Trên Trái Đất, những ngọn núi không thể nào phát triển cao hơn đỉnh Everest được. Lý do vì sao?
Thử tưởng tượng một thế giới nơi mà các ngọn núi mọc lên rất cao, chúng xuyên qua bầu khí quyển và tạo ra một mê cung đá, là thử thách cho các phi công khi băng qua.
Có lẽ thế giới đó tồn tại ở đâu đó trong một phạm vi rất xa của vũ trụ. Nhưng trên Trái Đất, những ngọn núi đó không thể phát triển cao hơn so với núi Everest - cao đến 8,840m tính từ mặt nước biển.
Vậy, điều gì ngăn những ngọn núi trong hành tinh của chúng ta phát triển tiếp?
Đỉnh núi Everest là điểm cao nhất trên thế giới.
Theo Nadine McQurrie – giáo sư khoa địa chất và khoa học môi trường tại Đại học Pittsburgh, có hai nhân tố chính hạn chế sự phát triển của núi.
Nhân tố hạn chế đầu tiên là trọng lực. Nhiều ngọn núi hình thành do các chuyển động trong lớp bề mặt của Trái Đất, được gọi là mảng kiến tạo; lý thuyết này mô tả lớp vỏ Trái Đất là cơ động và năng động, chúng được chia thành các mảng lớn chuyển động xung quanh theo thời gian. Khi hai mảng như vậy va chạm vào nhau, lực tác động khiến cho bề mặt của các cạnh bị đụng di chuyển dần lên trên. Đây là cách mà dãy núi Himalayas ở châu Á, bao gồm đỉnh Everest, hình thành nên.
Các mảng này tiếp tục va chạm với nhau và các ngọn núi cứ thế mọc lên, cho đến khi chúng trở nên “rất khó khăn để chống lại trọng lực”, McQuarrie tường thuật trên kênh Live Science. Ở một vài thời điểm, ngọn núi trở nên quá nặng và khối lượng của nó ngăn cản hai mảng kiến tạo tiếp tục xô đẩy để mọc lên.
Nhưng các ngọn núi cũng có thể hình thành qua nhiều cách khác
Núi lửa, chẳng hạn những ngọn núi ở quần đảo Hawaii, được hình thành nên từ đá nóng chảy, phun trào qua lớp vỏ Trái Đất và bắt đầu chồng chất lên nhau. Theo McQuarried, dù những ngọn núi có được hình thành bằng cách nào đi chăng nữa, chúng dần trở nên quá nặng và không thể chống lại trọng lực.
Nói cách khác, nếu trọng lực của Trái Đất giảm xuống, những ngọn núi này sẽ tiếp tục mọc cao thêm. Đó thực sự là những gì đã xảy ra trên sao Hỏa, nơi mà các ngọn núi to lớn hơn nhiều so với trên hành tinh của chúng ta. McQurrie cho biết thêm thông tin, Mars’ Olympus Mons, ngọn núi lửa cao nhất được biết đến trong hệ mặt trời, có chiều cao 25,000m, cao gần gấp ba lần so với đỉnh Everest.
Theo NASA, có nhiều khả năng là do sao Hỏa có trọng lực thấp và tỷ lệ phun trào cao, các dòng dung nham được hình thành từ núi lửa tiếp tục tồn tại trên sao Hỏa lâu hơn so với trên Trái Đất. Hơn nữa, lớp vỏ sao Hỏa không bị chia cắt thành nhiều mảng như ở Trái Đất. Trên Trái Đất, khi những mảng này di chuyển xung quanh và tiếp xúc với các điểm nóng – khu vực có lớp phủ bắn ra các luồng khí nóng – hình thành các ngọn núi lửa mới và các ngọn núi lửa đang hoạt động sẽ bị tắt đi. Hoạt động trong lớp phủ của Trái Đất sẽ phân bố dung nham trên một khu vực rộng lớn, tạo thành nhiều ngọn núi lửa. Trên sao Hỏa, lớp vỏ không di chuyển nên dung nham chồng chất thành một ngọn núi lửa đơn độc và đồ sộ.
Nhân tố hạn chế thứ hai đối với việc phát triển của các ngọn núi trên Trái Đất là sông ngòi. Lúc đầu, các con sông làm cho những ngọn núi trông có vẻ cao hơn – chúng đục khoét các cạnh của núi và làm xói mòn các khối đá, tạo ra những khe hở sâu cạnh chân núi. “Sự thực là tất cả các đỉnh núi cao, đẹp và đầy ấn tượng này lại thấp hơn một chút so với các cao nguyên,” McQuarrie cho biết. Bà nói thêm, khi những con sông làm xói mòn những khối đá núi, các dòng chảy của chúng sẽ trở nên rất dốc. Điều này có thể kích hoạt các vụ sạc lở đất, đưa các khối đá núi rơi khỏi ngọn núi và ngăn cản sự phát triển của chúng.
Trong một nghiên cứu được công bố vào ngày 16/09 trên tạp chí Nature Geoscience, một nhóm nghiên cứu cho biết rằng những con sông đạt đến “độ dốc ngưỡng” sẽ gây xói mòn làm hạn chế sự phát triển độ cao của một ngọn núi.
Những ngọn núi dưới nước cũng bị hạn chế tương tự do trọng lực và sạc lở đất, nhưng chúng có thể cao hơn những ngọn núi trên đất liền vì nước có mật độ cao giúp chúng chống lại trọng lực hơn cả không khí. Theo McQuarried, “Nước cung cấp điểm tựa cho các cạnh của núi, cho phép chúng mọc cao hơn.”
Ngọn núi cao nhất thế giới
Everest thường được gọi là đỉnh núi cao nhất trên Trái Đất, thế nhưng vẫn có những ứng cử viên khác cho vị trí “ngọn núi cao nhất thế giới” này. Mauna Kea, một ngọn núi lửa không hoạt động ở Hawaii, sẽ là ngọn núi cao nhất thế giới nếu đo từ chân núi – nằm sâu dưới đáy Thái Bình Dương – đến đỉnh của nó. Độ cao của nó là 10,210 mét, cao hơn một chút so với đỉnh Everest.
Chân núi Mauna Kea có độ cao 6,000m dưới mực nước biển và đỉnh của nó là 4,205m trên mực nước biển. Nhưng khi đo từ mặt nước biển, đỉnh Everest cao hơn gấp hai lần so với Mauna Kea, và đỉnh của núi Everest hiện tại vẫn được cho là nóc nhà của thế giới.
Nguồn:Tại sao núi không thể mọc cao thêm được nữa?