Công năng đặc dị của mắt người: Nhìn xuyên thấu đồ vật và lục phủ ngũ tạng

Thứ hai - 13/12/2021 22:35
unnamed (1)
unnamed (1)

Vì sao một số người có khả năng nhìn xuyên thấu những đồ vật không trong suốt, ví như lục phủ ngũ tạng, thậm chí nhìn được cảnh tượng ở cự ly xa? Cho đến nay khoa học chưa hoàn toàn lý giải được tiềm năng ‘nhìn xuyên thấu’, nhưng đã có thể chứng thực sự tồn tại của nó thông qua thực nghiệm.

Những huyền thoại nhìn xuyên thấu trong lịch sử

Người sở hữu khả năng nhìn xuyên thấu nổi danh trong lịch sử là Thần y Biển Thước (thời Chiến quốc, Trung Quốc) và Thần y Hoa Đà (thời Tam quốc, Trung Quốc).

Theo Hán thư ngoại truyện, có lần Biển Thước dẫn năm người học trò đến nước Quắc (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) để làm thuốc, nghe nói Thái tử nước Quắc bị bệnh qua đời đột ngột, ông cảm thấy đáng ngờ, bèn xin được vào xem.

Quan sát một hồi, thấy cánh mũi người chết còn động đậy, hai chân còn ấm, Biển Thước chẩn đoán kỹ rồi kết luận: “Thế tử mắc chứng “thi quyết” (chết giả), có thể cứu sống được”. Ông bèn châm kim các huyệt chủ yếu, tiếp theo sai học trò Tử Minh làm ngải cứu, Cốc Tử đổ thuốc, Tử Dung xoa bóp không ngừng tay. Hồi lâu, quả nhiên “người chết “dần dần tỉnh lại. Biển Thước lại dùng thuốc dán dưới hai nách, bệnh nhân ngồi dậy được ngay.

Vua nước Quắc hết sức vui mừng, không tiếc lời khen ngợi. Người xem Biển Thước như thần tiên, cho rằng ông có thuật “cải tử hoàn sinh”. Biển Thước khiêm tốn giải thích: “Không phải tôi cứu sống người chết, mà người bệnh vốn chưa chết, tôi chỉ cứu người bệnh khỏi cơn hấp hối mà thôi”.

Biển Thước là một thầy thuốc trứ danh thời Chiến Quốc và được xem là một trong những danh y đầu tiên được ghi chép sớm nhất trong các thư tịch của lịch sử Trung Quốc (ảnh: Wikipedia).

Ngoài Biển Thước, danh y Hoa Đà thời Tam Quốc cũng được ghi nhận là người có “thiên nhãn”. Khi Tào Tháo đau đầu, ông cho người tìm Hoa Đà đến chữa.

Hoa Đà đã nhìn thấy khối u trong não Tào Tháo. Ông nói rằng cần phải mổ não rồi cạo sạch phong độc mới chữa được. Tào Tháo nghe vậy, tưởng rằng Hoa Đà muốn sát hại mình, bèn giam ông vào trong ngục.

Đến khi chứng đau đầu của Tào Tháo tái phát, ông cho người gọi Hoa Đà đến thì được tin thần y đã chết trong ngục tối. Sau này, Tào Tháo cũng qua đời vì căn bệnh đau đầu kinh niên của mình ở tuổi 66, để lại cơ nghiệp thống nhất thiên hạ còn dang dở. 

Cô bé Natalya nhìn xuyên thấu cơ thể người

Biển Thước và Hoa Đà là những nhân vật thuộc về lịch sử, có thể khiến con người hiện nay nửa tin nửa ngờ. Tuy nhiên, cả thế giới đều ngỡ ngàng với trường hợp của cô bé người Nga tên Natalya Nikolayevna Demkia, có thể nhìn xuyên tường, nhìn rõ nội tạng cơ thể người.

Trong nhiều thử nghiệm cho thấy, đôi mắt của Natalya có thể nhìn thấy nội tạng cơ thể người. Nhiều nhà khoa học và phóng viên báo The Sun đã kiểm chứng hiện tượng kỳ lạ này. Họ ví đôi mắt cô bé như máy chụp X quang.

Một thí nghiệm về khả năng nhìn thấu cơ thể người của cô bé Natalya.Một thí nghiệm về khả năng nhìn thấu cơ thể người của cô bé Natalya (ảnh chụp màn hình video https://youtu.be/fyWPueGUa3E).

Trong một cuộc thử nghiệm, Natalya đã nhìn thấy nội tạng cơ thể người, mặc cho người đó đứng cách cô một bức tường dày tới 20cm. Hiện nay, Natalya dùng khả năng này để chữa bệnh cứu người. Các nhà khoa học trên thế giới chưa có câu trả lời thoả đáng cho trường hợp của Natalya.

Chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt về công năng thấu thị

Công năng thấu thị (clairvoyance) chỉ khả năng nhìn một đồ vật bị che khuất hoặc được ngăn cách bằng một bức tường (“cách tường khán vật”). Thí nghiệm kinh điển trong lĩnh vực này chính là chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt.

Chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt.Chuỗi thí nghiệm Pearce-Pratt (ảnh sưu tầm).

Năm 1934, Tiến sĩ J.B. Rhine thuộc Đại học Duke ở Hoa Kỳ đã thiết kế 5 bộ thẻ được gọi là Thẻ Trắc nghiệm Siêu cảm (Extrasensory Testing Cards). Trên mỗi bộ thẻ là một hình vẽ đơn giản: hình tròn, hình vuông, hình chữ thập, hình sóng nước và hình ngôi sao.

Bằng việc sử dụng 5 bộ thẻ này, ông và cộng sự, Tiến sĩ J.G. Pratt, đã tiến hành một chuỗi thí nghiệm trên một học sinh, H. E. Pearce, Jr., người tuyên bố là có công năng thấu thị.

Các thí nghiệm được tiến hành 34 lần trong khoảng thời gian từ tháng 8 năm 1933 đến tháng 3 năm 1934. Năm loại thẻ (tổng cộng 25 thẻ) đã được sử dụng vào mỗi lần thí nghiệm. Người được thí nghiệm, Pearce, Jr., ngồi trong một căn phòng nhỏ tại thư viện Đại học Duke, trong khi cộng sự Pratt ngồi trước một chiếc bàn ở tòa nhà cách nơi mà ông có thể thấy Pearce từ 100-200 thước. Trước khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt trộn một cách ngẫu nhiên những tấm thẻ và đặt chúng ở phía bên phải chiếc bàn, với mặt thẻ có hình úp xuống. Một cuốn sách cũng được đặt ở giữa chiếc bàn.

Ngay khi thí nghiệm bắt đầu, Pratt chọn một tấm thẻ bằng tay phải và đặt nó lên cuốn sách với mặt có hình úp xuống. Cùng lúc đó, Pearce cố gắng đoán xem hình trên chiếc thẻ là gì. Một phút sau, Pratt dùng tay trái để chuyển chiếc thẻ từ cuốn sách sang phía bên trái của chiếc bàn với mặt thẻ úp xuống, và rồi chọn tấm thẻ tiếp theo bằng tay phải. Với mỗi chiếc thẻ được chọn trong vòng một phút, quá trình này tiếp tục cho tới khi 25 chiếc thẻ được lấy hết. Những chiếc thẻ luôn được đảm bảo là úp xuống trong toàn bộ quá trình, và cả Pearce và Pratt đều không thể nhìn thấy các hình vẽ.

Sau khi hoàn thành lượt đầu tiên của thí nghiệm, Pearce sẽ ghi lại đáp án vào một tờ giấy, gói kín trong một phong bì và đưa cho Tiến sĩ Rhine. Pratt cũng ghi lại đáp án mà ông cố gắng đoán rồi đưa riêng nó cho Tiến sĩ Rhine. Tiến sĩ Rhine mở cả hai phong bì và sau đó tiến hành phân tích kết quả thống kê. Pratt và Pearce cũng so sánh kết quả thống kê của Tiến sĩ Rhine với đáp án mà họ tự lưu để xem có sai sót nào không. Toàn bộ quá trình thí nghiệm rất tỉ mỉ, kỹ càng, và kết quả thống kê thu được rất chính xác.

Phân tích thống kê cho thấy trong 74 lượt thí nghiệm với 1.850 chiếc thẻ được chọn, độ chính xác trong đáp án của Pearce là hơn 30%. Điều này vượt qua xác suất thống kê khi đoán ngẫu nhiên (chỉ là 20%), và mức độ có ý nghĩa lên tới 10-22. Nói thẳng là, đoán ngẫu nhiên mà không có công năng thấu thị thì không bao giờ đạt chính xác đến 30% (Rhine, 1934, 1937). Thí nghiệm này đã được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học và Tiến sĩ Rhine cũng được ca ngợi như là cha đẻ của bộ môn cận tâm lý đương đại.

Nhiều nhà khoa học sau đó đã làm lại thí nghiệm này và cũng thu được kết quả tương tự. Điều này đã chứng thực sự tồn tại khách quan của công năng thấu thị (Russell, 1943).

Tại sao Pearce có thể thấy được vật thể được che khuất từ một cự ly xa như vậy? Vấn đề này, điều mà các nhà khoa học nghĩ rằng thần bí và khó giải thích, có thể được hiểu một cách đơn giản bởi giới tu luyện. Họ cho rằng ở bộ phận phía trước thể tùng quả (pineal body) của cơ thể người đã được trang bị kết cấu hoàn chỉnh của một con mắt người, và y học hiện đại gọi nó là một con mắt thoái hóa.

Trên trán người, ở giữa hai lông mày hơi chếch lên trên một chút, có một đường thông kết nối với con mắt này, con mắt ở phía trước thể tùng quả. Nếu một người có thể nhìn trực tiếp bằng con mắt này thông qua đường thông thay vì nhìn bằng con mắt thịt, thì người ấy có thể có sẵn lực xuyên thấu, thậm chí nhìn được những sự vật mà mắt thường nhìn không thấy. Đây là điều mà giới tu luyện gọi là “thiên mục”, hay con mắt thứ ba. Rất có thể Pearce đã dùng thiên mục để nhìn những chiếc thẻ kia. Trong trường hợp này, sẽ không có gì là thần bí khi anh có thể có lực xuyên thấu như vậy.

 

Nguồn tin: Theo Thiện An/ Nguyện Ước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập41
  • Hôm nay11,264
  • Tháng hiện tại348,022
  • Tổng lượt truy cập35,994,367
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây