Từ vụ ly hôn ồn ào của Trung Nguyên, ngẫm lại về “Đạo vợ chồng”

Chủ nhật - 31/03/2019 10:08

Từ vụ ly hôn ồn ào của Trung Nguyên, ngẫm lại về “Đạo vợ chồng”

Người xưa có câu: “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân, trăm ngày vợ chồng thì tình nghĩa còn sâu hơn biển”. Giữa vợ chồng không chỉ có tình cảm mà quan trọng hơn là còn có một chữ “ân” nữa…


Một ngày vợ chồng trăm ngày ân, trăm ngày vợ chồng thì tình nghĩa còn sâu hơn biển. (Ảnh qua Pinterest)


Vụ ly hôn của vợ chồng Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Không ít người bày tỏ tiếc nuối cho một mối tình đẹp như cổ tích của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nhưng kết cục mối duyên tình đó lại chính thức khép lại bằng một bản án thuận tình ly hôn, cái còn lại chỉ là tiền và quyền. Chuyện ly hôn này vốn là chuyện riêng nhà họ nhưng sẽ thật hữu ích nếu chúng ta cùng nhìn lại chính cuộc hôn nhân của mình, về giá trị của nó trong cuộc đời mình, cũng như để ngẫm lại điều mà hầu hết chúng ta đã lãng quên – Đạo vợ chồng.

 

Người xưa tin rằng duyên vợ chồng là nhờ có sự ban ơn của Trời cao, của cha mẹ. Vì vậy, khi đến với nhau, có “ái” (tình cảm) thì phải có “ân”, biết ơn Trời Đất, cha mẹ. Giữa vợ chồng, thì “ân” (ơn) được coi là nền tảng, hơn nữa trong “ái” (yêu) cũng có lý tính, vì thế mà mới có thể chung sống hòa hợp cùng nhau đến bách niên giai lão.

Hôn nhân là điều kiện cần thiết để nhân loại sinh sôi, phát triển, đó cũng là lời cam kết của con người đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và người bạn đời của mình. Các phong tục và nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này.

Dù cuộc hôn nhân dài lâu hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải một lòng chung thủy, sắt son, dù nghèo khó, bệnh tật, tai họa, sống chết cũng không được phản bội và rời xa nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề với Thần, tôn trọng, bù đắp cho nhau, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của mình.

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối thiện duyên đời trước, nam nữ phải luôn luôn cảnh giác, không được vì tình yêu mà phóng túng dục vọng, không được vì tình yêu mà thiên vị công tư, không được vì tình yêu mà mất đi chí hướng; cần phải cân bằng, tiết chế dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở đời sau, kế thừa cơ nghiệp tổ tiên, đi cho hết chặng đường của đời người.

 

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối ác duyên đời trước, nam nữ cần tự suy xét bản thân, không nên vì tranh đấu mà làm tổn thương nhau, không nên vì sắc đẹp mà phản bội nhau, không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau, càng không nên vì họa hoạn mà xa rời nhau; nên cùng nhau chịu nhục, chịu khổ, kiềm chế nóng giận, tránh xa những thứ dơ bẩn, chịu khổ tiêu nghiệp, chỉ có làm như vậy thì hôn nhân vợ chồng mới có thể được tôi luyện mà thăng hoa.

Trong cuốn “Trung Dung” có câu rằng: “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ. Cập kì chí dã, sát hồ thiên địa”, ý nói đạo của người quân tử là bắt đầu từ đạo vợ chồng, phát triển tới cảnh giới cao thâm thì có thể quan sát hiểu rõ ràng tường tận cái đạo của tất cả mọi sự vật trong trời đất. Cổ nhân xem thiên địa, âm dương là nền tảng nguyên thủy nhất của tự nhiên và vợ chồng là nền tảng nguyên thủy nhất của xã hội.

Cho nên, vợ chồng cần yêu thương và kính trọng lẫn nhau, làm tròn bổn phận của mình, không làm việc trái luân lý đạo đức, “tương kính như tân” (kính trọng nhau như khách), có việc thì cùng bàn bạc để làm. Làm được như thế thì gia đình sẽ thuận hòa, xã hội sẽ an định. Mối quan hệ vợ chồng vì thế mà trở thành đạo nghĩa.

Những tiêu chuẩn và điều kiện này giúp con người rút ra những kinh nghiệm và bài học, phân biệt giữa lý trí và tình cảm. Nó cũng trở thành điều kiện tất yếu để có một cuộc hôn nhân mỹ mãn, bền vững, chứng minh cho đạo lý “nhân lành, quả ngọt”, cũng để duy trì sự phát triển và sinh tồn của con người. Đây là văn hóa về hôn nhân mà Thần đã lưu lại cho con người.

Hàng trăm nghìn năm nay, trong sử sách và truyền thuyết đều lưu truyền rất nhiều câu chuyện về tình yêu và hôn nhân. Biết bao đôi nam nữ đã gửi gắm cả sinh mệnh và tâm hồn của mình trong những vui buồn hợp tan, yêu hận tình thù, lưu lại cho người đời sau những câu chuyện để suy ngẫm mà soi xét mình.

 
Đạo của người quân tử là bắt đầu từ đạo vợ chồng, phát triển tới cảnh giới cao thâm thì có thể quan sát hiểu rõ ràng tường tận cái đạo của tất cả mọi sự vật trong trời đất. (Ảnh qua Trithucvn)

Bi kịch tình yêu của Romeo và Juliet thể hiện một tình yêu dũng cảm giúp hóa giải mọi sự gián cách và hận thù nơi thế gian. Câu chuyện “Ngưu Lang – Chức Nữ” lưu lại cho người đời sau một tấm gương về đức tính hiếu thuận, cần cù lao động của hai vợ chồng khiến Thần phải cảm động. Điển tích “Bá Vương biệt Cơ” thể hiện tình cảm sâu nặng đối với vợ của người anh hùng trong bước đường cùng cận kề cái chết. Tình yêu chân thành của “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” có thể vượt qua cõi âm dương, linh hồn của họ hóa thành đôi bướm để được mãi bên nhau.

Địa vị khác nhau, dân tộc khác nhau, tình cảm khác nhau cũng có những chuẩn mực xã hội khác nhau. Đường Thái Tông Lý Thế Dân cùng vợ là Trưởng Tôn hoàng hậu, Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố cùng công chúa Văn Thành đã trở thành những hình mẫu được các quân vương đời sau kính phục và noi theo.

Nhạc Vũ Mục đối xử ân nghĩa, thủy chung với cả hai người vợ: người vợ trước vì chiến loạn mà phải chia lìa, người vợ sau gắn bó với ông không sợ bần hàn, thật là phẩm cách của bậc hào kiệt. Nàng Trác Văn Quân cùng chồng là Tư Mã Tương Như bán rượu nơi phố chợ ồn ào, không màng phú quý, địa vị, tình yêu của họ đã trở thành giai thoại nghìn thu của biết bao tài tử giai nhân.

Vai trò khác nhau, sứ mệnh khác nhau, cảnh giới khác nhau thể hiện sự lựa chọn khác nhau của sinh mệnh. Con gái của Tần Mục Công cùng chàng thanh niên thổi tiêu sống ẩn cư ở núi Hoa Sơn, hai người tâm đầu ý hợp, thăng hoa trong nghệ thuật, về sau cả hai đều cưỡi rồng phượng mà trở về thiên giới.

Vợ chồng tráng sĩ thời cận đại Đàm Tự Đồng, nàng gảy đàn, chàng múa kiếm, người khẳng khái hy sinh vì chính nghĩa, người thủ tiết tới già. Vợ chồng đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là Ma Ha Ca Diếp và thiện nữ Diệu Hiền cùng nhau cầu đạo, 14 năm tuân thủ giới luật, cuối cùng tu thành chính quả, lưu lại một câu chuyện truyền kỳ về sự tinh tấn tu hành.

 

Ngược lại, Thương Trụ vương bị con cáo chín đuôi mê hoặc, phóng túng dục vọng mà hủy mất cả cơ nghiệp của tổ tiên, Ngô Vương Phù Sai bị mỹ sắc làm mê muội mà nước mất nhà tan, cha con Đổng Trác và Lã Bố tranh nhau nàng Điêu Thuyền,Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dâm loạn giết người, tự hủy hoại mình mà để lại tiếng ác muôn đời. Những câu chuyện như vậy cũng lưu truyền nghìn thu, nhiều không kể xiết.

Chuyện yêu đương và kết hôn của nam nữ là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, nó liên quan tới vận mệnh của dân tộc, gia đình, cha mẹ, con cái; nó có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đối với đạo đức, sức khỏe, lễ nghĩa, luân lý, cảm thụ của con người. Cho nên từ xưa các bậc thánh hiền giảng rằng đạo vợ chồng là luân thường đạo lý quan trọng nơi thế gian con người.

Có thể nói, “Đạo” là một trong những khái niệm trung tâm nhất của văn hóa truyền thống. “Đạo” cơ bản bao gồm ba ý nghĩa: một là nguồn gốc, là bản chất và chốn trở về cuối cùng của vạn vật trong vũ trụ; hai là định luật căn bản rộng khắp, vĩnh hằng không thay đổi, bao trùm lên hết thảy; ba là một loại cảnh giới tinh thần cao thâm. Đạo chung sống giữa vợ chồng cũng cần phải tuân theo ý nghĩa vĩnh hằng, không thay đổi.

Đời người có mừng, giận, yêu, ghét, đắng cay, ngọt bùi, nếu một người không có lý trí và đạo đức vững chắc làm nền tảng, thì sẽ rất khó để giữ được đạo nghĩa vợ chồng. Vì thế, “ân ái” vợ chồng phải được đặt trên nền tảng luân lý đạo đức thì mới trọn vẹn ý nghĩa và bền lâu.

Tuệ Tâm (T/h)

 

Từ vụ ly hôn ồn ào của Trung Nguyên, ngẫm lại về “Đạo vợ chồng”

Người xưa có câu: “Một ngày vợ chồng trăm ngày ân, trăm ngày vợ chồng thì tình nghĩa còn sâu hơn biển”. Giữa vợ chồng không chỉ có tình cảm mà quan trọng hơn là còn có một chữ “ân” nữa…

Một ngày vợ chồng trăm ngày ân, trăm ngày vợ chồng thì tình nghĩa còn sâu hơn biển. (Ảnh qua Pinterest)

Vụ ly hôn của vợ chồng Tập đoàn cà phê Trung Nguyên đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Không ít người bày tỏ tiếc nuối cho một mối tình đẹp như cổ tích của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo, nhưng kết cục mối duyên tình đó lại chính thức khép lại bằng một bản án thuận tình ly hôn, cái còn lại chỉ là tiền và quyền. Chuyện ly hôn này vốn là chuyện riêng nhà họ nhưng sẽ thật hữu ích nếu chúng ta cùng nhìn lại chính cuộc hôn nhân của mình, về giá trị của nó trong cuộc đời mình, cũng như để ngẫm lại điều mà hầu hết chúng ta đã lãng quên – Đạo vợ chồng.

 

Người xưa tin rằng duyên vợ chồng là nhờ có sự ban ơn của Trời cao, của cha mẹ. Vì vậy, khi đến với nhau, có “ái” (tình cảm) thì phải có “ân”, biết ơn Trời Đất, cha mẹ. Giữa vợ chồng, thì “ân” (ơn) được coi là nền tảng, hơn nữa trong “ái” (yêu) cũng có lý tính, vì thế mà mới có thể chung sống hòa hợp cùng nhau đến bách niên giai lão.

Hôn nhân là điều kiện cần thiết để nhân loại sinh sôi, phát triển, đó cũng là lời cam kết của con người đối với Thần linh, trời đất, cha mẹ và người bạn đời của mình. Các phong tục và nghi lễ cưới xin ở phương Tây và phương Đông đều thể hiện ý nghĩa thần thánh này.

Dù cuộc hôn nhân dài lâu hay ngắn ngủi đều yêu cầu hai vợ chồng phải một lòng chung thủy, sắt son, dù nghèo khó, bệnh tật, tai họa, sống chết cũng không được phản bội và rời xa nhau. Vợ chồng phải tuân thủ lời thề với Thần, tôn trọng, bù đắp cho nhau, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, sát cánh cùng nhau tới già để thực hiện lời hứa của mình.

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối thiện duyên đời trước, nam nữ phải luôn luôn cảnh giác, không được vì tình yêu mà phóng túng dục vọng, không được vì tình yêu mà thiên vị công tư, không được vì tình yêu mà mất đi chí hướng; cần phải cân bằng, tiết chế dục vọng, nam cương nữ nhu, âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở đời sau, kế thừa cơ nghiệp tổ tiên, đi cho hết chặng đường của đời người.

 

Trong cuộc hôn nhân bắt nguồn từ mối ác duyên đời trước, nam nữ cần tự suy xét bản thân, không nên vì tranh đấu mà làm tổn thương nhau, không nên vì sắc đẹp mà phản bội nhau, không nên vì giàu sang mà ruồng bỏ nhau, càng không nên vì họa hoạn mà xa rời nhau; nên cùng nhau chịu nhục, chịu khổ, kiềm chế nóng giận, tránh xa những thứ dơ bẩn, chịu khổ tiêu nghiệp, chỉ có làm như vậy thì hôn nhân vợ chồng mới có thể được tôi luyện mà thăng hoa.

Trong cuốn “Trung Dung” có câu rằng: “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ. Cập kì chí dã, sát hồ thiên địa”, ý nói đạo của người quân tử là bắt đầu từ đạo vợ chồng, phát triển tới cảnh giới cao thâm thì có thể quan sát hiểu rõ ràng tường tận cái đạo của tất cả mọi sự vật trong trời đất. Cổ nhân xem thiên địa, âm dương là nền tảng nguyên thủy nhất của tự nhiên và vợ chồng là nền tảng nguyên thủy nhất của xã hội.

Cho nên, vợ chồng cần yêu thương và kính trọng lẫn nhau, làm tròn bổn phận của mình, không làm việc trái luân lý đạo đức, “tương kính như tân” (kính trọng nhau như khách), có việc thì cùng bàn bạc để làm. Làm được như thế thì gia đình sẽ thuận hòa, xã hội sẽ an định. Mối quan hệ vợ chồng vì thế mà trở thành đạo nghĩa.

Những tiêu chuẩn và điều kiện này giúp con người rút ra những kinh nghiệm và bài học, phân biệt giữa lý trí và tình cảm. Nó cũng trở thành điều kiện tất yếu để có một cuộc hôn nhân mỹ mãn, bền vững, chứng minh cho đạo lý “nhân lành, quả ngọt”, cũng để duy trì sự phát triển và sinh tồn của con người. Đây là văn hóa về hôn nhân mà Thần đã lưu lại cho con người.

Hàng trăm nghìn năm nay, trong sử sách và truyền thuyết đều lưu truyền rất nhiều câu chuyện về tình yêu và hôn nhân. Biết bao đôi nam nữ đã gửi gắm cả sinh mệnh và tâm hồn của mình trong những vui buồn hợp tan, yêu hận tình thù, lưu lại cho người đời sau những câu chuyện để suy ngẫm mà soi xét mình.

 
Đạo của người quân tử là bắt đầu từ đạo vợ chồng, phát triển tới cảnh giới cao thâm thì có thể quan sát hiểu rõ ràng tường tận cái đạo của tất cả mọi sự vật trong trời đất. (Ảnh qua Trithucvn)

Bi kịch tình yêu của Romeo và Juliet thể hiện một tình yêu dũng cảm giúp hóa giải mọi sự gián cách và hận thù nơi thế gian. Câu chuyện “Ngưu Lang – Chức Nữ” lưu lại cho người đời sau một tấm gương về đức tính hiếu thuận, cần cù lao động của hai vợ chồng khiến Thần phải cảm động. Điển tích “Bá Vương biệt Cơ” thể hiện tình cảm sâu nặng đối với vợ của người anh hùng trong bước đường cùng cận kề cái chết. Tình yêu chân thành của “Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài” có thể vượt qua cõi âm dương, linh hồn của họ hóa thành đôi bướm để được mãi bên nhau.

Địa vị khác nhau, dân tộc khác nhau, tình cảm khác nhau cũng có những chuẩn mực xã hội khác nhau. Đường Thái Tông Lý Thế Dân cùng vợ là Trưởng Tôn hoàng hậu, Tạng Vương Tùng Tán Cán Bố cùng công chúa Văn Thành đã trở thành những hình mẫu được các quân vương đời sau kính phục và noi theo.

Nhạc Vũ Mục đối xử ân nghĩa, thủy chung với cả hai người vợ: người vợ trước vì chiến loạn mà phải chia lìa, người vợ sau gắn bó với ông không sợ bần hàn, thật là phẩm cách của bậc hào kiệt. Nàng Trác Văn Quân cùng chồng là Tư Mã Tương Như bán rượu nơi phố chợ ồn ào, không màng phú quý, địa vị, tình yêu của họ đã trở thành giai thoại nghìn thu của biết bao tài tử giai nhân.

Vai trò khác nhau, sứ mệnh khác nhau, cảnh giới khác nhau thể hiện sự lựa chọn khác nhau của sinh mệnh. Con gái của Tần Mục Công cùng chàng thanh niên thổi tiêu sống ẩn cư ở núi Hoa Sơn, hai người tâm đầu ý hợp, thăng hoa trong nghệ thuật, về sau cả hai đều cưỡi rồng phượng mà trở về thiên giới.

Vợ chồng tráng sĩ thời cận đại Đàm Tự Đồng, nàng gảy đàn, chàng múa kiếm, người khẳng khái hy sinh vì chính nghĩa, người thủ tiết tới già. Vợ chồng đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là Ma Ha Ca Diếp và thiện nữ Diệu Hiền cùng nhau cầu đạo, 14 năm tuân thủ giới luật, cuối cùng tu thành chính quả, lưu lại một câu chuyện truyền kỳ về sự tinh tấn tu hành.

 

Ngược lại, Thương Trụ vương bị con cáo chín đuôi mê hoặc, phóng túng dục vọng mà hủy mất cả cơ nghiệp của tổ tiên, Ngô Vương Phù Sai bị mỹ sắc làm mê muội mà nước mất nhà tan, cha con Đổng Trác và Lã Bố tranh nhau nàng Điêu Thuyền,Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên dâm loạn giết người, tự hủy hoại mình mà để lại tiếng ác muôn đời. Những câu chuyện như vậy cũng lưu truyền nghìn thu, nhiều không kể xiết.

Chuyện yêu đương và kết hôn của nam nữ là kết quả của duyên phận quá khứ và hiện tại, nó liên quan tới vận mệnh của dân tộc, gia đình, cha mẹ, con cái; nó có ý nghĩa to lớn và ảnh hưởng sâu sắc đối với đạo đức, sức khỏe, lễ nghĩa, luân lý, cảm thụ của con người. Cho nên từ xưa các bậc thánh hiền giảng rằng đạo vợ chồng là luân thường đạo lý quan trọng nơi thế gian con người.

Có thể nói, “Đạo” là một trong những khái niệm trung tâm nhất của văn hóa truyền thống. “Đạo” cơ bản bao gồm ba ý nghĩa: một là nguồn gốc, là bản chất và chốn trở về cuối cùng của vạn vật trong vũ trụ; hai là định luật căn bản rộng khắp, vĩnh hằng không thay đổi, bao trùm lên hết thảy; ba là một loại cảnh giới tinh thần cao thâm. Đạo chung sống giữa vợ chồng cũng cần phải tuân theo ý nghĩa vĩnh hằng, không thay đổi.

Đời người có mừng, giận, yêu, ghét, đắng cay, ngọt bùi, nếu một người không có lý trí và đạo đức vững chắc làm nền tảng, thì sẽ rất khó để giữ được đạo nghĩa vợ chồng. Vì thế, “ân ái” vợ chồng phải được đặt trên nền tảng luân lý đạo đức thì mới trọn vẹn ý nghĩa và bền lâu.

Tuệ Tâm (T/h)


Nghĩa tào khang trăm năm không phụ bạc

 

Thời Xuân Thu Chiến Quốc có một vị quan xuất thân bần hàn, nhưng khi công thành danh toại vẫn giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng. Câu chuyện của ông chính là bài học hay về đạo vợ chồng, để lại tiếng thơm cho muôn đời sau.

Trong văn hóa truyền thống, hôn nhân mang ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và thần thánh. (Ảnh qua Pinterest)

Thành danh vẫn giữ đạo vợ chồng

 

Bách Lý Hề xuất thân nghèo khó, nhưng ông rất thông minh và được nhiều người quý mến vì tốt tính. Dù nghèo khó nhưng ông vẫn lấy được vợ và có một con trai.

Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên vợ Bách Lý Hề gợi ý chồng xa xứ để kiếm kế sinh nhai. Ông không còn cách nào đành từ biệt vợ con trong nước mắt để bôn ba nơi xứ người.

Nhà nghèo không có gì mở tiệc đãi chồng trước lúc lên đường, vợ Bách Lý Hề đã giết con gà duy nhất mà họ có, tháo cánh cửa nhà để làm củi nấu bữa cơm tiễn biệt.

Khi Bách Lý Hề tới nước Tề, ông đã gắng sức phụng sự nhưng phát hiện rằng quan lại đều tham nhũng, mà bản thân không có tiền hối lộ để thăng tiến. Toàn bộ số tiền ít ỏi vợ đưa cho ông đã tiêu sạch, nên buộc phải ăn xin trên phố để sống qua ngày.

 

Sau đó ông lại tới nước Ngu rồi tới nước Chu, nhưng đường công danh vẫn lận đận vì tài năng của ông không được trọng dụng. Thay vào đó, nước Chu còn cho ông trông coi súc vật. Sau đó ông còn bị người nước Sở bắt giữ và giam lỏng.

Khi đó, Tần Mục Công đã nghe tới trí tuệ và tài năng của Bách Lý Hề, bèn mời ông làm một chức quan, và cuối cùng Tần Mục Công phong ông làm Tể tướng. Tuy nhiên để mời được Bách Lý Hề, Tần Mục Công phải tìm kế dùng 5 tấm da dê để chuộc ông về từ nước Sở.

Bách Lý Hề phải mất 30 năm để thành danh, vì thế khi được phong Tể tướng, ông đã 70 tuổi.

Câu chuyện về vị Tể tướng nước Tần nổi danh và được chuộc về bằng 5 tấm da dê đã lan truyền khắp nơi, vợ của Bách Lý Hề cũng nghe được. Vì thế bà đã tới nước Tần để tìm chồng, nhưng không rõ liệu đó có phải là chồng mình hay không.

Bà có lần nhìn thấy xe ngựa của Bách Lý Hề đi qua nhưng lại không nhìn kỹ nên không chắc chắn đó là chồng mình. Cuối cùng bà tìm được công việc giặt giũ trong phủ của Bách Lý Hề. Vợ của ông đổi thành họ Đỗ, được nhiều người quý mến vì là người chăm chỉ và vui vẻ.

 

Một ngày nọ Bách Lý Hề mở tiệc đãi quan khách, bà Đỗ đã nhờ đoàn nhạc cho được biểu diễn vì nói mình có tài ca hát.

Họ đã đồng ý giúp bà. Khi lên sân khấu, bà đã chơi một bản nhạc réo rắt nỗi buồn đau của người vợ mòn mỏi chờ trông chồng nơi xa xôi.

“Chàng còn nhớ nước mắt thiếp rơi khi chúng ta ly biệt?

Chàng còn nhớ chúng ta đã nghèo thế nào nên thiếp phải dỡ bỏ khung cửa nhà để nấu con gà duy nhất tiễn chàng lên đường?

Chàng biết rằng giờ chàng đã là tể tướng nước Tần, mặc áo gấm vinh hoa còn thiếp chỉ là một người giặt giũ hầu hạ người khác?

 

Chàng còn nhớ người vợ thuở bần hàn của mình hay chăng?”.

Bách Lý Hề vô cùng bất ngờ khi nghe bài hát, không ai biết những điều này trừ vợ của mình. Ông đã cho mời người nghệ sĩ vừa hát đó lên và nhận ra đó chính là vợ mình.

Họ đã không gặp nhau suốt 30 năm, cả hai đều ôm chầm lấy nhau mà khóc vì mừng rỡ và xúc động. Gia đình họ cuối cùng đã đoàn tụ và sống hạnh phúc bên nhau.

Tể tướng Yến Anh một lòng một dạ

Yến Anh là nhà tư tưởng, nhà ngoại giao nổi tiếng của nước Tề, được vua Tề Cảnh Công rất coi trọng.

Một lần, Vua Tề Cảnh Công đến nhà Yến Anh làm khách. Lúc hai người đang uống rượu, Cảnh Công nhìn thấy vợ của Yến Anh đi qua, liền hỏi: “Đó là thê tử của khanh à?”.

Yến Anh trả lời: “Đúng vậy”.

Cảnh Công cười và nói: “Cô ta vừa già lại vừa xấu. Ta có một đứa con gái, tuổi còn trẻ lại xinh đẹp. Ta nghĩ chi bằng gả cho khanh.

image (4)Đạo vợ chồng, phải chung thủy với nhau trước sau như một, dù người kia có già nua xấu xí đi nữa. (Ảnh qua Trithucvn)

Yến Anh nghe xong, lập tức đứng dậy, cung kính trả lời: “Hiện giờ, vợ của thần vừa già vừa xấu, nhưng xưa kia khi nàng còn trẻ đẹp đã cùng thần chung sống lâu dài. Hơn nữa, làm vợ vốn dĩ là trao thân gửi phận cả đời, từ lúc trẻ trung xinh đẹp cho đến lúc già nua xấu xí. Vợ thần khi còn trẻ đã phó thác cuộc đời cho thần, thần đã tiếp nhận lòng tin cậy ấy. Quân Vương tuy rằng hiện giờ muốn ban thưởng, nhưng làm sao thần có thể phụ bạc lòng tin của thê tử được?

Yến Anh bái mấy bái xin tạ ơn và từ chối Tề Cảnh Công. Tề Cảnh Công thấy Yến Anh dứt khoát, coi trọng tình nghĩa vợ chồng như vậy nên từ đó trở đi cũng không nhắc lại thêm lần nào nữa.

Có một lần, Điền Vô Vũ, vị tông chủ thứ năm của họ Điền gặp Yến Anh ở nhà một mình và gặp một người phụ nữ trong nhà bước ra, quần áo giản tiện, mái tóc đã bạc. Điền Vô Vũ chế giễu Yến Anh, nói: “Người đàn bà đó là ai vậy?

Yến Anh trả lời: “Là thê tử của ta”.

Điền Vô Vũ nói: “Ngài là quan lớn trong triều, thực ấp điền thuế thu vào bảy mươi vạn, tại sao lại nhận bà lão này làm vợ?”.

Yến Anh trả lời: “Ta nghe nói, bỏ rơi một người vợ già là loạn đạo, thú vui lấy thêm thê thiếp trẻ tuổi là dâm đãng. Thấy sắc đẹp mà bội nghĩa, thấy phú quý vứt bỏ luân thường thì đó là nghịch đạo. Yến Anh ta làm sao có thể có hành vi dâm loạn, coi thường luân lý, đi ngược lại với lời dạy của cổ nhân như thế được?”.

Tuệ Tâm (T/h)

 


Muốn ông bà sống lâu hơn, hãy làm điều này 15 phút mỗi ngày

Hãy siêng mời ông bà hay những người thân lớn tuổi của mình cùng ăn tối, trò chuyện hoặc đi dạo nhé vì theo một nghiên cứu mới, điều ấy sẽ giúp họ sống thọ hơn và bạn cũng học được vô số điều trong đó đấy.

Muốn cha mẹ sống lâu, hãy làm điều này 15 phút mỗi ngàySống vui vẻ, yêu đời có thể kéo dài tuổi thọ cho người cao tuổi. (Ảnh: shutter stock)

Theo một nghiên cứu gần đây do các nhà nghiên cứu tại Đại học California, San Francisco thực hiện trên hơn 1.600 người lớn tuổi (trung bình khoảng 71 tuổi), thì sự cô đơn là một trong những nguyên nhân ăn mòn sức khỏe của người già.

 

Mặc dù đều kiểm soát được tình trạng kinh tế xã hội và sức khỏe của mình, nhưng những người cô đơn luôn có tỷ lệ tử vong cao hơn. Trong vòng 6 năm diễn ra nghiên cứu, gần 23% những người cô đơn tham gia đã qua đời, còn 14% đang sống vui vẻ bên người thân.

Barbara Moscowitz, nhân viên của hội lão khoa cao cấp tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts chia sẻ: “Nhu cầu cả đời của con người chúng ta là những người biết ta, coi trọng ta, mang đến cho ta niềm vui sẽ không bao giờ rời bỏ ta”.

Người cao tuổi rất coi trọng các mối quan hệ đó, đến nỗi họ thường bao dung hơn nhiều so với con cái hay thậm chí là cháu chắt của mình. Các kỹ năng quan trọng để duy trì các mối quan hệ là những điều mà ông bà chúng ta đã dành cả đời để trau dồi.

“Họ dễ bỏ qua sự chưa hoàn hảo và tính cách riêng của bạn bè mình hơn những người trẻ tuổi. Bởi khi lớn tuổi hơn, bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong tình bạn và bạn biết điều gì đáng, điều gì không đáng tranh cãi”, ông Rosemary Blieszner, giáo sư phát triển con người tại Virginia Tech cho hay.

 

Ngoài việc đi chơi, ăn uống, chia sẻ những câu chuyện vui buồn hay một bí mật nào đó với người thân và bạn bè lớn tuổi của mình, chúng ta cũng nên sắp xếp thêm những buổi gặp gỡ giữa những hội người già với nhau. Vì điều đó có thể giúp họ cảm thấy thoải mái và vui vẻ hơn.

Hãy dành nhiều thời gian và sự quan tâm hơn cho ông bà, cha mẹ, và những người thân lớn tuổi của bạn, vì điều đó sẽ giúp họ bớt cô đơn, sống vui vẻ và yêu đời hơn. Không những thế, ta cũng sẽ học được rất nhiều điều qua các mối quan hệ ấy, có thể là những kinh nghiệm sống đáng quý, hay đơn giản là những cái ôm đầy tình cảm hoặc công thức của món bánh quy thơm lừng mà ta thích.

 
 

Tác giả bài viết: Vũ Tuấn

Nguồn tin: Nguồn: The New York Times

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập45
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại330,035
  • Tổng lượt truy cập36,384,590
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây