Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông vẫn tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm đếm khối lượng cà phê tại cơ sở sản xuất của bà Nguyễn Thị Thanh Loan (thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’Lấp). Theo cơ quan chức năng, ước tính cơ sở này đang dự trữ khoảng hơn 20 tấn cà phê được làm bằng vỏ cà phê, bột đá ngâm tẩm với nước bột pin con ó. Toàn bộ chuẩn bị đưa đi các tỉnh tiêu thụ nếu không bị phát hiện. Cơ sở sản xuất này được chia thành hai khu riêng biệt, nằm phía sau một tòa nhà được xây kiên cố. Nước bột pin đen xì có tác dụng tạo màu cho vỏ cà phê và bột đá Một khu chứa nguyên liệu bao gồm vỏ cà phê, bột đá, bột pin con ó, nhiều thùng đựng nước màu đen, máy trộn và lò sấy Nằm cạnh đó là kho chứa thành phẩm, bao gồm hàng trăm bao cà phê chuẩn bị xuất xưởng. Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường, cà phê ở đây được sản xuất theo công thức vỏ cà phê trộn với bột đá, cà phê thải loại ngâm qua nước pha bột pin, trong đó thành phần chủ yếu là bột đá và vỏ cà phê. Sau khi ngâm, ủ với nước bột pin, tất cả nguyên liệu được cho vào một máy trộn cỡ lớn để có màu đồng nhất trước khi đưa vào một lò sấy thủ công nằm ngay cạnh đó. Thành phẩm là những bao cà phê bẩn, được đóng bao xuất đi nhiều nơi, mỗi bao có trọng lượng khoảng 50-70kg. Trong những bao này, bằng mắt thường có thể thấy thành phần hạt cà phê rất ít và tất cả bị vỡ vụn. Theo một cán bộ công an địa phương, cơ sở sản xuất cà phê này đi vào hoạt động từ năm 2016, toàn bộ nhân công của xưởng là người địa phương khác được thuê về đây làm. Xưởng nằm ở một bãi đất trống, không gần với khu dân cư và lúc nào cũng đóng cửa kín mít. Trong khi đó, theo lời khai của chủ cơ sở- Nguyễn Thị Thanh Loan, từ đầu năm tới nay, cơ sở sản xuất này cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn cà phê bẩn. Nguyên liệu được thu gom từ nhiều nơi, với giá thành rẻ; cục pin cũng được thu gom về với số lượng lớn, đập dẹp, dùng lõi pin hòa với nước rồi nhuộm vào cà phê, đóng gói bán ra thị trường.Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~HCD: những hoá chất chánh trong hai loại battery dùng ờ đây là:Zinc-carbon battery: The zinc-carbon chemistry is common in many inexpensive AAA, AA, C and D dry cell batteries. The anode is zinc, the cathode is manganese dioxide, and the electrolyte is ammonium chloride or zinc chloride.Alkaline battery: This chemistry is also common in AA, C and D dry cell batteries. The cathode is composed of a manganese dioxide mixture, while the anode is a zinc powder. It gets its name f-rom the potassium hydroxide electrolyte, which is an alkaline substance.Những chất chánh ở đây có nhiều nhất, còn những chất phụ chưa kể ra, không chất nào ăn vào mà không gây hậu quả có hại hết. Hiện tôi thấy trong tiệm Thực phẩm Việt Hoa ở Mỹ bán rất chạy cà phê Việt Nam mọi loại. Dĩ nhiên có hãng làm ăn đàng hoàng, nhưng làm sao phân biệt được. Lâu lắm rồi tôi không mua cà phê sản xuất từ "ngoại quốc" kể cả cà phê bột, cà phê gói vì thiếu tin tưởng.Ngay cả khi vào tiệm ăn Việt Hoa các bạn kêu ly cà phê cũng chưa chắc là an toàn. Tôi thấy có tiệm đổ "cà phê cốt" đen như dầu hắt từ một cái bình 1 gallon vào từng ly khoảng 1 lóng tay để đó. Khi ai mua là pha nước sôi, nước lạnh hay sửa đặc vào... Các bạn có biết cà phê cốt đó là chất chi không???Nhân đây cũng nói thêm là khi vào quán ăn Việt hay Hoa các bạn thường kêu bình trà, các bạn có biết chắc đó là trà hay không? Các bạn có biết chắc đó không phải là trà vụn trà nát trà phế thải ước mùi thơm bán rẻ như bèo không? Các bạn có biết những hoá chất trong đó uống vào thì sức khoẻ đi về hướng nào không? Chắc là không biết, vậy thì nên tránh đi cho an toàn. .. trích từ " Quán Ven Đường " của GS Huỳnh Chiếu Đẳng __.
Tác giả bài viết: Tru Vũ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn