THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Thứ tư - 28/03/2018 21:56

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

Thứ Sáu Tuần Thánh, từng là một chuyện xấu trước khi là một chuyện tốt lành, ít nhất là từ góc nhìn bên ngoài.




 

 

 

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

 

Thứ Sáu Tuần Thánh, từng là một chuyện xấu trước khi là một chuyện tốt lành, ít nhất là từ góc nhìn bên ngoài.  Thiên Chúa bị đóng đinh vì mọi thứ xấu xa trên thế giới, là kiêu ngạo, ghen tỵ, bất tín, tổn thương, tư lợi, tội lỗi.  Không phải ngẫu nhiên mà Phúc âm bảo chúng ta rằng khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, bầu trời u ám ngay chính ngọ.  Khi Chúa Giêsu treo trên thập giá, dường như ánh sáng chuyển thành bóng tối, tình yêu chuyển thành thù hận, và sự sống chuyển thành sự chết.  Như thế có gì là tốt?

 

Hơn nữa, khi hấp hối, dường như Chúa Giêsu không còn thần thiêng, quyền lực và không thể kiểm soát mọi thứ kể cả những chuyện trong thế giới, lẫn những gì diễn ra trong lòng Ngài.  Thế giới dường như chìm vào bất tín, và trong Tin Mừng, Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhập thể, dường như chìm vào một hoài nghi bất định, một nỗi hoang mang cực độ đến nỗi thốt lên: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con.”  Chuyện gì đang xảy ra thế này?  Như thế có gì là tốt?

 

Để hiểu chuyện gì đã xảy ra trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta cần phân biệt giữa những gì diễn ra bề ngoài và những gì diễn ra thâm sâu.

 

Bề ngoài là một chuyện tồi tệ và không thể nào gọi là tốt đẹp được.  Những người mộ đạo thành tâm, vì yếu đuối và sợ hãi đã bỏ đi điều tốt đẹp nhất trong mình, và hoặc góp phần khiến Chúa Giêsu bị hành hình, hoặc đứng đó thụ động để chuyện xấu xa này xảy ra.  Chỉ có một vài phụ nữ mạnh mẽ không chịu khuất phục nỗi sợ hay sự kích động của đám đông, nhưng lại không đủ sức để làm bất kỳ điều gì ngăn cản chuyện đó.  Còn lại tất cả mọi người đều góp phần vào việc đóng đinh Chúa, dù là do ghen tỵ, yếu đuối, hay vô tri.  Theo lời của Chúa Giêsu, bóng tối có thời của nó.  Tấn bi kịch nhân văn, xã hội, và chính trị trong Thứ Sáu Tuần Thánh là chuyện không tốt.  Nó cho thấy phần xấu xa nhất trong nhân loại trước một Thiên Chúa dường như thinh lặng.

 

Nhưng còn có một điều thâm sâu hơn nữa, một tấn kịch diễn ra bên trong linh hồn Chúa Giêsu, một điều tương phản với tất cả những gì đang diễn ra bề ngoài, trong đám đông đó.  Trong sự đấu tranh của Chúa Giêsu để chấp nhận những chuyện đang diễn ra và chấp nhận những gì Chúa Cha đã muốn nơi Ngài, cho chúng ta tấn kịch tôn giáo và luân lý tột cùng: tình yêu chiến đấu và chiến thắng thù hận, tin tưởng chiến đấu và chiến thắng hoang tưởng, tha thứ chiến đấu và chiến thắng cay đắng.

 

Chúng ta thấy bản hùng ca chiến đấu đó, từ cơn thống khổ của Chúa Giêsu trong vườn Giết-sê-ma-ni khi Chúa đổ mồ hôi máu, khi Ngài thấy trước những thù hằn, làm ngơ, hiểu lầm, chống báng mà Ngài phải chọn để tin tưởng trao phó mạng sống mình.

 

Nhưng chấp nhận không phải là quy phục, và ngày hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài đã trải qua thử thách cuối cùng.  Thiên thần đã tăng sức cho Ngài trong vườn Giết-sê-ma-ni dường như biến mất khi Ngài trên thập giá, và đêm tối hoài nghi bủa vây ngài đến độ Ngài kêu lên những lời dường như tuyệt vọng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con.”  Sự chấp nhận của Ngài vào thời điểm then chốt này, càng khó khăn hơn đến vô hạn khi dường như Chúa Cha, Đấng làm một với Ngài, dường như vắng mặt.  Trước tình cảnh dường như bị bỏ rơi đó, Chúa Giêsu phải có một chọn lựa của đức tin, của yêu thương, và tin tưởng ở mức tột cùng nhất.  Chọn lựa đó là gì?  Chúa Giêsu làm gì?

 

Theo lời của nhà thần học Karl Rahner, Chúa Giêsu để mình “chìm vào sự không thể hiểu nổi của Thiên Chúa.”  Ngài quy phục Thiên Chúa mà Ngài không thể cảm nhận hay hiểu thấu, nhưng chỉ có thể tin tưởng.  Chính nơi đây, Thứ Sáu Tuần Thánh chuyển từ xấu xa thành tốt đẹp, Chúa Giêsu không quy phục cay đắng, bám víu, hay giận dữ nhưng là quy phục tin tưởng, biết ơn và tha thứ.  Trong sự quy phục đó, cuộc đấu tranh giữa thiện và tà, cuộc chiến lớn nhất, sự thiện đã thắng.

 

Đến tận cùng, tất cả những gì sai trái trong thế giới chúng ta sẽ không bị khuất phục trước một uy quyền áp đặt bạo lực, dù cho uy quyền đó có mạnh đến thế nào đi nữa.  Bạo lực tốt đẹp sẽ không bao giờ xóa được bạo lực xấu xa.  Chúng ta chỉ có thể xóa bỏ những thế lực không ngừng đóng đinh Thiên Chúa khi mỗi người chúng ta, cũng như Chúa Giêsu, có thể bỏ đi những cay đắng, bám víu và giận dữ, để nhường đường cho tin tưởng, biết ơn, và tha thứ.  Và tất cả chúng ta phải để mình chìm trong sự không thể hiểu nổi của Thiên Chúa, nghĩa là tin tưởng ngay cả khi chúng ta không hiểu, yêu thương ngay cả khi bị thù ghét, và tha thứ ngay cả khi bị tổn thương.

 

Tất cả chúng ta đều sẽ có ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của mình.  Nhìn bề ngoài, chúng luôn luôn xấu xa, nhưng nếu chúng ta bỏ mình để tin tưởng, thì nó sẽ trở nên tốt đẹp.

 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

 

 

 

 

THỨ SÁU TUẦN THÁNH

 

Thứ Sáu Tuần Thánh, từng là một chuyện xấu trước khi là một chuyện tốt lành, ít nhất là từ góc nhìn bên ngoài.  Thiên Chúa bị đóng đinh vì mọi thứ xấu xa trên thế giới, là kiêu ngạo, ghen tỵ, bất tín, tổn thương, tư lợi, tội lỗi.  Không phải ngẫu nhiên mà Phúc âm bảo chúng ta rằng khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, bầu trời u ám ngay chính ngọ.  Khi Chúa Giêsu treo trên thập giá, dường như ánh sáng chuyển thành bóng tối, tình yêu chuyển thành thù hận, và sự sống chuyển thành sự chết.  Như thế có gì là tốt?

 

Hơn nữa, khi hấp hối, dường như Chúa Giêsu không còn thần thiêng, quyền lực và không thể kiểm soát mọi thứ kể cả những chuyện trong thế giới, lẫn những gì diễn ra trong lòng Ngài.  Thế giới dường như chìm vào bất tín, và trong Tin Mừng, Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhập thể, dường như chìm vào một hoài nghi bất định, một nỗi hoang mang cực độ đến nỗi thốt lên: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con.”  Chuyện gì đang xảy ra thế này?  Như thế có gì là tốt?

 

Để hiểu chuyện gì đã xảy ra trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta cần phân biệt giữa những gì diễn ra bề ngoài và những gì diễn ra thâm sâu.

 

Bề ngoài là một chuyện tồi tệ và không thể nào gọi là tốt đẹp được.  Những người mộ đạo thành tâm, vì yếu đuối và sợ hãi đã bỏ đi điều tốt đẹp nhất trong mình, và hoặc góp phần khiến Chúa Giêsu bị hành hình, hoặc đứng đó thụ động để chuyện xấu xa này xảy ra.  Chỉ có một vài phụ nữ mạnh mẽ không chịu khuất phục nỗi sợ hay sự kích động của đám đông, nhưng lại không đủ sức để làm bất kỳ điều gì ngăn cản chuyện đó.  Còn lại tất cả mọi người đều góp phần vào việc đóng đinh Chúa, dù là do ghen tỵ, yếu đuối, hay vô tri.  Theo lời của Chúa Giêsu, bóng tối có thời của nó.  Tấn bi kịch nhân văn, xã hội, và chính trị trong Thứ Sáu Tuần Thánh là chuyện không tốt.  Nó cho thấy phần xấu xa nhất trong nhân loại trước một Thiên Chúa dường như thinh lặng.

 

Nhưng còn có một điều thâm sâu hơn nữa, một tấn kịch diễn ra bên trong linh hồn Chúa Giêsu, một điều tương phản với tất cả những gì đang diễn ra bề ngoài, trong đám đông đó.  Trong sự đấu tranh của Chúa Giêsu để chấp nhận những chuyện đang diễn ra và chấp nhận những gì Chúa Cha đã muốn nơi Ngài, cho chúng ta tấn kịch tôn giáo và luân lý tột cùng: tình yêu chiến đấu và chiến thắng thù hận, tin tưởng chiến đấu và chiến thắng hoang tưởng, tha thứ chiến đấu và chiến thắng cay đắng.

 

Chúng ta thấy bản hùng ca chiến đấu đó, từ cơn thống khổ của Chúa Giêsu trong vườn Giết-sê-ma-ni khi Chúa đổ mồ hôi máu, khi Ngài thấy trước những thù hằn, làm ngơ, hiểu lầm, chống báng mà Ngài phải chọn để tin tưởng trao phó mạng sống mình.

 

Nhưng chấp nhận không phải là quy phục, và ngày hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài đã trải qua thử thách cuối cùng.  Thiên thần đã tăng sức cho Ngài trong vườn Giết-sê-ma-ni dường như biến mất khi Ngài trên thập giá, và đêm tối hoài nghi bủa vây ngài đến độ Ngài kêu lên những lời dường như tuyệt vọng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con.”  Sự chấp nhận của Ngài vào thời điểm then chốt này, càng khó khăn hơn đến vô hạn khi dường như Chúa Cha, Đấng làm một với Ngài, dường như vắng mặt.  Trước tình cảnh dường như bị bỏ rơi đó, Chúa Giêsu phải có một chọn lựa của đức tin, của yêu thương, và tin tưởng ở mức tột cùng nhất.  Chọn lựa đó là gì?  Chúa Giêsu làm gì?

 

Theo lời của nhà thần học Karl Rahner, Chúa Giêsu để mình “chìm vào sự không thể hiểu nổi của Thiên Chúa.”  Ngài quy phục Thiên Chúa mà Ngài không thể cảm nhận hay hiểu thấu, nhưng chỉ có thể tin tưởng.  Chính nơi đây, Thứ Sáu Tuần Thánh chuyển từ xấu xa thành tốt đẹp, Chúa Giêsu không quy phục cay đắng, bám víu, hay giận dữ nhưng là quy phục tin tưởng, biết ơn và tha thứ.  Trong sự quy phục đó, cuộc đấu tranh giữa thiện và tà, cuộc chiến lớn nhất, sự thiện đã thắng.

 

Đến tận cùng, tất cả những gì sai trái trong thế giới chúng ta sẽ không bị khuất phục trước một uy quyền áp đặt bạo lực, dù cho uy quyền đó có mạnh đến thế nào đi nữa.  Bạo lực tốt đẹp sẽ không bao giờ xóa được bạo lực xấu xa.  Chúng ta chỉ có thể xóa bỏ những thế lực không ngừng đóng đinh Thiên Chúa khi mỗi người chúng ta, cũng như Chúa Giêsu, có thể bỏ đi những cay đắng, bám víu và giận dữ, để nhường đường cho tin tưởng, biết ơn, và tha thứ.  Và tất cả chúng ta phải để mình chìm trong sự không thể hiểu nổi của Thiên Chúa, nghĩa là tin tưởng ngay cả khi chúng ta không hiểu, yêu thương ngay cả khi bị thù ghét, và tha thứ ngay cả khi bị tổn thương.

 

Tất cả chúng ta đều sẽ có ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của mình.  Nhìn bề ngoài, chúng luôn luôn xấu xa, nhưng nếu chúng ta bỏ mình để tin tưởng, thì nó sẽ trở nên tốt đẹp.

 

Rev. Ron Rolheiser, OMI

 

 

 Thiên Chúa bị đóng đinh vì mọi thứ xấu xa trên thế giới, là kiêu ngạo, ghen tỵ, bất tín, tổn thương, tư lợi, tội lỗi.  Không phải ngẫu nhiên mà Phúc âm bảo chúng ta rằng khi Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng, bầu trời u ám ngay chính ngọ.  Khi Chúa Giêsu treo trên thập giá, dường như ánh sáng chuyển thành bóng tối, tình yêu chuyển thành thù hận, và sự sống chuyển thành sự chết.  Như thế có gì là tốt?

 

Hơn nữa, khi hấp hối, dường như Chúa Giêsu không còn thần thiêng, quyền lực và không thể kiểm soát mọi thứ kể cả những chuyện trong thế giới, lẫn những gì diễn ra trong lòng Ngài.  Thế giới dường như chìm vào bất tín, và trong Tin Mừng, Chúa Giêsu, Thiên Chúa nhập thể, dường như chìm vào một hoài nghi bất định, một nỗi hoang mang cực độ đến nỗi thốt lên: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con.”  Chuyện gì đang xảy ra thế này?  Như thế có gì là tốt?

 

Để hiểu chuyện gì đã xảy ra trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta cần phân biệt giữa những gì diễn ra bề ngoài và những gì diễn ra thâm sâu.

 

Bề ngoài là một chuyện tồi tệ và không thể nào gọi là tốt đẹp được.  Những người mộ đạo thành tâm, vì yếu đuối và sợ hãi đã bỏ đi điều tốt đẹp nhất trong mình, và hoặc góp phần khiến Chúa Giêsu bị hành hình, hoặc đứng đó thụ động để chuyện xấu xa này xảy ra.  Chỉ có một vài phụ nữ mạnh mẽ không chịu khuất phục nỗi sợ hay sự kích động của đám đông, nhưng lại không đủ sức để làm bất kỳ điều gì ngăn cản chuyện đó.  Còn lại tất cả mọi người đều góp phần vào việc đóng đinh Chúa, dù là do ghen tỵ, yếu đuối, hay vô tri.  Theo lời của Chúa Giêsu, bóng tối có thời của nó.  Tấn bi kịch nhân văn, xã hội, và chính trị trong Thứ Sáu Tuần Thánh là chuyện không tốt.  Nó cho thấy phần xấu xa nhất trong nhân loại trước một Thiên Chúa dường như thinh lặng.

 

Nhưng còn có một điều thâm sâu hơn nữa, một tấn kịch diễn ra bên trong linh hồn Chúa Giêsu, một điều tương phản với tất cả những gì đang diễn ra bề ngoài, trong đám đông đó.  Trong sự đấu tranh của Chúa Giêsu để chấp nhận những chuyện đang diễn ra và chấp nhận những gì Chúa Cha đã muốn nơi Ngài, cho chúng ta tấn kịch tôn giáo và luân lý tột cùng: tình yêu chiến đấu và chiến thắng thù hận, tin tưởng chiến đấu và chiến thắng hoang tưởng, tha thứ chiến đấu và chiến thắng cay đắng.

 

Chúng ta thấy bản hùng ca chiến đấu đó, từ cơn thống khổ của Chúa Giêsu trong vườn Giết-sê-ma-ni khi Chúa đổ mồ hôi máu, khi Ngài thấy trước những thù hằn, làm ngơ, hiểu lầm, chống báng mà Ngài phải chọn để tin tưởng trao phó mạng sống mình.

 

Nhưng chấp nhận không phải là quy phục, và ngày hôm sau, Thứ Sáu Tuần Thánh, Ngài đã trải qua thử thách cuối cùng.  Thiên thần đã tăng sức cho Ngài trong vườn Giết-sê-ma-ni dường như biến mất khi Ngài trên thập giá, và đêm tối hoài nghi bủa vây ngài đến độ Ngài kêu lên những lời dường như tuyệt vọng: “Lạy Chúa, lạy Chúa, sao Chúa bỏ con.”  Sự chấp nhận của Ngài vào thời điểm then chốt này, càng khó khăn hơn đến vô hạn khi dường như Chúa Cha, Đấng làm một với Ngài, dường như vắng mặt.  Trước tình cảnh dường như bị bỏ rơi đó, Chúa Giêsu phải có một chọn lựa của đức tin, của yêu thương, và tin tưởng ở mức tột cùng nhất.  Chọn lựa đó là gì?  Chúa Giêsu làm gì?

 

Theo lời của nhà thần học Karl Rahner, Chúa Giêsu để mình “chìm vào sự không thể hiểu nổi của Thiên Chúa.”  Ngài quy phục Thiên Chúa mà Ngài không thể cảm nhận hay hiểu thấu, nhưng chỉ có thể tin tưởng.  Chính nơi đây, Thứ Sáu Tuần Thánh chuyển từ xấu xa thành tốt đẹp, Chúa Giêsu không quy phục cay đắng, bám víu, hay giận dữ nhưng là quy phục tin tưởng, biết ơn và tha thứ.  Trong sự quy phục đó, cuộc đấu tranh giữa thiện và tà, cuộc chiến lớn nhất, sự thiện đã thắng.

 

Đến tận cùng, tất cả những gì sai trái trong thế giới chúng ta sẽ không bị khuất phục trước một uy quyền áp đặt bạo lực, dù cho uy quyền đó có mạnh đến thế nào đi nữa.  Bạo lực tốt đẹp sẽ không bao giờ xóa được bạo lực xấu xa.  Chúng ta chỉ có thể xóa bỏ những thế lực không ngừng đóng đinh Thiên Chúa khi mỗi người chúng ta, cũng như Chúa Giêsu, có thể bỏ đi những cay đắng, bám víu và giận dữ, để nhường đường cho tin tưởng, biết ơn, và tha thứ.  Và tất cả chúng ta phải để mình chìm trong sự không thể hiểu nổi của Thiên Chúa, nghĩa là tin tưởng ngay cả khi chúng ta không hiểu, yêu thương ngay cả khi bị thù ghét, và tha thứ ngay cả khi bị tổn thương.

 

Tất cả chúng ta đều sẽ có ngày Thứ Sáu Tuần Thánh của mình.  Nhìn bề ngoài, chúng luôn luôn xấu xa, nhưng nếu chúng ta bỏ mình để tin tưởng, thì nó sẽ trở nên tốt đẹp.

 

 

 

Tác giả bài viết: Rev. Ron Rolheiser, OMI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập1,027
  • Hôm nay15,288
  • Tháng hiện tại285,185
  • Tổng lượt truy cập36,339,740
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây