Thác nước trong nhà Rain Vortex, với chiều cao khoảng 40m (130 feet) sẽ được xây dựng tại trung tâm của Jewel Changi Airport, một quần thể cấu trúc sân bay mới được kiến trúc sư người Canada gốc Israel – Moshe Safie thiết kế. Ông cũng là người đã thiết kế Montreal’s Habitat 67 và Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Crystal Bridges
Jewel Changi Airport được mô tả như là “sự hợp nhất của thiên nhiên và thương mại”. Về cơ bản Jewel có một phần rừng mưa sinh học tươi tốt và một phần trung tâm mua sắm cao cấp với một nhà để xe ngầm khổng lồ ẩn bên dưới.
Hình dáng giống như một chiếc bánh rán bằng thủy tinh khổng lồ, Jewel bao gồm một khách sạn 130 phòng, đóng vai trò kết nối giữa các nhà ga hiện có của sân bay, cho phép hành khách di chuyển liền mạch giữa các cấu trúc, giúp hành khách thư giãn trong lúc chờ chuyến bay kế tiếp hoặc khi có vấn đề hoãn hoặc trễ chuyến bay.
Jewel sẽ có năm tầng trên mặt đất và năm tầng dưới mặt đất, với tổng diện tích hơn 13 hécta. Bằng cách mang các yếu tố của ngoài trời vào bên trong, kiến trúc hình tròn này sẽ không giống bất cứ thứ gì đã được xây dựng trước đó tại Changi.
Được xây dựng từ những năm 1980 và trong 30 năm qua sân bay Changi liên tục phát triển và đổi mới. Ban điều hành của Changi cho biết họ sẽ tiếp tục củng cố tinh thần ngày càng phát triển này. Đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, họ đã thử thách bản thân suy nghĩ lại về một sân bay không chỉ là cửa ngõ cho các chuyến bay, mà còn là một điểm đến du lịch thu hút hàng triệu lượt du khách.
Philip Yim, giám đốc điều hành của Jewel Changi Airport Trustee Pte Ltd, cho biết: “Ngoài thiết kế đặc biệt, Jewel sẽ tạo ra một bước tiến mới với sự pha trộn độc đáo của các điểm tham quan, bán lẻ và sân bay, được tích hợp theo cách chưa từng có để tạo ra một loạt những trải nghiệm khác nhau trong mỗi lần du khách đến.”
Mặc dù Rain Vortex không phải là một hệ thống đài phun nước, nhưng thác nước này cũng sẽ có một màn trình diễn ánh sáng âm nhạc, họ sẽ “làm cho thác nước phát sáng.”
Chính quyền Đan Mạch và thành phố Copenhagen ra thông báo họ đang làm việc với công ty kiến trúc Urban Power về kế hoạch tham vọng xây dựng 9 đảo nhân tạo ngoài khơi thủ đô nước này. Dự án được mang tên Holmene (tạm dịch: các Hòn đảo nhỏ) sẽ nằm cách Copenhagen 10 cây số về phía Nam. Người ta dự tính sử dụng 26 triệu mét khối đất đá lấy từ các vùng phụ cận và từ các công trình xây dựng để làm nền cho 9 đảo nói trên.
Các hòn đảo mới sẽ cung cấp khoảng 3 triệu m2 không gian mới cho các hoạt động thương mại, công nghiệp, thể thao và giải trí ngoài trời. Nhà phát triển cũng nhắm tới việc sản xuất năng lượng sạch thông qua các trụ điện gió, đồng thời xây một nhà máy xử lý rác thải, chuyển hóa thành năng lượng thuộc loại lớn nhất Bắc Âu.
Chất thải sinh học và nước thải của khu vực 1,5 triệu dân này sẽ được xử lý tại đây và chuyển hóa thành nước sạch, năng lượng và bioga. Cùng với các kho chứa nhiệt, nhà máy điện gió và các công nghệ xanh khác, nơi đây sẽ giúp giảm 70.000 tấn khí thải CO2 và tạo ra hơn 300.000 MWh năng lượng phi hóa thạch, tương đương với lượng điện tiêu thụ của 25% dân số Copenhagen.
Chưa hết, người ta còn dự định xây dựng các hạng mục chống ngập và các rặng san hô kín cùng đảo nhỏ (cách ly với con người) để động thực vật hoang dã có điều kiện phát triển.
Ông Arne Cermak Nielsen thuộc đơn vị thiết kế Urban Power cho biết:
“Kế hoạch xây dựng như vậy có một số lợi điểm. Dự án có thể được phát triển theo từng bước mà không tạo ra ấn tượng là một dự án dang dở, nếu bất ngờ có suy thoái kinh tế xảy ra.
Thêm vào đó, các hòn đảo có thể phát triển theo các chủ đề khác nhau, nhằm tạo ra điều kiện tốt nhất cho các ngành công nghiệp và nghiên cứu như công nghệ xanh, công nghệ sinh học, khoa học sự sống và các ngành khác trong tương lai. Chất lượng nước sẽ được chú ý theo dõi. Ngoài ra, bờ của các hoàn đảo và khu vực châu thổ giữa chúng cũng sẽ có tiềm năng độc đáo.”
Trên thế giới đã có nhiều đảo nhân tạo được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người về không gian phát triển. Một số đảo rất nổi tiếng như Quần đảo Cây cọ, Quần đảo Thế giới của Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất, đảo Umi Hotaru ở Nhật Bản…
Dự toán của công trình tham vọng này của Đan Mạch rơi vào khoảng 490 triệu đôla và sẽ bắt đầu khởi công năm 2022. Người ta sẽ xây dựng từng hòn đảo một, theo đó, đảo đầu tiên sẽ vận hành hoàn chỉnh sau 6 năm xây dựng.
Nguồn tin: Theo New Atlas
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn