Cung tên trong văn hóa truyền thống – những điều thú vị ít người biết

Thứ hai - 13/12/2021 22:37
unnamed (2)
unnamed (2)
 

Cung tên là một trong những loại vũ khí cổ xưa nhất trong binh khí bắn tầm xa, tương truyền là do Hiên Viên Hoàng Đế phát minh ra. Chữ “hầu” (侯) trong giáp cốt văn mang hình tượng mũi tên bắn về phía chiếc bia. Trong thời thượng cổ, người giỏi bắn cung tên, dũng cảm uy vũ luôn được xếp ở vị trí hàng đầu, đây cũng là nguồn gốc của chữ “hầu” trong từ “chư hầu”.

Vào thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc, cung tên bắt đầu được ứng dụng rộng rãi, được liệt vào vị trí hàng đầu trong binh khí. Thời bấy giờ, chư hầu phân tranh, quần hùng trỗi dậy, cung tên có vai trò quan trọng không thể thiếu trong binh khí chiến tranh, từ đó xuất hiện rất nhiều xạ thủ bắn trăm phát trăm trúng giống như Dưỡng Do Cơ.

Lý Khôi từng đảm nhận chức thái thú quận trên lãnh thổ nước Ngụy, vì để tăng thêm quân lực, ông thậm chí còn ban bố “tập xạ lệnh” nổi tiếng, quy định dùng thành tích bắn cung để quyết đoán đúng sai trong các vụ án kiện tụng. Cũng có nghĩa là, khi có hai người có tranh chấp chạy đi kiện tụng báo quan, họ sẽ bị trực tiếp lôi ra trường bắn, so tài bắn cung với nhau, người nào bắn cung thắng thì sẽ là người thắng kiện. Sau khi lệnh này được ban bố, tất cả mọi người đều hăng say luyện tập kỹ năng bắn cung cả ngày lẫn đêm. Sau này khi nước Ngụy giao chiến với nước Tần, quân Ngụy nhờ có kỹ năng bắn cung tốt, cuối cùng đã đánh bại quân Tần.

Tuy rằng dùng kỹ năng bắn cung để xử án sẽ khó tránh khỏi có sự bất công, nhưng điều này đủ để thấy mức độ quan trọng của cung tên trong thời xưa. Vào thời nhà Hán, có rất nhiều cơ cấu chuyên dạy bắn cung được thiết lập ở khắp nơi. Lưỡng Hán còn quy định vào mùa thu hàng năm, sẽ tiến hành một cuộc thi kỹ năng bắn cung của quân lính biên cương, sau đó sẽ dựa vào thành tích thi mà quyết định ban thưởng và xử phạt. Cuộc thi này được gọi là “thu xạ”.

Người xưa xem kỹ năng bắn cung vừa là một môn nghệ thuật, vừa là một môn chiến thuật. Có rất nhiều cảnh giao đấu cung tên được miêu tả một cách sống động như thật trong các cuốn sách cổ: “Hai đạo quân gặp nhau, cung nỏ ở phía trước”, “cung mạnh nỏ cứng, bắn vào trận chiến”;  bảo vệ đội hình, đối kháng quân địch “khoảng cách một mũi tên bay”; bất luận là công thành đoạt trại, hay là trận chiến phục kích, chiến đấu ở trận địa đều có thể dùng cung tên làm vũ khí, “tiên hạ thủ vi cường”. Ngay cả sau khi súng cầm tay ra đời, trong một khoảng thời gian khá dài, dựa vào lợi thế gọn nhẹ và tiện lợi mà cung tên vẫn tiếp tục phục vụ trong quân ngũ cho đến những năm cuối thời nhà Thanh.

Nhìn tài bắn cung có thể đoán biết được phẩm chất đạo đức

Tài nghệ bắn cung cũng là một trong “lục nghệ” mà Nho giáo cho rằng các chức quan Tam công cửu khanh cần phải thông thạo (lục nghệ gồm có: lễ giáo, âm nhạc, bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp, toán học). Ý nghĩa sâu sắc nhất chính là, cung tên được sinh ra để phục vụ cho võ thuật, nhưng lại trở thành công cụ và phương pháp trong lễ nhạc giáo hóa của Nho giáo, Nho giáo thông qua “xạ lễ” (lễ nghi bắn cung) để dẫn dắt xã hội hướng đến hòa bình, có “đại xạ lễ” trong các ngày lễ tế lớn của vua, có “hương xạ lễ” giáo hóa người dân biết lễ nghi, khiêm nhường và đôn hậu, lễ này được tổ chức ở các tỉnh thành vào mùa xuân thu hàng năm, còn có “yến xạ” trong các bữa yến tiệc, hội họp liên minh của các quốc vương, v.v…

Lấy “hương xạ lễ” làm ví dụ, từ “nghi lễ uống rượu giữa các thôn huyện với nhau” cho đến “phiên xạ”, cũng chính là ba vòng thi đấu kỹ năng bắn cung, rồi mới đến “lữ thù” (sau khi hoàn tất các phần nghi lễ, mọi người mới bắt đầu mời rượu người khác), tất cả quy trình này đều phải dựa theo tôn ti trật tự, lần lượt mời nhau uống rượu, cho đến khi tất cả đều uống hết một lượt. Trong quá trình mời rượu, sảnh trên sảnh dưới đều vang lên tiếng nhạc lúc to lúc nhỏ, tấu nhạc không ngừng, thỏa thích mới thôi… Trong đó bất cứ hành động nào cũng thể hiện ý nghĩa khiêm nhường, khiêm tốn, tôn ti, có qua có lại.

“Vãn cung đương vãn cường, dụng tiễn đương dụng trường” (thơ Đỗ Phủ), câu này nghĩa là kéo cung phải kéo cây cung cứng nhất, sử dụng mũi tên phải dùng mũi tên dài nhất. Cưỡi ngựa bắn cung đi sát phạt vốn dĩ là sức mạnh của dũng sĩ, điểm trọng yếu nằm ở sức lực và kỹ năng bắn cung, tuy nhiên Khổng Tử cho rằng đây chỉ là “chủ bì chi xạ” (bắn chủ yếu vào da). Vào thời xưa, các bia bắn cung phần lớn đều được làm bằng da thú hoặc vải, thường được gọi là “bì” (da). Khổng Tử cho rằng kỹ năng bắn cung chỉ xem trọng vũ lực này trái với đạo lý cổ xưa, có thể bắn trúng được “bì” hay không, chủ yếu là do thể chất, không đáng để xem trọng. Điều đáng xem trọng hơn chính là đức hạnh và sự tu dưỡng của xạ thủ.

Điều đáng xem trọng hơn chính là đức hạnh và sự tu dưỡng của xạ thủ (ảnh: Shen Yun Performing Arts).

Nho giáo chú trọng chữ Nhân, “khắc kỷ phục lễ vi nhân” (khắc chế bản thân để lời nói và cử chỉ phù hợp với lễ nghi, như vậy chính là Nhân), lấy “chủ bì chi xạ” của võ lực, của sự phóng túng sức mạnh, kết hợp với tính cách hướng nội, sự khắc chế và lễ nhạc, đây chính là “nhân” của “khắc kỷ phục lễ” mà Nho giáo đề xướng. Thông qua “xạ lễ” để giáo hóa dân chúng, thay đổi phong tục tập quán cũ, hợp nhất “võ” và “nhân”, “lực” và “đức” lại với nhau một cách hoàn hảo.

Tài nghệ bắn cung và tu thân dưỡng tính

Nho giáo đề xướng tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, trong đó đứng đầu là tu thân. Vì vậy, bắn cung không chỉ là một loại hoạt động thể dục hay kỹ năng võ thuật, mà còn là một phương pháp tu thân dưỡng tính để nuôi dưỡng phong độ của người quân tử.

Trong “Lễ Ký” nói “bắn mà không trúng, ngược lại phải xem xét bản thân”, Nho giáo cho rằng quá trình bắn cung chỉ là một quá trình tích lũy, tiến thủ và tự kiểm điểm mà thôi, thành công của việc bắn cung nằm ở chỗ có thể điều chỉnh được tư thế cơ thể và tâm chí của mình hay không, có câu “ý chí bên trong kiên định, cơ thể bên ngoài đứng thẳng”, sau đó “cầm cung tên vững chắc”, mũi tên bắn ra mà không bắn trúng, nguyên nhân chủ yếu là do bản thân mình, vì vậy không nên oán trách người khác, đi tìm kiếm lỗi lầm ở bên ngoài, mà nên quay ngược lại hỏi chính mình, tìm ra khuyết điểm của chính mình.

Khổng Tử nói trong “Luận Ngữ” rằng: “Quân tử vô sở tranh, tất dã xạ hô, tập nhượng nhi thăng, hạ nhi ẩm, kỳ tranh dã quân tử”. Ý muốn nói rằng, quân tử lấy việc tu thân và xem trọng đức hạnh làm gốc, vì vậy sẽ không tranh giành thắng thua với người khác, nếu như nhất định phải so tài cao thấp, vậy thì chắc chắn sẽ thi tài nghệ bắn cung. Trong lúc so tài thì phải “tập nhượng nhi thăng” tức là chắp hai tay ở trước ngực, thể hiện sự khiêm nhường mà bước lên thi đấu, sau đó “hạ nhi ẩm”, nghĩa là cùng với đối thủ của mình bước xuống phía dưới uống rượu, đây gọi là “quân tử chi tranh”, tức cuộc so tài giữa quân tử.

Cung tên trong biểu diễn Thần Vận

Trong lịch sử có rất nhiều điển tích nổi tiếng nói về Thần xạ thủ, ví dụ như Hậu Nghệ bắn mặt trời, “Phi tướng quân” Lý Quảng của nhà Hán bắn hổ xuyên đá, còn có câu chuyện “Tướng quân tam tiễn định Thiên Sơn, tráng sĩ trường ca nhập Hán quan” của đại tướng bạch y thần xạ Tiết Nhân Quý của nhà Đường v..v…

Vũ điệu Thần Vận (Shen Yun) “điệu múa cung tên” đã phô diễn được kỹ nghệ cao siêu và thân hình tráng kiện của một nhóm xạ thủ thời xưa giống như miêu tả trong hai câu thơ “thiên binh chiếu tuyết hạ Ngọc quan, lỗ tiễn như sa xạ kim giáp”. Hai câu thơ này miêu tả trận đánh giữa quân Hồ và quân Hán. Quân Hán chạy đến Ngọc Môn quan giữa trời tuyết lạnh giá, quân Hồ bắn ra hàng ngàn mũi tên nhiều như cát, cắm vào giáp vàng của đối phương, ngoan cường đối kháng.

Còn trong vũ kịch Thần Vận “Hằng Nga đi vào cung trăng”, Hậu Nghệ chuyên tâm khổ luyện kỹ năng bắn cung, cuối cùng thành công bắn hạ 9 mặt trời, để lại một mặt trời duy nhất thích hợp cho con người sinh tồn, giải cứu muôn dân.

Trong dòng chảy lịch sử năm ngàn năm, ngước lên là thấy các câu chuyện, cúi xuống toàn là áng văn chương, ý nghĩa tinh thâm và rộng lớn của văn hóa Thần truyền truyền thống chính là suối nguồn sáng tác để các màn biểu diễn Thần Vận truyền bá mãi không hết. Không giống với Broadway hoặc Ballet cổ điển luôn biểu diễn những tiết mục cố định trong nhiều năm liên tục, biểu diễn nghệ thuật Thần Vận hàng năm đều là những tiết mục sáng tác hoàn toàn mới, từ chủ đề, nội dung, vũ đạo, vũ kịch, sáng tác âm nhạc cho đến trang phục, hình ảnh, mỗi một năm đều là một bộ chế tác hoàn toàn mới. Thật sự là: Năm năm tháng tháng hoa giống nhau, tháng tháng năm năm kịch lại khác!

 


 
 

Nguồn tin: Theo Epoch Times Châu Yến biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập19
  • Hôm nay13,922
  • Tháng hiện tại292,805
  • Tổng lượt truy cập35,559,086
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây