Chúng ta thường nghe nói: "Biết đủ thì thường vui! Tham lam quá thì mất mạng". Là "cậu út vàng" của nhóm nhạc nam nổi tiếng toàn cầu, là ông chủ của những chuỗi cửa hàng kinh doanh thành công, cả danh tiếng và tiền bạc Seungri chẳng hề thua kém ai, so ra anh còn nổi bật hơn vô số bạn bè đồng trang lứa. Và nếu như anh biết mãn nguyện với những điều đó, anh biết điểm dừng, điểm ĐỦ của mình ở đâu thì anh đã không phải đối mặt với vành móng ngựa, với sự ê chề như lúc này.
Có thể nói, nhược điểm lớn nhất của nhân tính là lòng tham không đáy, vĩnh viễn không thấy đủ. Người không biết đủ thì luôn thấy thiếu thốn và sẽ không bao giờ thành công trong việc tìm kiếm hạnh phúc thật sự. Chỉ có người biết đâu là điểm dừng mới đời an yên, viên mãn,
Thế nên dù bạn đang bị trăm thứ cơm áo gạo tiền ghì lấy, thì vẫn phải thật tỉnh và chi xài tuổi trẻ của mình một cách hợp lý. Đừng phung phí sức khỏe đuổi theo tiền bạc, cũng đừng bán rẻ tuổi trẻ vào những thói vui chơi vô bổ. Cuộc đời giống như một cái bánh xe đầy đủ năm yếu tố: Trí Tuệ, Sức Khỏe, Tinh Thần, Tình Yêu và Tiền Bạc. Nếu thiếu 1 trong 5 yếu tố này cuộc đời bạn sẽ chông chênh và không thể tiến lên phía trước. Cân bằng 5 yếu tố này, vòng quay cuộc đời sẽ diễn ra đều đặn đó chính là chìa khóa dẫn vào cuộc sống đủ đầy, viên mãn.
Trí tuệ
Bận cần phải có đủ trí tuệ để đương đầu với phong ba, bão táp sẽ gặp phải xuyến suốt chuyến hành trình cuộc đời. Nếu bạn không có đủ trí tuệ, bạn sẽ rất dễ bị người khác dắt mũi lợi dụng, ngược lại, nếu bạn đủ thông tuệ trong cách đối nhân xử thế thì chuyến hành trình của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Hãy nuôi dưỡng trí tuệ của bạn. Hãy học hỏi mọi lúc mọi nơi, bất cứ khi nào có thể. Là liên tục cập nhật kiến thức, nghiên cứu mỗi ngày thông qua các mối quan hệ xã hội và đừng quên đọc sách. Đó là chìa khóa vạn năng mở ra lâu đài trí tuệ và tâm hồn của nhân loại.
Sức khỏe
Giao dịch ngu ngốc nhất trên đời chính là dùng sức khỏe để đổi lấy tiền bạc. Những thứ bạn bất chấp sức khỏe để theo đuổi đến một lúc nào đó đều trở nên vô nghĩa, khi sức khỏe kiệt cùng cũng là lúc cuộc sống của bạn đi đến hồi kết.
Học cách yêu thương bản thân và chăm sóc sức khỏe cho chính mình. Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh. Khỏe mạnh bạn sẽ thấy sảng khoái, hăng say làm việc và yêu đời. Sức khỏe dẻo dai giúp bạn đối mặt với mọi chướng ngại vật trong cuộc sống. Ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, khám sức khỏe định kỳ và tập thể dục. Đánh đổi sức khỏe bằng cách làm việc quần quật là bạn đang tàn nhẫn với chính mình.
Tinh thần
Bên cạnh thể lực thì trí lực cũng là một phần vô cùng quan trọng. Tâm có sáng thì trí mới minh và bạn mới đạt được tầm vóc lớn. Chính văn hoá và nền Phật giáo Ấn Độ đã thay đổi cách suy nghĩ, triết lý sống và truyền cảm hứng cho hai nhà tỷ phú lớn trên thế giới là Steve Jobs và Mark Zuckerberg. Hãy nuôi dưỡng đời sống tinh thần, đó là nguồn sức mạnh nội sinh hun đúc nên phẩm chất và lẽ sống cuộc đời bạn.
Tình Yêu
Tình yêu chính là động lực giúp chúng ta làm nên điều lớn lao. Đó không chỉ là tình yêu nam nữ. Tình yêu tôi muốn nói ở đây là tình yêu rộng lớn hơn: tình yêu giành cho gia đình, tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương đất nước.
Hãy không ngừng tìm kiếm cho mình những tình yêu như thế: một gia đình nhỏ, cha mẹ của bạn, vợ/chồng bạn, những đứa con của bạn. Hãy chăm sóc và dành thời gian bên cạnh họ. Bằng những thấu hiểu, chia sẻ và hi sinh. Tình yêu là động lực khiến bạn lao động miệt mài, tạo nguồn cảm hứng, khắc phục khó khăn để cuộc sống có ý nghĩa hơn.
Tiền bạc
Tiền bạc là thứ tốt đẹp, là 1 trong 5 yếu tố của bánh xe cuộc đời. Nó giúp bạn mua nhà, xe hơi, quần áo, thực phẩm và hầu hết những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tiền bạc là nô lệ tốt nhưng là ông chủ tồi. Một khi bạn chấp nhận làm nô lệ cho nó, sẵn sàng đánh đổi thời gian, sức khỏe, tình yêu và giá trị sống bạn sẽ hoàn toàn thất bại.
Hãy chăm chỉ làm việc và xây dựng mục tiêu cho mình ngay từ bây giờ để đạt được "tự do tài chính". Bạn được tự do khi tiền bạc không còn là yếu tố thống trị đến quyết định của bạn nữa. Tự do tài chính không đồng nghĩa với giàu có. Bao nhiêu là "đủ" tùy vào mỗi người.
Có sự sống chính là có tham muốn, nhưng tham muốn nhiều hay ít là tùy theo bản lĩnh của mỗi người mà thôi. Cho nên sống - hãy biết thế nào là đủ, là tốt nhất cho bản thân mình!
Có thể nghe hơi vô nghĩa và ngược đời khi nói rằng những điều xấu xa và tăm tối trong bạn thực ra lại là những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, đây không chỉ là một cảm giác tốt tầm thường; mà nó là sự thật. Những điều khiến chúng ta khổ sở nhất lại là khởi nguồn của những gì tốt đẹp điều khiển cuộc đời ta.
Vì lẽ quá trình này không phải là tâm điểm của những liệu pháp chăm sóc sức khoẻ và tinh thần hiện đại, nên việc chấp nhận những vết thương trở nên khó khăn và vô vọng. Rất ít người học được cách đối diện với nỗi đau của mình, kiềm chế cảm xúc, lắng nghe chúng và vượt qua một cách mạnh mẽ.
Trong thế giới ngày nay, điều đó là không thể tránh khỏi, người ta có xu hướng kìm nén và ép buộc bản thân vào những trạng thái tích cực giả tạo. Rõ ràng, những cảm xúc “tiêu cực” đã nổi lên như bong bóng xà phòng mà ta chẳng thể ngăn cản nữa. Bạn thấy sự phẫn nộ và đau đớn tràn lan xã hội và chính trị, trong các trường học, bạo lực xảy ra thường xuyên và trên các bản tin mỗi ngày.
Theo ScienceDaily, “Có khoảng 121 triệu người trên thế giới bị ảnh hưởng bởi trầm cảm và 850,000 người tự tử mỗi năm.” Chẳng có gì lạ khi nhiều người đến vậy lại mắc kẹt trong sự thờ ơ, bi quan và rối trí. Cuộc sống đang thách thức con người, và bước đầu tiên cần thiết nhất là chúng ta phải thừa nhận là mình đang đau đớn. Nghe có vẻ đơn giản nhưng rất nhiều người lại chọn cách chống lại các triệu chứng thay vì chấp nhận để thấu hiểu chúng.
Trên mạng xã hội, tôi thấy nhiều hashtag thể hiện tư tưởng chống lại nỗi đau như #chiến đấu với trầm cảm hay #chống lại lo âu. Cũng dễ hiểu nếu bạn muốn chống lại những nỗi đau mà bạn đang cảm thấy, nhưng những rối loạn tâm thần không phải là thứ mà bạn nên chống lại hay chinh phục. Thay vì chiến đấu, bạn nên là lắng nghe và tôn trọng chúng.
Giống như cơ thể có trí thông minh bẩm sinh của nó, hệ thống cảm xúc cũng vậy. Bạn có muốn gây chiến với những cảm xúc đang cố gắng cảnh báo và chỉ dẫn mình giải quyết vấn đề? Vì thế, nếu bạn lựa chọn kháng cự lại, cũng đồng nghĩa vết thương của bạn sẽ chẳng bao giờ lành.
Năm 2008, tôi đã rời khỏi một mối quan hệ đau khổ, chuyển nhà, bắt đầu một công việc mới và hoàn thành cuốn sách đầu tiên của đời mình. Tôi đã trưởng thành theo nhiều cách, kiểm soát những chấn thương tâm lý và chữa lành nhiều phần trong tâm hồn mà tôi nghĩ mình chẳng bao giờ làm nổi. Lần đầu tiên trong đời, sự trưởng thành và tiến bộ lại rõ ràng đến vậy. Chẳng phải nheo mắt tôi cũng thấy được mình đã trở nên khôn ngoan hơn, mạnh mẽ hơn, có năng lực hơn trước rất nhiều.
Phải nói rõ là sự thay đổi hoàn toàn này không hề thú vị hay dễ dàng gì nhé. Nó không phải một cuộc chiến, cũng chẳng phải một câu chuyện hấp dẫn về sự thành công phổ biến thời nay. Hoàn cảnh đã đẩy tôi vào trạng thái gần như ngủ đông này, tôi dành phần lớn thời gian của mình để đọc, thiền, thư giãn, khóc và làm những gì tôi phải làm. Vấn đề là thế này: sự chữa lành thật sự không có vẻ “ngầu” cho lắm. Nó không phải một cuộc chiến hay một cuộc chinh phục, mà là một quá trình hết sức nhẹ nhàng, thiên về cảm giác nhiều hơn. Đây là lý do tại sao mà xã hội lại không đồng tình.
Sự chữa lành thật sự đòi hỏi chúng ta phải đi ngược lại số đông. Nó đòi hỏi chúng ta phải lúng túng, như việc ở nhà vào những tối thứ sáu, lên đường cho một chuyến đi kỳ lạ hay mua những thứ lạ lùng mà ta không thể giải thích rõ ràng với người khác. Sự chữa lành đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt và cam kết tuyệt đối với bản thân.
Đây cũng là lý do mà những phương pháp của tôi lại mất thời gian đến vậy. Trước năm 2018, tôi chưa sẵn sàng hứa hẹn điều gì với bản thân dù thế nào đi nữa. Tôi quá nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.
Bài học lớn nhất tôi học được là những tổn thương tâm lý không hẳn là bệnh hay sự rối loạn nào cả. Mà thật ra, những cảm xúc đó là những tín hiệu mà tôi đã bỏ qua, phán xét gay gắt và cố gắng loại bỏ. Chúng đứng về phía tôi, không phải chống lại tôi.
Những cảm xúc tiêu cực không phải là thứ mà bạn cần chiến đấu hay sửa chữa, chúng không hoạt động như hệ thống miễn dịch vẫn làm - cố gắng đẩy lùi sự lây nhiễm. Đây là hiểu nhầm lớn nhất trong thời đại chúng ta.
Nhiều người không bao giờ hồi phục khỏi những chấn thương tâm lý bởi vì họ nhầm lẫn các triệu chứng là nguyên nhân của vấn đề. Những triệu chứng đó là những cảm xúc tiêu cực của bạn, nhưng nguồn gốc vấn đề lại là thứ khác. Ví dụ, bạn có thể bị trầm cảm vì không được tự do thể hiện bản thân. Nhưng trên hết, có lẽ bạn đang có một nỗi sợ sâu xa nào đó rằng nếu làm vậy thì sẽ bị quở trách.
Thường có vài niềm tin tiêu cực và nỗi sợ như vậy trong tiềm thức chúng ta (hay là những phần tối), nhưng chúng ta chỉ có thể thấy được những dấu hiệu (trầm cảm, lo lắng, vân vân…). Tôi đã sống đời mình mà luôn cố gắng giải quyết những cảm xúc đó đến khi tôi học được một cách tiếp cận hiệu quả hơn là lắng nghe chúng.
Vậy làm cách nào chúng ta mới thật sự được chữa lành?
4. Chấp nhận quãng đường dài phải đi
Điều này mới đầu nghe có vẻ chán nản. Nhưng khi nhìn lại, tôi thấy rằng khoảng thời gian tưởng rằng “lãng phí” đó không hề lãng phí một chút nào, nhớ đó mà tôi đã tiến đến một cuộc sống tuyệt vời hơn! Tôi muốn, bằng một cách thần kỳ nào đó, đến được thời điểm mà tôi không còn gặp rắc rối về cảm xúc hay thể chất và mọi thứ đều tươi mới tốt đẹp. Nhưng thời gian này cũng khiến tôi cảm thấy bất mãn và đau đớn nhất.
Chấp nhận sẽ phải đi một quãng đường dài có nghĩa là bạn đã quyết định, dù có chuyện gì xảy ra, bạn cũng không từ bỏ chính mình. Bạn sẽ không cố nhảy cóc quá trình bằng những cách dễ dàng hơn. Bạn sẽ không cố tỏ ra là mình ổn hay mọi chuyện đều hoàn hảo.
Một khi đã làm được như lời hứa, bạn sẽ hồi phục nhanh hơn và quá trình cũng sẽ vui và dễ thở hơn.
Vì vậy nếu bạn đang cảm thấy bối rối, hãy dừng lại. Đừng chống lại hoàn cảnh của mình và hãy thử một cách tiếp cận khác. Nếu như những cảm xúc không phải kẻ thù của bạn thì sao? Nếu như chúng thật sự muốn giúp bạn tiến lên phía trước thì sao?
Nguồn: tinybuddha