‘Đạo đức nghề nghiệp’ đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm.

Thứ sáu - 09/11/2018 08:53

‘Đạo đức nghề nghiệp’ đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm.

Đạo đức nghề nghiệp luôn được xem là tài sản vô hình quý giá nhất, là yếu tố hàng đầu của mỗi người. Nó không chỉ đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm, mà còn cảm hóa được người khác và làm biến đổi xã hội.

(Hình minh họa: Qua carabersih.com)

(Dưới đây là bài viết thể hiện cách nhìn nhận của một người nước ngoài về đạo đức nghề nghiệp, khiến rất nhiều người suy ngẫm, được đăng tải trên trang Vision Times.)

 
Câu chuyện cô giúp việc.

 

Cô giúp việc đã làm việc cho gia đình tôi liên tục 10 năm nay. Mấy hôm trước, cô ấy lần đầu tiên xin tôi cho nghỉ phép một tuần. Sau khi trở về nhà, tôi phát hiện ra cô ấy đã bọc lên chiếc sọt rác trong phòng bếp 7 chiếc túi đựng rác một cách ngay ngắn, cẩn thận.

Tôi cho rằng đây chính là đạo đức nghề nghiệp!

Câu chuyện về người tài xế.

Năm trước tôi có đi du lịch và quen biết một người lái xe. Ông ấy chỉ có trình độ văn hóa tiểu học, nhưng mỗi ngày đều mặc áo sơ mi quần âu phẳng phiu. Hôm nào cũng đến trước 10 phút để đợi khách, ghế ngồi mỗi ngày đều được lau sạch sẽ.

Ngoài ra, trên xe đã chuẩn bị miễn phí một số đồ như: thùng rác để đựng rác, nước khoáng, khăn ướt, chăn mỏng để ngủ. Kèm theo một chiếc máy chụp hình, lặng lẽ chụp khoảnh khắc khách đang ngắm cảnh, hoặc những cảnh vật xa xa, lúc chia tay sẽ tặng lại cho khách.

Tôi cho rằng đây chính là đạo đức nghề nghiệp!

Câu chuyện về người thợ mộc.

(Hình minh họa: Qua phpernotes.com)

 
Thời gian trước, vì làm đồ dùng trong nhà nên tôi có quen biết một ông thợ mộc. Ông ấy kinh doanh rất lớn, làm thủ công bằng tay thì vô cùng chậm chạp. Trong suy nghĩ của mình, tôi thường hay chê bai những công việc mà không có tốc độ.

Mặc dù hai kiện đồ đạc mà tôi đặt mua của ông không có giá trị lắm, nhưng lúc cần đo kích thước thì ông đã tự mình đến. Ông nói làm như vậy là muốn “xem xem vách tường nhà của anh màu gì, dùng loại gỗ này có được hay không”.

Lúc giao hàng ông ấy cũng đích thân đưa một nhân viên đến vì sợ sắp đặt không thích hợp. Ông lo lắng ngay cả vị trí mà tôi đặt có thể cũng không phù hợp với dự tính của ông. Ông vuốt ve từng đầu gỗ bóng loáng trơn nhẵn với một ánh mắt đầy mãn nguyện.

Tôi cho rằng đây chính là đạo đức nghề nghiệp!

Câu chuyện về thầy dạy tennis.

Khi học chơi tennis tại câu lạc bộ tennis tôi có quen biết một vị huấn luyện viên. Ông thu phí hơi đắt so với một số huấn luyện viên khác, nhưng chưa bao giờ thấy ông chiếm dụng thời gian của học viên để nhận điện thoại hay gọi điện thoại, hút thuốc, uống nước, đi vệ sinh, cũng không chào mời học viên mua thẻ hội viên, thiết bị vợt tennis…

Nhưng nếu học viên có vấn đề cần hỏi ý kiến, ông có thể đưa ra câu trả lời tường tận và chuyên nghiệp nhất. Lý do của ông là: Thứ nhất – tôi là huấn luyện viên không phải là một chuyên gia cố vấn, cũng không phải là nhân viên bán hàng, thứ hai – học viên nộp tiền đăng ký học tennis nên việc phải tận dụng tối đa thời gian trên sân tập để nâng cao trình độ kỹ năng cho học viên là đạo đức nghề nghiệp của huấn luyện viên.

Tôi cho rằng đây chính là đạo đức nghề nghiệp!

(Hình minh họa: Qua webdersanesi.com)

 
Đạo đức nghề nghiệp hiện nay đương nhiên trở thành một loại tài nguyên khan hiếm rồi. Tôi thường làm việc với rất nhiều người ở tầng lớp “tinh hoa của xã hội“. Tuy nhiên ngay cả trong tầng lớp này, có người “bưng bát cơm thịt lên ăn, đặt đũa xuống liền chửi thề” (ý nói một người có được cuộc sống đầy đủ nhưng vẫn luôn cảm thấy bất mãn). Hay có những người “thường đi bên bờ sông sao tránh khỏi ướt giày” (ý nói người dễ bị ảnh hưởng bởi thói quen, hay thói hư tật xấu của hoàn cảnh). Khác hẳn với những người tuân thủ đạo đức nghề nghiệp – những người luôn có một nguồn năng lượng căng tràn.

Có thể thấy, đạo đức nghề nghiệp không nhất định phụ thuộc vào trình độ giáo dục, địa vị xã hội thậm chí tầm hiểu biết của mỗi người.

Tôi thực sự bị cuốn hút bởi những người hoàn toàn tập trung tinh thần vào nghề nghiệp của mình. Cho dù nghề này là ghi dữ liệu trong văn phòng hay là quét dọn rác ở ngoài đường phố… Họ làm điều này không vì bất kỳ ai mà bản thân mình mới là lý do lớn nhất. Họ không làm việc một cách cẩu thả, không ứng phó, không qua loa, đem những việc mình đang làm xem như là sự kết nối giữa bản thân và thế giới. Đây chính là đã đạt đến chỗ tôn nghiêm!

* 

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Nguồn tin: Theo Trithucvn.net

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập95
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại280,360
  • Tổng lượt truy cập35,546,641
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây