Nhiều người cho rằng nếu họ học hành chăm chỉ và ra trường với tấm bằng loại giỏi thì họ chắc chắn sẽ tìm được một công việc tốt lương cao. Tuy nhiên, sự thật không phải như thế. Mặc dù có nhiều vị trí công việc đòi hỏi bạn phải có bằng cấp, nhưng nhà tuyển dụng ít khi xem xét điểm số trên tấm bằng của bạn. Khi bạn tốt nghiệp, điều quan trọng nhất chính là kiến thức và kỹ năng bạn có có đáp ứng yêu cầu mà công việc đặt ra hay không.
1. Họ hiểu rõ được những gì họ thực sự muốn sớm hơn người khác.
Những sinh viên trung bình thường không tham gia vào các buổi học không cần thiết.
Nếu bạn đang cố gắng để trở thành một kỹ thuật viên, rõ ràng là bạn không cần thiết phải viết hàng trăm bài tiểu luận phức tạp về văn hóa hay những trải nghiệm mùa hè của bạn. Những sinh viên này không tham gia hết tất cả các tiết học mà thay vào đó họ sẽ tập trung vào các môn học họ có năng khiếu, những môn học mà sẽ giúp ích cho họ trong công việc sau này.
Dù chưa hề tốt nghiệp đại học, nhưng Steve Jobs là một trong những doanh nhân, một nhà sáng chế nổi tiếng nhất thế giới trong ngành công nghiệp CTTT. Ông đạt được thành công đó vì ông đã biết tập trung vào những gì ông thích. Trong một bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường đại học Standford, Steve Jobs chia sẻ:“ Cách duy nhất để đạt được đến thành công tột bậc là yêu lấy những gì bạn đang làm.”
Khi đang theo học tại trường, những sinh viên này tham gia các bữa tiệc và thỉnh thoảng đến lớp với trạng thái không tỉnh táo. Tuy nhiên, đấy là họ đang hưởng thụ cuộc sống này. Những sinh viên chăm học, suốt ngày chỉ biết vùi đầu vào sách vở vì mong đạt được điểm cao. Vì thế, họ không bao giờ biết đến các buổi tiệc, không bao giờ tham gia các buổi đi chơi của lớp.
Nhà tỷ phú Bill Gates, chuyên gia máy tính hàng đầu thế giới là một trong những người thành công có điểm đại học không cao. Bill Gates là một người rất cởi mở và không giống những người khác, ông không bao giờ nhìn vào điểm số hay thậm chí là bằng đại học. Với ông, điều quan trọng nhất chính là có những ý tưởng sáng tạo. Một trong những câu nói nổi tiếng của ông là: “ Tôi luôn chọn người lười biếng cho một việc khó khăn. Bởi vì họ luôn biết tìm con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó.”
Yếu tố quan trọng mang đến thành công chính là tình yêu dành cho công việc. Khi bạn bước chân vào trường đại học, bạn đang còn trẻ và có thể bạn không hiểu được bạn thực sự cần điều gì.
Bạn cần thiết phải hiểu rằng bạn không bắt buộc phải làm theo những gì bạn đã làm khi bạn 18 tuổi hay những gì mà bố mẹ đã thực hiện cho bạn. Hãy nhìn vào tấm gương nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới, Elizabeth Holmes, người đang cách mạng hóa y học. Cô đã bỏ học Stanford, một trong những trường đại học danh giá nhất để theo đuổi đam mê của mình.
Thành công đòi hỏi tấm lòng lương thiện, sự kiên trì, niềm đam mê và quan trọng nhất là khả năng vượt qua những thất bại. Trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống, bạn sẽ phải trải qua những thăng trầm cho dù điểm số ở trường học của bạn có như thế nào. Những sinh viên trung bình hiểu được rằng họ cần phải đấu tranh từ việc vượt qua các kỳ kiểm tra và sau đó là kiếm được tiền. Như thế học mới có thể bắt đầu công việc kinh doanh riêng của họ.
Điểm số chỉ là những con số. Thành tích thực sự chính là trở thành một người thành công trong cuộc sống. Nếu bạn tốt nghiệp đại học với điểm số thấp, đừng cảm thấy thất vọng. Cuộc sống thực tế, những bài học thực tế sẽ bắt đầu khi bạn rời khỏi ghế nhà trường.
Tác giả bài viết: Simon Hòa
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn