Đại dương trở thành hố rác khổng lồ - The ocean is about to become a giant landfill.

Chủ nhật - 19/06/2016 06:35

Đại dương trở thành hố rác khổng lồ - The ocean is about to become a giant landfill.

Eastern Garbage Patch là tên quốc tế của một đảo nổi khổng lồ được tạo nên bởi đồ nhựa phế thải ở phía bắc Thái Bình Dương. Telegraph cho biết, những dòng hải lưu trên đại dương đã "tập kết" rác từ khắp nơi để tạo nên đảo nổi này. Diện tích của nó dao động từ 700 nghìn tới 15 triệu km vuông. Giới khoa học ước tính bãi rác Thái Bình Dương có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác. Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc khẳng định đảo rác đang phình to với tốc độ đáng báo động
 
Đại dương đang trở thành hố rác khổng lồ
The ocean is about to become a giant landfill
22.05.2016  
*** 

Đảo rác Thái Bình Dương – Wikipedia tiếng Việt
Great Pacific garbage patch - Wikipedia, the free encyclopedia
 
 
VIDEO
 
Midway - A love story for our time f-rom the heart of the Pacific.
Pacific Garbage Dump- Nightline
 
 
 
Catalyst ABC TV - Plastic Oceans
Captain C-harles Moore on the seas of plastic
 
 
 
THE OCEAN CLEANUP - The Beginning
The Ocean Cleanup Mega Expedition
 
 

Nội dung:
        P.1: Hiểm họa từ đảo rác lớn nhất hành tinh.
        P.2: Rác thải vào đại dương ngày càng tăng.
        P.3: Vùng chết khổng lồ có thể xuất hiện trên đại dương năm 2030.
 
o0o
P.1: Hiểm họa từ đảo rác lớn nhất hành tinh.
    Với diện tích tối đa lên tới 15 triệu km2, bãi rác khổng lồ ở phía bắc Thái Bình Dương 
    có thể to hơn cả nước Mỹ. Điều đáng sợ là diện tích bãi rác vẫn tiếp tục tăng.

Diện tích của đảo rác lớn nhất thế giới trên Thái Bình Dương ngày càng tăng.
Ảnh: oprah.com.

    Eastern Garbage Patch là tên quốc tế của một đảo nổi khổng lồ được tạo nên bởi đồ nhựa phế thải ở phía bắc Thái Bình Dương. Telegraph cho biết, những dòng hải lưu trên đại dương đã "tập kết" rác từ khắp nơi để tạo nên đảo nổi này. Diện tích của nó dao động từ 700 nghìn tới 15 triệu km vuông. Giới khoa học ước tính bãi rác Thái Bình Dương có thể chứa tới hơn 100 triệu tấn rác. Một báo cáo mới đây của Liên Hợp Quốc khẳng định đảo rác đang phình to với tốc độ đáng báo động.
    Nhựa - loại vật liệu có thể tồn tại suốt hàng nghìn năm - chiếm tới 90% đảo rác. Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc từng tiến hành khảo sát đảo rác Thái Bình Dương vào năm 2006. Kết quả cho thấy cứ mỗi km2 trên mặt nước có trung bình 28.750 mảnh nhựa. Do không bị phân hủy trên đất liền, rác ở dạng nhựa bị nước cuốn ra suối, sông rồi đổ ra biển. Khoảng 70% rác nhựa chìm xuống đáy đại dương. Những mảnh nhựa không chìm bị gió và các dòng hải lưu đẩy tới nhiều vị trí, trong đó đảo rác ở phía bắc Thái Bình Dương có diện tích lớn nhất.
 
    Giới khoa học dự đoán đảo rác Thái Bình Dương hình thành từ thập niên 80 của thế kỷ trước. Nhưng mãi tới năm 1997 nó mới được phát hiện. Người nhìn thấy nó đầu tiên là C-harles Moore, một vận động viên đua thuyền người Mỹ. Ông nhìn thấy đảo rác khi trở về nhà từ một cuộc thi.

    Hình minh họa các hướng đi của rác nhựa (màu vàng) sau khi bị cuốn trôi khỏi đất liền và ra đại dương. Trong quá trình trôi dạt gần bờ biển chúng gặp các dòng hải lưu và bị cuốn đi và tập trung tại các xoáy nước.
Ảnh: typepad.com.
    Chưa ai đánh giá chính xác mức độ nguy hiểm của hàng trăm triệu tấn nhựa phế thải trên Thái Bình Dương, bởi nhựa mới chỉ được sử dụng rộng rãi trong khoảng 50 năm. Nhưng nhiều nghiên cứu của Liên Hợp Quốc chứng minh rằng hơn một triệu chim và khoảng 100.000 động vật biển có vú chết vì nhựa. Nguyên nhân gây tử vong khá đa dạng: ngộ độc, vướng vào rác hoặc nghẹt thở vì nuốt đồ nhựa.
 
    Tiến sĩ Simon Boxall, một chuyên gia về hải dương của Đại học Southampton tại Anh, tỏ ra bi quan về khả năng khắc phục hậu quả của đảo rác khổng lồ: "Chúng ta chẳng thể làm gì vì nó quá lớn. Đảo rác này giống như chất thải hạt nhân vậy. Dù những sự cố tràn dầu trên biển có thể gây nên hậu quả thảm khốc tức thời, song theo thời gian dầu sẽ dần phân hủy. Nhựa không dễ phân hủy như thế. Có lẽ giải pháp duy nhất con người có thể làm là thay đổi cách vứt rác của chúng ta", Telegraph dẫn lời Boxall.
 
 
P.2: Rác thải vào đại dương ngày càng tăng.
 
    Theo báo cáo mới nhất, Ocean Conservancy tuyên bố Trung Quốc, Indonesia, 
   Philippines, Thái Lan và Việt Nam chính là 5 quốc gia xả rác ra biển nhiều nhất, đóng 
   góp tới 60% lượng rác thải nhựa ra đại dương toàn cầu.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Một người dân đang nhặt nhạnh chai lọ giữa đống rác lềnh bềnh trên 1 dòng sông ở Jakarta, Indonesia.

    “Với tỷ lệ này, chúng tôi ước tính vào năm 2025, đại dương của chúng ta chứa cứ 3 tấn cá thì có gần 1 tấn rác nhựa – một con số không thể tưởng tượng nổi do hậu quả môi trường và kinh tế hiện nay“, ông Nicholas Mallos, giám đốc chương trình bảo vệ biển của Ocean Conservancy nói.
    Trước thực trạng đáng lo ngại này, Trái Đất rồi sẽ đi về đâu?
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Người dân đang phơi quần áo bên cạnh dòng sông ngập rác ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Người đàn ông đang thu gom rác ở sông Tô Lịch, Hà Nội, Việt Nam.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Một người dân Indonesia đi bộ trên bãi biển ô nhiễm ở Jakarta.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Bãi rác ở đảo Lý Sơn, Việt Nam.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Đàn cò trắng tìm kiếm thức ăn bên bờ biển ngập rác ở Manila, Philippines.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
2 cậu bé người Indonesia đang ngồi chơi ở 1 khu vực ô nhiễm trong khu ổ chuột tại Jakarta.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Một chai nước nằm trên bãi cát ở bờ biển Monkey (Telak Duyung), bên trong Công viên quốc gia Penang, Malaysia.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Cậu bé ngụp lặn dưới dòng nước bẩn ở Ấn Độ.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Một chú chim chết vì ngạt nước ô nhiễm.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Một chú hải cẩu mắc kẹt trong chiếc hộp nhựa.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Mỗi sáng, cậu bé này lại đi thu nhặt rác để bán cho các cửa hàng tái chế, lấy tiền phụ giúp gia đình.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Vận động viên lướt ván trong dòng nước rác ở Java, Indonesia.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Những chú chim cánh cụt bị nhuộm màu.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Chú hải cẩu đau đớn vì mắc kẹt đến rướm máu.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Con cò bị ép phải mặc áo mưa.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Chú chim chết thảm vì nuốt phải một đống rác.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Ô nhiễm môi trường biển khiến tất cả các loài sinh vật nơi đây sống trong sợ hãi.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Tại Vũ Hán, người đàn ông đang cố gắng thu dọn hàng tấn cá chết nổi lềnh bềnh trên mặt hồ.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Những dòng sông rác đã dần trở nên quen thuộc ở Trung Quốc.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Mặt trái của sự phát triển kinh tế là sự ô nhiễm môi trường.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Dòng sông chuyển màu vì ô nhiễm.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Hơn 3.000 con lợn được kéo lên khỏi dòng sông Hoàng Phố.
 
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Một gia đình đi dạo bên bờ biển ở Mumbai, Ấn Độ.
ô nhiễm, Loạt ảnh chấn động, Bài chọn lọc,
Đây chính là hậu quả đau lòng của hàng triệu tấn rác được xả xuống biển mỗi năm.
 
 
P.3: Vùng chết khổng lồ có thể xuất hiện trên đại dương năm 2030.
4/5/2016
    Các nhà nghiên cứu Mỹ cảnh báo biến đổi khí hậu do tác động của con người đang làm giảm lượng oxy ở một số khu vực đại dương và có thể tạo ra những "vùng chết" mới vào năm 2030.

Cá chết hàng loạt ở Mumbai, Ấn Độ do ngạt khí.
Ảnh: AP.
    Lượng oxy trong nước biển thay đổi do biến động tự nhiên. Nhưng nhiệt độ ấm lên khiến nước 

biển khó hấp phụ và phân phối oxy hơn. Theo các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Mỹ (NCAR) tại Colorado, nếu mức thải khí các-bon tiếp tục gia tăng, sự ấm lên toàn cầu chắc chắn sẽ dẫn đến nồng độ oxy sụt giảm trên diện rộng ở khắp các đại dương.
    "Rất khó để chỉ ra tác động của con người trừ khi tác động đó rõ ràng tới mức vượt ra ngoài khoảng biến động tự nhiên", Business Insider dẫn lời Matthew Long, nhà hải dương học ở NCAR kiêm tác giả chính của nghiên cứu.
    Long và đồng nghiệp sử dụng mô hình máy tính để tính toán phạm vi của biến động tự nhiên và dự đoán thời điểm sự cạn kiệt oxy do tác động của con người bắt đầu diễn ra. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện hôm qua trên tạp chí Chu kỳ Sinh hóa học Toàn cầu của Liên đoàn Địa vật lý Mỹ.
 
Tình trạng khử oxy do biến đổi khí hậu sẽ trở nên phổ biến vào năm 2030 - 2040.
Ảnh: Matthew Long/NCAR.

    Ở một số môi trường như Bắc Cực, nơi nhiệt độ gia tăng gấp hai lần so với những nơi khác trên thế giới và vùng nhiệt đới Đại Tây Dương, quá trình đã bắt đầu diễn ra, theo kết luận từ nghiên cứu. Phần lớn Thái Bình Dương chắc chắn sẽ trải qua sự sụt giảm oxy trên diện rộng năm 2030, trong khi phía bắc Ấn Độ Dương có ít thay đổi vào cuối thế kỷ.
    "Quá trình khử oxy trên các đại dương đang diễn ra và sẽ còn tiếp diễn ở tốc độ nhanh hơn nếu con người tiếp tục thúc đẩy sự ấm lên toàn cầu", Long nói.
    "Suốt thời gian dài, mọi người cho rằng đại dương sẽ không thay đổi và chúng ta không bao giờ có thể tác động đến vùng nước lớn như vậy. Nghiên cứu này giúp chúng ta nhận ra phạm vi ảnh hưởng của chúng ta và tác động mà biến đổi khí hậu sắp tạo ra trên toàn cầu", Keryn Gedan, nhà sinh thái học biển ở Đại học Maryland, nhận xét.
    Các vùng biển nhiệt đới ấm lên do El Niño hoành hành vào năm ngoái, dẫn đến hiện tượng tẩy trắng rặng san hô. Không chỉ làm giảm nồng độ oxy hòa tan, hiện tượng này chắc chắn sẽ đe dọa nhiều dạng sống dưới biển.
    Một nghiên cứu khác công bố đầu tuần này trên kỷ yếu của Hiệp hội Hoàng gia Anh, chỉ ra rìa lục địa ngoài khơi Thái Bình Dương của châu Mỹ và vùng biển Arab từ Pakistan đến đông nam châu Phi có khả năng biến thành "vùng chết". Đây là những khu vực thiếu oxy và bị axit hóa do đại dương hấp thụ nhiều khí CO2 từ khí quyển, có thể phá hủy hệ sinh thái dưới biển ở độ sâu lên đến hơn 200 m.

Rặng san hô bị tẩy trắng ở vùng biển giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ảnh: Reuters.
    Những vùng biển trên cũng là nơi các hoạt động của con người như đánh cá và khai thác dầu khí phổ biến nhất, theo Lisa Levin, nhà sinh thái học biển thuộc Viện Hải dương học Scripps, đồng tác giả nghiên cứu.
    "Chúng ta dựa nhiều vào đánh cá ở tầng đáy của những khu vực này. Các loài góp phần đem đến sự đa dạng sinh thái và môi trường bền vững ở đáy biển có thể dễ tổn thương trước quá trình khử oxy đại dương, axit hóa và ấm lên toàn cầu. Chúng cũng dễ gặp nguy hiểm trước ảnh hưởng của con người", Levin nói.
    Theo Gedan, nếu một khu vực có lượng oxy thấp, bất kỳ thay đổi nào cũng sẽ tác động trở lại hệ sinh thái một cách nghiêm trọng. Những loài cá hoặc tổ chức sinh vật lớn có thể bỏ đi, nhưng động vật nhỏ hoặc san hô sẽ gặp nguy hiểm.
    "Chúng ta biết vùng biển nông ven bờ ấm lên nhanh hơn mặt biển rộng, đặc biệt là các cửa sông. Chúng ta đang chứng kiến vô số vùng chết xuất hiện trên khắp thế giới, và chúng sẽ trở nên ngày càng phổ biến", Gedan nhận định.
Theo Bestie

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập24
  • Hôm nay8,909
  • Tháng hiện tại102,407
  • Tổng lượt truy cập34,735,126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây