1/ Tôi là một người hướng nội điển hình.
Nhưng dạo gần đây, đồng nghiệp đều nói với tôi:
“Cậu thì hướng nội cái nỗi gì, có mà là hướng nội ưu tú, bọn tôi trước giờ quá xem nhẹ cậu rồi, hóa ra cậu chính là kiểu giỏi ngầm.”
Tôi chỉ cười mỉm đáp lại. Thực ra trên thế giới này làm gì có cái gì gọi là giỏi ngầm, chỉ là người hướng nội bản tính của họ là vậy, quen làm việc một cách thầm lặng, không thích thể hiện ra bên ngoài, chỉ có điều lúc bộc lộ ra lại thường làm người khác cảm thấy kinh ngạc.
Nhưng đây hoàn toàn không phải do họ cố ý, chỉ là mọi người trước giờ đều hiểu lầm người hướng nội, có cái nhìn phiến diện với người hướng nội.
Lúc mới vào công ty, tôi là người không thích nói chuyện ở trong văn phòng, bình thường cũng chỉ thích làm việc 1 mình, không hay đùa giỡn, nói chuyện trong văn phòng.
Vì vậy mà bị lãnh đạo và đồng nghiệp gắn cho cái mác “hướng nội”, cho rằng tôi không đủ tích cực, năng lực giao tiếp kém, lúc mới vào công ty 1 tháng, tôi hầu như không được ai công nhận.
Thực ra, tôi từ bé đến lớn đã quen với cảm giác lạc lõng trong chỗ đông người.
Lúc còn nhỏ, cũng vì tính cách như này mà tôi rất tự ti, không thích những nơi đông người, cũng đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thể hiện bản thân.
Khi lên đại học, có bạn nói với tôi: “Cậu làm người khác cảm thấy rất xa cách”
Tôi cũng đã từng cố gắng thay đổi tính cách này của mình bằng cách quan sát, học hỏi những người hướng ngoại. Nhưng sự thay đổi này khiến tôi cảm thấy miễn cưỡng, không thoải mái.
Sau đó, tôi bắt đầu thói quen ngồi đọc sách trong thư viện, đắm chìm trong thế giới của những cuốn sách.
Dần dần vì đọc nhiều sách lại không ngừng tập sáng tác, viết lách, nhiều bài viết của tôi được đăng lên báo trường, các bạn học bắt đầu nhìn tôi bằng ánh mắt khác, thì ra bên cạnh luôn tồn tại một “tài nữ” mà họ chưa phát hiện ra.
Tôi cũng vì vậy mà bắt đầu tham gia các hoạt động chia sẻ về quá trình viết lách, hay tham gia dẫn chương trình cho các hoạt động trong khoa và trong trường.
Tôi phát hiện ra, tôi chỉ là không thích giao tiếp chứ không phải sợ nói trước mọi người, chỉ cần tôi sẵn sàng, mọi người đều có thể nhìn ra được điểm mạnh của tôi.
2/ Carl Gustav Jung, một nhà tâm lý học người Thụy Sỹ, trong cuốn sách “Psychological Types” (Tạm dịch: “Các loại hình tâm lý học”) của mình có chỉ ra 2 khái niệm hướng ngoại (Extrovert) và hướng nội (Introvert).
Sự khác biệt của chúng nằm ở hướng của năng lượng tâm lý, đối với người hướng nội, năng lượng của họ có xu hướng hướng vào bên trong, vì vậy họ thích ở trong thế giới nội tâm của mình, thích sự yên tĩnh, thích ở một mình tự suy ngẫm.
Vì vậy, hướng nội hay hướng ngoại chẳng qua chỉ đai diện cho những trạng thái tâm lý khác nhau của con người, không hề có phân biệt tốt hay xấu.
Chỉ vì cái nhìn có phần phiến diện mà hầu hết mọi người đều xem “hướng nội” là khuyết điểm, dường như trong mắt mọi người, hình tượng của những người hướng nội đều là:
Trầm lặng ít nói, không thích đám đông, nhạt nhẽo, bi quan, tiêu cực, giống như trời sinh ra đã là một kẻ thua cuộc.
Thực ra, những quan niệm này hoàn toàn sai lầm, người hướng nội đã bị mọi người hiểu lầm quá lâu rồi.
Nhìn lại bản thân mình, tôi phát hiện:
Tôi nhạy bén và cẩn thận, thường có thể phát hiện ra những điểm mà người khác hay bỏ qua, giỏi khám phá và tỉ mỉ, khả năng quan sát tốt, giỏi nhìn mặt đoán tâm trạng, giỏi thể hiện sự đồng cảm với người khác.
Tôi thích đọc sách, viết lách, nấu ăn, chụp ảnh và có thể làm khá tốt, sức chịu đựng tốt, kiên trì, yên tĩnh, có một nội tâm phong phú.
Chỉ có bằng cách nhận ra bản chất của mình, người hướng nội mới có thể có cái nhìn khách quan hơn với tính cách của mình, mới có thể phát huy điểm mạnh và tránh những điểm còn thiếu xót.
Người hướng nội không cần phải ngưỡng mộ người hướng ngoại, điều họ cần làm là phát huy sở trường của mình, thể hiện cho mọi người thấy đặc điểm của riêng mình.
Cũng giống như bản thân tôi, sau khi đi làm, khả năng viết lách của tôi dần dần được phát huy, những chuyện liên quan đến việc viết lách của bộ phận đều do tôi làm. Khả năng nói của tôi cũng dần dần trở nên tốt hơn, những buổi tiệc cuối năm của công ty đều do tôi làm MC. Cả công ty đều biết phòng tài vụ có một “tài nữ” rất giỏi chuyện viết lách.
Một người hướng nội như tôi, có thể âm thầm làm tốt một việc nào đó nhưng cũng hoàn toàn có thể đem lại cho mọi người một ấn tượng vô cùng đáng tin cậy.
Mặc dù tôi vẫn là không thích mấy chuyện giao tiếp xã hội, nhưng mỗi lần có hoạt động tập thể, tôi đều rất tích cực thể hiện, chủ động bắt chuyện với mọi người, nắm bắt mỗi một cơ hội thể hiện bản thân.
Họa sỹ, đạo diễn Stallone có nói: “Con người khi theo đuổi lý tưởng sẽ rơi vào sự cô đơn”
Người hướng nội có thể sử dụng tốt lợi thế bẩm sinh của mình và nắm bắt cơ hội để thể hiện điều đó đồng thời tạo ra một thế giới rộng lớn của riêng họ.
3/ Người không hiểu Châu Tinh Trì sẽ thấy anh là suốt ngày pha trò, giả ngốc chọc khán giả cười, nhưng chẳng ai ngờ rằng, Châu Tinh Trì ngoài đời lại là một người không có chút hài hước nào, thậm chí còn là một người hướng nội.
Châu Tinh Trì từ nhỏ đã không thích nói nhiều, mẹ của Châu Tinh Trì, bà Lăng Bảo Nhi nói rằng bà lúc trước từng hỏi con trai có muốn đi dạo phố cùng bà không, Châu Tinh Trì chỉ lắc lắc đầu rồi sau đó ngồi bên cửa sổ ngắm đường phố suốt 2 tiếng đồng hồ.
Thời gian quay “Đại thoại Tây du”, đạo diễn Lưu Chấn Vỹ từng nói rằng Châu Tinh Trì muốn tìm ông để bàn về bộ phim, vì không dám nói chuyện trực tiếp với ông nên đã âm thầm nhét một tờ giấy dưới cửa phòng khách sạn mà ông ở.
Với một tính cách hướng nội như vậy, chẳng ai có thể ngờ Châu Tinh Trì lại trở thành “vua hài” như ngày hôm nay.
Châu Tinh Trì chính là một người tuyệt vời như vậy! Vì tính cách hướng nội nên không dễ gì bị ảnh hưởng bới những lời đàm tiếu bên ngoài. Dù mọi người có công kích, tấn công, Châu Tinh Trì luôn lựa chọn không phản ứng lại, chỉ chuyên tâm với công việc diễn xuất và đạo diễn của mình.
Vì vậy có thể nói, chính một tính cách hướng nội như vậy đã tạo nên một Châu Tinh Trì như ngày hôm nay.
Những người hướng nội, lời nói ở trong lòng không ít hơn bạn, chỉ có điều họ không thích nói nhiều mà ngược lại thích suy ngẫm nhiều hơn.
Audrey Hepburn, biểu tượng của điện ảnh và thời trang nước Anh cũng là một người hướng nội. Bà từng nói:
“Tôi thích ở một mình, thích đi dạo, ngắm cây, ngắm hoa, ngắm bầu trời cùng chú cún của mình. Nếu cho tôi cơ hội được ở một mình từ tối thứ 7 đến sáng thứ 2, tôi nhất định sẽ rất vui.”
Audrey Hepburn trong thời gian diễn vai chính Holly Golightly trong bộ phim “Breakfast at Tiffany's” năm1961 từng tâm sự: “Tôi là một người hướng nội, vì vậy điều khó khăn nhất trong quá trình quay đó là phải diễn vai một người hướng ngoại.”
Nhưng bà không hề từ bỏ vai diễn này, mà ngược lại rất tích cực đi học hỏi. Bà dành rất nhiều thời gian nghiên cứu hình tượng nhân vật, tập đi tập lại đến bao giờ đạt đến độ hoàn hảo, không bỏ qua bất cứ một chi tiết nhỏ nhặt nào.
Vì tính cách hướng nội mà bà có thể nhẫn nại và quyết tâm mài dũa diễn xuất của mình như vậy, có thể thể hiện cảm xúc của nhân vật Hooly Golightly một cách phong phú và tinh tế đến như vậy.
Bộ phim đã giành được 2 giải Oscar và 1 giải thưởng David di Donatello của Ý.
Những kiểu người hướng nội trong lịch sử cũng không phải là ít: Napoleon, Einstein, Van Gogh, Picasso, Chaplin,Tolstoy, Seth, Hegel.
Hướng nội không phải là trở ngại cho thành công của một người, mà thay vào đó làm cho họ trở nên nhạy bén và chuyên tâm hơn.
4/ Nhà tâm lý học người mỹ gốc Hungary Mihaly Csikszentmihalyi đã thực hiện một nghiên cứu trong giai đoạn 1990-1995, đối tượng nghiên cứu là 91 người ưu tú thuộc các lĩnh vực nghệ thuật, khoa hoc, kinh tế và chính trị.
Nhiều người trong số họ có thể nói là “ở rìa của xã hội” vào thời niên thiếu.
Bởi lẽ các lĩnh vực mà họ quan tâm là “không thể tin được” đối với các bạn bè của họ, nhưng chính nhờ điều đó, họ có thêm nhiều thời gian hơn để làm những việc mà họ quan tâm.
Madeleine L'Engle, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “A Wrinkle in Time” nói rằng nếu như lúc nhỏ không dành nhiều thời gian ra để đọc sách và ngẫm nghĩ thì giờ bà đã không thể trở thành một nhà tư tưởng táo bạo như vậy.
Ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy sự cô đơn và im lặng có một sức mạnh giúp ta có thể bỏ ngoài tai mọi đàm tiếu và cám dỗ, chuyên tâm cho một việc.
Vì vậy, “dồn hết tâm trí luyện tập”, chuyện này rất dễ thấy ở người hướng nội.
Khi bạn sống đúng với chính mình thì những ưu điểm của bạn cũng sẽ dần dần được bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta cần làm là vui vẻ với sự cô đơn trước khi những điều đó xảy ra, còn ai có thể hơn được người hướng nội trong khoản chịu đựng sự cô đơn?
Mahatma Gandhi từng nói: “Bạn có thể thay đổi thế giới một cách im lặng.”
Người hướng nội chỉ là những người đang dùng phương thức yên lặng để sống với bản thân, để giao tiếp với thế giới này.
Tôi hy vọng rằng mọi người hướng nội đều có thể có được nhiều năng lượng hơn từ sự im lặng, sẵn sàng để phát huy, và bạn hoàn toàn có thể tỏa sáng với tính cách của mình.
Tác giả: 丽丽赫本
Nguồn: sohu
Người dịch: Regina
Thực ra, tôi từ bé đến lớn đã quen với cảm giác lạc lõng trong chỗ đông người.
Lúc còn nhỏ, cũng vì tính cách như này mà tôi rất tự ti, không thích những nơi đông người, cũng đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội thể hiện bản thân.
Khi lên đại học, có bạn nói với tôi: “Cậu làm người khác cảm thấy rất xa cách”
Tôi cũng đã từng cố gắng thay đổi tính cách này của mình bằng cách quan sát, học hỏi những người hướng ngoại. Nhưng sự thay đổi này khiến tôi cảm thấy miễn cưỡng, không thoải mái.
Sau đó, tôi bắt đầu thói quen ngồi đọc sách trong thư viện, đắm chìm trong thế giới của những cuốn sách.
Dần dần vì đọc nhiều sách lại không ngừng tập sáng tác, viết lách, nhiều bài viết của tôi được đăng lên báo trường, các bạn học bắt đầu nhìn tôi bằng ánh mắt khác, thì ra bên cạnh luôn tồn tại một “tài nữ” mà họ chưa phát hiện ra.
Tôi cũng vì vậy mà bắt đầu tham gia các hoạt động chia sẻ về quá trình viết lách, hay tham gia dẫn chương trình cho các hoạt động trong khoa và trong trường.
Tôi phát hiện ra, tôi chỉ là không thích giao tiếp chứ không phải sợ nói trước mọi người, chỉ cần tôi sẵn sàng, mọi người đều có thể nhìn ra được điểm mạnh của tôi.
2/ Carl Gustav Jung, một nhà tâm lý học người Thụy Sỹ, trong cuốn sách “Psychological Types” (Tạm dịch: “Các loại hình tâm lý học”) của mình có chỉ ra 2 khái niệm hướng ngoại (Extrovert) và hướng nội (Introvert).
Sự khác biệt của chúng nằm ở hướng của năng lượng tâm lý, đối với người hướng nội, năng lượng của họ có xu hướng hướng vào bên trong, vì vậy họ thích ở trong thế giới nội tâm của mình, thích sự yên tĩnh, thích ở một mình tự suy ngẫm.
Vì vậy, hướng nội hay hướng ngoại chẳng qua chỉ đai diện cho những trạng thái tâm lý khác nhau của con người, không hề có phân biệt tốt hay xấu.
Chỉ vì cái nhìn có phần phiến diện mà hầu hết mọi người đều xem “hướng nội” là khuyết điểm, dường như trong mắt mọi người, hình tượng của những người hướng nội đều là:
Trầm lặng ít nói, không thích đám đông, nhạt nhẽo, bi quan, tiêu cực, giống như trời sinh ra đã là một kẻ thua cuộc.
Thực ra, những quan niệm này hoàn toàn sai lầm, người hướng nội đã bị mọi người hiểu lầm quá lâu rồi.
Nhìn lại bản thân mình, tôi phát hiện:
Tôi nhạy bén và cẩn thận, thường có thể phát hiện ra những điểm mà người khác hay bỏ qua, giỏi khám phá và tỉ mỉ, khả năng quan sát tốt, giỏi nhìn mặt đoán tâm trạng, giỏi thể hiện sự đồng cảm với người khác.
Tôi thích đọc sách, viết lách, nấu ăn, chụp ảnh và có thể làm khá tốt, sức chịu đựng tốt, kiên trì, yên tĩnh, có một nội tâm phong phú.
Chỉ có bằng cách nhận ra bản chất của mình, người hướng nội mới có thể có cái nhìn khách quan hơn với tính cách của mình, mới có thể phát huy điểm mạnh và tránh những điểm còn thiếu xót.
Người hướng nội không cần phải ngưỡng mộ người hướng ngoại, điều họ cần làm là phát huy sở trường của mình, thể hiện cho mọi người thấy đặc điểm của riêng mình.
Cũng giống như bản thân tôi, sau khi đi làm, khả năng viết lách của tôi dần dần được phát huy, những chuyện liên quan đến việc viết lách của bộ phận đều do tôi làm. Khả năng nói của tôi cũng dần dần trở nên tốt hơn, những buổi tiệc cuối năm của công ty đều do tôi làm MC. Cả công ty đều biết phòng tài vụ có một “tài nữ” rất giỏi chuyện viết lách.
Một người hướng nội như tôi, có thể âm thầm làm tốt một việc nào đó nhưng cũng hoàn toàn có thể đem lại cho mọi người một ấn tượng vô cùng đáng tin cậy.
Mặc dù tôi vẫn là không thích mấy chuyện giao tiếp xã hội, nhưng mỗi lần có hoạt động tập thể, tôi đều rất tích cực thể hiện, chủ động bắt chuyện với mọi người, nắm bắt mỗi một cơ hội thể hiện bản thân.
Họa sỹ, đạo diễn Stallone có nói: “Con người khi theo đuổi lý tưởng sẽ rơi vào sự cô đơn”
Người hướng nội có thể sử dụng tốt lợi thế bẩm sinh của mình và nắm bắt cơ hội để thể hiện điều đó đồng thời tạo ra một thế giới rộng lớn của riêng họ.
3/ Người không hiểu Châu Tinh Trì sẽ thấy anh là suốt ngày pha trò, giả ngốc chọc khán giả cười, nhưng chẳng ai ngờ rằng, Châu Tinh Trì ngoài đời lại là một người không có chút hài hước nào, thậm chí còn là một người hướng nội.
Châu Tinh Trì từ nhỏ đã không thích nói nhiều, mẹ của Châu Tinh Trì, bà Lăng Bảo Nhi nói rằng bà lúc trước từng hỏi con trai có muốn đi dạo phố cùng bà không, Châu Tinh Trì chỉ lắc lắc đầu rồi sau đó ngồi bên cửa sổ ngắm đường phố suốt 2 tiếng đồng hồ.
Thời gian quay “Đại thoại Tây du”, đạo diễn Lưu Chấn Vỹ từng nói rằng Châu Tinh Trì muốn tìm ông để bàn về bộ phim, vì không dám nói chuyện trực tiếp với ông nên đã âm thầm nhét một tờ giấy dưới cửa phòng khách sạn mà ông ở.
Với một tính cách hướng nội như vậy, chẳng ai có thể ngờ Châu Tinh Trì lại trở thành “vua hài” như ngày hôm nay.
Châu Tinh Trì chính là một người tuyệt vời như vậy! Vì tính cách hướng nội nên không dễ gì bị ảnh hưởng bới những lời đàm tiếu bên ngoài. Dù mọi người có công kích, tấn công, Châu Tinh Trì luôn lựa chọn không phản ứng lại, chỉ chuyên tâm với công việc diễn xuất và đạo diễn của mình.
Vì vậy có thể nói, chính một tính cách hướng nội như vậy đã tạo nên một Châu Tinh Trì như ngày hôm nay.
Những người hướng nội, lời nói ở trong lòng không ít hơn bạn, chỉ có điều họ không thích nói nhiều mà ngược lại thích suy ngẫm nhiều hơn.
Audrey Hepburn, biểu tượng của điện ảnh và thời trang nước Anh cũng là một người hướng nội. Bà từng nói:
“Tôi thích ở một mình, thích đi dạo, ngắm cây, ngắm hoa, ngắm bầu trời cùng chú cún của mình. Nếu cho tôi cơ hội được ở một mình từ tối thứ 7 đến sáng thứ 2, tôi nhất định sẽ rất vui.”
Audrey Hepburn trong thời gian diễn vai chính Holly Golightly trong bộ phim “Breakfast at Tiffany's” năm1961 từng tâm sự: “Tôi là một người hướng nội, vì vậy điều khó khăn nhất trong quá trình quay đó là phải diễn vai một người hướng ngoại.”
Nhưng bà không hề từ bỏ vai diễn này, mà ngược lại rất tích cực đi học hỏi. Bà dành rất nhiều thời gian nghiên cứu hình tượng nhân vật, tập đi tập lại đến bao giờ đạt đến độ hoàn hảo, không bỏ qua bất cứ một chi tiết nhỏ nhặt nào.
Vì tính cách hướng nội mà bà có thể nhẫn nại và quyết tâm mài dũa diễn xuất của mình như vậy, có thể thể hiện cảm xúc của nhân vật Hooly Golightly một cách phong phú và tinh tế đến như vậy.
Bộ phim đã giành được 2 giải Oscar và 1 giải thưởng David di Donatello của Ý.
Những kiểu người hướng nội trong lịch sử cũng không phải là ít: Napoleon, Einstein, Van Gogh, Picasso, Chaplin,Tolstoy, Seth, Hegel.
Hướng nội không phải là trở ngại cho thành công của một người, mà thay vào đó làm cho họ trở nên nhạy bén và chuyên tâm hơn.
4/ Nhà tâm lý học người mỹ gốc Hungary Mihaly Csikszentmihalyi đã thực hiện một nghiên cứu trong giai đoạn 1990-1995, đối tượng nghiên cứu là 91 người ưu tú thuộc các lĩnh vực nghệ thuật, khoa hoc, kinh tế và chính trị.
Nhiều người trong số họ có thể nói là “ở rìa của xã hội” vào thời niên thiếu.
Bởi lẽ các lĩnh vực mà họ quan tâm là “không thể tin được” đối với các bạn bè của họ, nhưng chính nhờ điều đó, họ có thêm nhiều thời gian hơn để làm những việc mà họ quan tâm.
Madeleine L'Engle, tác giả của tiểu thuyết nổi tiếng “A Wrinkle in Time” nói rằng nếu như lúc nhỏ không dành nhiều thời gian ra để đọc sách và ngẫm nghĩ thì giờ bà đã không thể trở thành một nhà tư tưởng táo bạo như vậy.
Ngày càng có nhiều minh chứng cho thấy sự cô đơn và im lặng có một sức mạnh giúp ta có thể bỏ ngoài tai mọi đàm tiếu và cám dỗ, chuyên tâm cho một việc.
Vì vậy, “dồn hết tâm trí luyện tập”, chuyện này rất dễ thấy ở người hướng nội.
Khi bạn sống đúng với chính mình thì những ưu điểm của bạn cũng sẽ dần dần được bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta cần làm là vui vẻ với sự cô đơn trước khi những điều đó xảy ra, còn ai có thể hơn được người hướng nội trong khoản chịu đựng sự cô đơn?
Mahatma Gandhi từng nói: “Bạn có thể thay đổi thế giới một cách im lặng.”
Người hướng nội chỉ là những người đang dùng phương thức yên lặng để sống với bản thân, để giao tiếp với thế giới này.
Tôi hy vọng rằng mọi người hướng nội đều có thể có được nhiều năng lượng hơn từ sự im lặng, sẵn sàng để phát huy, và bạn hoàn toàn có thể tỏa sáng với tính cách của mình.
Tác giả bài viết: Tác giả: 丽丽赫本
Nguồn tin: Nguồn: sohu Người dịch: Regina
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn