Bà Trần Thị Thủy, 51 tuổi, quê Đăk Lăk, cho biết khoảng 3 năm trước thường bị tê chân khi làm nương rẫy. Đi bộ chỉ được một đoạn đường ngắn phải dừng lại nghỉ. Bà từng khám tại bệnh viện địa phương thì phát hiện gai cột sống, bác sĩ cho thuốc uống nhưng không thuyên giảm. Sau đó bà chuyển sang uống thuốc Nam, các triệu chứng không khỏi mà thường xuyên mệt mỏi, nằm hay ngồi đều đau hơn.
Khi những cơn đau ngày càng gia tăng, bà Thủy mới đến Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn để điều trị. Qua kết quả chụp MRI, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống và tổn thương dây thần kinh. Bác sĩ Tăng Quốc Chí, Chuyên khoa Ngoại thần kinh cho biết bà Thủy bị thoái hóa đốt sống L45 và L5S1, trượt đốt sống L5S1, đo điện cơ còn thấy có tổn thương thần kinh mãn tính và đang tăng ở dây 4 và 5. Sau khi mổ, mức độ đau giảm rõ rệt, bệnh nhân có thể đi lại được, song cần nằm viện thêm 5 ngày để tiếp tục theo dõi.
Sau khi phẫu thuật, triệu chứng đau ở chân của bệnh nhân Trần Thị Thủy đã giảm rõ rệt. Ảnh: TH. |
Theo bác sĩ Chí, triệu chứng thường gặp ở người bị thoát vị đĩa đệm là tê chân, đau khi khom hay cúi người. Mức độ đau nhiều hay ít tùy theo thể trạng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Về cơ bản có môt số dấu hiệu nhận biết như sau:
1. Đau cách hồi: Cảm giác tê dần rồi đau, khi nằm nghỉ, cơn đau sẽ giảm tạm thời. Thông thường bệnh nhân có thể đi từ 5 đến 10 m là đau. Ở mức độ năng hơn, cơn đau và tê nhức kéo đến nhanh hơn và đau nhiều hơn. Khả năng chịu lực của cột sống càng kém thì việc đi lại của bệnh nhân càng hạn chế, điều đó cho thấy mức độ bệnh đã trở nặng.
2. Đau từ lưng lan xuống hông và xuống chân, bàn chân, ngón chân. Đây là biểu hiện đau thần kinh tọa do đĩa đệm trượt lồi ra gây chèn ép rễ thần kinh tại đốt sống bị tổn thương.
3. Đau khi khom người hay cúi lưng do cột sống không vững. Đây là biểu hiện đau của tình trạng trượt đốt sống gây nên.
4. Tê chân thường xuyên là biểu hiện của dây thần kinh bị chèn ép. Càng về sau các dây thần kinh sẽ giảm khả năng truyền tín hiệu thần kinh giao cảm đến cơ quan vận động như chân, dẫn đến yếu cơ, teo chi. Bệnh nhân thường dễ cảm nhận cơn tê khi duỗi hay gấp bàn chân, đi lại không vững dễ ngã hoặc vấp té.
Theo bác sĩ Chí, thông thường tình trạng thoái hóa, chấn thương hay các bệnh lý khác là nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm. Trong đó, thoái hóa là nguyên nhân thường thấy ở độ tuổi trung niên, chiếm từ 40 - 45%. Khi cơ thể già đi, đĩa đệm mất khả năng giữ nước, giảm đàn hồi, khi gánh đựng sức nặng hay lực tác động lên cột sống, đĩa đệm dễ bị trượt hoặc lồi ra.
Bác sĩ cho rằng việc điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt và vận động đúng tư thế là quan trọng nhất để phòng tránh bệnh. Ông khuyên: "Khi có các biểu hiện đau bất thường cần đi khám ngay không nên trì hoãn hay có tâm lý sợ sợ phẫu thuật dẫn đến tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Các trường hợp phát hiện sớm có thể không cần phẫu thuật mà điều trị không thuốc với vật lý trị liệu, sửa tư thế vận động sai đã có thể cải thiện 60-70% tình trạng bệnh".
Tác giả bài viết: Thi Ngoan
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn