“Bóc mẽ” 12 học thuyết sinh học vẫn được xem chân lý

Thứ bảy - 30/03/2019 07:46

“Bóc mẽ” 12 học thuyết sinh học vẫn được xem chân lý

Nhà văn người Mỹ Mark Twain đã từng nói: “Đừng bao giờ để trường học can thiệp vào việc học tập của bạn”. Bởi đôi khi khoa học sẽ phát triển nhanh hơn những chương trình giảng dạy ở trường và 12 học thuyết lạc hậu sau đây là ví dụ điển hình.

Cách mà “khoa học” được sử dụng để lừa gạt chúng ta

Bạn có biết một nghiên cứu gây sốc được công bố trên tạp chí Public Library Of Science Journal cho thấy, có đến 72% các nhà khoa học thừa nhận rằng, đồng nghiệp của họ đã tham gia vào “các hoạt động nghiên cứu đáng ngờ” và hơn 14% trong số họ tham gia các nghiên cứu hoàn toàn giả mạo.

Cách mà “khoa học” được sử dụng để lừa gạt chúng ta. Ảnh 1Nhiều nghiên cứu khoa học được tạo ra để đánh lừa chúng ta. (Ảnh qua Humans Are Free)

Nếu điều đó vẫn chưa đủ tồi tệ, thì từ năm 1977 đến năm 1990, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phát hiện sai sót trong 10-20% các nghiên cứu mà họ đã kiểm tra.

 

Nhưng thực tế thậm chí còn tệ hơn khi các nhà khoa học tại công ty công nghệ sinh học Amgen, ở thành phố Thousand Oaks tìm cách kiểm tra lại kết quả của 53 nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực thí nghiệm ung thư và sinh học huyết học. Đây đều là những nghiên cứu đã được công bố và kết quả thực sự khiến họ bị sốc.

Sự thật là chỉ có 6 trong tổng số 53 nghiên cứu được chứng minh là có cơ sở vững chắc. Điều đó nghĩa là, gần 90% nghiên cứu còn lại có thiếu sót, nhưng vẫn được công bố rộng rãi ra công chúng như sự thật hiển nhiên.

Nói cách khác, có rất nhiều chuyện khoa học nhảm nhí hiện hữu xung quanh chúng ta. Điều đặc biệt đáng quan ngại là “khoa học” dường như đã thay thế tín ngưỡng, tôn giáo và trở thành một tôn giáo mới mà công chúng phải mù quáng tuân theo trong nhiều phương diện.

 

Rõ ràng thời gian qua, mọi người đều nói về khoa học như thể nó không bao giờ sai lầm và bất cứ ai dám hoài nghi các linh mục cấp cao trong “tôn giáo khoa học” sẽ bị công kích, làm mất uy tín và thậm chí bị xua đuổi như những kẻ dị giáo thời hiện đại. 

Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ một tôn giáo nào khác, khoa học không phải là một vị thần chỉ nói lên những chân lý đúng đắn cho loài người.

Khoa học còn xa mới đạt đến trình độ không có sai sót, nó liên tục cần phải được cập nhật, nâng cấp, thay đổi và xét duyệt lại. Và một thực tế đơn giản là, khoa học phải chịu sự ảnh hưởng từ nhận thức hạn hẹp của con người (mà hiểu biết của con người lại không ngừng phát triển và mở rộng), đồng thời khoa học cũng dễ dàng bị chi phối bởi những yếu tố như định kiến, tự phụ cá nhân và tham nhũng dẫn đến lệch lạc.

Nói chung, khoa học rõ ràng là vô tri vô giác, không thể nói nó tốt hay xấu vì nó không có tư duy của riêng mình. Khoa học cũng không phải là một con người, vì vậy chúng ta cần ngừng nói về khoa học như một siêu anh hùng. Khoa học đơn giản chỉ như một chiếc xe, cần một người lái và điểm đến hiển nhiên sẽ khác nhau đối với người lái khác nhau.

Trong khi một số nhà khoa học có thể theo đuổi việc tìm kiếm chân lý khách quan, thì hầu hết có thểbị tha hóa vì mưu cầu danh tiếng, tiền bạc (như Giáo sư Dong-Pyou Han thuộc Đại học bang Lowa hiện đang ngồi tù vì giả vờ nghiên cứu vắc-xin bệnh AIDS), hoặc đơn giản là vì định kiến và tự phụ cá nhân.

 

Và để nhắc nhở mọi người tại sao không nên tin tưởng mù quáng vào khoa học, tôi quyết định viết bài báo ngắn này để nói về cách khoa học được sử dụng trong suốt lịch sử để thao túng nhận thức và niềm tin của chúng ta.

Big Tobacco và ngành công nghiệp đường

Quá khứ, các công ty thuốc lá lớn đã dùng khoa học làm vũ khí để thuyết phục người ta tin về sự an toàn của thuốc lá. (Ảnh qua Humans Are Free)

Hơn nửa thế kỷ trước, các công ty thuốc lá lớn đã dùng khoa học làm vũ khí để thuyết phục những người ngây thơ và cả tin về sự an toàn của thuốc lá.

Một số tổ chức y tế và tạp chí khác nhau, bao gồm Tạp chí Y học New England và Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), đã thực sự nằm trong danh sách trả lương của Big Tobacco và giúp quảng bá sản phẩm của họ thông qua “nghiên cứu khoa học”.

Ví dụ như một đoạn quảng cáo nói rằng: “…các kết quả cuối cùng, được công bố trên các tạp chí y khoa uy tín, đã chứng minh một cách thuyết phục rằng, khi những người hút thuốc chuyển sang hãng Philip Morris, mọi trường hợp kích thích đã biến mất hoàn toàn hoặc chắc chắn được cải thiện”.

 

Tương tự, ngành công nghiệp đường đã thuê một nhóm các nhà khoa học Harvard để che giấu mối liên quan giữa đường và bệnh tim trong những năm 1960, và Tổ chức Nghiên cứu Đường Quốc tế (ISRF) đã ngăn chặn một nghiên cứu cho thấy, đường có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

Có một điều mà tất cả chúng ta cần hiểu, đó là xã hội toàn cầu này được điều hành như một doanh nghiệp, chứ không phải một tổ chức phi lợi nhuận coi trọng cuộc sống của con người.

Và điều này có nghĩa là bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể dễ dàng bị thao túng bởi đồng tiền. Thật không may, các vấn đề của chúng ta đang diễn ra một cách có hệ thống và có nguồn gốc từ nền khoa học đầy rẫy thiếu sót này.

Sự thao túng khoa học vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay

Trong lịch sử gần đây, Chính quyền Tổng thống Bush đã bị phát hiện thao túng khoa học để tuân theo chương trình nghị sự của họ. Theo đó, các tập đoàn dầu mỏ lớn cũng mua chuộc các nhà khoa học để phục vụ mục đích của họ.

Tương tự, gã công nghệ sinh học khổng lồ Monsanto và Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) cũng đã bị phát hiện tham gia vào hoạt động phi đạo đức này. Đây không phải là lần đầu tiên Monsanto bị phát hiện hành động như vậy.

Monsanto đã nhiều lần hối lộ cho các nhà khoa học và quan chức chính phủ. (Ảnh qua AltHealthWorks.com)

Tại Canada, một nhóm các nhà khoa học đã làm chứng rằng, Monsanto đã đề nghị hối lộ họ khoản tiền từ 1-2 triệu USD, và ở Indonesia, họ cũng bị phạt vì tội hối lộ một quan chức chính phủ.

Một gã khổng lồ công nghệ sinh học khác là Syngenta đã thuê các nhà khoa học làm mất uy tín Giáo sư Tyrone Hayes, vì ông đã nghiên cứu phát hiện thuốc diệt cỏ Atrazine gây nguy hiểm cho sức khỏe người dân. Công ty dược phẩm Merck cũng bị hai nhà khoa học đưa ra tòa. Họ tuyên bố rằng, hãng dược này đã âm thầm tác động đến các xét nghiệm liên quan đến hiệu quả vắc-xin quai bị của họ.

Coca Cola cũng bị phát hiện chi cho các nhà khoa học (khoảng 132,8 triệu USD) để hạ thấp mức độ nghiêm trọng của việc tiêu thụ đồ uống có đường và các sản phẩm không lành mạnh khác. Trên thực tế, các công ty này vẫn luôn làm vậy từ trước đến nay.

Một ví dụ hoàn hảo là nghiên cứu do Đại học Colorado thực hiện đã tuyên bố rằng, soda ăn kiêng tốt cho việc giảm cân lành mạnh hơn so với nước. Không có gì đáng ngạc nhiên, nghiên cứu này chính là do ngành công nghiệp soda tài trợ.

Một nghiên cứu khác cho rằng, trẻ em ăn kẹo sẽ nhẹ cân hơn và ít khả năng bị béo phì hơn những đứa trẻ không ăn. Một lần nữa không có gì ngạc nhiên, nghiên cứu này được tài trợ bởi một hiệp hội thương mại đại diện cho các đại gia kẹo Butterfingers, Hershey và Skittles.

Kết luận

Ngày nay, hàng loạt nghiên cứu đáng ngờ nhân danh khoa học vẫn tiếp diễn. Đáng buồn thay, sự mục ruỗng (hoặc thiếu sót) của khoa học rất có thể sẽ không bao giờ thực sự bị loại bỏ khỏi xã hội bởi vì nó bắt nguồn từ sự hạn chế và nạn tham nhũng của con người.

Điều này không có nghĩa là khái niệm khoa học không phục vụ cho mục đích quan trọng nào, bởi vì nó chắc chắn có. Cá nhân tôi sử dụng các phương pháp và nguyên tắc khoa học hàng ngày trong cuộc sống, và thậm chí dựa vào nghiên cứu khoa học để làm rõ sự tham nhũng trong cộng đồng khoa học.

Tuy nhiên, bài này được viết riêng để nhắc nhở tất cả chúng ta rằng “khoa học” có thể được sử dụng để lừa gạt chúng ta – thực tế đã được sử dụng để lừa dối chúng ta – và nên luôn cần phải nghi ngờ.

Các nhà khoa học rõ ràng cần tiền để thực hiện nghiên cứu của họ, còn các tập đoàn đặt lợi nhuận lên trên cuộc sống của con người thì lại có rất nhiều tiền. Bàn tay cho thường điều khiển bàn tay nhận.

Tác giả: Gavin Nascimento

 

 

Khoa học, đặc biệt là ngành sinh học đã phát triển hơn trước rất nhiều, nhưng một số quan niệm sai lầm trong ngành sinh học vẫn còn tồn tại dai dẳng. (Ảnh: internet)

Nhà văn người Mỹ Mark Twain đã từng nói: “Đừng bao giờ để trường học can thiệp vào việc học tập của bạn”. Bởi đôi khi khoa học sẽ phát triển nhanh hơn những chương trình giảng dạy ở trường.

 

Hơn nữa các giáo viên thường dễ dàng đưa ra lời giải thích đơn giản về một sự kiện nào đó, thay vì họ phải trả lời một cách đầy đủ và chi tiết về nó. Vì thế một vài kiến thức bạn được dạy ở trường có thể sẽ không đúng với thực tế.

Dưới đây là một số những quan niệm sai lầm phổ biến. Nó khiến nhiều người ngạc nhiên khi phát hiện ra sự thật.

  1. Con người tiến hóa từ tinh tinh
Tổ tiên của chúng ta kia ư? Ồ không! Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất. (Ảnh: Brightside)

Ý tưởng cho rằng con người tiến hóa từ loài vượn là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất. Darwin không bao giờ tuyên bố rằng chúng ta tiến hóa từ loài vượn người.

Thay vào đó ông lập luận rằng: Do những điểm tương đồng lớn giữa con người và loài vượn, nên chúng ta và nó có thể đã có cùng một tổ tiên. Những người đã sống trên Trái Đất hàng triệu năm trước.

 

Đồng thời thuyết tiến hóa của Darwin vẫn còn là một giả thuyết đang tranh cãi với quá nhiều sơ hở, nhưng nó lại đang được rao giảng như một chân lý tại nhiều nơi trên thế giới.


  1. Con người ở trên cùng của chuỗi thức ăn
Cá đối và heo ở vị trí cao hơn so với con người trong chuỗi thức ăn. (Ảnh: Brightside)

Một nhóm các nhà nghiên cứu người Pháp đã tính toán được chính xác vị trí của con người trong chuỗi thức ăn. Dựa trên hành vi ăn uống của mình, chúng ta không được xếp hạng cao hơn cá đối hoặc heo.

Hay nói cách khác, vị trí trên đỉnh chuỗi thức ăn chỉ dành cho con vật có thể ăn thịt của những kẻ săn mồi khác. Nhưng con người thì không thể làm được điều này. Thực tế chúng ta chỉ tiêu thụ một nhóm thức ăn hỗn hợp bao gồm thực vật và thịt động vật.

  1. Mèo và chó bị mù màu
Thực tế là thế giới của chó và mèo có nhiều màu sắc hơn chúng ta nghĩ. (Ảnh: Brightside)

 

Có một huyền thoại đã tồn tại rất lâu. Đó là cho rằng mèo và chó chỉ có thể thấy được 2 màu đen, trắng. Thông tin này xuất hiện sau một thử nghiệm vào năm 1915. Kết quả cho thấy mèo không phân biệt được giữa màu xám và các màu sắc khác.

 

Nhưng các thí nghiệm sau đó lại cho thấy mèo có thể nhìn thấy màu sắc, nhưng không nhìn ra được màu đỏ, hoặc chúng thấy màu đỏ không rõ ràng như con người.

Trong một thí nghiệm tương tự, người ta nhận thấy rằng chó chỉ bị mù màu một phần và nó không phân biệt được giữa màu đỏ với màu da cam. Tuy nhiên, đối với những màu sắc còn lại chó vẫn có thể nhìn thấy một cách rõ ràng.  

  1. Con người chỉ có 5 giác quan
Con người chỉ có 5 giác quan là nhận định chưa đầy đủ. (Ảnh: Brightside)

Nguyên lý 5 giác quan cơ bản của con người được bắt nguồn từ Aristotle. Nhưng thực tế đây là một nhận định chưa đầy đủ về các giác quan của chúng ta.

Nếu bộ não mang ý nghĩa là nơi tiếp nhận thông tin về thế giới, thì con người có hơn 5 giác quan cần được đặt tên.

Đói, khát và đau cũng chính là các giác quan của con người. Chúng cung cấp cho bộ não những thông tin về trạng thái cơ thể của chúng ta. Ngoài ra, con người cũng đang sở hữu các thụ thể nhạy cảm với nhiệt độ và áp suất không khí. Danh sách này có thể tiếp tục được kéo dài, tùy thuộc vào định nghĩa giác quan của chúng ta.

 
  1. Bản đồ vị giác trên lưỡi
Toàn bộ vùng lưỡi của bạn đều có thể cảm nhận được 5 vị cơ bản. (Ảnh: Brightside)

Bạn có nhớ cách phân chia sơ đồ vị giác của lưỡi? Nó bao gồm 4 khu vực chính là: ngọt, chua, mặn và đắng. Sơ đồ này khẳng định rằng: Những vùng vị giác được xác định cụ thể sẽ giúp bạn cảm nhận các hương vị một cách rõ ràng. Nhưng bạn nên quên đi huyền thoại này mãi mãi!

Trên thực tế, có 5 vị giác cơ bản và khoa học đã chứng minh toàn bộ vùng lưỡi của bạn có thể cảm nhận được chúng. Ý tưởng về bản đồ vị giác của lưỡi có từ năm 1901. Sau đó, nó đã nhiều lần được chứng minh là sai lầm!

  1. Đường gây hiếu động
Đường không có mối liên hệ đến sự hiếu động của trẻ. (Ảnh: Brightside)

Nhiều phụ huynh tin rằng có mối liên hệ mật thiết giữa sự hiếu động của các bé và chế độ ăn uống của chúng. Nhưng trên thực tế phần lớn các nghiên cứu đã thất bại, khi cố gắng tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ đường và hành vi của trẻ.

Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy rằng: Khi cha mẹ không nhìn thấy được việc sử dụng đường của con họ là có hay không, thì sự liên tưởng của phụ huynh về mối liên hệ giữa đường và hành vi của trẻ lập tức biến mất.

  1. Chuột Lemming tự sát tập thể
Chuột Lemming không tự sát như trong phim hoạt hình của Disney. (Ảnh: Brightside)

Một trong những tin đồn phổ biến nhất về chuột Lemming là khi nào chúng quá đông mà thức ăn lại không đủ, một nhóm nhỏ phải rời bầy và cùng nhau lao mình xuống vách núi tự tử, để bầy còn lại không bị chết đói.

Tin đồn này được lan truyền vào năm 1958, bắt nguồn từ bộ phim thiên nhiên hoang dã “White Wilderness” của Disney. Bộ phim này đã ghi lại cảnh hàng loạt các chú chuột Lemming nhảy khỏi vách đá, nhưng thực tế những cảnh quay đó là do con người dàn dựng. Họ đã đẩy những con chuột Lemming khỏi vách đá.

Đôi khi những chú chuột Lemming có thể nhảy ra khỏi vách đá hoặc bơi một chặng đường dài trong quá trình di cư. Tuy nhiên, hành động này nhằm mục đích tìm kiếm một nơi trú ẩn mới, chứ không hề để tự sát.  

  1. Chim đà điểu lẩn trốn bằng cách vùi đầu vào cát
Khi sợ hãi, đà điểu sẽ chạy chứ không vùi đầu xuống cát. (Ảnh: Brightside)

Đà điểu vùi đầu trong cát khi sợ hãi là hiểu lầm phổ biến. Nhưng thực tế khi đà điểu cảm thấy nguy hiểm chúng thường cố gắng chạy trốn. Nếu đà điểu không thể chạy trốn, chúng sẽ rũ đầu xuống đất và đứng yên.

Sự thật là đà điểu chỉ vùi đầu xuống đất khi muốn nuốt sỏi và cát để giúp tiêu hóa thức ăn. Hoặc chúng sẽ vùi đầu khi cần đào hố đẻ trứng.

  1. Cá vàng có “trí nhớ 3 giây”
Trí nhớ của cá vàng có thể lên tới 3 tháng. (Ảnh: Brightside)

Ai đó có trí nhớ tệ thường được so sánh với não cá vàng, loài vật được cho là chỉ lưu trữ thông tin trong 3 giây. Nhưng điều này có phải là sự thật?

Một thí nghiệm đã huấn luyện cá vàng để phản hồi một số âm thanh nhất định. Sau vài tháng luyện tập, chúng có thể làm công việc này rất tốt.

Như vậy rõ ràng, cá vàng có thể nhớ mọi thứ tối đa trong 3 tháng và thậm chí nó còn có khả năng xác định thời gian.

  1. Não người không thể sản xuất neroun thần kinh mới
Bộ não vẫn tiếp tục sản sinh các neroun thần kinh mới. (Ảnh: Brightside)

Đây là một quan niệm sai lầm nhưng rất phổ biến. Nhiều người tin rằng khi các neroun thần kinh chết đi sẽ không có neroun mới xuất hiện.

Nhưng nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng bộ não của chúng ta vẫn tiếp tục sản sinh các neroun thần kinh mới. Quá trình này được gọi là neurogenesis.

  1. Máu trong tĩnh mạch có màu xanh
Máu trong tĩnh mạch có màu đỏ như trong động mạch. (Ảnh: Brightside)

Đây là một thông tin sai lầm khác về tĩnh mạch, và đáng ngạc nhiên là nó lại rất phổ biến.

Theo đó, đúng là các tĩnh mạch của chúng ta có màu xanh. Nhưng loại màu xanh được nhìn thấy chỉ xuất hiện khi các bước sóng ánh sáng phản chiếu trên làn da của bạn. Lúc này ánh sáng đỏ bị hấp thụ và ánh sáng xanh được phản xạ.

Còn trên thực tế, máu của con người luôn luôn có màu đỏ. Màu sắc này do một số lượng lớn các tế bào máu đỏ tạo ra.

  1. Lạc đà lưu trữ nước trong bướu của chúng
Các bướu của lạc đà được sử dụng để lưu trữ mô mỡ chứ không phải nước. (Ảnh: Brightside)

Đúng là lạc đà có thể tồn tại vài ngày mà không có nước. Nhưng không phải nhờ vào lượng nước mà chúng đã dự trữ trong bướu như mọi người thường nghĩ.

Thật ra, các bướu của lạc đà được sử dụng để lưu trữ mô mỡ chứ không phải nước. Những mô mỡ này cung cấp cho lạc đà nguồn năng lượng giá trị và nó có thể thay thế cho thức ăn. Điều này có ý nghĩa rất lớn đến sự sống còn của chúng, nhất là tại một nơi khan hiếm thức ăn như sa mạc.

Vậy đâu mới là nơi mà lạc đà dùng để trữ nước? Đó chính là thận và ruột của nó.

Bạn có ngạc nhiên về sự thật của các huyền thoại được đề cập trong bài viết này không? Bạn có biết một số quan niệm sai lầm khác cần được thêm vào danh sách này hay không? Nếu có, bạn hãy chia sẻ với chúng tôi!


Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập38
  • Hôm nay16,867
  • Tháng hiện tại328,781
  • Tổng lượt truy cập35,975,126
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây