1842, C-harles Darwin đặt bút viết phác thảo đầu tiên cho cuốn sách về sau được gọi là: “nguồn gốc các loài” (On the Origin of Species).
1859, Darwin công bố cuốn sách “Nguồn gốc các loài”. Cuốn sách giải thích chi tiết về ‘chọn lọc tự nhiên’, cho rằng ‘dân số của các loài tiến hóa qua các thế hệ’ là thông qua một quá trình gọi là ‘chọn lọc tự nhiên.’ Thuyết Tiến Hóa đưa ra trong sách này cũng được giải thích theo cách trên, cách đã khiến cho Thuyết Tiến Hóa càng được chấp nhận rộng rãi.
Theo như Thuyết tiến hóa của Darwin: con người tiến hóa từ vượn cổ, tổ tiên là các chú vượn châu phi. C-harles Darwin là người đầu tiên giả định nguồn gốc vượn châu phi của loài người trong tác phẩm ‘nguồn gốc các loài’ 1859. Điều này hàm ý rằng con người không có một vị trí đặc biệt gì trong vũ trụ.
Ngay từ đầu, nó luôn bị cộng đồng các nhà Khoa học và công chúng phản đối, nó tạo ra các tranh cãi cùng các cuộc thảo luận trên nền tảng Triết học, Khoa học .. Nó còn bị phản đối từ các học thuyết khác và cả tôn giáo cho đến tận ngày nay. Như vậy mặc dù người ta còn đang tranh luận, chưa có kết luận cuối cùng về nguồn gốc loài người, nó còn là một ẩn đố chưa có lời giải, nhưng ở một vài nước Phương Đông, Thuyết tiến hóa lại được đưa vào giảng dạy như một chân lý tuyệt đối trong chương trình học Phổ thông.
Vậy hãy bỏ qua hết các nền tảng tôn giáo, hay các học thuyết khác, chúng ta hãy dùng những bằng chứng thực tế để chứng minh xem Thuyết Tiến Hóa là thật sự đúng hay sai:
Theo Thuyết tiến hóa của Darwin, thừa nhận rằng mọi động vật đều tiến hóa từ thấp lên cao, theo thuyết này, con người tiến hóa từ vượn cổ. Theo các văn vật khảo cổ được phát hiện, người ta xác định tuổi của các hóa thạch vượn cổ ấy, kết quả phân tích cacbon phóng xạ cho thấy rằng quá trình vượn cổ tiến hóa thành người không quá 10 triệu năm.Một nữa là, quá trình vượn cổ tiến hóa thành người, rồi từ đó con người dần dần hình thành nên nền văn minh của mình hiện nay. Nói cách khác thì như vậy chỉ có một nền văn minh duy nhất của con người hiện nay, vì con người là tiến hóa duy nhất từ một loài vượn cổ tới hôm nay rồi mới hình thành nên nền văn minh. Trên trái đất có nền văn minh lâu đời nhất là 5000 ngàn năm, theo một số văn vật khảo cổ người ta nói nó khỏang 7000 năm. Như vậy cũng nói, quá trình vượn tiến hóa thành người rồi hình thành nên nền văn minh, dù thế nào đi nữa sự tồn tại của nền văn minh ấy cũng không quá 10000 năm.
Nhưng có những bằng chứng khảm cổ phát hiện hôm nay, lại rất mâu thuẩn với điều trên.
Bằng chứng thứ nhất, Tại Ấn độ người ta phát hiện một thanh sắt có tỉ lệ đến 99,72% là sắt tinh khiết. Trích từ cáo cáo hội nghị “DELHI IRON PILLAR” tổ chức vào năm 2005.
“The chemical analysis carried out in the earlier years have indicated that it is made of pure wrought iron of 99.72 containing a high proportion of phosphorous and little sulphur. Subsequent investigations carried out by researchers using electron probe examination reported the presence of Cu (0.03%), Ni (0.05%) and Mn (0.07%).”
Tạm dịch là: “Các phân tích hóa học thực hiện trong các năm trước đó đã chỉ ra rằng nó được làm bằng sắt tinh khiết 99,72 chứa một tỷ lệ cao của phốt pho và ít lưu huỳnh. Điều tra tiếp theo được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu sử dụng kiểm tra thăm dò điện tử báo cáo sự hiện diện của Cu (0,03%), Ni (0,05%) và Mn (0,07%).”Trình độ luyện kim của con người hiện tại không thể sản xuất được sắt với sự tinh khiết đến như vậy, vậy ai đã sản xuất ra nó? Con người hiện tại không thể sản xuất ra nó, vậy quay ngược lịch sử lại, nếu theo thuyết tiến hoá của Darwin, lẽ nào các chú khỉ của bao nhiêu triệu năm trước đã có được một trình độ luyện kim vượt bậc so với loài người ngày nay. Như vậy đây là một bằng chứng chứng tỏ con người không thể nào tiến hoá từ vượn cổ.
Bằng chứng thứ hai, William J. Meister, một người Mỹ, là người thu thập hóa thạch nghiệp dư đầy khao khát, và đã tiến hành một khám phá kinh ngạc vào ngày 01 tháng Sáu năm 1968. Tại Antelope Springs, khoảng 43 dặm về phía Tây Bắc của Delta, tiểu bang Utah, một nơi giàu hóa thạch, William J. Meister đã tìm thấy một tảng đá lớn với một vết chân người. Vết chân này, tuy nhiên, có vẻ như được tạo ra bởi một chiếc dép (xăng đan). Chiếc dép đo được 10 inch (khoảng 26 cm) chiều dài, lòng bàn chân rộng 3 inch (hay 8,9 cm) và gót chân có chiều rộng 3 inch (hay 7,6 cm). Gót chân có vẻ xấp xỉ 1/8 chiều dày (hay 1,7 cm). Ngạc nhiên thay, ông cũng tìm thấy hoá thạch loài Tam diệp trùng (bọ ba thùy) ngay trong dấu chân ấy.
Tam diệp trùng là một loài sinh vật biển nhỏ, tồn tại trong khoảng từ 260 đến 600 triệu năm trước, và điều này là một dấu hiệu cho thấy khám phá này có giá trị đối với nguồn gốc của cuộc sống con người thời tiền sử. Khoảng 260 đến 600 năm trước, Theo thuyết tiến hoá của Darwin, con người lúc ấy còn chưa là khỉ, vậy hỏi ai đã để lại dấu chân ấy, lúc ấy cũng chưa có nền văn minh nào, con khỉ lẽ nào có đôi chân như thế, điều này chẳng phải lại là một bằng chứng đang chứng tỏ người tiến hóa từ vượn là sai.Bằng chứng thứ ba, Năm 1880, nhà địa chất J. D. Whitney đến từ California, Hoa Kỳ đã cho xuất bản một bài báo dài, trong đó mô tả các công cụ được tìm thấy trong những mỏ vàng tại California. Những công cụ này bao gồm vài mũi giáo, bát đá và chày đá. Chúng được tìm thấy trong một lớp đá núi nửa chưa từng được động tới, nằm sâu dưới mỏ vàng. Các nhà địa chất đã xác nhận rằng những lớp đá này có thể đã được hình thành từ 9 đến 55 triệu năm trước. Nếu chiểu theo thuyết tiến hoá của Darwin thì không thể nào giải thích nổi.
Thêm một bằng chứng khác, Năm 1865, một chiếc đinh vít kim loại dài 2 inch đã được tìm thấy trong một mẫu khoáng vật được khai quật từ các mỏ vàng ở thành phố Treasure, Neveda. Chiếc đinh vít đã bị oxy-hóa từ lâu nhưng vẫn giữ nguyên được hình dạng – đặc biệt là hình dạng các đường xoắn của nó – có thể nhìn rất rõ từ mẫu khoáng vật. Mẫu vật này được ước tính có niên đại khoảng 21 triệu năm tuổi. Như vậy thời điểm đó, các chú vượn cổ còn chưa có, vậy ai đã làm ra nó?Một bằng chứng nữa, Năm 1844, Ngài David Brewster đã gửi một báo cáo tới Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Anh quốc, và gây ra một chấn động trong giới khoa học. Một chiếc móng, rõ ràng là nhân tạo, đã được tìm thấy với một nửa bị gắn sâu vào một khối đá sa thạch được khai thác từ khu mỏ Kindgoodie gần Inchyra, miền Bắc nước Anh. Nó đã bị ăn mòn rất nhiều, nhưng dù sao vẫn nhận dạng được. Miếng sa thạch này được xác định có niên đại ít nhất 40 triệu năm tuổi. Điều này chẳng phải lại là một bằng chứng chứng tỏ Thuyết tiến hóa là sai.
Thêm một số bằng chứng khác, Vào ngày 9 tháng 6 năm 1891, bà S.W.Culp tại Morrisonvile, Illinois, khi đang xúc than cho vào bếp lò thì một cục than lớn vỡ thành hai mảnh và một sợi dây chuyền vàng ở chính giữa đã rơi ra. Sợi dây chuyền dài khoảng 10 inch, làm bằng vàng 8 carat và nặng cỡ 8 đồng xu penny, được mô tả giống như một dạng “đồ cổ tinh xảo”. Vào ngày 11 tháng 6, thời báo Morrisonvile Times loan tin các nhà điều tra đã chứng minh rằng sợi dây chuyền không chỉ đơn giản là tình cờ rơi vào than. Một phần của than đã bám vào sợi dây chuyền, trong khi phần bị tách rời khỏi nó vẫn mang dấu ấn của chỗ mà sợi dây chuyền đã bị bọc. Tờ báo chỉ nói: “Đây là một thứ dành cho những sinh viên thuộc ngành khảo cổ học, những người muốn bị mệt đầu bởi sự cấu thành địa chất của Trái đất, và luôn tò mò về những điều cổ xưa”. Trong trường hợp này, vật “gây tò mò” bị “rơi ra” từ một viên than đá có từ Kỷ Pennsylvanian – và nó đã có hơn 300 triệu năm tuổi.
Những người thợ mỏ tại Klerksdorp ở Nam Phi đã tìm thấy vài trăm quả cầu kim loại ở trong cùng một tầng vỏ trái đất, với niên đại ước tính tới 2,8 tỉ năm tuổi. Những quả cầu này được khắc các rãnh rất mịn, mà các chuyên gia kết luận rằng chúng không thể được hình thành từ một quá trình tự nhiên.
Đó chỉ là một vài trong vô số các bằng chứng mà giới khoa học phát hiện ra, hầu hết những phát hiện của khoa học ngày nay khác biệt rất lớn với quan điểm con người hiện tại, thậm chí xung khắc với nội dung trong sách giáo khoa chúng ta đang học.
Như vậy có thể kết luận chắc chắn, Thuyết tiến hoá chỉ là một mớ lý thuyết, được phức tạp hóa và có rất nhiều sơ hở lớn, được tôn thờ mù quáng trong một số nước. Do vậy, nó tạo ra một nhận thức sai lệnh cho con người, còn làm người ta quên đi nguồn gốc thật sự của mình, con người có nguồn gốc từ đâu? Cuộc tranh luận giữa “tạo hoá – tiến hoá”, lúc này, có phải người ta cần nhìn nhận lại điều “tạo hoá” mà tôn giáo nói đến chăng?
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Nguồn tin: Theo beforeitsnews
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn