Ông phú hộ kia có 2 người con rể.
Con rể cả tên Nho Thông là người thạo chữ nho.
Con rể thứ hai tên Chất Phác là một anh nông dân cần cù.
Một hôm muốn thử tài 2 con rể, phú hộ bèn bảo 2 người con rể
đi thăm ruộng với ông. Đi một đỗi gặp bầy vịt đương lội dưới ao,
ông chỉ bầy vịt rồi hỏi 2 người con rể :
- Tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước ?
Anh Nho Thông trả lời:
- Đa mao thiểu nhục tắc phù
(lông nhiều thịt ít thì nổi)
Còn anh Chất Phác thì vắn tắt:
- Tại trời sinh ra như vậy.
Ông phú hộ tỏ ý khen ngợi Nho Thông là người có kiến thức.
Chất Phác không được khen, vẻ mặt kém vui.
Lại đi một đỗi nữa thấy cặp ngỗng đang kêu lớn. Ông phú hộ
bèn hỏi: - Con ngỗng, tại sao tiếng kêu của nó lớn như vậy ?
Anh Nho Thông trả lời:
- Trường cảnh tắc đại thanh
(cổ dài thì tiếng kêu lớn)
Còn anh Chất Phác lại vắn tắt:
- Tại trời sinh ra như vậy.
Ông phú hộ lại gật gù:
- Thằng cả có lý
Chất Phác nghe khen như vậy mặt điềm nhiên.
Lại đi một đỗi nữa thấy một tảng đá lớn bị nứt ra làm hai.
Ông phú hộ lại hỏi:
- Tảng đá không ai đánh, tại sao lại nứt ra ?
Anh Nho Thông trả lời:
- Phi thiên đả tắc nhơn đả.
(không phải trời đánh thì người đánh)
Anh Chất Phác cũng lại vắn tắt:
- Tại trời sinh ra như vậy.
Lần này ông phú hộ lại nức nở khen Nho Thông trả lời rất thông tình đạt lý và chê Chất Phác kém hiểu biết.
Chất Phác khoan thai, chậm rãi trả lời:
- Này này, cái gì “Đa mao thiểu nhục tắc phù”, vậy chớ chiếc ghe có lông lá gì đâu mà cũng nổi trên mặt nước ? Cái gì “Phi thiên đả tắc nhơn đả”, vậy chớ vợ của tui có ai đánh đâu mà nó cũng luôn miệng la hét chí chóe tối ngày?
BÌNH :
Trong kinh Pháp Hoa có câu:
''Chư Pháp tùng bổn lai.
Thường tự tịch diệt tướng.''
(Các Pháp từ xưa nay, tướng thường tự vắng lặng)
- Mọi thứ chúng ta nghe chỉ là khái niệm, chưa phải là thực tại
- Mọi thứ chúng ta thấy ''nhuộm màu'' quan điểm cá nhân, chưa chắc là Sự Thật. Con người đặt tên cho sự sự vật vật rồi gây phức tạp vấn đề, chứ các Pháp xưa chừ tự chúng đâu có '' vỗ ngực xưng tên ''?
- Cái thấy của Thức vốn đa sự nên chìm trong thế giới khái niệm và sinh diệt, Cái nhìn của Trí vốn rỗng lặng nên sáng ngời nên bât biến giữa diệt sinh...
******
Sống với nụ cười
Những lúc thân tâm mệt mỏi
Thật khó khăn nở nụ cười
Nhưng nếu nhoẻn môi cười được
Hoa lòng khô héo dần tươi!
Những lúc đời bạc như vôi
Bao thiệt thòi ta gánh chịu
Ngay đó, nếu biết mỉm cười
Xả buông tâm hồn nặng trĩu..
Cuộc đời ghét ghanh, đàm tiếu..
Đừng sống trong miệng người ta!
Nhẹ nhàng mỉm cười không nói
Ngày tháng chi rồi cũng qua!
- Ai sống lỗi lầm với ta
Mỉm cười, lòng thêm độ lượng
Biết đây là cõi ta bà
Con người ưng gây nghiệp chướng!
Những lúc khổ đau, vất vưởng..
Cứ lạc quan một nụ cười.
Khi sống tốt theo điều thiện
Trời không tuyệt lộ con người!
- Hãy để tình thương lên ngôi
Ngày thêm nồng nàn nghĩa sống
Hồn như biển rộng bên đời
Nụ cười dưỡng nuôi hy vọng.
- Vẫn nghèo, nếu làm tổng thống
Mà luôn túng thiếu nụ cười.
Khổ đau kia là một chuyện
Ai cấm lòng mình vắng vui ?
Nụ cười điểm tô hạnh phúc
- Hôm nay bạn đã cười chưa?
Hay chăng miệng cười Ca Diếp
Còn nguyên, dù đã bao mùa...
Như Nhiên-
ThichTanhTue
- Tại sao con vịt lại nổi được trên mặt nước ?
Anh Nho Thông trả lời:
- Đa mao thiểu nhục tắc phù
(lông nhiều thịt ít thì nổi)
Còn anh Chất Phác thì vắn tắt:
- Tại trời sinh ra như vậy.
Ông phú hộ tỏ ý khen ngợi Nho Thông là người có kiến thức.
Chất Phác không được khen, vẻ mặt kém vui.
Lại đi một đỗi nữa thấy cặp ngỗng đang kêu lớn. Ông phú hộ
bèn hỏi: - Con ngỗng, tại sao tiếng kêu của nó lớn như vậy ?
Anh Nho Thông trả lời:
- Trường cảnh tắc đại thanh
(cổ dài thì tiếng kêu lớn)
Còn anh Chất Phác lại vắn tắt:
- Tại trời sinh ra như vậy.
Ông phú hộ lại gật gù:
- Thằng cả có lý
Chất Phác nghe khen như vậy mặt điềm nhiên.
Lại đi một đỗi nữa thấy một tảng đá lớn bị nứt ra làm hai.
Ông phú hộ lại hỏi:
- Tảng đá không ai đánh, tại sao lại nứt ra ?
Anh Nho Thông trả lời:
- Phi thiên đả tắc nhơn đả.
(không phải trời đánh thì người đánh)
Anh Chất Phác cũng lại vắn tắt:
- Tại trời sinh ra như vậy.
Lần này ông phú hộ lại nức nở khen Nho Thông trả lời rất thông tình đạt lý và chê Chất Phác kém hiểu biết.
Chất Phác khoan thai, chậm rãi trả lời:
- Này này, cái gì “Đa mao thiểu nhục tắc phù”, vậy chớ chiếc ghe có lông lá gì đâu mà cũng nổi trên mặt nước ? Cái gì “Phi thiên đả tắc nhơn đả”, vậy chớ vợ của tui có ai đánh đâu mà nó cũng luôn miệng la hét chí chóe tối ngày?
BÌNH :
Trong kinh Pháp Hoa có câu:
''Chư Pháp tùng bổn lai.
Thường tự tịch diệt tướng.''
(Các Pháp từ xưa nay, tướng thường tự vắng lặng)
- Mọi thứ chúng ta nghe chỉ là khái niệm, chưa phải là thực tại
- Mọi thứ chúng ta thấy ''nhuộm màu'' quan điểm cá nhân, chưa chắc là Sự Thật. Con người đặt tên cho sự sự vật vật rồi gây phức tạp vấn đề, chứ các Pháp xưa chừ tự chúng đâu có '' vỗ ngực xưng tên ''?
- Cái thấy của Thức vốn đa sự nên chìm trong thế giới khái niệm và sinh diệt, Cái nhìn của Trí vốn rỗng lặng nên sáng ngời nên bât biến giữa diệt sinh...
******
Sống với nụ cười
Những lúc thân tâm mệt mỏi
Thật khó khăn nở nụ cười
Nhưng nếu nhoẻn môi cười được
Hoa lòng khô héo dần tươi!
Những lúc đời bạc như vôi
Bao thiệt thòi ta gánh chịu
Ngay đó, nếu biết mỉm cười
Xả buông tâm hồn nặng trĩu..
Cuộc đời ghét ghanh, đàm tiếu..
Đừng sống trong miệng người ta!
Nhẹ nhàng mỉm cười không nói
Ngày tháng chi rồi cũng qua!
- Ai sống lỗi lầm với ta
Mỉm cười, lòng thêm độ lượng
Biết đây là cõi ta bà
Con người ưng gây nghiệp chướng!
Những lúc khổ đau, vất vưởng..
Cứ lạc quan một nụ cười.
Khi sống tốt theo điều thiện
Trời không tuyệt lộ con người!
- Hãy để tình thương lên ngôi
Ngày thêm nồng nàn nghĩa sống
Hồn như biển rộng bên đời
Nụ cười dưỡng nuôi hy vọng.
- Vẫn nghèo, nếu làm tổng thống
Mà luôn túng thiếu nụ cười.
Khổ đau kia là một chuyện
Ai cấm lòng mình vắng vui ?
Nụ cười điểm tô hạnh phúc
- Hôm nay bạn đã cười chưa?
Hay chăng miệng cười Ca Diếp
Còn nguyên, dù đã bao mùa...
Tác giả bài viết: Như Nhiên- ThichTanhTue
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn