ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG NGUYỄN THANH SƠN

Thứ ba - 26/03/2019 05:48

ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG NGUYỄN THANH SƠN

25.03.2019 Thầy Tuệ Sĩ là một trong những người hiếm hoi của thời đại đủ tư cách, về sở học Phật giáo lẫn vị trí nhân chứng sống nhìn thấy mọi thăng trầm Phật giáo từ năm 1963 đến sau 1975 cũng như bây giờ, để viết về Phật giáo. Những gì ông viết không chỉ là chứng cứ. Nó là nỗi lòng của một bậc tu học. Đọc bài viết này của ông sẽ giúp hiểu rõ Phật giáo sau 1975 đã bị phá một cách có hệ thống như thế nào, dẫn đến tình trạng ngày càng sa lầy bát nháo vô phương cứu vãn! Hãy nghe lại câu “dằn mặt” của Mai Chí Thọ, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố HCM, với Hòa thượng Thích Trí Thủ, bấy giờ là Viện trưởng Viện Hóa Đạo, rằng: “Các thầy chỉ có hai con đường, theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó”! Trích...
 
 (Bài 1) Dù có phát biểu với tư cách cá nhân một Phật tử thì ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn là đảng viên

“ĐẠO PHÁP-DÂN TỘC-CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”, BIẾN THÁI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN TẠI

Lời Dẫn: Bài tham luận này được viết đã lâu. Nguyên đề là “Văn minh tiểu phẩm,” chỉ là bài tham luận có tính chuyên đề. Bỗng nhiên nó mang tính thời sự. Ban đầu người viết không có ý định phổ biến rộng rãi, mà chỉ giới hạn trong một số thức giả đọc để suy ngẩm về quá khứ và tương lai.

Tuy nhiên, nay nó được cho phổ biến, vì trong mấy tuần vừa qua, Nhà Nước đã vận dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ và độc quyền, từ diễn đàn Quốc hội, cho đến các cuộc họp một số phường quận; từ Hội đồng chứng minh, Giáo hội trung ương, cho đến các ban Đại diện Phật giáo quận; bằng các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí; mục đích là xác định lại lập trường “trước sau như một” của Đảng CSVN đối với Phật giáo, và cũng xác định sự hiện hữu duy nhất của Phật giáo qua đại diện hợp pháp là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà thực chất là một tổ chức chính trị của Đảng, thực hiện đúng sách lược tôn giáo theo chỉ thị của Lenin: “Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng.” Chính điều đó xác định rõ nhiệm vụ lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như là công cụ bảo vệ Đảng, đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trước đây đã tuyên bố: Phật giáo Việt Nam là chỗ dựa cho người Cộng sản Việt Nam làm cách mạng (...)

Trước khi giới thiệu bản văn, nhân tiện tôi ghi thêm một vài sự kiện có tính lịch sử gần nhất, để người đọc có thêm cảm hứng suy luận. Tôi nói sự kiện lich sử gần nhất, là muốn nói ngay đến sự xuất hiện của Pháp sư Thích Trí Độ lần đầu tiên tại miền Nam sau ngày Cộng sản chiến thắng. Trên lễ đài chiến thắng, gồm các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hàng cao nhất. Pháp sư thay mặt Phật giáo miền Bắc, mà trên cương vị người chiến thắng, là chính thức đại diện toàn thể Phật giáo Việt Nam. Đó là vị Pháp sư, mà miền Nam gọi là Đại lão Hòa thượng. Ngài bận chiếc áo sơ-mi cụt tay như các cán bộ cao cấp khác của Đảng và Nhà Nước. Sự thực như vậy rất rõ: Phật giáo không tồn tại nữa ở Miền Bắc, mà chỉ tồn tại như một bộ phận của Đảng và lãnh đạo Phật giáo chỉ là cán bộ của Đảng và Nhà Nước.

Ở miền Nam, theo báo cáo của Trần Tư, tài liệu của Bộ Nội vụ phổ biến năm 1996, bấy giờ chỉ có “khoảng 2,5 triệu tín đồ.” Nhưng do nhu cầu lịch sử, nói theo lý luận của Đảng, nghĩa là chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên tôn giáo như thuốc phiện ru ngủ vẫn còn có nhiệm vụ lịch sử của nó; do nhu cầu lịch sử nên Đảng thừa nhận tồn tại tín ngưỡng Phật giáo. Tín ngưỡng, chứ không phải tôn giáo. Bởi vì, tin và thờ bình vôi, cây đa, ông Táo, ông Địa, là tín ngưỡng, chứ không phải tôn giáo. Đảng tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng chỉ cho phép tin một số hiện tượng. Ngoài ra là mê tín, hoặc duy tâm mang tính phản động thì triệt để bài trừ.

Năm 1980, tôi được anh Võ Đình Cương mời họp thảo luận về văn hóa Phật giáo tại tòa soạn Giác Ngộ, tại đó, đại diện Mặt trận Thành phố HCM đến dự, và đề nghị (thực chất là ra lệnh): Nhiệm vụ văn hóa Phật giáo là bài trừ mê tín; do đó phải xét lại trong Phật giáo những gì không thuần túy thì phải dẹp bỏ. Thí dụ, Quan Âm, Địa Tạng có thuần túy Phật giáo hay không? Tôi phản ứng: đó là đức tin tồn tại ít nhất hơn 2.000 năm, trên một phạm vi châu Á rộng lớn; do đó không ai có quyền xét để dẹp bỏ. Tin hay không, đó là quyền tự do cá nhân. Nhưng dẹp bỏ thì không ai có quyền.

Ngay sau 1975, nhiều tượng Phật lộ thiên bị giựt sập. Gây chấn động lớn nhất là giựt tượng Quan Âm tại Pleiku. Viện Hóa Đạo đã có những phản ứng quyết liệt, và đích thân Hòa thượng Đôn Hậu mang tài liệu phản đối ấy ra báo cáo Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Hòa thượng kể lại cho tôi nghe, sau khi chuyển hồ sơ vi phạm chính sách tôn giáo lên Thủ tướng; hôm sau Hòa thượng được một Đại tá bên Bộ Nội vụ gọi sang làm việc. Sau khi nghe Đại tá lên lớp chính trị, Hòa thượng nói: “Bởi vì Thủ tướng có nhờ tôi sau khi vào Nam trở ra Bắc, báo cáo Thủ tướng biết tình hình Phật giáo trong đó. Vì vậy tôi báo cáo những vi phạm để Chính phủ có thể kịp thời sửa chữa, ngăn chận cán bộ cấp dưới không để vi phạm. Nếu Thủ tướng không muốn nghe thì thôi. Còn việc lên lớp chính trị như thế này, đối với tôi (Hòa thượng) thì xưa quá rồi.” Dù sao, phản ứng ấy cũng làm chùn tay những đảng viên cuồng tín Mác xít, và tự kiêu về chiến thắng với khẩu hiệu nhan nhản các đường phố lúc bấy giờ: “Chủ nghĩa Mác Lê-nin bách chiến bách thắng muôn năm!” Nghĩa là, không thể tự do hoành hành như trong những năm sau 1954 trên đất Bắc.

Ở đây, chúng ta phải đặt câu hỏi: sau 1975, nếu không có Phật giáo miền Nam, cùng với thái độ cương quyết của các vị lãnh đạo Giáo hội Thống nhất, Phật giáo Việt nam sẽ thoi thóp đến lúc nào rồi đứt hơi luôn, với đà tự kiêu chiến thắng 1975 và với ảo tưởng về thành trì xã hội chủ nghĩa bách chiến bách thắng của Liên Xô?

Năm 1982 là cột mốc lớn cho Phật giáo Việt Nam, với lời tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đảng không dại gì mà dựa lưng vào chỗ mình chưa nắm chắc. Do đó, bằng mọi giá phải cải tạo Phật giáo miền Nam, giống như cải tạo xã hội chủ nghĩa theo phương thức tịch thu tư liệu sản xuất và đưa các chủ tư bản đi lao động cải tạo. Đảng biết chắc, tuy gặp phải chống đối quyết liệt của lãnh đạo Phật giáo, nhưng với bạo lực chuyên chính trong tay, sẽ phải cải tạo thành công. Trước hết, sự bức tử đối với Thượng tọa Tâm Hoàn, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Bình Định, năm 1975, gây kinh sợ không ít cho những ai cưỡng lại ý chí của Đảng. Kinh hoàng nhất là cái chết của Thượng Tọa Thiện Minh năm 1978, trong trại giam K4, Bộ Nội vụ. Đó là thời gian tôi được giam cùng trại với Hòa thượng Thiện Minh, nhưng hoàn toàn cách ly. Chỉ biết rõ, khi nghe tiếng Hòa thượng trả lời thẩm vấn ở phòng hỏi cung kế cận. Tất cả điều đó củng cố cho tuyên bố của ông Mai Chí Thọ, bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố HCM, nói thẳng với Hòa thượng Trí Thủ, bấy giờ là Viện trưởng Viện Hóa Đạo: “Các thầy chỉ có hai con đường, theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó.” Hòa thượng trả lời: Không theo cũng không chống. Nhưng, đối với Đảng, không có con đường thứ ba.

Ý chí của đảng là một chuyện. Nhưng những người Phật giáo cũng nên tự đặt câu hỏi: Ban Liên lạc Công giáo Yêu nước cũng hoạt động rất tích cực, nhưng không đưa được Hội đồng Giám mục vào trong Mặt trận Tổ quốc. Trong khi, rất nhanh chóng, Phật giáo trở thành một bộ phận của đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao?

Từ ngày thành lập đến nay, Giáo hội thành viên Mặt trận đó đã làm những gì? Làm nhiều lắm, vì chùa chiền đồ sộ thêm lên. Như lời Hòa thượng Thanh Tứ phát biểu mới đây trong buổi lễ khai giảng của trường Phật học Trung cấp tỉnh Bình Định. Hòa thượng nói: “Phật giáo thời Lý rất thạnh. Nhưng không bằng nay. Vì nay cơ sở của ta to lớn hơn.” Ấy là, theo như lời Hòa thượng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu: nhờ chính sách của Đảng. Đó là sự thực không thể chối cãi. Nhưng cần nói cho rõ thêm, Việt Nam chúng ta bây giờ tiến bộ hơn thời Hồng Bàng gấp vạn lần. Thời Lý, nước Việt Nam chỉ từ Thanh Hóa trở ra Bắc, chỉ hơn 1/3 lãnh thổ hiện nay. Như vậy thì cơ sở hiện nay nhất định phải to lên rồi. 

Nhưng cái to hơn ấy của lịch sử bốn nghìn năm văn hiến lại chưa bằng một phần nhỏ của Thái Lan chỉ hơn 8 thế kỷ định cư. Và cũng nhờ chính sách của Đảng, nếu chính sách đó trước sau như một, nghĩa là như Phật giáo miền Bắc trước 1975, thì không biết ngày nay các Hòa thượng khi xuất hiện trước công chúng sẽ khoác tăng bào, hay cũng chỉ bận áo sơ mi cán bộ như Pháp sư Trí Độ trước đây? Trên toàn miền Bắc, cho đến 1975, có trên dưới 300 “ông sư, bà vãi.” Đến 1996, theo báo cáo Bộ Nội vụ của Trần Tư, “Hiện nay Phật giáo ở miền Bắc có khoảng 3.000 tăng ni, tín đồ phần đông là ông già (bà già là chủ yếu–nguyên văn). Số cao tăng tiêu biểu hầu hết đã già yếu không còn khả năng hoạt động. Số tăng ni trẻ trình độ văn hoá cũng như lý luận về Phật giáo thấp, không đủ sức làm nhiệm vụ tranh thủ Phật giáo miền Nam và hoạt động quốc tế.” Giáo hội Phật giáo Việt Nam phục vụ cho cái gì, theo báo cáo đó đã quá rõ.

Vậy thì, qua hơn 20 năm hoạt động, trong tư cách là một bộ phận của đảng, Giáo hội PGVN đã làm thêm được gì cho văn hóa Phật giáo Việt Nam so với những gì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã làm trước 1975? Trong khi cả khu vực, và kể luôn cả nước Việt Nam đều tiến bộ, theo chừng mực nào đó, mà Phật giáo Việt Nam chưa lấy lại được thế đứng của nó trong lòng văn hóa dân tộc như trước đó, vậy thì Đảng hỗ trợ Phật giáo Việt Nam tiến theo hướng nào trên trường quốc tế? Ngoài tờ Giác Ngộ ra, với ba cơ sở giáo dục cao cấp, tương đương đại học, nhưng đã có công trình gì đáng kể?

Vậy thì, qua hơn 20 năm hoạt động, trong tư cách là một bộ phận của đảng, Giáo hội PGVN đã làm thêm được gì cho văn hóa Phật giáo Việt Nam so với những gì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã làm trước 1975? Trong khi cả khu vực, và kể luôn cả nước Việt Nam đều tiến bộ, theo chừng mực nào đó, mà Phật giáo Việt Nam chưa lấy lại được thế đứng của nó trong lòng văn hóa dân tộc như trước đó, vậy thì Đảng hỗ trợ Phật giáo Việt Nam tiến theo hướng nào?

Bề ngoài, cũng còn có mặt đáng nói khác, đó là giáo dục. Trước hết, bao nhiêu cơ sở Trung học Bồ đề, và các Viện Đại học: một Vạn Hạnh, và một Phương Nam, của Phật giáo miền Nam, nay biến đi đâu mất? Nói là biến, vì hầu hết các tăng ni sinh, kể cả những vị đang học tại các trường cao cấp Phật học, không biết các cơ sở giáo dục này là cái gì, dạy những gì trong đó. Chính vì vậy mà họ chỉ biết Phật giáo Việt Nam tiến bộ vì chùa to Phật lớn.

Các tăng ni sinh này được đào tạo để làm gì? Không thấy họ được đưa về các địa phương để giảng pháp cho Phật tử. Cũng không có cơ sở văn hóa nào để họ phục vụ. Hầu hết, học xong, trở về chùa, làm nghề thầy cúng hoặc thầy bói. Tất nhiên cũng có nhiều thầy cô vẫn tìm cách mở các khóa học Phật pháp, nhưng cũng chỉ giới hạn trong một số tỉnh thành lớn, nhất là Thành phố HCM. Ngay như Huế, được xem là kinh đô của Phật giáo miền Nam, hầu như các thầy chỉ đi cúng và đăng đàn chẩn tế, hoặc lập đàn chay phá cửa địa ngục cho cô hồn đi chơi, chẳng có buổi giảng kinh nào đáng kể. Còn cái trường gọi là cao cấp Phật học, hay Học viện Phật giáo Hồng Đức, sau khi Hòa thượng Thiện Siêu tịch rồi, không còn thầy cô nào đủ sức dịch cho xuôi một trang luận Câu-xá, thì lấy chữ đâu mà giảng dạy kinh luận cho tăng ni sinh trình độ cao đẳng, đại học?

Nhìn chung, Phật giáo chỉ đang phục vụ nhiều nhất cho người giàu. Còn quần chúng tại các vùng sâu xa, vì họ thiếu phước, kiếp trước ít tu, nên nay chẳng mấy khi được nghe các thầy cô thuyết pháp. Còn lập đàn chẩn tế và phá cửa địa ngục cho ông bà cha mẹ siêu thăng, đốt vàng mã thật nhiều cho ông bà có tiền tiêu và có xe hơi nhà lầu, dưới âm phủ, thì họ không đủ tiền.

Tóm lại, nếu nói Phật giáo Việt Nam hiện tại chẳng có tiến bộ gì thì không đúng. Vì cơ sở chúng ta hiện nay đồ sộ hơn trước, kể cả miền Nam trước 1975 chứ không cần so sánh xa xôi lùi cho đến đời Lý như Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Ngoài việc xây dựng chùa to Phật lớn, Phật giáo hiện tại đã đóng góp gì cho gia tài văn hóa, tư tưởng của dân tộc, ngoài sứ mệnh được giao phó là rao truyền chính sách sáng suốt của Đảng quang vinh? Còn chuyện tìm một vị trí của Phật giáo Việt Nam, dù chỉ khiêm tốn thôi, trong thế giới hiện đại, là điều mộng tưởng xa vời.

Gần đây, các trường Phật học tại Sài Gòn sợ tăng ni sinh nghe thêm những nguồn thông tin không phù hợp với sự tuyên truyền một chiều vừa độc quyền vừa độc đoán của Nhà nước, nên vừa cảnh cáo, vừa khuyên răn: hãy quên đi quá khứ mà lo chăm học cho hiện tại. Quên đi quá khứ hận thù, để sống trong tình cảm dân tộc bao dung, đó là điều cần phải học. Nhưng quên đi những thành tựu quá khứ gần nhất, chỉ cách đây chưa đầy 30 năm, để rồi so sánh sự tiến bộ của ta ngày nay với thời đại Hồng Bàng, hay với thời Lý như Hòa thượng Thanh Tứ, thế thì bản chất của nền giáo dục Phật học ấy là gì? Có phải các thầy muốn dạy tăng ni sinh quên đi những hy sinh gian khổ của Thầy Tổ đã tạo ra di sản ngày nay, do vậy họ sẽ nhận thức dễ dàng rằng những gì chúng ta đang thừa hưởng ngày nay là nhờ công ơn Đảng và Nhà nước?

Lời hăm của các thầy có giá trị “hàn mặc di luân” của những nhà giáo dục. Chính vì thế tôi cho phổ biến bài tham luận này, mà trước đó tôi cho là ý kiến cá nhân nên giới hạn người đọc. Bây giờ tôi vẫn xem đây chỉ là quan điểm cá nhân. Nhưng tôi cho phổ biến để các thầy có cơ sở kiểm chứng những thành tựu mà Nhà nước đã giúp Phật giáo Việt Nam. Tất nhiên, tôi nhận mọi trách nhiệm trước pháp luật, và trên hết, trước lương tâm của một con người còn tin tưởng giá trị làm người.

Già Lam 10-11- 2003,
.....
Nguồn: "Tuệ Sĩ Đạo sư – Thơ và phương trời mộng", tập 2, Nguyên Siêu; Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, in lần thứ nhất; California - Hoa Kỳ 2006

(Copy từ trang của nhà báo Mạnh Kim).
Được gửi từ iPad của tôi


ĐỐI THOẠI VỚI ÔNG NGUYỄN THANH SƠN (Bài 1) Dù có phát biểu với tư cách cá nhân một Phật tử thì ông Nguyễn Thanh Sơn vẫn là đảng viên Đảng CS

25.03.2019

Thầy Tuệ Sĩ là một trong những người hiếm hoi của thời đại đủ tư cách, về sở học Phật giáo lẫn vị trí nhân chứng sống nhìn thấy mọi thăng trầm Phật giáo từ năm 1963 đến sau 1975 cũng như bây giờ, để viết về Phật giáo. Những gì ông viết không chỉ là chứng cứ. Nó là nỗi lòng của một bậc tu học. Đọc bài viết này của ông sẽ giúp hiểu rõ Phật giáo sau 1975 đã bị phá một cách có hệ thống như thế nào, dẫn đến tình trạng ngày càng sa lầy bát nháo vô phương cứu vãn! Hãy nghe lại câu “dằn mặt” của Mai Chí Thọ, lúc đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố HCM, với Hòa thượng Thích Trí Thủ, bấy giờ là Viện trưởng Viện Hóa Đạo, rằng: “Các thầy chỉ có hai con đường, theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó”! Trích...

“ĐẠO PHÁP-DÂN TỘC-CHỦ NGHĨA XÃ HỘI”, BIẾN THÁI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN TẠI

Lời Dẫn: Bài tham luận này được viết đã lâu. Nguyên đề là “Văn minh tiểu phẩm,” chỉ là bài tham luận có tính chuyên đề. Bỗng nhiên nó mang tính thời sự. Ban đầu người viết không có ý định phổ biến rộng rãi, mà chỉ giới hạn trong một số thức giả đọc để suy ngẩm về quá khứ và tương lai.

Tuy nhiên, nay nó được cho phổ biến, vì trong mấy tuần vừa qua, Nhà Nước đã vận dụng bộ máy tuyên truyền khổng lồ và độc quyền, từ diễn đàn Quốc hội, cho đến các cuộc họp một số phường quận; từ Hội đồng chứng minh, Giáo hội trung ương, cho đến các ban Đại diện Phật giáo quận; bằng các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo chí; mục đích là xác định lại lập trường “trước sau như một” của Đảng CSVN đối với Phật giáo, và cũng xác định sự hiện hữu duy nhất của Phật giáo qua đại diện hợp pháp là Giáo hội Phật giáo Việt Nam, mà thực chất là một tổ chức chính trị của Đảng, thực hiện đúng sách lược tôn giáo theo chỉ thị của Lenin: “Đảng phải thông qua tôn giáo để tập hợp quần chúng.” Chính điều đó xác định rõ nhiệm vụ lịch sử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam như là công cụ bảo vệ Đảng, đúng như lời Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh trước đây đã tuyên bố: Phật giáo Việt Nam là chỗ dựa cho người Cộng sản Việt Nam làm cách mạng (...)

Trước khi giới thiệu bản văn, nhân tiện tôi ghi thêm một vài sự kiện có tính lịch sử gần nhất, để người đọc có thêm cảm hứng suy luận. Tôi nói sự kiện lich sử gần nhất, là muốn nói ngay đến sự xuất hiện của Pháp sư Thích Trí Độ lần đầu tiên tại miền Nam sau ngày Cộng sản chiến thắng. Trên lễ đài chiến thắng, gồm các lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, hàng cao nhất. Pháp sư thay mặt Phật giáo miền Bắc, mà trên cương vị người chiến thắng, là chính thức đại diện toàn thể Phật giáo Việt Nam. Đó là vị Pháp sư, mà miền Nam gọi là Đại lão Hòa thượng. Ngài bận chiếc áo sơ-mi cụt tay như các cán bộ cao cấp khác của Đảng và Nhà Nước. Sự thực như vậy rất rõ: Phật giáo không tồn tại nữa ở Miền Bắc, mà chỉ tồn tại như một bộ phận của Đảng và lãnh đạo Phật giáo chỉ là cán bộ của Đảng và Nhà Nước.

Ở miền Nam, theo báo cáo của Trần Tư, tài liệu của Bộ Nội vụ phổ biến năm 1996, bấy giờ chỉ có “khoảng 2,5 triệu tín đồ.” Nhưng do nhu cầu lịch sử, nói theo lý luận của Đảng, nghĩa là chưa xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội nên tôn giáo như thuốc phiện ru ngủ vẫn còn có nhiệm vụ lịch sử của nó; do nhu cầu lịch sử nên Đảng thừa nhận tồn tại tín ngưỡng Phật giáo. Tín ngưỡng, chứ không phải tôn giáo. Bởi vì, tin và thờ bình vôi, cây đa, ông Táo, ông Địa, là tín ngưỡng, chứ không phải tôn giáo. Đảng tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng chỉ cho phép tin một số hiện tượng. Ngoài ra là mê tín, hoặc duy tâm mang tính phản động thì triệt để bài trừ.

Năm 1980, tôi được anh Võ Đình Cương mời họp thảo luận về văn hóa Phật giáo tại tòa soạn Giác Ngộ, tại đó, đại diện Mặt trận Thành phố HCM đến dự, và đề nghị (thực chất là ra lệnh): Nhiệm vụ văn hóa Phật giáo là bài trừ mê tín; do đó phải xét lại trong Phật giáo những gì không thuần túy thì phải dẹp bỏ. Thí dụ, Quan Âm, Địa Tạng có thuần túy Phật giáo hay không? Tôi phản ứng: đó là đức tin tồn tại ít nhất hơn 2.000 năm, trên một phạm vi châu Á rộng lớn; do đó không ai có quyền xét để dẹp bỏ. Tin hay không, đó là quyền tự do cá nhân. Nhưng dẹp bỏ thì không ai có quyền.

Ngay sau 1975, nhiều tượng Phật lộ thiên bị giựt sập. Gây chấn động lớn nhất là giựt tượng Quan Âm tại Pleiku. Viện Hóa Đạo đã có những phản ứng quyết liệt, và đích thân Hòa thượng Đôn Hậu mang tài liệu phản đối ấy ra báo cáo Thủ Tướng Phạm Văn Đồng. Hòa thượng kể lại cho tôi nghe, sau khi chuyển hồ sơ vi phạm chính sách tôn giáo lên Thủ tướng; hôm sau Hòa thượng được một Đại tá bên Bộ Nội vụ gọi sang làm việc. Sau khi nghe Đại tá lên lớp chính trị, Hòa thượng nói: “Bởi vì Thủ tướng có nhờ tôi sau khi vào Nam trở ra Bắc, báo cáo Thủ tướng biết tình hình Phật giáo trong đó. Vì vậy tôi báo cáo những vi phạm để Chính phủ có thể kịp thời sửa chữa, ngăn chận cán bộ cấp dưới không để vi phạm. Nếu Thủ tướng không muốn nghe thì thôi. Còn việc lên lớp chính trị như thế này, đối với tôi (Hòa thượng) thì xưa quá rồi.” Dù sao, phản ứng ấy cũng làm chùn tay những đảng viên cuồng tín Mác xít, và tự kiêu về chiến thắng với khẩu hiệu nhan nhản các đường phố lúc bấy giờ: “Chủ nghĩa Mác Lê-nin bách chiến bách thắng muôn năm!” Nghĩa là, không thể tự do hoành hành như trong những năm sau 1954 trên đất Bắc.

Ở đây, chúng ta phải đặt câu hỏi: sau 1975, nếu không có Phật giáo miền Nam, cùng với thái độ cương quyết của các vị lãnh đạo Giáo hội Thống nhất, Phật giáo Việt nam sẽ thoi thóp đến lúc nào rồi đứt hơi luôn, với đà tự kiêu chiến thắng 1975 và với ảo tưởng về thành trì xã hội chủ nghĩa bách chiến bách thắng của Liên Xô?

Năm 1982 là cột mốc lớn cho Phật giáo Việt Nam, với lời tuyên bố của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh. Đảng không dại gì mà dựa lưng vào chỗ mình chưa nắm chắc. Do đó, bằng mọi giá phải cải tạo Phật giáo miền Nam, giống như cải tạo xã hội chủ nghĩa theo phương thức tịch thu tư liệu sản xuất và đưa các chủ tư bản đi lao động cải tạo. Đảng biết chắc, tuy gặp phải chống đối quyết liệt của lãnh đạo Phật giáo, nhưng với bạo lực chuyên chính trong tay, sẽ phải cải tạo thành công. Trước hết, sự bức tử đối với Thượng tọa Tâm Hoàn, Chánh Đại diện GHPGVNTN tỉnh Bình Định, năm 1975, gây kinh sợ không ít cho những ai cưỡng lại ý chí của Đảng. Kinh hoàng nhất là cái chết của Thượng Tọa Thiện Minh năm 1978, trong trại giam K4, Bộ Nội vụ. Đó là thời gian tôi được giam cùng trại với Hòa thượng Thiện Minh, nhưng hoàn toàn cách ly. Chỉ biết rõ, khi nghe tiếng Hòa thượng trả lời thẩm vấn ở phòng hỏi cung kế cận. Tất cả điều đó củng cố cho tuyên bố của ông Mai Chí Thọ, bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố HCM, nói thẳng với Hòa thượng Trí Thủ, bấy giờ là Viện trưởng Viện Hóa Đạo: “Các thầy chỉ có hai con đường, theo hoặc chống. Các thầy theo, chúng tôi tạo điều kiện cho sinh hoạt. Các thầy chống, chúng tôi còn đủ xe tăng thiết giáp đó.” Hòa thượng trả lời: Không theo cũng không chống. Nhưng, đối với Đảng, không có con đường thứ ba.

Ý chí của đảng là một chuyện. Nhưng những người Phật giáo cũng nên tự đặt câu hỏi: Ban Liên lạc Công giáo Yêu nước cũng hoạt động rất tích cực, nhưng không đưa được Hội đồng Giám mục vào trong Mặt trận Tổ quốc. Trong khi, rất nhanh chóng, Phật giáo trở thành một bộ phận của đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao?

Từ ngày thành lập đến nay, Giáo hội thành viên Mặt trận đó đã làm những gì? Làm nhiều lắm, vì chùa chiền đồ sộ thêm lên. Như lời Hòa thượng Thanh Tứ phát biểu mới đây trong buổi lễ khai giảng của trường Phật học Trung cấp tỉnh Bình Định. Hòa thượng nói: “Phật giáo thời Lý rất thạnh. Nhưng không bằng nay. Vì nay cơ sở của ta to lớn hơn.” Ấy là, theo như lời Hòa thượng nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong bài phát biểu: nhờ chính sách của Đảng. Đó là sự thực không thể chối cãi. Nhưng cần nói cho rõ thêm, Việt Nam chúng ta bây giờ tiến bộ hơn thời Hồng Bàng gấp vạn lần. Thời Lý, nước Việt Nam chỉ từ Thanh Hóa trở ra Bắc, chỉ hơn 1/3 lãnh thổ hiện nay. Như vậy thì cơ sở hiện nay nhất định phải to lên rồi. 

Nhưng cái to hơn ấy của lịch sử bốn nghìn năm văn hiến lại chưa bằng một phần nhỏ của Thái Lan chỉ hơn 8 thế kỷ định cư. Và cũng nhờ chính sách của Đảng, nếu chính sách đó trước sau như một, nghĩa là như Phật giáo miền Bắc trước 1975, thì không biết ngày nay các Hòa thượng khi xuất hiện trước công chúng sẽ khoác tăng bào, hay cũng chỉ bận áo sơ mi cán bộ như Pháp sư Trí Độ trước đây? Trên toàn miền Bắc, cho đến 1975, có trên dưới 300 “ông sư, bà vãi.” Đến 1996, theo báo cáo Bộ Nội vụ của Trần Tư, “Hiện nay Phật giáo ở miền Bắc có khoảng 3.000 tăng ni, tín đồ phần đông là ông già (bà già là chủ yếu–nguyên văn). Số cao tăng tiêu biểu hầu hết đã già yếu không còn khả năng hoạt động. Số tăng ni trẻ trình độ văn hoá cũng như lý luận về Phật giáo thấp, không đủ sức làm nhiệm vụ tranh thủ Phật giáo miền Nam và hoạt động quốc tế.” Giáo hội Phật giáo Việt Nam phục vụ cho cái gì, theo báo cáo đó đã quá rõ.

Vậy thì, qua hơn 20 năm hoạt động, trong tư cách là một bộ phận của đảng, Giáo hội PGVN đã làm thêm được gì cho văn hóa Phật giáo Việt Nam so với những gì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã làm trước 1975? Trong khi cả khu vực, và kể luôn cả nước Việt Nam đều tiến bộ, theo chừng mực nào đó, mà Phật giáo Việt Nam chưa lấy lại được thế đứng của nó trong lòng văn hóa dân tộc như trước đó, vậy thì Đảng hỗ trợ Phật giáo Việt Nam tiến theo hướng nào trên trường quốc tế? Ngoài tờ Giác Ngộ ra, với ba cơ sở giáo dục cao cấp, tương đương đại học, nhưng đã có công trình gì đáng kể?

Vậy thì, qua hơn 20 năm hoạt động, trong tư cách là một bộ phận của đảng, Giáo hội PGVN đã làm thêm được gì cho văn hóa Phật giáo Việt Nam so với những gì Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN) đã làm trước 1975? Trong khi cả khu vực, và kể luôn cả nước Việt Nam đều tiến bộ, theo chừng mực nào đó, mà Phật giáo Việt Nam chưa lấy lại được thế đứng của nó trong lòng văn hóa dân tộc như trước đó, vậy thì Đảng hỗ trợ Phật giáo Việt Nam tiến theo hướng nào?

Bề ngoài, cũng còn có mặt đáng nói khác, đó là giáo dục. Trước hết, bao nhiêu cơ sở Trung học Bồ đề, và các Viện Đại học: một Vạn Hạnh, và một Phương Nam, của Phật giáo miền Nam, nay biến đi đâu mất? Nói là biến, vì hầu hết các tăng ni sinh, kể cả những vị đang học tại các trường cao cấp Phật học, không biết các cơ sở giáo dục này là cái gì, dạy những gì trong đó. Chính vì vậy mà họ chỉ biết Phật giáo Việt Nam tiến bộ vì chùa to Phật lớn.

Các tăng ni sinh này được đào tạo để làm gì? Không thấy họ được đưa về các địa phương để giảng pháp cho Phật tử. Cũng không có cơ sở văn hóa nào để họ phục vụ. Hầu hết, học xong, trở về chùa, làm nghề thầy cúng hoặc thầy bói. Tất nhiên cũng có nhiều thầy cô vẫn tìm cách mở các khóa học Phật pháp, nhưng cũng chỉ giới hạn trong một số tỉnh thành lớn, nhất là Thành phố HCM. Ngay như Huế, được xem là kinh đô của Phật giáo miền Nam, hầu như các thầy chỉ đi cúng và đăng đàn chẩn tế, hoặc lập đàn chay phá cửa địa ngục cho cô hồn đi chơi, chẳng có buổi giảng kinh nào đáng kể. Còn cái trường gọi là cao cấp Phật học, hay Học viện Phật giáo Hồng Đức, sau khi Hòa thượng Thiện Siêu tịch rồi, không còn thầy cô nào đủ sức dịch cho xuôi một trang luận Câu-xá, thì lấy chữ đâu mà giảng dạy kinh luận cho tăng ni sinh trình độ cao đẳng, đại học?

Nhìn chung, Phật giáo chỉ đang phục vụ nhiều nhất cho người giàu. Còn quần chúng tại các vùng sâu xa, vì họ thiếu phước, kiếp trước ít tu, nên nay chẳng mấy khi được nghe các thầy cô thuyết pháp. Còn lập đàn chẩn tế và phá cửa địa ngục cho ông bà cha mẹ siêu thăng, đốt vàng mã thật nhiều cho ông bà có tiền tiêu và có xe hơi nhà lầu, dưới âm phủ, thì họ không đủ tiền.

Tóm lại, nếu nói Phật giáo Việt Nam hiện tại chẳng có tiến bộ gì thì không đúng. Vì cơ sở chúng ta hiện nay đồ sộ hơn trước, kể cả miền Nam trước 1975 chứ không cần so sánh xa xôi lùi cho đến đời Lý như Hòa thượng Thích Thanh Tứ. Ngoài việc xây dựng chùa to Phật lớn, Phật giáo hiện tại đã đóng góp gì cho gia tài văn hóa, tư tưởng của dân tộc, ngoài sứ mệnh được giao phó là rao truyền chính sách sáng suốt của Đảng quang vinh? Còn chuyện tìm một vị trí của Phật giáo Việt Nam, dù chỉ khiêm tốn thôi, trong thế giới hiện đại, là điều mộng tưởng xa vời.

Gần đây, các trường Phật học tại Sài Gòn sợ tăng ni sinh nghe thêm những nguồn thông tin không phù hợp với sự tuyên truyền một chiều vừa độc quyền vừa độc đoán của Nhà nước, nên vừa cảnh cáo, vừa khuyên răn: hãy quên đi quá khứ mà lo chăm học cho hiện tại. Quên đi quá khứ hận thù, để sống trong tình cảm dân tộc bao dung, đó là điều cần phải học. Nhưng quên đi những thành tựu quá khứ gần nhất, chỉ cách đây chưa đầy 30 năm, để rồi so sánh sự tiến bộ của ta ngày nay với thời đại Hồng Bàng, hay với thời Lý như Hòa thượng Thanh Tứ, thế thì bản chất của nền giáo dục Phật học ấy là gì? Có phải các thầy muốn dạy tăng ni sinh quên đi những hy sinh gian khổ của Thầy Tổ đã tạo ra di sản ngày nay, do vậy họ sẽ nhận thức dễ dàng rằng những gì chúng ta đang thừa hưởng ngày nay là nhờ công ơn Đảng và Nhà nước?

Lời hăm của các thầy có giá trị “hàn mặc di luân” của những nhà giáo dục. Chính vì thế tôi cho phổ biến bài tham luận này, mà trước đó tôi cho là ý kiến cá nhân nên giới hạn người đọc. Bây giờ tôi vẫn xem đây chỉ là quan điểm cá nhân. Nhưng tôi cho phổ biến để các thầy có cơ sở kiểm chứng những thành tựu mà Nhà nước đã giúp Phật giáo Việt Nam. Tất nhiên, tôi nhận mọi trách nhiệm trước pháp luật, và trên hết, trước lương tâm của một con người còn tin tưởng giá trị làm người.

Già Lam 10-11- 2003,
.....
Nguồn: "Tuệ Sĩ Đạo sư – Thơ và phương trời mộng", tập 2, Nguyên Siêu; Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang, in lần thứ nhất; California - Hoa Kỳ 2006

(Copy từ trang của nhà báo Mạnh Kim).
Được gửi từ iPad của tôi

Tác giả bài viết: Tru Vũ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm26
  • Hôm nay12,608
  • Tháng hiện tại316,230
  • Tổng lượt truy cập35,962,575
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây