ĐỪNG SỢ XƯNG TỘI ...! (ĐTC Francis)

Chủ nhật - 31/03/2019 10:13

ĐỪNG SỢ XƯNG TỘI ...! (ĐTC Francis)

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa Trưởng Thần Học và Giáo sư Phụng vụ của Đại Học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ) - Rôma.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Có buộc xưng tội trong Mùa Chay không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa Trưởng Thần Học và Giáo sư Phụng vụ của Đại Học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ) - Rôma.

Hỏi :  Mới đây con nghe nói rằng ai không xưng tội trong Mùa Chay Thánh thì mắc tội trọng ! Thưa Cha, điều này có đúng không ? (J. B.Ocala, Florida, Mỹ).
Đáp:  Câu trả lời nhanh cho câu hỏi này là không !  Tuy nhiên, câu trả lời nhanh nhưng không hề đơn giản, vì có một số điểm cần lưu ý.
Theo Giáo Luật :
Điều 987
Để hưởng nhờ phương dược cứu độ của Bí tích Sám Hối, người Kitô hữu phải được chuẩn bị thế nào để trở về với Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ các tội đã phạm và quyết tâm sửa mình.
Điều 988
§1. Sau khi đã xét mình kỹ lưỡng và ý thức được tội của mình, người Kitô hữu buộc phải xưng "các loại tội trọng"  và  "số lần tội trọng" đã phạm, sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội mà chưa được quyền tháo gỡ của Giáo Hội tha trực tiếp và Họ chưa xưng trong lần xưng tội riêng.
§2. Khuyên các Kitô hữu cũng xưng cả những tội nhẹ nữa  (CIS 901-902).
Điều 989
Mọi Tín hữu, sau khi đến tuổi khôn, buộc phải xưng các tội trọng của mình một cách trung thực, một Năm ít là một lần.  (CIS 906 ; CIO 719) (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Xưng Tội
Tuy nhiên, Giáo Luật cũng nói như sau về việc Rước Lễ :
Điều 920
§1. Sau khi đã Rước Lễ lần đầu, tất cả mọi Tín hữu buộc phải Rước Lễ mỗi Năm ít là một lần.
§2. Phải chu toàn Mệnh Lệnh này trong mùa Phục Sinh, trừ khi phải chu toàn vào một thời gian khác trong Năm vì một lý do chính đáng (CIS 859 ; CIS 860 ; CIO 708)” (Bản dịch, như trên).
Các Luật này bắt nguồn từ Hiến Chế 21 của Công đồng Latêranô Thứ IV năm 1215.  Tiếp theo :
Các Điều Răn của Giáo Hội
Điều 2041. Các Điều răn Giáo Hội nhằm nâng đỡ một Đời sống Luân lý gắn liền với đời sống Phụng vụ  và  được đời sống này nuôi dưỡng. Tính cách bó buộc của các Luật thiết định do các Mục tử ban hành này có mục đích bảo đảm cho các Tín hữu mức cần thiết phải có trong tinh thần Cầu nguyện, trong cố gắng sống hợp với luân lý, trong sự gia tăng lòng "mến Chúa yêu Người".
Điều 2042.  Ðiều răn Thứ nhất : (vào các Chúa Nhật và các ngày Lễ buộc), các Tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ và không làm những công việc nô dịch ! Buộc các Tín hữu Thánh hóa ngày mừng Chúa Phục Sinh, cũng như những Lễ phụng vụ chính để Tôn kính các Mầu nhiệm của Chúa, của Ðức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc, của các Thánh, trước hết bằng việc tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể, là Bí tích quy tụ Cộng đoàn. Tránh tất cả những công việc tự bản chất ngăn trở việc Thánh hóa những ngày ấy  (x. CIC, 1246-1248; CCEO 880, 3; 881).
Ðiều răn Thứ hai : Mọi Tín hữu buộc phải xưng tội trong một Năm ít là một lần, bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của Bí tích Thánh Tẩy  (x. CIC, 989, CCEO, 719).
Ðiều răn Thứ ba : Mọi Tín hữu buộc phải rước Mình Thánh Chúa ít là một lần trong Mùa Phục Sinh, bảo đảm mức tối thiểu trong việc rước Mình Máu Chúa Giêsu. Ðiều răn này phải được chu toàn vào Mùa Phục Sinh, vì Lễ Phục Sinh là nguồn gốc và là Trung tâm của Phụng vụ Ki-tô giáo  (x. CIC, 920, CCEO, 708-881).
Điều 2043. Ðiều răn Thứ tư : Vào những ngày sám hối do Hội Thánh ấn định, các Tín hữu buộc phải kiêng thịt và giữ chay, bảo đảm thời gian Tu luyện và sám hối để chuẩn bị tâm hồn mừng các ngày Lễ phụng vụ. Chay tịnh và hãm mình góp phần giúp chúng ta làm chủ được các bản năng và đạt tới tự do nội tâm  (x. CIC, 1246, CCEO, 881,1,4; 880,3).
Ðiều răn Thứ năm : Các Tín hữu buộc phải đóng góp cho các nhu cầu của Giáo Hội. Dạy các Tín hữu có bổn phận chu cấp cho những nhu cầu vật chất của Giáo Hội, tùy theo khả năng mỗi người  (x. CIC, 222; CCEO 25)” (Bản dịch, như trên).
Từ các Tài liệu này, chúng ta có thể suy luận rằng : Nghĩa vụ trước tiên là Rước Lễ ít nhất một Năm một lần, đặc biệt là trong Mùa Phục Sinh. Nghĩa vụ phải đi Xưng tội trước khi Rước Lễ là liên quan đến nghĩa vụ Rước Lễ vào Mùa Phục Sinh, để chắc chắn rằng người ấy ở trong tình trạng Ân sủng. Mặc dù đây là một suy luận theo Luận Lý Học từ quan điểm Thiêng liêng, nhưng phải nhận xét rằng :
Giáo luật Điều 920- 2 : Quy định Xưng tội mỗi Năm một lần và không nói về Mùa nào cả.
Bộ Giáo Luật hiện tại tạo điều kiện dễ dàng cho việc Xưng tội so với Bộ Giáo Luật cũ, chẳng hạn loại bỏ yêu cầu phải Xưng tội với chính Cha xứ của mình để chu toàn Nghĩa vụ.
Thời gian để hoàn thành Nghĩa vụ Mùa Phục Sinh, như đôi khi nó được gọi, có thể khác nhau giữa các Nước. Tại Mỹ, thời gian này là từ Chúa Nhật thứ I Mùa Chay đến hết ngày Lễ Chúa Ba Ngôi.  Ở các Nước khác, Mùa có thể bắt đầu từ ngày Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào ngày Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên.
Tất nhiên, Nghĩa vụ Mùa Phục Sinh là một yêu cầu tối thiểu để động viên mọi người nhận lãnh các Bí tích. Lý tưởng nhất là người Công Giáo Rước Lễ mỗi lần tham dự Thánh Lễ.  Người Công Giáo cũng nên đi Xưng tội bất cứ khi nào mình nhận thức đã phạm "tội trọng"  và việc Xưng tội thường xuyên là rất được khuyến khích, thậm chí nếu chỉ có tội nhẹ. Như Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta, Điều răn này nói : "Bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của Bí tích Thánh Tẩy".
Musical notes with a cross, abstract religious christian music or hymn symbol and concept. - Buy ....HSN
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

Có buộc xưng tội trong Mùa Chay không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa Trưởng Thần Học và Giáo sư Phụng vụ của Đại Học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ) - Rôma.

Hỏi :  Mới đây con nghe nói rằng ai không xưng tội trong Mùa Chay Thánh thì mắc tội trọng ! Thưa Cha, điều này có đúng không ? (J. B.Ocala, Florida, Mỹ).
Đáp:  Câu trả lời nhanh cho câu hỏi này là không !  Tuy nhiên, câu trả lời nhanh nhưng không hề đơn giản, vì có một số điểm cần lưu ý.
Theo Giáo Luật :
Điều 987
Để hưởng nhờ phương dược cứu độ của Bí tích Sám Hối, người Kitô hữu phải được chuẩn bị thế nào để trở về với Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ các tội đã phạm và quyết tâm sửa mình.
Điều 988
§1. Sau khi đã xét mình kỹ lưỡng và ý thức được tội của mình, người Kitô hữu buộc phải xưng "các loại tội trọng"  và  "số lần tội trọng" đã phạm, sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội mà chưa được quyền tháo gỡ của Giáo Hội tha trực tiếp và Họ chưa xưng trong lần xưng tội riêng.
§2. Khuyên các Kitô hữu cũng xưng cả những tội nhẹ nữa  (CIS 901-902).
Điều 989
Mọi Tín hữu, sau khi đến tuổi khôn, buộc phải xưng các tội trọng của mình một cách trung thực, một Năm ít là một lần.  (CIS 906 ; CIO 719) (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Xưng Tội
Tuy nhiên, Giáo Luật cũng nói như sau về việc Rước Lễ :
Điều 920
§1. Sau khi đã Rước Lễ lần đầu, tất cả mọi Tín hữu buộc phải Rước Lễ mỗi Năm ít là một lần.
§2. Phải chu toàn Mệnh Lệnh này trong mùa Phục Sinh, trừ khi phải chu toàn vào một thời gian khác trong Năm vì một lý do chính đáng (CIS 859 ; CIS 860 ; CIO 708)” (Bản dịch, như trên).
Các Luật này bắt nguồn từ Hiến Chế 21 của Công đồng Latêranô Thứ IV năm 1215.  Tiếp theo :
Các Điều Răn của Giáo Hội
Điều 2041. Các Điều răn Giáo Hội nhằm nâng đỡ một Đời sống Luân lý gắn liền với đời sống Phụng vụ  và  được đời sống này nuôi dưỡng. Tính cách bó buộc của các Luật thiết định do các Mục tử ban hành này có mục đích bảo đảm cho các Tín hữu mức cần thiết phải có trong tinh thần Cầu nguyện, trong cố gắng sống hợp với luân lý, trong sự gia tăng lòng "mến Chúa yêu Người".
Điều 2042.  Ðiều răn Thứ nhất : (vào các Chúa Nhật và các ngày Lễ buộc), các Tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ và không làm những công việc nô dịch ! Buộc các Tín hữu Thánh hóa ngày mừng Chúa Phục Sinh, cũng như những Lễ phụng vụ chính để Tôn kính các Mầu nhiệm của Chúa, của Ðức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc, của các Thánh, trước hết bằng việc tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể, là Bí tích quy tụ Cộng đoàn. Tránh tất cả những công việc tự bản chất ngăn trở việc Thánh hóa những ngày ấy  (x. CIC, 1246-1248; CCEO 880, 3; 881).
Ðiều răn Thứ hai : Mọi Tín hữu buộc phải xưng tội trong một Năm ít là một lần, bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của Bí tích Thánh Tẩy  (x. CIC, 989, CCEO, 719).
Ðiều răn Thứ ba : Mọi Tín hữu buộc phải rước Mình Thánh Chúa ít là một lần trong Mùa Phục Sinh, bảo đảm mức tối thiểu trong việc rước Mình Máu Chúa Giêsu. Ðiều răn này phải được chu toàn vào Mùa Phục Sinh, vì Lễ Phục Sinh là nguồn gốc và là Trung tâm của Phụng vụ Ki-tô giáo  (x. CIC, 920, CCEO, 708-881).
Điều 2043. Ðiều răn Thứ tư : Vào những ngày sám hối do Hội Thánh ấn định, các Tín hữu buộc phải kiêng thịt và giữ chay, bảo đảm thời gian Tu luyện và sám hối để chuẩn bị tâm hồn mừng các ngày Lễ phụng vụ. Chay tịnh và hãm mình góp phần giúp chúng ta làm chủ được các bản năng và đạt tới tự do nội tâm  (x. CIC, 1246, CCEO, 881,1,4; 880,3).
Ðiều răn Thứ năm : Các Tín hữu buộc phải đóng góp cho các nhu cầu của Giáo Hội. Dạy các Tín hữu có bổn phận chu cấp cho những nhu cầu vật chất của Giáo Hội, tùy theo khả năng mỗi người  (x. CIC, 222; CCEO 25)” (Bản dịch, như trên).
Từ các Tài liệu này, chúng ta có thể suy luận rằng : Nghĩa vụ trước tiên là Rước Lễ ít nhất một Năm một lần, đặc biệt là trong Mùa Phục Sinh. Nghĩa vụ phải đi Xưng tội trước khi Rước Lễ là liên quan đến nghĩa vụ Rước Lễ vào Mùa Phục Sinh, để chắc chắn rằng người ấy ở trong tình trạng Ân sủng. Mặc dù đây là một suy luận theo Luận Lý Học từ quan điểm Thiêng liêng, nhưng phải nhận xét rằng :
Giáo luật Điều 920- 2 : Quy định Xưng tội mỗi Năm một lần và không nói về Mùa nào cả.
Bộ Giáo Luật hiện tại tạo điều kiện dễ dàng cho việc Xưng tội so với Bộ Giáo Luật cũ, chẳng hạn loại bỏ yêu cầu phải Xưng tội với chính Cha xứ của mình để chu toàn Nghĩa vụ.
Thời gian để hoàn thành Nghĩa vụ Mùa Phục Sinh, như đôi khi nó được gọi, có thể khác nhau giữa các Nước. Tại Mỹ, thời gian này là từ Chúa Nhật thứ I Mùa Chay đến hết ngày Lễ Chúa Ba Ngôi.  Ở các Nước khác, Mùa có thể bắt đầu từ ngày Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào ngày Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên.
Tất nhiên, Nghĩa vụ Mùa Phục Sinh là một yêu cầu tối thiểu để động viên mọi người nhận lãnh các Bí tích. Lý tưởng nhất là người Công Giáo Rước Lễ mỗi lần tham dự Thánh Lễ.  Người Công Giáo cũng nên đi Xưng tội bất cứ khi nào mình nhận thức đã phạm "tội trọng"  và việc Xưng tội thường xuyên là rất được khuyến khích, thậm chí nếu chỉ có tội nhẹ. Như Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta, Điều răn này nói : "Bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của Bí tích Thánh Tẩy".
Musical notes with a cross, abstract religious christian music or hymn symbol and concept. - Buy ....HSN
 
 
Có buộc xưng tội trong Mùa Chay không?
 

Hỏi :  Mới đây con nghe nói rằng ai không xưng tội trong Mùa Chay Thánh thì mắc tội trọng ! Thưa Cha, điều này có đúng không ? (J. B.Ocala, Florida, Mỹ).
Đáp:  Câu trả lời nhanh cho câu hỏi này là không !  Tuy nhiên, câu trả lời nhanh nhưng không hề đơn giản, vì có một số điểm cần lưu ý.
Theo Giáo Luật :
Điều 987
Để hưởng nhờ phương dược cứu độ của Bí tích Sám Hối, người Kitô hữu phải được chuẩn bị thế nào để trở về với Thiên Chúa, bằng cách từ bỏ các tội đã phạm và quyết tâm sửa mình.
Điều 988
§1. Sau khi đã xét mình kỹ lưỡng và ý thức được tội của mình, người Kitô hữu buộc phải xưng "các loại tội trọng"  và  "số lần tội trọng" đã phạm, sau khi lãnh nhận Bí tích Rửa Tội mà chưa được quyền tháo gỡ của Giáo Hội tha trực tiếp và Họ chưa xưng trong lần xưng tội riêng.
§2. Khuyên các Kitô hữu cũng xưng cả những tội nhẹ nữa  (CIS 901-902).
Điều 989
Mọi Tín hữu, sau khi đến tuổi khôn, buộc phải xưng các tội trọng của mình một cách trung thực, một Năm ít là một lần.  (CIS 906 ; CIO 719) (Bản dịch Việt ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam).
Xưng Tội
Tuy nhiên, Giáo Luật cũng nói như sau về việc Rước Lễ :
Điều 920
§1. Sau khi đã Rước Lễ lần đầu, tất cả mọi Tín hữu buộc phải Rước Lễ mỗi Năm ít là một lần.
§2. Phải chu toàn Mệnh Lệnh này trong mùa Phục Sinh, trừ khi phải chu toàn vào một thời gian khác trong Năm vì một lý do chính đáng (CIS 859 ; CIS 860 ; CIO 708)” (Bản dịch, như trên).
Các Luật này bắt nguồn từ Hiến Chế 21 của Công đồng Latêranô Thứ IV năm 1215.  Tiếp theo :
Các Điều Răn của Giáo Hội
Điều 2041. Các Điều răn Giáo Hội nhằm nâng đỡ một Đời sống Luân lý gắn liền với đời sống Phụng vụ  và  được đời sống này nuôi dưỡng. Tính cách bó buộc của các Luật thiết định do các Mục tử ban hành này có mục đích bảo đảm cho các Tín hữu mức cần thiết phải có trong tinh thần Cầu nguyện, trong cố gắng sống hợp với luân lý, trong sự gia tăng lòng "mến Chúa yêu Người".
Điều 2042.  Ðiều răn Thứ nhất : (vào các Chúa Nhật và các ngày Lễ buộc), các Tín hữu buộc phải tham dự Thánh Lễ và không làm những công việc nô dịch ! Buộc các Tín hữu Thánh hóa ngày mừng Chúa Phục Sinh, cũng như những Lễ phụng vụ chính để Tôn kính các Mầu nhiệm của Chúa, của Ðức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc, của các Thánh, trước hết bằng việc tham dự cử hành Bí Tích Thánh Thể, là Bí tích quy tụ Cộng đoàn. Tránh tất cả những công việc tự bản chất ngăn trở việc Thánh hóa những ngày ấy  (x. CIC, 1246-1248; CCEO 880, 3; 881).
Ðiều răn Thứ hai : Mọi Tín hữu buộc phải xưng tội trong một Năm ít là một lần, bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của Bí tích Thánh Tẩy  (x. CIC, 989, CCEO, 719).
Ðiều răn Thứ ba : Mọi Tín hữu buộc phải rước Mình Thánh Chúa ít là một lần trong Mùa Phục Sinh, bảo đảm mức tối thiểu trong việc rước Mình Máu Chúa Giêsu. Ðiều răn này phải được chu toàn vào Mùa Phục Sinh, vì Lễ Phục Sinh là nguồn gốc và là Trung tâm của Phụng vụ Ki-tô giáo  (x. CIC, 920, CCEO, 708-881).
Điều 2043. Ðiều răn Thứ tư : Vào những ngày sám hối do Hội Thánh ấn định, các Tín hữu buộc phải kiêng thịt và giữ chay, bảo đảm thời gian Tu luyện và sám hối để chuẩn bị tâm hồn mừng các ngày Lễ phụng vụ. Chay tịnh và hãm mình góp phần giúp chúng ta làm chủ được các bản năng và đạt tới tự do nội tâm  (x. CIC, 1246, CCEO, 881,1,4; 880,3).
Ðiều răn Thứ năm : Các Tín hữu buộc phải đóng góp cho các nhu cầu của Giáo Hội. Dạy các Tín hữu có bổn phận chu cấp cho những nhu cầu vật chất của Giáo Hội, tùy theo khả năng mỗi người  (x. CIC, 222; CCEO 25)” (Bản dịch, như trên).
Từ các Tài liệu này, chúng ta có thể suy luận rằng : Nghĩa vụ trước tiên là Rước Lễ ít nhất một Năm một lần, đặc biệt là trong Mùa Phục Sinh. Nghĩa vụ phải đi Xưng tội trước khi Rước Lễ là liên quan đến nghĩa vụ Rước Lễ vào Mùa Phục Sinh, để chắc chắn rằng người ấy ở trong tình trạng Ân sủng. Mặc dù đây là một suy luận theo Luận Lý Học từ quan điểm Thiêng liêng, nhưng phải nhận xét rằng :
Giáo luật Điều 920- 2 : Quy định Xưng tội mỗi Năm một lần và không nói về Mùa nào cả.
Bộ Giáo Luật hiện tại tạo điều kiện dễ dàng cho việc Xưng tội so với Bộ Giáo Luật cũ, chẳng hạn loại bỏ yêu cầu phải Xưng tội với chính Cha xứ của mình để chu toàn Nghĩa vụ.
Thời gian để hoàn thành Nghĩa vụ Mùa Phục Sinh, như đôi khi nó được gọi, có thể khác nhau giữa các Nước. Tại Mỹ, thời gian này là từ Chúa Nhật thứ I Mùa Chay đến hết ngày Lễ Chúa Ba Ngôi.  Ở các Nước khác, Mùa có thể bắt đầu từ ngày Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc vào ngày Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên.
Tất nhiên, Nghĩa vụ Mùa Phục Sinh là một yêu cầu tối thiểu để động viên mọi người nhận lãnh các Bí tích. Lý tưởng nhất là người Công Giáo Rước Lễ mỗi lần tham dự Thánh Lễ.  Người Công Giáo cũng nên đi Xưng tội bất cứ khi nào mình nhận thức đã phạm "tội trọng"  và việc Xưng tội thường xuyên là rất được khuyến khích, thậm chí nếu chỉ có tội nhẹ. Như Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo nhắc nhở chúng ta, Điều răn này nói : "Bảo đảm việc chuẩn bị rước Thánh Thể bằng việc chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Hòa Giải, nối tiếp công việc hoán cải và tha thứ của Bí tích Thánh Tẩy".
Musical notes with a cross, abstract religious christian music or hymn symbol and concept. - Buy ....HSN
 
 

Tác giả bài viết: Đức Trần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập66
  • Hôm nay11,332
  • Tháng hiện tại151,464
  • Tổng lượt truy cập35,417,745
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây