Tư duy của một bác sĩ tử tế.

Thứ sáu - 18/12/2015 22:56

Tư duy của một bác sĩ tử tế.

Bài diễn thuyết sâu sắc của một vị giáo sư đã phản ánh đúng thực trạng đáng báo động của y khoa hiện nay khiến cả hội trường với hơn 300 người nghe phải tĩnh lặng.
Trong “Hội nghị quốc tế thường niên về quản lý khoa lâm sàng”, giáo sư Viên Chung, Giám đốc nhà xuất bản đại học Y khoa Dung Hợp đã phát biểu chủ đề diễn thuyết mang tên “Bác sĩ làm việc thích ứng với văn hóa”. Ngữ điệu của ông bình thường nhưng lại chỉ ra những sai lầm khắp nơi, rất nhiều ví dụ làm cho người ta phải suy nghĩ sâu sắc; hội trường với hơn 300 người nghe đều lặng ngắt như tờ. Rốt cục, giáo sư Viên Chung đã nói đến những điều gì?
 
Dưới đây là toàn bộ bài diễn thuyết của ông:
 
Một người tìm anh xem bệnh, họ đem hết những việc riêng tư của mình nói cho anh biết, cởi hết quần áo cho anh kiểm tra, đem hết những thống khổ kể cho anh, đem cả sinh mệnh mà giao cho anh, những người này (bác sĩ) chỉ đứng thứ hai sau Thần, chứ không còn là một người bình thường.
 
Bởi vì có thương yêu mới có việc chữa bệnh và bệnh viện, nếu như sự yêu thương này mất đi thì không thể gọi là chữa bệnh mà nó trở thành giao dịch, một giao dịch sẽ không có sự tôn nghiêm.
 
Khi đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo”, “Cuộc sống số một”…, thì chúng ta có thể nói trắng ra rằng toàn bộ các nhánh sông đều đã bị ô nhiễm, không có con cá nào có thể thoát khỏi bị ô nhiễm, phương pháp xử lý ô nhiễm chỉ có thể là xử lý từ thượng du.
 
Thường xuyên có nhiều sinh viên hỏi tôi tính nhân văn của y khoa có chỗ lợi ích nào? Tôi muốn từ hai mặt mà nói, mặt thứ nhất là giá trị quan, mặt thứ hai là giá trị nhân văn. Giá trị quan là đạo, giá trị nhân văn là thuật.
 
Sự tôn nghiêm bên trong giá trị quan      
 
Đầu tiên, tôi muốn nói một chút về “đạo”. Hiện nay đã đến cuối năm rồi, rất nhiều bệnh viện đều sẽ mở đại hội tổng kết trong tháng này. Tôi có nghe qua một chút khi viện trưởng bệnh viện bắt đầu đại hội, ông nói: “Một năm đã qua, trải qua nỗ lực không ngừng của toàn thể công nhân viên chức bệnh viện, bệnh nhân nằm ở viện chúng ta tăng 20%, bệnh nhân ở phòng khám bệnh của chúng ta tăng 30%, thu nhập của chúng ta tăng thêm 10%”.
 
Thế đấy, những lời này có phải là có vấn đề gì không? Có thể các vị chủ nhiệm và các bác sĩ ngồi đây đều sẽ cảm thấy đây là một việc rất tự nhiên. Kỳ thực, tôi nói cho mọi người biết, những lời này không nên được nói ra từ một viện trưởng, mà phải là lời của nhà kinh doanh, viện trưởng chúng ta nên nói những điều gì? Điều chúng ta nên nói là: “Chúng ta đã chữa khỏi cho bao nhiêu người, chúng ta đã giúp được cho bao nhiêu người”.
 
Chúng ta đã quên mất cái gì gọi là bệnh viện, chẳng phải giá trị quan đã gặp bất trắc. Cũng có bác sĩ nói cho tôi biết, bản thân anh ta làm bác sĩ là để kiếm tiền. Điều này vốn không sai, nhưng tôi muốn nói cho các vị rằng, nếu chỉ muốn kiếm tiền thì đừng bao giờ làm bác sĩ. Có nhiều công việc trong xã hội này so với nghề bác sĩ vẫn kiếm được rất nhiều tiền, buôn bán bất động sản, khai thác mỏ, tài chính, IT… Thế nhưng, chỉ có hai nghề vừa kiếm ra tiền vừa được sự tôn nghiêm, một là bác sĩ, hai là giáo viên. Ở Nhật Bản, chỉ có hai nghề có thể được gọi là “tiên sinh”, đó chính là hai nghề này, bác sĩ và giáo viên.
 
Tôi có một người bạn, là trưởng phòng nghiên cứu khoa học bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, ông ta là người Tân Cương. Ông ấy từng kể cho tôi một chuyện, người Duy Ngô Nhĩ tin rằng con người khi chết đi có thể lên trời, nhưng không phải ai cũng có cơ hội lên trên đó mà phải trải qua thảo luận tập thể. Tham quan, công an xấu, trật tự đô thị xấu phải bị đọa xuống địa ngục; nhưng chỉ có hai nghề có thể lên trời mà chẳng cần bàn cãi nhiều, đó chính là nghề bác sĩ và giáo viên.
 
Điều gì gọi là tôn nghiêm? Tôi cũng là một bác sĩ, tôi cũng có nhận thức về điều này. Một người tìm tôi xem bệnh, đem hết những tâm tư thầm kín kể cho tôi nghe, cởi hết quần áo cho tôi kiểm tra, đem hết những thống khổ nói cho tôi biết, giao cả sinh mệnh cho tôi, loại người này chỉ xếp sau Thần mà thôi, không phải người bình thường. Nếu như bác sĩ không xem thật kỹ bệnh mà chỉ xem túi tiền của người bệnh, người bệnh sẽ hận các vị đến chết.
 
Cơ Đốc Giáo có hai điều rất quan trọng, một là quan niệm thần thánh, hai là tinh thần bác ái. Quan niệm thần thánh cho tôi biết bác sĩ là tập thể những người ưu tú. Hội trưởng Hiệp hội bác sĩ Trung Quốc là Trương Nhạn Linh từng nói với tôi, ông ấy đến Nhật Bản vào thập niên 90. Ở Nhật lúc đó có một người thường xuyên đến thăm hỏi các bác sĩ, điều này khiến tập thể bác sĩ Trung Quốc rất lấy làm lạ, “Chúng tôi không phải đoàn đại biểu chính trị, cũng không phải đoàn đại biểu kinh tế, cũng không phải đoàn đại biểu ngoại giao, chỉ là một nhóm bác sĩ”. Cuối cùng, người kia mới nói một câu “Tôi cả đời muốn làm bác sĩ, nhưng thi không đậu, thế nên tôi tôn kính bác sĩ”.
 
Chủ tịch bệnh viện Hòa Mục Gia, Bắc Kinh, Lý Bích Tinh, là người Do Thái, bà từng nói với tôi vì sao người Do Thái nhiều người thành công, thông minh hơn những người khác. Kỳ thực là vì người Do Thái có quan niệm thần thánh. Người Do Thái tin rằng họ là con dân của Thượng Đế, cho nên họ so với người khác càng nỗ lực, càng chăm chỉ, cũng càng dễ thành công.
 
Bác sĩ nếu có được quan niệm thần thánh, họ sẽ là những người ưu tú nhất, bất kể là ở phương diện nào, dù cho là thầy thuốc làng, họ cũng sẽ là những người ưu tú nhất nơi đó. Hai ngày trước, Đài Loan có một bác sĩ rất ưu tú là Kha Văn Triết, hiện đã thành thị trưởng thành phố Đài Bắc. Không chỉ là bác sĩ, ông còn là lãnh đạo, một bác sĩ giỏi không chỉ về kỹ thuật mà còn về nhân phẩm, nó giúp ông sự ủng hộ và tán thành của mọi người.
 
Tuy nhiên, ai ai trong chúng ta cũng biết, mấy năm nay xã hội chúng ta phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Sinh viên y khoa Đại học Phục, Thượng Hải, đầu độc chết chính bạn học cùng ký túc xá, cậu ta đã nói một câu “Tôi là ‘cái xác người trống rỗng’, không có giá trị quan”.
 
Tôi không biết mọi người có từng nghĩ tới chưa, tại sao cậu ta là “cái xác người trống rỗng”? Suy nghĩ một chút mấy năm nay vẫn có một số sinh viên đại học giết người, như Mã Gia Tước, Dược Gia Hâm. Những năm nay chúng ta đã sáng tạo ra tài phú vật chất cực lớn, thế nhưng chúng ta đã sáng tạo được tài phú tinh thần chưa? Mọi người có thể để tay lên ngực tự hỏi lòng mình. Quốc gia chúng ta có rất nhiều mỹ đức truyền thống, lòng yêu nước, yêu quê hương, giảng hiếu tận, giảng cần kiệm, giảng lấy đức phục người, giảng thiên hạ công bằng, giảng tiết kiệm phục lễ, khắc kỉ phục lễ (lời của Khổng Tử: ước chế tự thân khôi phục lễ nghĩa), giảng lễ nghĩa nhân trí tín, thế nhưng dường như hiện nay chẳng ai giảng về điều này nữa.
 
Sự cứu rỗi của tinh thần nhân văn
 
Thư cục Trung Hoa vừa xuất bản hai cuốn tài liệu giảng dạy cơ sở văn hóa truyền thống Trung Hoa của Đài Loan. Các bạn Đài Loan của tôi đều cho tôi biết, họ từ nhỏ đều đọc “Luận ngữ”, còn chúng ta thì làm gì? Bài học đạo đức phẩm cách tư tưởng của chúng ta ở tập thể là “bịt tai lại mà đi trộm chuông”. Có giáo sư Bắc Đại nói rằng chúng ta mấy năm nay đều bồi dưỡng rất nhiều “người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo”, cái gì gọi là người tư tưởng ích kỷ một cách tinh xảo? “Tinh xảo” là thông minh, “tư lợi” là mọi thứ đều lấy tự ngã làm trung tâm.
 
Chúng ta nên thật sự phản tỉnh lại, có một lần tôi và Sa Beining nói chuyện tại Vũ Hán, ông ta hỏi tôi “Ngành nghề chữa bệnh như thế nào?”. Tôi liền đáp lại: “Trước hết đừng nói ngành nghề chữa bệnh như thế nào, khi Đài Truyền hình Trung ương truyền bá những quảng cáo giả dối như “Ngậm ăn đông trùng hạ thảo” “Life No.1”…, đã nói rõ toàn thể dòng sông đã bị ô nhiễm, không có con cá nào thoát khỏi ô nhiễm, cách xử lý ô nhiễm là xử lý từ thượng du. Tổng bí thư trung ương Đảng là ông Tập, hiện đang xử lý thượng du, dòng sông có lẽ rất nhanh sạch sẽ”.
 
Điều này kỳ thực là giá trị quan. Các vị đều là những chuyên gia lớn nắm giữ kỹ thuật tiên tiến các loại, có đầy người bản lĩnh có thể làm hai chuyện. Một là thấy việc nghĩa hăng hái làm, thấy việc bất bình ra tay tương trợ; hai là chặn đường cướp bóc. Làm tốt làm xấu, bản chất văn hóa trong nội tâm người ấy sẽ quyết định lựa chọn cuối cùng của mình.
 
Có vị bác sĩ cho tôi biết, ông ta trong ngày đầu tiên đi làm ở khoa tiêu hóa, mỗi ngày ít nhất phải hoàn thành chỉ tiêu là chữa bệnh được cho 1 người. Thế nhưng hôm đó ông ta cả ngày 1 bệnh nhân cũng không có, mà giờ tan ca sắp đến. Khi ấy, một nông dân bị bệnh tim mạch vì bị đeo sai số nhầm khoa và tìm đến. Do đó, ông đã làm trái lương tâm mà xem bệnh và kê thuốc cho người nông dân này. Khi bệnh nhân lấy thuốc rồi quay lại hỏi, ông ta cảm thấy nội tâm thật sự áy náy. Ông ta bèn bảo người nông dân này hãy tới lấy số lần nữa để đi khám tim mạch, người nông dân đó đột nhiên khóc ròng nói: “Tôi đã dùng hết tiền rồi”. Vị bác sĩ này sau khi đã bộc bạch chuyện của mình với đồng nghiệp, thì cảm giác xấu hổ cứ vây lấy tâm can, từ đó rời bỏ bệnh viện, không làm bác sĩ nữa.
 
Khi các viện trưởng, cán bộ cấp trên chế định chính sách, đừng bao giờ để bác sĩ chúng ta phải phải hi sinh sự lương thiện để đổi lấy quyền lợi chính đáng lúc đó.Vốn dĩ anh ta nên có tiền lương 1 vạn đồng nhưng chỉ phát cho anh ta 2.000, còn 8.000 đồng để anh ta tự mình kiếm lời; đây là hành vi gian ác.
 
Cái gì là bệnh viện? Trong thời trung cổ, xã hội của Cơ Đốc giáo có rất nhiều người nghèo là ăn mày lang thang khắp nơi, không ai quản đến. Vì thế, họ đã bố trí một nơi để họ giảm bớt khổ cực, cuối cùng từ từ tạo thành bệnh viện Cái gì là chữa bệnh? Chữa bệnh khởi nguyên là một tấm lòng đồng cảm, con người quý ở chỗ có tâm đồng cảm, lòng thương xót. Vì chứng kiến thấy người khác bị đau khổ, chịu khổ chịu nạn mà mình cũng cảm thấy  thương xót mà giúp đỡ người ta, đây mới gọi là chữa bệnh.. Bởi vì yêu thương mới có chữa bệnh và bệnh viện, nếu mất đi tinh thần này thì không thể gọi là bệnh viện, mà gọi là giao dịch, nó không có tôn nghiêm.
 
Chúng ta cơ hồ đem bệnh viện trở thành một cái xí nghiệp, nhóm lãnh đạo của chúng ta cả đám mở hội họp, điều thích nhất nói đến là “Bệnh viện chúng ta 500 triệu, bệnh viện chúng ta 800 triệu, bệnh viện chúng ta 900 triệu, bệnh viện chúng ta 1,2 tỷ, bệnh viện chúng ta 2 tỷ”. Tại sao chủ nhiệm khoa phụ sản bệnh viện Hiệp Hòa, Lang Cảnh, và viện sĩ nói rằng nhân viên phòng y tế mỗi tuần phải đọc một cuốn sách ngoài chuyên môn, chính là vì để mở rộng mặt tri thức. Bác sĩ chúng ta nên học được cách giao tiếp với người, chúng ta không thể chỉ học mỗi cách giao tiếp với bệnh tật.
 
“Có khi đi trị liệu, thường xuyên giúp đỡ, lại luôn là an ủi”, luôn là an ủi, thế nhưng chúng ta có năng lực an ủi không? Cái này hoàn toàn là nhân văn y học phải được bồi đắp. Chỗ khác biệt giữa bác sĩ Trung Quốc và bác sĩ Mỹ Quốc là ở chỗ nào? Bác sĩ Trung Quốc hiện nay kinh nghiệm lâm sàng vô cùng phong phú, chúng ta đã làm nhiều giải phẫu như thế. Thế nhưng so sánh bác sĩ Trung Quốc và Mỹ Quốc một chút, điều khác biệt ở chỗ “thương yêu”. Bác sĩ Mỹ Quốc làm bệnh nhân cảm nhận được tình yêu, bác sĩ Trung Quốc không làm được.
 
Không đủ tin tưởng khoa học kỹ thuật, đây là một bộ phận rất quan trọng của văn hóa truyền thống dân tộc chúng ta. Toàn thế giới đại đa số dân tộc đều tin rằng con người chết rồi có thể luân hồi, có cuộc đời sau này.Thế nhưng dân tộc chúng ta muốn truy cầu trường sinh bất tử, thế nên chúng ta phát minh ra rất nhiều phương pháp trường sinh bất tử. Chúng ta tuyệt đối là một dân tộc không có sự chuẩn bị cho cái chết. Người Trung Quốc nào cũng có thể nhẫn chịu, mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn công việc, mâu thuẫn xã hội đều có thể nhẫn, thế nhưng khi đối mặt với cái chết thì không nhẫn chịu được. Chúng ta không có chuẩn bị, đối mặt với cái chết, phản ánh tâm lý đầu tiên là phẫn nộ và khiếp sợ. Do đó, văn hóa truyền thống của chúng ta quá cần tinh thần nhân văn y học.
 
Tôi nói một vấn đề cuối cùng, cũng là vấn đề làm thế nào để trở thành một người bác sĩ tốt. Thứ nhất, tôi không muốn nói mọi người ai cũng phải đi học Lôi Phong, học Bạch Cầu Ân, tôi chỉ cần nói cho các vị chuyên gia và lão sư, các vị nhất định phải nghĩ đến khi mình già rồi thì cũng sẽ rơi vào trong tay một bác sĩ nào đó. Các vị trước hết làm một bác sĩ tốt, học trò của các vị mới có thể là bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, vị bác sĩ này sẽ chăm sóc các vị. Hiện nay các vị không làm được một bác sĩ tốt, đợi khi các vị già rồi, học trò của các vị sẽ chiếu theo phương pháp của các vị mà trừng phạt các vị. Chúng ta không thể khiến học trò học Lôi Phong khi chính mình đang học theo Hòa Thân.
 
Thứ hai, vì con cái mà làm một người tốt. Rất nhiều việc, người Trung Quốc chỉ có vì con mới làm, vì con mới cải biến. Tôi từng giảng về vấn đề cai thuốc, tuy chúng ta học người nước ngoài trên hộp thuốc lá in hình đầu lâu và phổi đen, nhưng rất nhiều người căn bản sẽ không cai thuốc. Chúng ta dưới tình huống nào mới cai được? Chỉ có khi trên bao thuốc có viết “Hút thuốc sẽ khiến cho con của các bạn biến thành dị dạng”, tôi nghĩ người đọc câu đó nhất định sẽ cai.
 
Thứ ba, con người cả đời này vì cái gì mà đến đây? Nếu như có cơ hội đi trong sa mạc Tân Cương để quan sát 1 lần, nếu như có một vũng nước, thì nhất định phải trồng cỏ, có cỏ mới có dê bò, có dê bò mới có người. Giá trị của cỏ là vì để cho dê bò sống tốt, giá trị của dê bò là để cho con người sống tốt, giá trị của con người là khiến cho những sinh vật khác sống tốt. Xã hội này vì có bạn mới có thêm 1 phần tốt đẹp, đừng vì có bạn mà lại thêm lại một phần thống khổ hoặc bất hảo.
 
Theo sina.cn

Tác giả bài viết: SIMON HOA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập304
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,443
  • Tổng lượt truy cập36,331,998
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây