsinki, có hai cuộc họp chính, một cuộc họp riêng giữa hai ông Trump và Putin, và một cuộc họp giữa hai phái đoàn. Đó mới là những buổi họp mà họ thực sự bàn chuyện quan trọng. Nhưng hầu như chẳng ai biết hay để ý vì cả TTDC chúi mũi vào cuộc họp báo ngắn gọn vài chục phút mà mục đích chỉ là trình diễn bề ngoài. Thế mới nói là TTDC chỉ nhìn vấn đề một cách hời hợt nhất để có cớ đánh Trump thôi.

Phản ứng của DC và TTDC? Vẫn như cũ, tuy có hơi khác một chút.

Vẫn như cũ ở điểm chỉ trích triệt để. Hơi khác vì sự chống đối tăng cường độ gần như tsunami đang nhận chìm Tòa Bạch Ốc. CNN cho rằng “Đây là thời điểm nhục nhã nhất của thời Trump”. Cựu giám đốc CIA của TT Obama, ông Brennan hô hoán “Đây là phản quốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn để đàn hặc ngay”. Cựu giám đốc FBI của TT Obama, ông Comey, kêu gọi “Những người yêu nước nổi dậy chống Trump”. Các cụ tỵ nạn thông ngôn nhao nhao dịch lại ngay tất cả những chỉ trích cho dù chưa hiểu chuyện gì. 

Có một số lý do giải thích sự ‘phẫn nộ’ cuồng đó: 

1.   Lý do quan trọng nhất: TTDC và phe DC nhìn thái độ của TT Trump như cánh cửa hé mở, có thể khai thác mạnh, tố TT Trump ‘phản quốc’ như ông Brennan đã khai hỏa, đưa đến đàn hặc. Ngoài ra, đâu còn lý do chính đáng nào để đàn hặc.

2.   Theo phe cấp tiến, việc công tố Mueller truy tố GRU Nga là bằng chứng rõ rệt nhất về việc ông Trump thắng cử nhờ Nga giúp. Đây là lý do chính bà Hillary vẫn bám víu để biện giải sự thất bại của mình, do đó phe ta cũng cần phải bám víu theo bằng mọi giá. Khi Putin chối và TT Trump có vẻ không sốt sắng buộc tội Putin thì dĩ nhiên phe ta gặp nguy cơ mất tiêu cái cớ chính, phải nhẩy dựng ngay. 

3.   Bên CH, nhóm #Never Trump, như ông McCain, Paul Ryan, khó có thể bỏ qua cơ hội đánh Trump. Một vài chính khách đón gió mùa bầu cử cũng hùa theo. Trong khi một số nhân vật CH khác cũng thật sự không đồng ý với TT Trump như cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich. Đó là chính trị Mỹ thôi. Cùng đảng, vẫn có thể bất đồng ý kiến như thường. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Rand Paul, một người ít khi đồng ý với TT Trump lại đứng ra bênh vực và tố khối đối lập bị Trump ám ảnh tinh thần, gọi là bị bệnh Trump Derangement Syndrome hết rồi.

TTDC và phe DC đòi hỏi TT Trump phải công khai tố giác Putin. Chuyện vớ vẩn. TT Trump phải tố Putin về tội gì? Tội cho người vào hệ thống emails của đảng DC? Với tư cách quốc trưởng, TT Trump không thể hồ đồ công khai tố một quốc trưởng khác là tội phạm khi chưa ai chứng minh được tội của ông này. Chẳng những đó là nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng mà còn là nguyên tắc nền tảng của tư pháp Mỹ.

Tư pháp Mỹ dựa trên căn bản “chưa bị chứng minh có tội thì tức là chưa có tội”. Not guilty until proven guilty. Nga bị truy tố chưa có nghiã là Nga đã có tội. Trong vụ công tố Mueller tố Nga, đã có ai bị ra tòa chưa? Đã có ai thấy bằng chứng gì chưa? Đã có ai nghe lời ‘biện hộ’ của các bị cáo chưa? Công lý của phe cấp tiến đơn giản vậy sao? Hay công lý đã bị liệng vào thùng rác rồi?

TTDC cũng đả kích TT Trump đã không chửi thẳng mặt Putin trong buổi họp. Trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có chuyện hai quốc trưởng họp thượng đỉnh để chửi nhau. Muốn chửi thì về nhà tha hồ chửi sau. Đó là việc TT Trump đang làm sau khi đã về tới nhà. TTDC dĩ nhiên lại có dịp sỉ vả Trump bất nhất.

TT Putin khẳng định Nga không can dự, sẽ cho điều tra và đề nghị thành lập một nhóm công tác chung, -joint working group- để điều tra, mời công tố Mueller gửi câu hỏi qua cho ông, hay tốt hơn nữa, gửi người qua tham gia việc chất vấn bị cáo. Sao không thấy báo nào bàn về ý kiến này? Có phải vì chẳng có báo nào thắc mắc muốn biết sự thật mà họ chỉ muốn tìm cách đả kích Trump không?

Thực tế mà nói, có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết sự thật vì những bị cáo sẽ không bao giờ qua Mỹ hầu tòa. Công tố Mueller chắc chắn cũng biết rất rõ điều này, chỉ là muốn treo một cái gươm lủng lẳng trên đầu Trump mà không bao giờ Trump gỡ xuống được.

Cũng thực tế mà nói, chuyện các đại cường tìm cách thâm nhập, chui vào các hệ thống emails kiếm tin là đương nhiên. Ông xịa Brennan có dám giơ tay thề ông chưa bao giờ tìm cách thâm nhập, đọc emails của Nga hay ngay cả của Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Cộng,... không? Kẻ này tin chắc Nga có tìm cách chui vào hệ thống emails của đảng DC thật. Họ làm gì và phá tới mức nào thì chưa biết. Vấn đề là sao chính quyền Obama bất lực để Nga phá dễ như vậy? Cả 25 nhân viên dân sự lẫn quân sự qua Mỹ hoạt động tưng bừng. Tất cả xẩy ra dưới thời Obama, do đó, trách nhiệm là của tổng thống Obama, của giám đốc CIA Brennan, của giám đốc FBI Comey. Khi đó mấy ông này đã làm gì? Ngủ gật cả đám? Hay biết mà không dám làm gì? Sao bây giờ các ông Brennan và Comey lớn tiếng dữ vậy, có phải để khỏa lấp trách nhiệm của chính mình không? Ông Comey đang hô hào dân Mỹ bỏ phiếu cho DC, hiển nhiên với hy vọng DC kiểm soát được Hạ Viện thì trách nhiệm và tội của ông sẽ bị xù ngay.

Đừng nói chi tới các cơ quan tình báo của ngoại quốc, ngay cả các cơ quan an ninh Mỹ cũng tìm cách theo dõi, đọc lén emails, nghe lén điện thoại của cả triệu dân Mỹ, theo lệnh của chính các ông Brennan và Comey.

TTDC cũng biểu diễn tài bóp méo để xuyên tạc. TT Trump đặt nghi vấn về việc truy tố GRU. TTDC nả đại bác ngay: TT Trump miệt thị, không tin hệ thống an ninh của Mỹ. Xin lỗi, công tố Mueller truy tố GRU theo sự điều tra của ông, chứ không phải dưa trên báo cáo của An Ninh Mỹ. Và TT Trump nghi ngờ công tố Mueller chứ không phải nghi ngờ CIA hay FBI.

TT Trump biết trước sẽ bị tấn công dĩ nhiên. Ông nói rõ ông chấp nhận rủi ro chính trị [bị chỉ trích] để mưu tìm hòa bình, hơn là chấp nhận rủi ro mất hòa bình để khỏi bị rắc rối chính trị (nguyên văn: “I would rather take a political risk in pursuit of peace than risk peace in pursuit of politics”).

TTDC xúm lại tố cáo TT Trump có vẻ nịnh Nga trong khi gây hấn với đồng minh và NATO. Nếu chuyện này có thật, thì sao không ai đặt câu hỏi tại sao TT Trump lại có thái độ ngược ngạo như vậy. Câu trả lời hiển nhiên là tất cả nằm trong chiến lược toàn cầu của Trump, muốn giảm bớt gánh nặng cảnh sát quốc tế của Mỹ bằng hai cách: 1) ép Âu Châu chia sẻ gánh nặng tự bảo vệ nhiều hơn thay vì cứ ỷ lại vào Mỹ, và 2) giảm nguy cơ Nga bằng một chính sách thân thiện hơn. Chuyện Nga chui vào coi emails của đảng DC đối với TT Trump chỉ là chuyện lắt nhắt vớ vẩn, không thể vì đó mà phải thay đổi chiến lược toàn cầu. 

Bất kể quan điểm chính trị, thiên hạ phải nhìn nhận Nga là một đại cường, có ảnh hưởng lớn trên rất nhiều vấn đề, từ các cuộc chiến tại Trung Đông là mỏ dầu của cả thế giới, đến cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, từ việc cản Iran làm bom nguyên tử đến cản Syria xài vũ khí hóa học, từ việc giúp cản sự bành trướng của tân đế quốc Tầu cộng đến bảo đảm an ninh của Âu Châu,… Đi tìm hòa hoãn với Nga có lợi hay đánh nhau với Nga có lợi? Mỹ có thể đi tìm hòa bình với Bắc Hàn là một mối nguy nhỏ có tính cục bộ địa phương thì sao lại muốn đánh nhau với Nga là nước có thể dễ dàng tạo ra đại chiến thứ ba? Nói về nguy cơ bom nguyên tử, Cậu Ấm còn đang thử một hai trái trong khi Nga đã có cả ngàn trái có thể tiêu diệt cả thế giới.

Không phải vô cớ mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres (không phải là loại ‘cuồng’ Trump!) đã lên tiếng hoan nghênh cuộc họp Helsinki như là một bước tiến lớn bảo đảm hoà bình lâu dài cho nhân loại. Không có một tờ báo Mỹ nào đăng tin này.

Cũng có thể ông Trump đang học sách Kissinger hay sách Khổng Minh: trong thế tam quốc Mỹ-Nga-Tàu, không có cái ngu nào bằng cái ngu đánh cả hai đối thủ một lúc.

Qua phản ứng của TTDC, không ai có thể nói mấy anh nhà báo cấp tiến có cái nhìn chiến lược toàn cầu, mà chỉ giỏi đi tìm sâu bọ. 

Câu hỏi cho các cụ gốc Việt đang tra tự điển để dịch CNN: trong cái thế Tam Quốc tân thời này, các cụ muốn Mỹ kết thân với Nga để chặn Hoàng Đế Tập, hay các cụ thức thời vận muốn Mỹ diệt Nga, giúp Trung Cộng bành trướng để nước ta được vinh hạnh làm ngôi sao muỗi thứ 5 trên lá cờ Thiên Triều?

 

Võ sĩ Trump đi Âu Châu.

Vũ Linh.

Một ngày sau khi loan báo tên thẩm phán ông đề cử vào Tối Cao Pháp Viện, TT Trump lên máy bay đi Âu Châu. Qua Bỉ họp với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO, qua Anh viếng thăm chính thức, rồi đi Phần Lan gặp TT Putin.

       Thông thường thì các quốc trưởng đi ra nước ngoài đều là những chuyến công du như đi… hưởng tuần trăng mật. Đi đến đâu cũng đầy đủ nghi lễ tiếp rước thân mật nhất, gặp nhau tay bắt mặt mừng cười toe toét như bạn nối khố mấy chục năm mới gặp lại, cùng nhau trà dư tửu hậu, rồi ký hàng loạt văn kiện, thoả ước mà tất cả đều có lợi, tất cả đều vui vẻ. Vì tất cả đều đã được chuẩn bị chu đáo trước rồi.
 

Đó là chuyện bình thường. Nhưng với ông tổng thống khác người như Trump, mọi chuyện đều… khác.

Lần này, ông đi Âu Châu, chẳng có gì thân thiện với bất cứ ai hết. Đi đến đâu cũng bận xăn tay áo lên võ đài thí võ. Từ Bỉ với NATO, tới Anh với bà thủ tướng Anh, đến Finland với TT Nga. TTDC và đối lập DC dĩ nhiên đả kích TT Trump gây gỗ với cả thế giới, mà cố tình quên mất ông chỉ là đang cố bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ theo quan niệm của ông thôi. Đúng hay sai là chuyện khác. 

Vì khuôn khổ bài Bình Luận, ta sẽ nhìn qua chuyến đi gặp NATO và Putin, mà không bàn về chuyện viếng thăm Anh vì thực sự không có gì quan trọng lắm.

 

NÓI CHUYỆN VỚI NATO 

NATO là một liên minh quân sự thuần tuý của 12 quốc gia Tây Âu, với Mỹ và Canada, được thành lập năm 1949 với mục đích chống đỡ mối đe dọa của khối cộng sản Sô Viết và các chư hầu Đông Âu.

Sau khi Liên Bang Sô Viết và các nước cộng sản Đông Âu xụp đổ, NATO được tăng cường thêm với một số nước Đông Âu sợ bị Nga chiếm lại. Số hội viên hiện nay đã tăng lên tới 29 nước. Nghe 29 nước rất oai, nhưng thực tế là một mình Mỹ gánh chịu gần hết, về tiền cũng như phương tiện súng đạn và binh lính.

Đóng góp của các hội viên có hai hình thức chính: 

1.   Đóng góp trực tiếp vào NATO cho những chiến dịch quân sự chung (như tham chiến tại Afghanistan) và chi phí hành chánh dân sự (điều hành tổng hành dinh tại Bỉ cùng với các chi tiêu nhân sự liên hệ). Đóng góp này được tính theo tỷ lệ tổng lợi tức quốc gia –Gross National Income, GNI-. Phần đóng góp của Mỹ trên nguyên tắc là 22% tổng số ngân sách NATO dành cho việc này, so với 14% của Đức, 10% của Anh và Pháp, ít hơn cho các quốc gia khác. 

Trong cuộc chiến Afghanistan, Mỹ chi hơn xa 22%, nhưng đây thực sự là cuộc chiến của Mỹ trong khi đóng góp của NATO chỉ có tính cách hơn tượng trưng một chút, mà cũng là đóng góp theo chiều gió chính trị quốc nội, nay đồng ý gửi lính, mai rút, như Tây Ban Nha đã làm.

2.   Đóng góp gián tiếp qua ngân sách quốc phòng thường trực. Trước đây, không có quy luật, mỗi xứ đều có ngân sách do mình lập ra. Sau này, Mỹ cằn nhằn nên có thỏa thuận lại: mỗi nước sẽ phải có ngân sách quốc phòng tối thiểu là 2% tổng sản lượng quốc gia, GDP. Vấn đề đóng góp này cần phải hiểu cho rõ để tránh chỉ trích bậy. Nhiều người la ó “Mỹ không phải là ATM của Âu Châu”. Sự thật không có chuyện đó, Mỹ không đưa tiền cho ai hết.

Ngân sách quốc phòng Mỹ là gần 700 tỷ, khoảng 4% GDP Mỹ, trong khi ngân sách quốc phòng của Anh chỉ ở mức 55 tỷ, 2% GDP Anh. Phần lớn các cường quốc Âu Châu chỉ có ngân sách quốc phòng khoảng 1% GDP. Iceland thậm chí còn không có quân đội luôn, chỉ có cảnh sát đi bắt trộm cướp.

Mỹ cho rằng như vậy không công bằng, lỡ có chiến tranh Âu Châu xẩy ra, các nước Âu Châu không có khả năng chống đỡ, Mỹ lại sẽ phải lãnh đủ hết. Nói cách khác, Âu Châu không tự lo bảo vệ mình mà lo bỏ tiền xây hạ tầng xã hội, giáo dục, y tế,... bán cái cho Mỹ lo chuyện quốc phòng cho cả Âu Châu. 

Sự thất cân bằng này dễ hiểu và chấp nhận được trong bối cảnh hậu thế chiến khi NATO mới được thành lập. Khi đó, toàn thể Âu Châu là đống tro tàn. Chẳng có nước nào có khả năng đóng góp gì, do đó Mỹ phải lãnh gần hết. Bây giờ, 70 năm sau mà vẫn khư khư đòi giữ mọi việc như cũ thì quả là vô lý. Tây Âu hiện nay là một khối các nước giàu mạnh nhất thế giới, tiền bạc dư dả để tự lo lấy thân mà không chịu làm. 

TT Trump qua Âu Châu gặp NATO với một yêu cầu khổng lồ: Âu Châu phải tăng cường ngân sách quốc phòng, lên tới 4% GDP như Mỹ nếu có thể. Ông cảnh giác nếu Âu Châu không đáp ứng, đóng góp cho việc tự bảo vệ mình nhiều hơn, nước Mỹ sẽ đơn phương giải quyết vấn đề. TTDC xúm lại diễn giải ngay là TT Trump đe dọa sẽ rút ra khỏi NATO. Vẫn là fake news của TTDC.

Thực tế, không bắt buộc Mỹ phải rút ra khỏi NATO. Mỹ vẫn có rất nhiều biện pháp như rút bớt quân về, đóng bớt căn cứ quân sự, tháo gỡ ít dàn hỏa tiễn. Tất cả những biện pháp này sẽ buộc Âu Châu phải gia tăng ngay ngân sách quốc phòng để tự bảo vệ.

Công bằng mà nói, việc so sánh Mỹ chi 4% GDP cho quốc phòng với 1% của các quốc gia Âu Châu có phần khập khiễng. Mỹ hầu như là cảnh sát của cả thế giới, có lực lượng quân sự khắp năm châu và cả trên các đại dương, trong khi các quốc gia Âu Châu hầu hết chỉ lo quốc phòng trong phạm vi biên giới của chính xứ mình thôi. Mỹ đòi hỏi tất cả phải dành ra 4% cũng vô lý, nhưng đó là cách nhà doanh gia Trump ‘hét giá’.

Dù vậy, lý luận của TT Trump không phải là sai. Âu Châu quả đã lợi dụng quá mức cái dù Mỹ. Nhìn vào sức mạnh kinh tế của Âu Châu cũng như hiểu được Âu Châu là đối tượng trực tiếp và đầu tiên của mọi tấn công của Nga nếu xẩy ra, các nước này cần phải có cố gắng cụ thể hơn.

Cựu ngoại trưởng của Obama, ông John Kerry mạt sát TT Trump, cho rằng ông này không hiểu liên minh Mỹ với Âu Châu quan trọng như thế nào vì đã mang lại an toàn cho Mỹ và bảo vệ sinh mạng dân Âu Châu. Câu hỏi cho ông Kerry: nếu sinh mạng dân Âu Châu quan trọng như vậy, thì tại sao Âu Châu không tự lo nhiều hơn mà bắt Mỹ phải lo nhiều hơn? Nhìn vào NATO, có phải đúng là các đồng minh Âu Châu lợi dụng Mỹ không? Đồng minh đối xử với nhau như vậy, sao lại trách ông Trump đối xử không đẹp với đồng minh được?

TT Trump trong cuộc nói chuyện với Tổng Thư Ký NATO đã nói thẳng thừng ông cực kỳ bất mãn. Ông phản đối mạnh việc Mỹ phải mở dù che cho Đức chống Nga trong khi Đức ký thương ước mua khí đốt Nga, tức là tự ý chui vào rọ của Nga. Bà thủ tướng Merkel phản pháo, cho rằng Đức là nước độc lập, có quyền ký hiệp ước giao thương với bất cứ xứ nào. Không sai. Nhưng như vậy thì đừng bắt Mỹ phải chi tiền và lính để bảo vệ Đức chống Nga trong khi bà Merkel ôm Putin.

Trước khi rời khỏi Bỉ, TT Trump tuyên bố Mỹ không rút khỏi NATO và Âu Châu đã đồng ý gia tăng ngân sách quốc phòng. Không rõ bao nhiêu nước đồng ý và gia tăng bao nhiêu. Phải nói ngay Âu Châu gia tăng ngân sách quốc phòng của họ không có nghĩa là ngân sách của Mỹ sẽ giảm. Việc gia tăng đó chỉ cho phép Mỹ chuyển lính hay máy bay chẳng hạn, từ Âu Châu qua ưu tiên khác, như qua Trung Đông hay Biển Đông.

Thật ra, NATO có vẻ là một tổ chức lỗi thời, không còn lý do tồn tại. Không ai nghĩ có chuyện Nga tung vài trăm sư đoàn qua chiếm Paris hết. Thời buổi này Nga văn minh hơn. Putin chiếm Crimea của Ukraine dễ như trở bàn tay, không cần sư đoàn nào hết. Nếu thực sự có nguy cơ bị Nga đánh thật, thì cả Âu Châu phải tăng cường biện pháp quốc phòng chứ không thể chỉ lo chi tiền nuôi di dân Trung Đông vì nhu cầu nhân công rẻ cho kinh tế.

 

NÓI CHUYỆN VỚI PUTIN

Cuộc họp thượng đỉnh Trump-Putin được dự trù là để bàn về quan hệ Mỹ-Nga, tìm cách cải thiện bang giao, nhất là tìm kế hoạch chung chống khủng bố tại Trung Đông, giải quyết vấn đề Syria, và cuối cùng bàn về những biện pháp trừng phạt Nga được TT Obama ban hành sau khi Nga chiếm Crimea. Nhưng rồi tất cả những đề tài đó đã bị nhận chìm bởi việc công tố Mueller truy tố GRU của Nga thâm nhập bầu cử. Cuộc họp thượng đỉnh mất hết ý nghĩa, đến độ không ra được một thông cáo chung. Tất cả biện pháp cấm vận trừng phạt đều được duy trì như cũ.

Việc làm của công tố Mueller 3 ngày trước khi TT Trump gặp TT Putin khét lẹt mùi phá rối, bất kể giải thích cách nào. Cuộc điều tra đã kéo dài 14 tháng, tại sao không truy tố sớm hơn một hai tuần, hay nán đợi thêm một vài ngày, mà lại đúng 3 ngày trước? 

Tại Helsinki, có hai cuộc họp chính, một cuộc họp riêng giữa hai ông Trump và Putin, và một cuộc họp giữa hai phái đoàn. Đó mới là những buổi họp mà họ thực sự bàn chuyện quan trọng. Nhưng hầu như chẳng ai biết hay để ý vì cả TTDC chúi mũi vào cuộc họp báo ngắn gọn vài chục phút mà mục đích chỉ là trình diễn bề ngoài. Thế mới nói là TTDC chỉ nhìn vấn đề một cách hời hợt nhất để có cớ đánh Trump thôi.

Phản ứng của DC và TTDC? Vẫn như cũ, tuy có hơi khác một chút.

Vẫn như cũ ở điểm chỉ trích triệt để. Hơi khác vì sự chống đối tăng cường độ gần như tsunami đang nhận chìm Tòa Bạch Ốc. CNN cho rằng “Đây là thời điểm nhục nhã nhất của thời Trump”. Cựu giám đốc CIA của TT Obama, ông Brennan hô hoán “Đây là phản quốc rõ ràng, đủ tiêu chuẩn để đàn hặc ngay”. Cựu giám đốc FBI của TT Obama, ông Comey, kêu gọi “Những người yêu nước nổi dậy chống Trump”. Các cụ tỵ nạn thông ngôn nhao nhao dịch lại ngay tất cả những chỉ trích cho dù chưa hiểu chuyện gì. 

Có một số lý do giải thích sự ‘phẫn nộ’ cuồng đó: 

1.   Lý do quan trọng nhất: TTDC và phe DC nhìn thái độ của TT Trump như cánh cửa hé mở, có thể khai thác mạnh, tố TT Trump ‘phản quốc’ như ông Brennan đã khai hỏa, đưa đến đàn hặc. Ngoài ra, đâu còn lý do chính đáng nào để đàn hặc.

2.   Theo phe cấp tiến, việc công tố Mueller truy tố GRU Nga là bằng chứng rõ rệt nhất về việc ông Trump thắng cử nhờ Nga giúp. Đây là lý do chính bà Hillary vẫn bám víu để biện giải sự thất bại của mình, do đó phe ta cũng cần phải bám víu theo bằng mọi giá. Khi Putin chối và TT Trump có vẻ không sốt sắng buộc tội Putin thì dĩ nhiên phe ta gặp nguy cơ mất tiêu cái cớ chính, phải nhẩy dựng ngay. 

3.   Bên CH, nhóm #Never Trump, như ông McCain, Paul Ryan, khó có thể bỏ qua cơ hội đánh Trump. Một vài chính khách đón gió mùa bầu cử cũng hùa theo. Trong khi một số nhân vật CH khác cũng thật sự không đồng ý với TT Trump như cựu chủ tịch Hạ Viện Newt Gingrich. Đó là chính trị Mỹ thôi. Cùng đảng, vẫn có thể bất đồng ý kiến như thường. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Rand Paul, một người ít khi đồng ý với TT Trump lại đứng ra bênh vực và tố khối đối lập bị Trump ám ảnh tinh thần, gọi là bị bệnh Trump Derangement Syndrome hết rồi.

TTDC và phe DC đòi hỏi TT Trump phải công khai tố giác Putin. Chuyện vớ vẩn. TT Trump phải tố Putin về tội gì? Tội cho người vào hệ thống emails của đảng DC? Với tư cách quốc trưởng, TT Trump không thể hồ đồ công khai tố một quốc trưởng khác là tội phạm khi chưa ai chứng minh được tội của ông này. Chẳng những đó là nguyên tắc ngoại giao sơ đẳng mà còn là nguyên tắc nền tảng của tư pháp Mỹ.

Tư pháp Mỹ dựa trên căn bản “chưa bị chứng minh có tội thì tức là chưa có tội”. Not guilty until proven guilty. Nga bị truy tố chưa có nghiã là Nga đã có tội. Trong vụ công tố Mueller tố Nga, đã có ai bị ra tòa chưa? Đã có ai thấy bằng chứng gì chưa? Đã có ai nghe lời ‘biện hộ’ của các bị cáo chưa? Công lý của phe cấp tiến đơn giản vậy sao? Hay công lý đã bị liệng vào thùng rác rồi?

TTDC cũng đả kích TT Trump đã không chửi thẳng mặt Putin trong buổi họp. Trong lịch sử thế giới, chưa bao giờ có chuyện hai quốc trưởng họp thượng đỉnh để chửi nhau. Muốn chửi thì về nhà tha hồ chửi sau. Đó là việc TT Trump đang làm sau khi đã về tới nhà. TTDC dĩ nhiên lại có dịp sỉ vả Trump bất nhất.

TT Putin khẳng định Nga không can dự, sẽ cho điều tra và đề nghị thành lập một nhóm công tác chung, -joint working group- để điều tra, mời công tố Mueller gửi câu hỏi qua cho ông, hay tốt hơn nữa, gửi người qua tham gia việc chất vấn bị cáo. Sao không thấy báo nào bàn về ý kiến này? Có phải vì chẳng có báo nào thắc mắc muốn biết sự thật mà họ chỉ muốn tìm cách đả kích Trump không?

Thực tế mà nói, có thể chúng ta sẽ không bao giờ biết sự thật vì những bị cáo sẽ không bao giờ qua Mỹ hầu tòa. Công tố Mueller chắc chắn cũng biết rất rõ điều này, chỉ là muốn treo một cái gươm lủng lẳng trên đầu Trump mà không bao giờ Trump gỡ xuống được.

Cũng thực tế mà nói, chuyện các đại cường tìm cách thâm nhập, chui vào các hệ thống emails kiếm tin là đương nhiên. Ông xịa Brennan có dám giơ tay thề ông chưa bao giờ tìm cách thâm nhập, đọc emails của Nga hay ngay cả của Anh, Pháp, Đức, Nhật, Trung Cộng,... không? Kẻ này tin chắc Nga có tìm cách chui vào hệ thống emails của đảng DC thật. Họ làm gì và phá tới mức nào thì chưa biết. Vấn đề là sao chính quyền Obama bất lực để Nga phá dễ như vậy? Cả 25 nhân viên dân sự lẫn quân sự qua Mỹ hoạt động tưng bừng. Tất cả xẩy ra dưới thời Obama, do đó, trách nhiệm là của tổng thống Obama, của giám đốc CIA Brennan, của giám đốc FBI Comey. Khi đó mấy ông này đã làm gì? Ngủ gật cả đám? Hay biết mà không dám làm gì? Sao bây giờ các ông Brennan và Comey lớn tiếng dữ vậy, có phải để khỏa lấp trách nhiệm của chính mình không? Ông Comey đang hô hào dân Mỹ bỏ phiếu cho DC, hiển nhiên với hy vọng DC kiểm soát được Hạ Viện thì trách nhiệm và tội của ông sẽ bị xù ngay.

Đừng nói chi tới các cơ quan tình báo của ngoại quốc, ngay cả các cơ quan an ninh Mỹ cũng tìm cách theo dõi, đọc lén emails, nghe lén điện thoại của cả triệu dân Mỹ, theo lệnh của chính các ông Brennan và Comey.

TTDC cũng biểu diễn tài bóp méo để xuyên tạc. TT Trump đặt nghi vấn về việc truy tố GRU. TTDC nả đại bác ngay: TT Trump miệt thị, không tin hệ thống an ninh của Mỹ. Xin lỗi, công tố Mueller truy tố GRU theo sự điều tra của ông, chứ không phải dưa trên báo cáo của An Ninh Mỹ. Và TT Trump nghi ngờ công tố Mueller chứ không phải nghi ngờ CIA hay FBI.

TT Trump biết trước sẽ bị tấn công dĩ nhiên. Ông nói rõ ông chấp nhận rủi ro chính trị [bị chỉ trích] để mưu tìm hòa bình, hơn là chấp nhận rủi ro mất hòa bình để khỏi bị rắc rối chính trị (nguyên văn: “I would rather take a political risk in pursuit of peace than risk peace in pursuit of politics”).

TTDC xúm lại tố cáo TT Trump có vẻ nịnh Nga trong khi gây hấn với đồng minh và NATO. Nếu chuyện này có thật, thì sao không ai đặt câu hỏi tại sao TT Trump lại có thái độ ngược ngạo như vậy. Câu trả lời hiển nhiên là tất cả nằm trong chiến lược toàn cầu của Trump, muốn giảm bớt gánh nặng cảnh sát quốc tế của Mỹ bằng hai cách: 1) ép Âu Châu chia sẻ gánh nặng tự bảo vệ nhiều hơn thay vì cứ ỷ lại vào Mỹ, và 2) giảm nguy cơ Nga bằng một chính sách thân thiện hơn. Chuyện Nga chui vào coi emails của đảng DC đối với TT Trump chỉ là chuyện lắt nhắt vớ vẩn, không thể vì đó mà phải thay đổi chiến lược toàn cầu. 

Bất kể quan điểm chính trị, thiên hạ phải nhìn nhận Nga là một đại cường, có ảnh hưởng lớn trên rất nhiều vấn đề, từ các cuộc chiến tại Trung Đông là mỏ dầu của cả thế giới, đến cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố, từ việc cản Iran làm bom nguyên tử đến cản Syria xài vũ khí hóa học, từ việc giúp cản sự bành trướng của tân đế quốc Tầu cộng đến bảo đảm an ninh của Âu Châu,… Đi tìm hòa hoãn với Nga có lợi hay đánh nhau với Nga có lợi? Mỹ có thể đi tìm hòa bình với Bắc Hàn là một mối nguy nhỏ có tính cục bộ địa phương thì sao lại muốn đánh nhau với Nga là nước có thể dễ dàng tạo ra đại chiến thứ ba? Nói về nguy cơ bom nguyên tử, Cậu Ấm còn đang thử một hai trái trong khi Nga đã có cả ngàn trái có thể tiêu diệt cả thế giới.

Không phải vô cớ mà Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, ông Antonio Guterres (không phải là loại ‘cuồng’ Trump!) đã lên tiếng hoan nghênh cuộc họp Helsinki như là một bước tiến lớn bảo đảm hoà bình lâu dài cho nhân loại. Không có một tờ báo Mỹ nào đăng tin này.

Cũng có thể ông Trump đang học sách Kissinger hay sách Khổng Minh: trong thế tam quốc Mỹ-Nga-Tàu, không có cái ngu nào bằng cái ngu đánh cả hai đối thủ một lúc.

Qua phản ứng của TTDC, không ai có thể nói mấy anh nhà báo cấp tiến có cái nhìn chiến lược toàn cầu, mà chỉ giỏi đi tìm sâu bọ. 

Câu hỏi cho các cụ gốc Việt đang tra tự điển để dịch CNN: trong cái thế Tam Quốc tân thời này, các cụ muốn Mỹ kết thân với Nga để chặn Hoàng Đế Tập, hay các cụ thức thời vận muốn Mỹ diệt Nga, giúp Trung Cộng bành trướng để nước ta được vinh hạnh làm ngôi sao muỗi thứ 5 trên lá cờ Thiên Triều?

 
 

Tác giả bài viết: Vũ Linh.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập906
  • Hôm nay12,023
  • Tháng hiện tại281,920
  • Tổng lượt truy cập36,336,475
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây