1. Núi Everest không hẳn là ngọn núi cao nhất thế giới.
Everest thực sự là ngọn núi cao nhất tính từ mặt nước biển. Tuy nhiên, nếu xét về độ cao tính từ chân núi đến đỉnh núi (8,848 mét) thì nó chỉ "về nhì" sau ngọn núi lửa đã ngừng hoạt động ở Hawaii có tên Mauna Kea. Mặc dù chỉ đạt độ cao 4,205 mét tính từ mặt nước biển, nhưng phần lớn ngọn núi lửa này nằm bên dưới đại dương. Thế nên, nếu tính độ cao từ chân núi đến đỉnh núi, Mauna Kea có độ cao đạt 10,203 mét, cao hơn 1,355 mét so với Everest.
2. Khí quyển trái đất có một đường biên.
Đường Karman Line là một đường được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học quốc tế. Đường Karman này nằm ở độ cao 100km từ mặt nước biển. Mặc dù, thực tế khí quyển Trái Đất còn trải xa hơn đường này rất nhiều, nhưng đường này đã được công nhận bởi TWASF ( The World Air Sports Federation) như là đường biên giữa khí quyển và không gian vũ trụ.
3. Nơi khô hạn nhất trên trái đất nằm ở Nam Cực.
Rất nhiều người tin rằng nơi khô hạn nhất trên Trái Đất nằm ở sa mạc Atacama tại Chile, nơi chưa từng có mưa trong hàng nghìn năm. Tuy nhiên, thung lũng khô McMurdo ở Nam Cực chưa từng xuất hiện một cơn mưa nào trong gần 2 triệu năm. Tốc độ gió ở đây có thể đạt đến 320 km/giờ.
4. Nước sạch (nước ngọt) chỉ chiếm 3% lượng nước trên Trái Đất.
Đại dương và biển chiếm 97% lượng nước trên Trái Đất, nhưng đó là nước mặn, không uống được. 3% lượng nước còn lại là nước ngọt, chủ yếu nằm trên các dòng sông băng (70%) và ở hồ Baikal (20%).
5. Ngôi đền cổ nhất trên thế giới là ngôi đền 12.000 năm tuổi.
Gobekli Tepe, được biết là ngôi đền cổ nhất, nằm tại miền nam Thổ nhĩ Kỳ. Các nhà nghiên cứu tin rằng dấu hiệu trên các cột chứng tỏ rằng gần 11000 năm trước một cuộc va chạm với sao chổi đã dẫn đến sự giảm nhiệt độ đột ngột trên hành tinh chúng ta.
6. Mặt trăng có thể đã từng là một phần của Trái Đất
Các nhà khoa học Thụy Điển cho rằng khoảng 4,36 triệu năm trước, Trái Đất đã va chạm với một nhóm các thiên thể có tên Theia, dẫn đến một phần trái đất tách ra, trở thành một vệ tinh vĩnh cửu.
7. Các lục địa có thể sẽ hợp lại thành một sau 250 triệu năm nữa
Pangea là siêu lục địa tồn tại khoảng 335-175 triệu năm trước. Sau đó, siêu lục địa này tách ra thành hai lục địa khác nhau, bao gồm Laurasia và Gondwana. Sau nữa, 2 lục địa này lại tách ra thành 7 lục địa như hiện nay.
Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng các lục địa sẽ lại hợp thành một trong khoảng 250-300 triệu năm nữa và trở thành một siêu lục địa mang tên Pangea Ultima
8. Một "cấu trúc sống" hữu cơ từ một tế bào đơn lẻ đã dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts đã đề xuất một giả thuyết để lý giải cho sự tuyệt chủng hàng loạt đầu tiên đã xóa sổ 90% sinh vật trên Trái Đất thời điểm đó.
Một loài vi khuẩn có tên Methanosarcina bất ngờ phát triển một cách bùng nổ trên đại dương khoảng 252 triệu năm trước, dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của các loài sâu bọ tại thời điểm đó. Quá trình tuyệt chủng hàng loạt này đã tạo cơ hội cho các loài bò sát cổ tiến hóa và phát triển.
9. Phần lớn bề mặt Trái Đất luôn luôn nằm trong bóng tối.
Như chúng ta đã biết, đại dương chiếm 71% bề mặt Trái Đất. Ánh sáng mặt trời chỉ có thể chiếu đến không quá 200m từ bề mặt nước. Vì vậy, phần còn lại trên đại dương sẽ mãi mãi chìm trong bóng tối. Đó là lý do mà phần lớn bề mặt trái đất chìm trong bóng tỗi vĩnh viễn.
10. Tồn tại hai quốc gia láng giềng có múi giờ cách nhau 24 giờ.
Đảo Samoa của Mỹ cách đảo Line (Một phần của quốc gia Kiribati) 2.000 km, nhưng múi giờ giữa hai địa điểm này chênh nhau tới 25 giờ đồng hồ
11. Mục cuối cùng (Bonus): Một lục địa mới?
Một bãi rác khổng lồ đã được phát hiện trên Thái Bình Dương, là tập hợp của các mảnh vỡ tàu thuyền, hàng hóa bị thất lạc trên biển, rác thải nhựa,... Được tập hợp lại với nhau nhờ vào sự luân chuyển của gió và các dòng hải lưu tạo thành một dạng đảo, thậm chí có thể coi là một lục địa trên Thái Bình Dương (Ước tính rộng 2 triệu km vuông - gấp 6 lần diện tích Việt Nam).