THÂM TÌNH (Thứ Năm Tuần Thánh)

Thứ tư - 28/03/2018 21:34

THÂM TÌNH  (Thứ Năm Tuần Thánh)

THÁNH THỂ THẦN LƯƠNG TRAO BAN NGUỒN SỐNG NHÂN GIAN TỘI LỖI ĐÓN NHẬN PHÚC VINH
 

Thánh Phanxicô Assisi nói: “Cần đốt lên LỬA YÊU THƯƠNG, bởi vì có yêu thương thì tự nhiên sẽ đối đãi tốt với mọi người, luôn nói những lời yêu thương, và tâm hồn sẽ tự nhiên thu hoạch được rất nhiều kết quả”. Còn “Đoá Hồng Nhỏ” Teresa Lisieux, một chuyên gia tình yêu, cho biết: “Mặc dù tôi chỉ là người nhỏ nhất không chuyên làm những việc khác, nhưng chuyên làm việc yêu mến Thiên Chúa và hy sinh bản thân mình”.

 

Không thể tưởng tượng nổi nếu thế gian này vắng bóng tình yêu thương. Ai cũng muốnn yêu và được yêu, dù biết rằng “yêu là chết trong lòng một ít”. Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, thôi thì thà chịu khổ hơn chịu lỗ. Rất lô-gích. Và người ta có cách gọi đó là “thú đau thương”. Chính Chúa Giêsu cũng đã xác định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Sau những ngày tháng hoang đàng, Thánh Giám mục Tiến sĩ Augustinô đã hối tiếc và thốt lên: “Con yêu Chúa quá muộn màng”, và rồi ngài cho biết: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Một mức độ kỳ lạ: mức-độ-không-giới-hạn. Thật thú vị!

 

Từ cổ chí kim, chắc hẳn chưa có một định nghĩa nào về tình yêu được coi là trọn vẹn nhất và có thể khiến người ta thỏa mãn. Chữ Yêu rất đơn giản mà cũng rất nhiêu khê. Chỉ có một tình yêu đích thực nhưng được nhìn với nhiều lăng kính, mỗi người yêu mỗi cách và mức độ cũng rất khác nhau.Nói chung, yêu là CHO nhiều hơn NHẬN, yêu đến quên mình, đó mới là Tình Yêu chân chính. Việt Nam có chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và chuyện tình Lan và Điệp, còn Tây phương có chuyện tình Romeo và Juliet. Những chuyện tình thật lãng mạn và đẹp, mà cũng đầy chất bi thương, thế nhưng vẫn có sự vị kỷ trong tình yêu đó!

 

DẤU CHỈ

 

Dù tốt hay xấu, sự gì cũng đều có dấu chỉ – dấu hiệu, triệu chứng, điềm báo,… Bề ngoài khả dĩ thể hiện bề trong, và bề trong khả dĩ biểu lộ ra bề ngoài. Lửa và khói có laa lẫn nhau.

 

Trình thuật sách Xuất hành (Xh 12:1-8,11-14) cho biết chi tiết về cách mừng lễ: Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon trên đất Ai Cập:“Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng”.

 

Luật cũ chú trọng cách sống tự nhiên của con người, và cách hành lễ cũng cụ thể hơn ngày nay, nhưng đó là cách thể hiện đức vâng lời – vâng lời Thiên Chúa nghĩa là yêu mến Ngài, giữ luật Ngài.

 

Cái gì cũng có nguyên tắc, và cách ăn cũng có luật riêng: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Cách ăn “lạ” nhất là“phải ăn vội vã”, vì đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Ngay đêm ấy Thiên Chúa rảo khắp đất Ai Cập, sát hại các con đầu lòng trong đất Ai Cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai Cập. Nghe vậy chúng ta cảm thấy Chúa “dữ tợn” quá. Nhưng không phải vậy, vì luật cũ là luật tự nhiên, những gì là “đầu tiên” thì phải được dành ưu tiên cho Thiên Chúa, gọi là “của lễ đầu mùa” – kể cả con đầu lòng. Ngày nay, một số dân tộc cũng vẫn có cách mừng thu hoạch mùa màng như lễ mừng lúa mới, lễ mừng thu hoạch, lễ mừng cơm mới,…

 

Dịp lễ Vượt Qua, chính “vết máu bôi trên nhà” là dấu chỉ về việc “giữ luật”,là dấu chỉ của tình yêu thương, và những người trong nhà đó sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Thiên Chúa giáng họa trên đất Ai Cập.Ngày hôm đó được chọn làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Và Ngài xác nhận rằng “đó là luật quy định cho đến muôn đời”. Luật đó là hồng ân Chúa ban. Ngài ban đủ thứ ân sủng để con người đủ sức “vượt qua” biển đời. Thiên Chúa YÊU THƯƠNG nhiều vàTRAO BAN nhiều, còn chúng ta ĐÓN NHẬN quá nhiều, thế nên cảm thấy ngại. Nhưng chính lúc biết ngại như vậy là tỏ lòng biết ơn, và tự đặt vấn đề:

 

Lấy chi đền đáp Chúa đây

Vì baoân huệ chính Ngài đã ban?

(Tv 116:12)

 

Mặc dù chúng ta thật lòng muốn đền ơn đáp nghĩa đối với Thiên Chúa nhưng lại chẳng có gì để tiến dâng, nếu có thì cũng chỉ là những thứ bất xứng mà thôi. Thân tro phận bụi quá đỗi mọn hèn,nhưng vì tin yêu mà cả dám thân thưa:

 

Con nâng chén hồng ân cứu độ

Mà xưng tụng danh Chúa mãi thôi

(Tv 116:13)

 

Trong thời quân chủ, thần dân không được phép ngước nhìn Long Nhan, ai nhìn sẽ bị tội “khi quân” và phải chết. Thần dân muốn tâu trình điều gì đều phải quay hướng khác và không được tâu trực tiếp,chỉ được tâu với cái “bệ rồng” Vua ngồi: “Muôn tâu bệ hạ”. Thế nhưng, đối với Thiên Chúa là Vua các vua và Chúa các chúa, thân sâu bọ chúng ta lại được diện kiến Tôn Nhan thì quả là vô cùng diễm phúc: “Trước Thánh Nhan thật là quý giá, cái chết của những ai hiếu nghĩa với Ngài” (Tv 116:15). Chúng ta chỉ là tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, mà lại được diễm phúc như thế thì phải hết lòng ghi nhớ thâm ân:“Con sẽ dâng hiến lễ tạ ơn mà xưng tụng danh Chúa” (Tv 116:17),đồng thời phải luôn tự thề hứa: “Lời khấn nguyền với Chúa, con xin giữ trọn, trước toàn thể Dân Ngài” (Tv 116:18).

 

Chúng ta có làm vậy thì cũng là điều tất yếu mà thôi! Nhưng không thể yêu suông bằng lời nói, mà phải yêu bằng hành động cụ thể. Nói chưa đủ tin, làm mới thuyết phục.

 

CHỨNG TỎ

 

Hành động là thể hiện bằng việc làm, chia sẻ bằng cách nào đó. Thật vậy, Thánh Phaolô cho biết: “Điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em” (1 Cr 11:23).Rồi ngài kể lại việc Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”, và cuối bữa thì Chúa Giêsu nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”(1 Cr 11:24-25).

 

Thánh Phaolô giải thích: “Từ nay cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Cr 11:26), do đó mà chúng ta hằng ngày tuyên tín trong mỗi Thánh lễ: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”, hoặc “Lạy Chúa, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến”.

 

Không lâu trước dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết “giờ của Ngài” đã đến, giờ mà Ngài phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Với nhân tính, Ngài cũng cảm thấy lưu luyến người thân, những người mà Ngài yêu thương đến giọt Nước và giọt Máu cuối cùng.

 

Là Thiên Chúa, Ngài biết rõ Giuđa nghĩ gì, tính toán ra sao, và sắp làm gì. Nhưng Thánh Ý Chúa Cha nhiệm mầu.Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa mà đến, và Ngài sắp trở về cùng Thiên Chúa.Do đó, trong một bữa ăn tối, bữa mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ, Ngài đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Ngài đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Chắc hẳn môn đệ nào cũng ngạc nhiên vô cùng khi thấy Sư Phụ có cách hành động “kỳ lạ nhất thế gian”.

 

Vì thế, khi Ngài đến chỗ Simôn Phêrô, ông liền thưa: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13:6).Theo lẽ thường, không hề có bề trên nào dám làm chuyện “ngược đời” và “động trời” như vậy. Nghe Phêrô nói, Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13:7).Ông Phêrô chưa thể hiểu nên lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13:8a). Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13:8b).Nghe Thầy nói “không được chung phần” thì ông Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13:9).Nhưng Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!”(Ga 13:10). Ông Phêrô cụt hứng, như bị tạt ca nước lạnh. Rõ ràng Ý Chúa hoàn toàn khác ý loài người.Ngài rất thâm ý nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch”.

 

Sau khi rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài mặc áo vào, về chỗ và thổ lộ tâm sự: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?” (Ga 13:11). Hỏi vậy thôi, chứ Ngài biết tỏng là chẳng ai hiểu gì ráo trọi, bởi vì đệ tử nào cũng “mắt chữ O và miệng chữ A”, y như trời trồng hết thảy. Thế nên Ngài nói luôn:“Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13:13-15).

 

Thật vậy, Thầy mà còn rửa chân cho đệ tử thì chắc chắn đệ tử không thể không rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho đệ tử, để đệ tử cũng làm như Thầy đã làm cho đệ tử.Đó là Luật Yêu của Chúa. Luật nhẹ nhàng thế mà lại không dễ thực hiện, lời giản dị mà lại thâm thúy lắm. Và đó cũng là điều mỗi chúng ta phải suy nghĩ, bởi vì chính Chúa Tể muôn loài đã làm gương cho mọi người soi chung.

 

Xét theo Việt ngữ, chữ Yêu bắt đầu bằng mẫu tự Y có hình “ngã ba”, nghĩa là có 3 hướng: Hướng lên Thiên Chúa, hướng tới tha nhân, và hướng về chính mình. Yêu Chúa hết linh hồn và hết trí khôn, yêu người như chính mình, còn yêu mình ít thôi – không được yêu mình thái quá, vì sẽ biến thành“tự ái”(tự yêu mình thái quá)mà hóa thành vị kỷ (ích kỷ). Yêu có những hệ lụy quan yếu. Yêu là điều luôn có mối liên kết quan trọng: Cần Thiết Thiết Tha Tha Thứ. Đó là chu-trình-yêu-thương kỳ diệu vô cùng!

 

Và rồi phát sinh một hệ lụy khác: YÊU thì phải KÍNH (yêu kính), KÍNH thì phải NỂ (kính nể), NỂ thì phải TRỌNG (nể trọng), TRỌNG thì phải VỌNG (trọng vọng – vọng là mong), MONG thì thấy NHỚ (mong nhớ), NHỚ nghĩa là THƯƠNG (nhớ thương), tức là YÊU rồi đấy. Đó là vòng-tròn-tình-yêu bắt đầu và kết thúc bằng động từ YÊU. Chúa nhớ chúng ta và chúng ta cũng phải nhớ Chúa, mà NHỚ Ngài thì PHẢI THỰC THI Thánh Ý Ngài. Hoàn toàn hợp lý!

 

Tương tự, khi nói về gia đình, chúng ta áp dụng từ ngữ “hiếu đễ”. HIẾU thì phải ĐỄ (nhường), NHƯỜNG thì phải NHỊN. Nhờ đó mà gia đình luôn “trong ấm, ngoài êm”, tạo nên “tổ ấm” đích thực, đó làhạnh phúc gia đình.Đối với các mối quan hệ xã hội hoặc cộng đoàn cũng vậy. Nói chung, tất cả tóm gọn trong một chữ YÊU.Biết thương yêu cũng chính là biết thương xót theo ý muốn của Thầy Chí Thánh Giêsu.

 

Lạy Chúa Giêsu, xin thánh hóa và biến đổi trái tim chúng con nên giống Thánh Tâm Ngài, để càng ngày trái tim của chúng con càng chứa nhiều “máu yêu” hơn, nhờ đó chúng con biết thể hiện cách yêu Ngài qua việc yêu tha nhân, đồng thời cũng can đảm sống và hành động “ngược đời” như Ngài, hôm nay và mãi mãi. Xin làm cho chúng con xứng đáng và vui mừng đón nhận Nguồn Sống từ Thánh Thể Ngài, và xin Thánh Thể tăng lực cho những người đau khổ phần hồn và phần xác. Chúng con tin kính Ngài là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

 

TRẦM THIÊN THU - Mạng Lưới Cầu Ngyện

 

 




KHÁT TÌNH

(Thứ Sáu Tuần Thánh)

 

 

BỬU HUYẾT GIÊSU TƯƠI MÀU CỨU ĐỘ

OAN KHIÊN THẾ GIỚI HÓA SẮC TINH TUYỀN

 

Có nhiều dạng khát – bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng có lẽ mạnh mẽ và ray rứt nhất là dạng “khát tình”. Thật vậy, chính Chúa Giêsu cũng đã phải thốt lên trong những giây phút cuối cùng: “TÔI KHÁT!” (Ga 19:28) – khát cả thể lý lẫn tinh thần.

 

Tam Nhật Vượt Qua là“đỉnh cao” của Mùa Chay, còn gọi là Tam Nhật Thánh(Triduum). Trong đó,ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là Ngày Đại Tang, là đỉnh cao của Ơn Cứu Độ, đặc biệt là Giờ Thứ Chín (tức 15 giờ), giờ của Lòng Chúa Thương Xót.

 

Khoảnh khắc hấp hối là “phút cuối” của một con người, là lúc lắng đọng và xúc động nhất đời người – dù người đó đáng yêu hay đáng ghét. Càng xúc động hơn khi thấy người hấp hối chịu đau nhức quằn quại từng cơn, có những người toát mồ hôi hột nhưng âm thầm chịu đựng, có những người phải la hét dữ dội.Phút cuối là khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ trong tích tắc, nhưng lại nặng nề trôi… Và phút cuối là lúc người ta bịn rịn nhất, cũng là lúc nói thật nhất của một con người.

 

Đối với Chúa Giêsu, Ngài có 2 bản tính: Thần tính và nhân tính. Và theo nhân tính, Ngài nên giống chúng ta mọi sự – trừ tội lỗi. Tất nhiên Ngài cũng rất đau đớn và rời rã vì kiệt sức do đòn roi, phải tự vác Thập giá lên đồi, té lên té xuống nhiều lần, chịu đói khát, bị những gai nhọn đâm thấu đầu, bị đinh ghim chặt chân tay và lưỡi đòng đâm thâu tim. Rất đau đớn, không thể tưởng tượng nổi, đến nỗi thân xác Ngài chảy ra đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng. Thật thê thảm!

 

CHIÊN CON HIỀN LÀNH

 

Chiên con là “cừu nhỏ” –chỉ 1 năm trở xuống, còn cừu là “chiên lớn” (hơn 1 năm trở lên). Chiên con không chỉ nhỏ bé, ngây thơ, mà còn hiền lành. Khi nói về Chiên Thiên Chúa,Đức Chúa đã mô tả: “Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng. Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa” (Is 52:13-14 – Bài ca thứ tư về Người Tôi Trung). Mặc dù vậy, mọi người vẫn phải sửng sốt khi thế cờ đảo ngược hoàn toàn.Chính Người-Tôi-Trung đó làm cho “muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng” (Is 52:15).Người-Tôi-Trung đó là Đức Kitô, cũng chính là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ,“như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng mở miệng kêu ca” (Is 53:6; Cv 8:32).

 

Ngày nay, chúng ta đã được biết về “hành trình đau khổ” của Chúa Giêsu, nhưng có lẽ khó mà cảm nhận hết mức đau khổ trong cuộc khổ nạn tang thương của Ngài, thậm chí có thể nghe nhiều năm đã quen tai nên cảm thấy… bình thường, và cũng cho đó là “chuyện nhỏ”.Có thể có người đặt vấn đề: “Điều chúng ta đã nghe, ai mà tin được?”(Is 53:1). Đúng là khó tin thật, thế nhưng đó lại là sự thật minh nhiên, không thể chối cãi!

 

Từ ngàn xưa, ngôn sứ Isaia mô tả: “Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới” (Is 53:2-3). Tuy nhiên, “chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta lại tưởng Ngài bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề” (Is 53:4). Thật là nghịch lý quá, có lẽ vì chúng ta ảo tưởng quá chăng?

 

Ngôn sứ Isaia đưa ra bảng đối chiếu và liệt kê rõ ràng: “Chính Ngài đã bị đâm VÌ chúng ta phạm tội, Ngài bị nghiền nát VÌ chúng ta lỗi lầm,Ngài đã chịu sửa trị ĐỂ chúng ta được bình an, Ngài đã phải mang thương tích ĐỂ chúng ta được chữa lành” (Is 53:5). Bốn “cặp đối” rất tuyệt vời, chứng tỏ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chắc chắn trí óc loài người chúng ta không thể tưởng tượng nổi có một Con Người lạ lùng như vậy. Nếu cuộc đời có ai gần giống như vậy thì ắt chúng ta cho là “dại dột”, là “ngu xuẩn”, là “điên khùng”, là “mất trí”, là “tâm thần”.Thiên Chúa thấy “tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả”,nhưng Đức Chúa đã đổ tội lỗi của tất cả chúng ta lên đầu Người-Tôi-Trung kia. Người Ấy bị lũ-người-ghen-tị “ngược đãimà vẫn cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người Ấy chẳng hề mở miệng” (Is 53:6). Người Ấy còn“bị ức hiếp, bị buộc tội, rồi bị thủ tiêu” (Is 53:8a). Thậm chí“Người Ấy còn bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh”, và“vì tội lỗi của dân, Người Ấy bị đánh phạt” (Is 53:8b). Người Ấy bị hàm oan chỉ vì chúng ta quá khốn nạn!

 

Và cuối cùng, Người Ấy đã “bị chôn cất giữa bọn ác ôn, bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa” (Is 53:9). Nhưng đó là Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, để nhờ Người Ấy màÝ Chúa được nên trọn. Thiên Chúa xác định: “Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53:11). Đức Giêsu đã “hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (Is 53:12). Trong “núi tội” đó có nhiều tội của mỗi chúng ta!

 

Qua miệng lưỡi của Thánh Vịnh gia, Người Ấy đã nói lời cuối của Con Người hấp hối: “Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Bởi vì Ngài công chính, xin giải thoát con. Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín” (Tv 31:2 & 6). Người Ấy tâm sự với Chúa về cuộc đời mình: “Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi, thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa. Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ” (Tv 31:12-13). Là con người thì ai cũng cảm thấy cô đơn tột cùng khi ai cũng khinh ghét và bỏ rơi mình nên nói vậy thôi, nhưng vẫn tin tưởng vào Chúa, cho nên mới dám thân thưa: “Ngài là Thượng Đế của con. Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con” (Tv 31:15-16).

 

Dù cho thế nào thì Người Ấy vẫn chấp nhận mọi thiệt thòi, vui chịu chứ không cam chịu, và thành tâm cầu khấn: “Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Ngài đây, và lấy tình thương mà cứu độ” (Tv 31:17), đồng thời mạnh dạn chia sẻ với những người khác như một lời khuyên: “Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!” (Tv 31:25). Người Ấy đã nêu gương sáng cho chúng ta, vì chúng ta cũng phải nên giống Người Ấy: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước” (Ga 15:18).

 

Lời minh định của Thánh Phaolô rất rạch ròi:“Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa” (Dt 4:14). Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin, và giải thích: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, chúng ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần” (Dt 4:15-16). Trong tất cả các ân sủng, Lòng Chúa Thương Xót là hồng ân cao cả và kỳ lạ vô cùng! Chính Chúa Giêsu đã trải qua nỗi đau khổ tột cùng nên Ngài rất thương xót chúng ta, những con người còn phải đối mặt với đủ loại “khổ não trần ai” của kiếp này.

 

Lúc còn sinh thời của kiếp phàm nhân, Đức Giêsu cũng đã từng lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết. Ngài đã được nhậm lời vì có lòng tôn kính. Vâng phục không là điều dễ, vì phàm nhân chúng ta đầy tự ái và kiêu sa, ngay cả Con Thiên Chúa cũng đã “phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5:7). Thật không hề đơn giản chút nào khi phải miệt mài chịu đau khổ như vậy!

 

Tuy nhiên, chính lúc đó lại là lúc bản thân đạt tới mức thập toàn để rồi“Ngài trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Ngài” (Dt 5:9). Trước khi vinh quang và được coi là công trạng thì luôn phải trải qua chặng đường gian khổ. Đức Kitô cũng đã trải qua “chặng đàng Thánh Giá” và cái chết mới tới sự phục sinh vinh quang. Chúng ta không thể không “nhâm nhi chén đắng” để trải nghiệm đau khổ. Không có hạnh phúc nào không có đau khổ, thiếu vắng hy sinh. Chắc chắn không thể cứ tà tà mà được tận hưởng.

 

Thánh Gregorio Khandzta (759-861, người thành lập nhiều cộng đoàn tu trì tại Tao-Klarjeti, thuộc Tây Nam Georgia) đã tha thiết cầu nguyện:“Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã BỊ CÁM DỖ và CHỊU ĐAU KHỔ. Ngài là Đấng quyền năng đã đến để CỨU GIÚP những người đang bị xiềng xích bởi ma qủy, vì Ngài luôn nâng đỡ những kẻ đi theo Ngài. Lạy Chúa, xin GÌN GIỮ những kẻ tin vào Danh Thánh Ngài trong cánh tay Ngài. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, mà ban niềm hoan lạc bất diệt”.

 

CHIÊN CON BỊ GIẾT

 

Trình thuật Phúc Âm hôm nay là tấn bi kịch, là bộ phim dài sầu thảm, Giáo Hội gọi là Bài Thương Khó, thuật lại đầy đủ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Bi kịch thảm thiết như vậy mà lại gọi là Phúc Âm, là Tin Mừng, quả thật là điều kỳ diệu!

 

Chúng ta thường nói: “Dòi trong xương dòi ra”. Một trong 12 môn đệ “ruột” là Giuđa đã dùng nụ hôn để “chỉ điểm” mà bán rẻ Thầy mình với giá quá bèo. Người ta lục soát, tìm cách gài bẫy và đi bắt Chúa Giêsu như một tên côn đồ. Họ ghen tị và sợ Ngài tiếm ngôi, giành quyền lực, lấy mất “ghế”, thế nên họ làm mọi cách để hạ nhục Ngài đủ kiểu. Hàng ngày Ngài thường tụ họp với các môn đệ công khai mà họ không bắt, thế mà họ lại cấu kết với đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu để đi tìm bắt Ngài trong đêm tối, dùng vũ khí để đối với một người tay không và thân cô thế cô – vì các môn đệ bỏ trốn hết. Thật là tồi và hèn hạ!

 

Ngài hỏi: “Các anh tìm ai?”,thì họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét”. Ngài vừa nói“chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Ngoạn mục thật! Có lẽ lúc này Giuđa đắc chí nhất, vì có thể ông cũng rất tin rằng Thầy mình “ngon” lắm, quyền phép đầy mình, chúng chẳng làm gì được, mà ông lại có tiền tiêu xài. Thế nhưng Ngài không dùng thần quyền của Ngài vào chuyện không cần thiết. Đó là “cách lạ” của Ngài!

 

Ngài lại hỏi họ muốn tìm ai. Họ vẫn cương quyết là tìm Giêsu Nadarét, họ không hề thấy tởn chút nào. Lì thật! Đức Giêsu thản nhiên xác nhận: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Ga 18:8). Ngài không muốn bất kỳ ai phải liên lụy vì Ngài. Nhưng điều đó ứng nghiệm lời Ngài đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai” (Ga 18:9).Tính nóng hơn Trương Phi, ông Simôn Phêrô bèn tuốt gươm ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế mà “chơi” một phát đứt tai phải của Man-khô. Một đường gươm tuyệt hảo y như xiếc! Thấy vậy, Đức Giêsu bảo ông Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” (Ga 18:11).Nghe vậy chưa chắc ai hiểu ý Ngài nói.

 

Cơn tức giận dâng cao, nỗi hận thù đầy ắp, họliền bắt trói Ngài lại, rồi điệu Ngài đến ông Kha-nan – nhạc phụ ông Cai-pha. Năm đó ông Cai-pha làm thượng tế. Chính ông này đã nói với người Do Thái một đề nghị tồi tệ:“Nên để một người chết thay cho dân thì hơn” (Ga 18:14).Nghe chừng nhân đạo nhưng lại vô cùng thâm độc.Lúc đó có ông Simôn Phêrô và người môn đệ khác (tức Gioan) đi theo Đức Giêsu. Gioan quen biết vị thượng tế nên được vào sân trong của tư dinh của thượng tế. Còn ông Phêrô phải đứng ở phía ngoài, gần cổng. Gioan ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phêrô vào. Gioan cũng “oai” thật, quen biết có khác!

 

Thế nhưng vấn đề là người tớ gái giữ cổng nhận ra ông Phêrô “thuộc nhóm của Chúa Giêsu” nên ông chối ngay:“Không phải đâu!”. Và ông chối phắt bất kỳ ai nhận ra ông, tổng cộng 3 lần trước khi gà gáy.Với bản tính nhân loại nên ông rất sợ, sợ đến nỗi phát run ngay cả với mấy phụ nữ chân yếu tay mềm. Thật tội nghiệp! Ông Phêrô nóng tính, thẳng như ruột ngựa, nhưng cũng rất yếu đuối. Đó là “biểu tượng” của chúng ta ngày nay. Buồn thế đấy!

 

Tuy Chúa Giêsu bị bắt, bị trói, bị đánh đập, bị tra xét, bị hành hạ,… nhưng Ngài vẫn thản nhiên và không nói chi cả, không tự biện minh cho mình là đúng, cũng chẳng một lời kêu oan hoặc oán trách. Chiên Con hiền lành lắm!

 

Mãi tới lúc bị tra hỏi về các môn đệ và giáo huấn – nghĩa là liên quan người khác,Ngàimới trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do Thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì” (Ga 18:19-21). Ngài vừa dứt lời thì một tên trong nhóm thuộc hạ vả vào mặt Ngài: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?”(Ga 18:22). Hỗn láo và ngang ngược thật! Ngày nay người ta cũng hống hách kiểu như vậy khi đối xử với đồng loại. Mặc dù bị xử tệ, Ngài vẫn thản nhiên lý luận: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”(Ga 18:23). Cách đối đáp và lý luận của Chúa Giêsu tuyệt vời quá. Và tất nhiên họ phải câm họng thôi!

 

Sau đó, ông Kha-nan cho giải Ngài đến thượng tế Cai-pha, Ngài vẫn bị trói. Lúc đó trời vừa sáng. Họ không vào dinh vì sợ bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Họ chỉ lo giữ bề ngoài mà không chú trọng bề trong. Đó là một dạng động thái giả hình. Tổng trấn Philatô ra ngoài gặp họ và hỏi xem họ tố cáo Chúa Giêsu về tội gì, nhưng họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan”(Ga 18:30). Họ cố chấp và cố tình không thèm nhận những hành động tốt của Chúa Giêsu. Trước áp lực của dân, ông Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?”. Đức Giêsu không trả lời đúng hay sai, mà bình thản nói: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18:36). Ui da, thế mà lão Philatô vẫn không hiểu ất giáp chi cả, mà còn hỏi:“Vậy ông là vua sao?”. Đức Giêsu ôn tồn: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích là làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37). Ông Philatô tỏ ra ngớ ngẩn nên hỏi: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Đúng là “dốt đặc cán mai” mà!

 

Vào dịp lễ Vượt Qua và theo tục lệ Do Thái, người ta thường ân xá cho một tội nhân. Ông Philatô hỏi họ muốn tha Chúa Giêsu hay không, họ liền la to: “Đừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!” (Ga 18:40).Baraba là một tên cướp khét tiếng, vậy mà họ còn thương và quý hơn là Chúa Giêsu – dù chính Philatô hai lần xác định là Chúa Giêsu “không có tội gì” (Lc 23:4 và 22).

 

Và rồi Philatô truyền đem Ngài đi mà đánh đòn. Họ chụp lên đầu Ngài một vòng gai và khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi mỉa mai: “Kính chào Vua dân Do Thái!”, và vả vào mặt Ngài.Như vậy, nhân vị của Ngài bị khinh miệt, nhân phẩm của Ngài bị chà đạp, và nhân quyền của Ngài cũng bị tước đoạt. Ông Philatô dẫn Chúa Giêsu ra ngoài để đám đông thấy Ngài không còn hình tượng một con người mà thương. Nhưng vừa thấy Ngài, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Ga 19:6). Một lần nữa, ông Philatô lại khiếp nhược nên bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy”(Ga 19:6).Một người nắm quyền trong tay và biết rõ bị cáo không có tội mà vẫn không dám tha, thì quả là bất tài, vô dụng, ích kỷ, chỉ lo giữ “cái ghế” của mình, chỉ muốn lợi cho mình mà chà đạp người khác.Đó là một dạng bóc lột, không tôn trọng công lý. Vậy người đó có đáng được tôn trọng? Người nắm quyền lực mà không đề cao nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, không lấy dân làm gốc, làm sao quốc thái dân an?

 

Dù ai nói gì thì nói, Chúa Giêsu vẫn im lặng. Ngài biết rằng có nói cũng vô ích, chỉ như nước đổ lá môn, không bằng nói với đầu gối. Sau khi tòa tuyên án, bị cáo nào cũng có quyền kháng cáo, nhưng “bị cáo” Giêsu lại không có quyền tối thiểu đó. Bất nhân quá! Nhân quyền của Ngài hoàn toàn bị tước đoạt.Nhưng Ngài nói thẳng với ông Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn” (Ga 19:11). Nghe vậy, ông Philatô cũng thấy “nổi gai óc” nên tìm cách tha Ngài, nhưng ông vẫn không dám quyết định theo quyền hạn của mình vì áp lực dân chúng. Cách xử sự hèn nhát của Philatô cũng chính là động thái hèn hạ của chúng ta ngày nay đối với tha nhân.

 

Cuối cùng, ông Philatô đành cho thi hành án tử đối với Chúa Giêsu. Họ bắt Ngài tự vác Thập giá lên đồi Gôn-gô-tha, nghĩa là Cái Sọ – cũng gọi là Đồi Sọ, Can-vê, nơi xử tử các tội nhân. Đồng án tử với Ngài có hai người khác nữa, hai người hai bên Chúa Giêsu. Tấm bảng ghi “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái” treo phía trên đầu Ngài, được viết bằng 3 ngôn ngữ: Hípri, La Tinh và Hy Lạp. Các thượng tế không đồng ý gọi Chúa Giêsu là “Vua dân Do Thái”, nhưng ông Philatô nói: “Ta viết sao, cứ để vậy!” (Ga 19:22). Tấm bảng đó nhằm mỉa mai nhưng chính nó lại là lời xác nhận công khai rằng “Chúa Giêsu là Vua dân Do Thái”. Lão Philatô chỉ lăm le với người dưới quyền chứ không dám “nói mạnh” với đám đông nổi loạn, dù họ chỉ là đám dân đen. Hèn!

 

Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, họ chia chác quần áo của Ngài. Họ muốn chế nhạo Ngài chứ có gì đáng giá đâu! Lúc đó, Chúa Giêsu bắt đầu kiệt sức. Ngài trối Đức Mẹ cho Gioan và trao Gioan cho Đức Mẹ.Đức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Mất máu nhiều nên Ngài nói: “Tôi khát!” (Ga 19:28).Nhưng người ta lại nỡ lấy miếng bọt biển thấm giấm chua mà cho Ngài giải khát. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Tetelestai! Mọi sự đã hoàn tất!” (Ga 19:30). Rồi Ngài gục đầu xuống và dâng trao Thần Khí. Tang thương bao trùm, đất trời rung động!

 

Sự kiện bi thương hôm nay là “nghi lễ của mọi nghi lễ”, là “hiến lễ của mọi hiến lễ”, là “thánh lễ của mọi thánh lễ”. Vì thế Giáo Hội không cử hành thánh lễ hôm nay mà chỉ có phụng vụ Lời Chúa, tôn kính Thánh giá và rước lễ.

 

Thiên Tình Giêsu là “tình cho không biếu không”,nhưng chúng ta thường có khuynh hướng “tội nghiệp” Chúa Giêsu hơn là tội nghiệp chính mình. Thật vậy, khi Chúa Giêsu thấy có nhiều phụ nữ, vừa đấm ngực vừa than khóc, trong đám đông đi xem Ngài lên đồi chịu xử tử,chính Ngài đã quay lại và nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28). Chính chúng ta mới là những kẻ đáng phải khóc thương!

 

Và có một điểm khác mà chúng ta cần lưu ý là “tính a dua”, như người ta thường nói: “Người ta làm sao thì tôi làm vậy, người ta làm bậy thì tôi… làm theo”.Kiểu này rất nguy hiểm, vì đó là lối sống quá tiêu cực, không có lập trường, mạnh đâu âu đó. Cần chấn chỉnh và cần can đảm là chính mình, đặc biệt là phải biết khát và nhận ra cơn khát của người khác để cố gắng giúp họ thỏa cơn khát!

 

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chính con là kẻ khốn nạn mà vẫn tưởng mình tốt lành hơn người khác, con đã hèn nhát khi a dua và đồng lõa với cái ác mà cứ tưởng mình chân chính hơn người khác. Hôm nay, con chân thành nhận lỗi, xin lỗi Ngài và xin lỗi mọi người. Xin Ngài thương xót con mà đại lượng ban cho con được hưởng nhờ Ơn Cứu Độ của Con Yêu Dấu của Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. Amen.

 

TRẦM THIÊN THU - Mạng Lưới Cầu Ngyện

 


THÂM TÌNH

(Thứ Năm Tuần Thánh)

 

 

THÁNH THỂ THẦN LƯƠNG TRAO BAN NGUỒN SỐNG

NHÂN GIAN TỘI LỖI ĐÓN NHẬN PHÚC VINH

 

Thánh Phanxicô Assisi nói: “Cần đốt lên LỬA YÊU THƯƠNG, bởi vì có yêu thương thì tự nhiên sẽ đối đãi tốt với mọi người, luôn nói những lời yêu thương, và tâm hồn sẽ tự nhiên thu hoạch được rất nhiều kết quả”. Còn “Đoá Hồng Nhỏ” Teresa Lisieux, một chuyên gia tình yêu, cho biết: “Mặc dù tôi chỉ là người nhỏ nhất không chuyên làm những việc khác, nhưng chuyên làm việc yêu mến Thiên Chúa và hy sinh bản thân mình”.

 

Không thể tưởng tượng nổi nếu thế gian này vắng bóng tình yêu thương. Ai cũng muốnn yêu và được yêu, dù biết rằng “yêu là chết trong lòng một ít”. Yêu là khổ, không yêu thì lỗ, thôi thì thà chịu khổ hơn chịu lỗ. Rất lô-gích. Và người ta có cách gọi đó là “thú đau thương”. Chính Chúa Giêsu cũng đã xác định: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15:13). Sau những ngày tháng hoang đàng, Thánh Giám mục Tiến sĩ Augustinô đã hối tiếc và thốt lên: “Con yêu Chúa quá muộn màng”, và rồi ngài cho biết: “Mức độ yêu Chúa là yêu vô hạn”. Một mức độ kỳ lạ: mức-độ-không-giới-hạn. Thật thú vị!

 

Từ cổ chí kim, chắc hẳn chưa có một định nghĩa nào về tình yêu được coi là trọn vẹn nhất và có thể khiến người ta thỏa mãn. Chữ Yêu rất đơn giản mà cũng rất nhiêu khê. Chỉ có một tình yêu đích thực nhưng được nhìn với nhiều lăng kính, mỗi người yêu mỗi cách và mức độ cũng rất khác nhau.Nói chung, yêu là CHO nhiều hơn NHẬN, yêu đến quên mình, đó mới là Tình Yêu chân chính. Việt Nam có chuyện tình Đồi Thông Hai Mộ và chuyện tình Lan và Điệp, còn Tây phương có chuyện tình Romeo và Juliet. Những chuyện tình thật lãng mạn và đẹp, mà cũng đầy chất bi thương, thế nhưng vẫn có sự vị kỷ trong tình yêu đó!

 

DẤU CHỈ

 

Dù tốt hay xấu, sự gì cũng đều có dấu chỉ – dấu hiệu, triệu chứng, điềm báo,… Bề ngoài khả dĩ thể hiện bề trong, và bề trong khả dĩ biểu lộ ra bề ngoài. Lửa và khói có laa lẫn nhau.

 

Trình thuật sách Xuất hành (Xh 12:1-8,11-14) cho biết chi tiết về cách mừng lễ: Đức Chúa phán với ông Môsê và ông Aharon trên đất Ai Cập:“Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm. Hãy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đình mình, mỗi nhà một con. Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, thì chung với người hàng xóm gần nhà mình nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên. Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được. Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều, lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên. Còn thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng”.

 

Luật cũ chú trọng cách sống tự nhiên của con người, và cách hành lễ cũng cụ thể hơn ngày nay, nhưng đó là cách thể hiện đức vâng lời – vâng lời Thiên Chúa nghĩa là yêu mến Ngài, giữ luật Ngài.

 

Cái gì cũng có nguyên tắc, và cách ăn cũng có luật riêng: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Cách ăn “lạ” nhất là“phải ăn vội vã”, vì đó là lễ Vượt Qua mừng Đức Chúa. Ngay đêm ấy Thiên Chúa rảo khắp đất Ai Cập, sát hại các con đầu lòng trong đất Ai Cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai Cập. Nghe vậy chúng ta cảm thấy Chúa “dữ tợn” quá. Nhưng không phải vậy, vì luật cũ là luật tự nhiên, những gì là “đầu tiên” thì phải được dành ưu tiên cho Thiên Chúa, gọi là “của lễ đầu mùa” – kể cả con đầu lòng. Ngày nay, một số dân tộc cũng vẫn có cách mừng thu hoạch mùa màng như lễ mừng lúa mới, lễ mừng thu hoạch, lễ mừng cơm mới,…

 

Dịp lễ Vượt Qua, chính “vết máu bôi trên nhà” là dấu chỉ về việc “giữ luật”,là dấu chỉ của tình yêu thương, và những người trong nhà đó sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Thiên Chúa giáng họa trên đất Ai Cập.Ngày hôm đó được chọn làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng Đức Chúa. Và Ngài xác nhận rằng “đó là luật quy định cho đến muôn đời”. Luật đó là hồng ân Chúa ban. Ngài ban đủ thứ ân sủng để con người đủ sức “vượt qua” biển đời. Thiên Chúa YÊU THƯƠNG nhiều vàTRAO BAN nhiều, còn chúng ta ĐÓN NHẬN quá nhiều, thế nên cảm thấy ngại. Nhưng chính lúc biết ngại như vậy là tỏ lòng biết ơn, và tự đặt vấn đề:

 

Lấy chi đền đáp Chúa đây

Vì baoân huệ chính Ngài đã ban?

(Tv 116:12)

 

Mặc dù chúng ta thật lòng muốn đền ơn đáp nghĩa đối với Thiên Chúa nhưng lại chẳng có gì để tiến dâng, nếu có thì cũng chỉ là những thứ bất xứng mà thôi. Thân tro phận bụi quá đỗi mọn hèn,nhưng vì tin yêu mà cả dám thân thưa:

 

Con nâng chén hồng ân cứu độ

Mà xưng tụng danh Chúa mãi thôi

(Tv 116:13)

 

Trong thời quân chủ, thần dân không được phép ngước nhìn Long Nhan, ai nhìn sẽ bị tội “khi quân” và phải chết. Thần dân muốn tâu trình điều gì đều phải quay hướng khác và không được tâu trực tiếp,chỉ được tâu với cái “bệ rồng” Vua ngồi: “Muôn tâu bệ hạ”. Thế nhưng, đối với Thiên Chúa là Vua các vua và Chúa các chúa, thân sâu bọ chúng ta lại được diện kiến Tôn Nhan thì quả là vô cùng diễm phúc: “Trước Thánh Nhan thật là quý giá, cái chết của những ai hiếu nghĩa với Ngài” (Tv 116:15). Chúng ta chỉ là tôi tớ Ngài, con của nữ tỳ Ngài, mà lại được diễm phúc như thế thì phải hết lòng ghi nhớ thâm ân:“Con sẽ dâng hiến lễ tạ ơn mà xưng tụng danh Chúa” (Tv 116:17),đồng thời phải luôn tự thề hứa: “Lời khấn nguyền với Chúa, con xin giữ trọn, trước toàn thể Dân Ngài” (Tv 116:18).

 

Chúng ta có làm vậy thì cũng là điều tất yếu mà thôi! Nhưng không thể yêu suông bằng lời nói, mà phải yêu bằng hành động cụ thể. Nói chưa đủ tin, làm mới thuyết phục.

 

CHỨNG TỎ

 

Hành động là thể hiện bằng việc làm, chia sẻ bằng cách nào đó. Thật vậy, Thánh Phaolô cho biết: “Điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em” (1 Cr 11:23).Rồi ngài kể lại việc Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: “Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”, và cuối bữa thì Chúa Giêsu nói: “Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy”(1 Cr 11:24-25).

 

Thánh Phaolô giải thích: “Từ nay cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết” (1 Cr 11:26), do đó mà chúng ta hằng ngày tuyên tín trong mỗi Thánh lễ: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa đến”, hoặc “Lạy Chúa, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, chúng con loan truyền Chúa chịu chết cho tới khi Chúa đến”.

 

Không lâu trước dịp lễ Vượt Qua, Đức Giêsu biết “giờ của Ngài” đã đến, giờ mà Ngài phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Với nhân tính, Ngài cũng cảm thấy lưu luyến người thân, những người mà Ngài yêu thương đến giọt Nước và giọt Máu cuối cùng.

 

Là Thiên Chúa, Ngài biết rõ Giuđa nghĩ gì, tính toán ra sao, và sắp làm gì. Nhưng Thánh Ý Chúa Cha nhiệm mầu.Chúa Giêsu bởi Thiên Chúa mà đến, và Ngài sắp trở về cùng Thiên Chúa.Do đó, trong một bữa ăn tối, bữa mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ, Ngài đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng. Rồi Ngài đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau. Chắc hẳn môn đệ nào cũng ngạc nhiên vô cùng khi thấy Sư Phụ có cách hành động “kỳ lạ nhất thế gian”.

 

Vì thế, khi Ngài đến chỗ Simôn Phêrô, ông liền thưa: “Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao?” (Ga 13:6).Theo lẽ thường, không hề có bề trên nào dám làm chuyện “ngược đời” và “động trời” như vậy. Nghe Phêrô nói, Đức Giêsu trả lời: “Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu” (Ga 13:7).Ông Phêrô chưa thể hiểu nên lại thưa: “Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu!” (Ga 13:8a). Đức Giêsu đáp: “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy” (Ga 13:8b).Nghe Thầy nói “không được chung phần” thì ông Phêrô liền thưa: “Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa” (Ga 13:9).Nhưng Đức Giêsu bảo ông: “Ai đã tắm rồi thì không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đã sạch. Về phần anh em, anh em đã sạch, nhưng không phải tất cả đâu!”(Ga 13:10). Ông Phêrô cụt hứng, như bị tạt ca nước lạnh. Rõ ràng Ý Chúa hoàn toàn khác ý loài người.Ngài rất thâm ý nên mới nói: “Không phải tất cả anh em đều sạch”.

 

Sau khi rửa chân cho các môn đệ xong, Ngài mặc áo vào, về chỗ và thổ lộ tâm sự: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?” (Ga 13:11). Hỏi vậy thôi, chứ Ngài biết tỏng là chẳng ai hiểu gì ráo trọi, bởi vì đệ tử nào cũng “mắt chữ O và miệng chữ A”, y như trời trồng hết thảy. Thế nên Ngài nói luôn:“Anh em gọi Thầy là Thầy, là Chúa, điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em” (Ga 13:13-15).

 

Thật vậy, Thầy mà còn rửa chân cho đệ tử thì chắc chắn đệ tử không thể không rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho đệ tử, để đệ tử cũng làm như Thầy đã làm cho đệ tử.Đó là Luật Yêu của Chúa. Luật nhẹ nhàng thế mà lại không dễ thực hiện, lời giản dị mà lại thâm thúy lắm. Và đó cũng là điều mỗi chúng ta phải suy nghĩ, bởi vì chính Chúa Tể muôn loài đã làm gương cho mọi người soi chung.

 

Xét theo Việt ngữ, chữ Yêu bắt đầu bằng mẫu tự Y có hình “ngã ba”, nghĩa là có 3 hướng: Hướng lên Thiên Chúa, hướng tới tha nhân, và hướng về chính mình. Yêu Chúa hết linh hồn và hết trí khôn, yêu người như chính mình, còn yêu mình ít thôi – không được yêu mình thái quá, vì sẽ biến thành“tự ái”(tự yêu mình thái quá)mà hóa thành vị kỷ (ích kỷ). Yêu có những hệ lụy quan yếu. Yêu là điều luôn có mối liên kết quan trọng: Cần Thiết Thiết Tha Tha Thứ. Đó là chu-trình-yêu-thương kỳ diệu vô cùng!

 

Và rồi phát sinh một hệ lụy khác: YÊU thì phải KÍNH (yêu kính), KÍNH thì phải NỂ (kính nể), NỂ thì phải TRỌNG (nể trọng), TRỌNG thì phải VỌNG (trọng vọng – vọng là mong), MONG thì thấy NHỚ (mong nhớ), NHỚ nghĩa là THƯƠNG (nhớ thương), tức là YÊU rồi đấy. Đó là vòng-tròn-tình-yêu bắt đầu và kết thúc bằng động từ YÊU. Chúa nhớ chúng ta và chúng ta cũng phải nhớ Chúa, mà NHỚ Ngài thì PHẢI THỰC THI Thánh Ý Ngài. Hoàn toàn hợp lý!

 

Tương tự, khi nói về gia đình, chúng ta áp dụng từ ngữ “hiếu đễ”. HIẾU thì phải ĐỄ (nhường), NHƯỜNG thì phải NHỊN. Nhờ đó mà gia đình luôn “trong ấm, ngoài êm”, tạo nên “tổ ấm” đích thực, đó làhạnh phúc gia đình.Đối với các mối quan hệ xã hội hoặc cộng đoàn cũng vậy. Nói chung, tất cả tóm gọn trong một chữ YÊU.Biết thương yêu cũng chính là biết thương xót theo ý muốn của Thầy Chí Thánh Giêsu.

 

Lạy Chúa Giêsu, xin thánh hóa và biến đổi trái tim chúng con nên giống Thánh Tâm Ngài, để càng ngày trái tim của chúng con càng chứa nhiều “máu yêu” hơn, nhờ đó chúng con biết thể hiện cách yêu Ngài qua việc yêu tha nhân, đồng thời cũng can đảm sống và hành động “ngược đời” như Ngài, hôm nay và mãi mãi. Xin làm cho chúng con xứng đáng và vui mừng đón nhận Nguồn Sống từ Thánh Thể Ngài, và xin Thánh Thể tăng lực cho những người đau khổ phần hồn và phần xác. Chúng con tin kính Ngài là Đấng hằng sống và hiển trị cùng với Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen.

 

TRẦM THIÊN THU - Mạng Lưới Cầu Ngyện

 

 




KHÁT TÌNH

(Thứ Sáu Tuần Thánh)

 

 

BỬU HUYẾT GIÊSU TƯƠI MÀU CỨU ĐỘ

OAN KHIÊN THẾ GIỚI HÓA SẮC TINH TUYỀN

 

Có nhiều dạng khát – bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng, nhưng có lẽ mạnh mẽ và ray rứt nhất là dạng “khát tình”. Thật vậy, chính Chúa Giêsu cũng đã phải thốt lên trong những giây phút cuối cùng: “TÔI KHÁT!” (Ga 19:28) – khát cả thể lý lẫn tinh thần.

 

Tam Nhật Vượt Qua là“đỉnh cao” của Mùa Chay, còn gọi là Tam Nhật Thánh(Triduum). Trong đó,ngày Thứ Sáu Tuần Thánh là Ngày Đại Tang, là đỉnh cao của Ơn Cứu Độ, đặc biệt là Giờ Thứ Chín (tức 15 giờ), giờ của Lòng Chúa Thương Xót.

 

Khoảnh khắc hấp hối là “phút cuối” của một con người, là lúc lắng đọng và xúc động nhất đời người – dù người đó đáng yêu hay đáng ghét. Càng xúc động hơn khi thấy người hấp hối chịu đau nhức quằn quại từng cơn, có những người toát mồ hôi hột nhưng âm thầm chịu đựng, có những người phải la hét dữ dội.Phút cuối là khoảnh khắc ngắn ngủi, chỉ trong tích tắc, nhưng lại nặng nề trôi… Và phút cuối là lúc người ta bịn rịn nhất, cũng là lúc nói thật nhất của một con người.

 

Đối với Chúa Giêsu, Ngài có 2 bản tính: Thần tính và nhân tính. Và theo nhân tính, Ngài nên giống chúng ta mọi sự – trừ tội lỗi. Tất nhiên Ngài cũng rất đau đớn và rời rã vì kiệt sức do đòn roi, phải tự vác Thập giá lên đồi, té lên té xuống nhiều lần, chịu đói khát, bị những gai nhọn đâm thấu đầu, bị đinh ghim chặt chân tay và lưỡi đòng đâm thâu tim. Rất đau đớn, không thể tưởng tượng nổi, đến nỗi thân xác Ngài chảy ra đến giọt Máu và giọt Nước cuối cùng. Thật thê thảm!

 

CHIÊN CON HIỀN LÀNH

 

Chiên con là “cừu nhỏ” –chỉ 1 năm trở xuống, còn cừu là “chiên lớn” (hơn 1 năm trở lên). Chiên con không chỉ nhỏ bé, ngây thơ, mà còn hiền lành. Khi nói về Chiên Thiên Chúa,Đức Chúa đã mô tả: “Này đây, người tôi trung của Ta sẽ thành đạt, sẽ vươn cao, nổi bật, và được suy tôn đến tột cùng. Cũng như bao kẻ đã sửng sốt khi thấy tôi trung của Ta mặt mày tan nát chẳng ra người, không còn dáng vẻ người ta nữa” (Is 52:13-14 – Bài ca thứ tư về Người Tôi Trung). Mặc dù vậy, mọi người vẫn phải sửng sốt khi thế cờ đảo ngược hoàn toàn.Chính Người-Tôi-Trung đó làm cho “muôn dân phải sững sờ, vua chúa phải câm miệng” (Is 52:15).Người-Tôi-Trung đó là Đức Kitô, cũng chính là Người-Tôi-Tớ-Đau-Khổ,“như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Ngài chẳng mở miệng kêu ca” (Is 53:6; Cv 8:32).

 

Ngày nay, chúng ta đã được biết về “hành trình đau khổ” của Chúa Giêsu, nhưng có lẽ khó mà cảm nhận hết mức đau khổ trong cuộc khổ nạn tang thương của Ngài, thậm chí có thể nghe nhiều năm đã quen tai nên cảm thấy… bình thường, và cũng cho đó là “chuyện nhỏ”.Có thể có người đặt vấn đề: “Điều chúng ta đã nghe, ai mà tin được?”(Is 53:1). Đúng là khó tin thật, thế nhưng đó lại là sự thật minh nhiên, không thể chối cãi!

 

Từ ngàn xưa, ngôn sứ Isaia mô tả: “Người tôi trung đã lớn lên tựa chồi cây trước Nhan Thánh, như khúc rễ trên đất khô cằn. Người chẳng còn dáng vẻ, chẳng còn oai phong đáng chúng ta ngắm nhìn, dung mạo chẳng còn gì khiến chúng ta ưa thích. Người bị đời khinh khi ruồng rẫy, phải đau khổ triền miên và nếm mùi bệnh tật. Người như kẻ ai thấy cũng che mặt không nhìn, bị chúng ta khinh khi, không đếm xỉa tới” (Is 53:2-3). Tuy nhiên, “chính người đã mang lấy những bệnh tật của chúng ta, đã gánh chịu những đau khổ của chúng ta, còn chúng ta lại tưởng Ngài bị phạt, bị Thiên Chúa giáng hoạ, phải nhục nhã ê chề” (Is 53:4). Thật là nghịch lý quá, có lẽ vì chúng ta ảo tưởng quá chăng?

 

Ngôn sứ Isaia đưa ra bảng đối chiếu và liệt kê rõ ràng: “Chính Ngài đã bị đâm VÌ chúng ta phạm tội, Ngài bị nghiền nát VÌ chúng ta lỗi lầm,Ngài đã chịu sửa trị ĐỂ chúng ta được bình an, Ngài đã phải mang thương tích ĐỂ chúng ta được chữa lành” (Is 53:5). Bốn “cặp đối” rất tuyệt vời, chứng tỏ Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Chắc chắn trí óc loài người chúng ta không thể tưởng tượng nổi có một Con Người lạ lùng như vậy. Nếu cuộc đời có ai gần giống như vậy thì ắt chúng ta cho là “dại dột”, là “ngu xuẩn”, là “điên khùng”, là “mất trí”, là “tâm thần”.Thiên Chúa thấy “tất cả chúng ta lạc lõng như chiên cừu, lang thang mỗi người một ngả”,nhưng Đức Chúa đã đổ tội lỗi của tất cả chúng ta lên đầu Người-Tôi-Trung kia. Người Ấy bị lũ-người-ghen-tị “ngược đãimà vẫn cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xén lông, Người Ấy chẳng hề mở miệng” (Is 53:6). Người Ấy còn“bị ức hiếp, bị buộc tội, rồi bị thủ tiêu” (Is 53:8a). Thậm chí“Người Ấy còn bị khai trừ khỏi cõi nhân sinh”, và“vì tội lỗi của dân, Người Ấy bị đánh phạt” (Is 53:8b). Người Ấy bị hàm oan chỉ vì chúng ta quá khốn nạn!

 

Và cuối cùng, Người Ấy đã “bị chôn cất giữa bọn ác ôn, bị mai táng với người giàu có, dù đã chẳng làm chi tàn bạo và miệng không hề nói chuyện điêu ngoa” (Is 53:9). Nhưng đó là Thánh Ý nhiệm mầu của Thiên Chúa, để nhờ Người Ấy màÝ Chúa được nên trọn. Thiên Chúa xác định: “Vì đã nếm mùi đau khổ, người công chính, tôi trung của Ta, sẽ làm cho muôn người nên công chính và sẽ gánh lấy tội lỗi của họ” (Is 53:11). Đức Giêsu đã “hiến thân chịu chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân; nhưng thực ra Ngài đã mang lấy tội muôn người và can thiệp cho những kẻ tội lỗi” (Is 53:12). Trong “núi tội” đó có nhiều tội của mỗi chúng ta!

 

Qua miệng lưỡi của Thánh Vịnh gia, Người Ấy đã nói lời cuối của Con Người hấp hối: “Con ẩn náu bên Ngài, lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ. Bởi vì Ngài công chính, xin giải thoát con. Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con, Ngài đã cứu chuộc con, lạy Chúa Trời thành tín” (Tv 31:2 & 6). Người Ấy tâm sự với Chúa về cuộc đời mình: “Con đã nên trò cười cho thù địch và cho cả hàng xóm láng giềng. Bạn bè thân thích đều kinh hãi, thấy con ngoài đường, ai cũng tránh xa. Bị lãng quên, như kẻ chết không người tưởng nhớ, con hoá thành đồ hư vất bỏ” (Tv 31:12-13). Là con người thì ai cũng cảm thấy cô đơn tột cùng khi ai cũng khinh ghét và bỏ rơi mình nên nói vậy thôi, nhưng vẫn tin tưởng vào Chúa, cho nên mới dám thân thưa: “Ngài là Thượng Đế của con. Số phận con ở trong tay ngài. Xin giải thoát con khỏi tay địch thủ, khỏi người bách hại con” (Tv 31:15-16).

 

Dù cho thế nào thì Người Ấy vẫn chấp nhận mọi thiệt thòi, vui chịu chứ không cam chịu, và thành tâm cầu khấn: “Xin toả ánh tôn nhan rạng ngời trên tôi tớ Ngài đây, và lấy tình thương mà cứu độ” (Tv 31:17), đồng thời mạnh dạn chia sẻ với những người khác như một lời khuyên: “Hỡi mọi người cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên nào!” (Tv 31:25). Người Ấy đã nêu gương sáng cho chúng ta, vì chúng ta cũng phải nên giống Người Ấy: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó đã ghét Thầy trước” (Ga 15:18).

 

Lời minh định của Thánh Phaolô rất rạch ròi:“Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đã băng qua các tầng trời, là Đức Giêsu, Con Thiên Chúa” (Dt 4:14). Thánh Phaolô khuyên chúng ta hãy giữ vững lời tuyên xưng đức tin, và giải thích: “Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Ngài đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, chúng ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần” (Dt 4:15-16). Trong tất cả các ân sủng, Lòng Chúa Thương Xót là hồng ân cao cả và kỳ lạ vô cùng! Chính Chúa Giêsu đã trải qua nỗi đau khổ tột cùng nên Ngài rất thương xót chúng ta, những con người còn phải đối mặt với đủ loại “khổ não trần ai” của kiếp này.

 

Lúc còn sinh thời của kiếp phàm nhân, Đức Giêsu cũng đã từng lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Ngài khỏi chết. Ngài đã được nhậm lời vì có lòng tôn kính. Vâng phục không là điều dễ, vì phàm nhân chúng ta đầy tự ái và kiêu sa, ngay cả Con Thiên Chúa cũng đã “phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục” (Dt 5:7). Thật không hề đơn giản chút nào khi phải miệt mài chịu đau khổ như vậy!

 

Tuy nhiên, chính lúc đó lại là lúc bản thân đạt tới mức thập toàn để rồi“Ngài trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Ngài” (Dt 5:9). Trước khi vinh quang và được coi là công trạng thì luôn phải trải qua chặng đường gian khổ. Đức Kitô cũng đã trải qua “chặng đàng Thánh Giá” và cái chết mới tới sự phục sinh vinh quang. Chúng ta không thể không “nhâm nhi chén đắng” để trải nghiệm đau khổ. Không có hạnh phúc nào không có đau khổ, thiếu vắng hy sinh. Chắc chắn không thể cứ tà tà mà được tận hưởng.

 

Thánh Gregorio Khandzta (759-861, người thành lập nhiều cộng đoàn tu trì tại Tao-Klarjeti, thuộc Tây Nam Georgia) đã tha thiết cầu nguyện:“Lạy Chúa Giêsu, Ngài đã BỊ CÁM DỖ và CHỊU ĐAU KHỔ. Ngài là Đấng quyền năng đã đến để CỨU GIÚP những người đang bị xiềng xích bởi ma qủy, vì Ngài luôn nâng đỡ những kẻ đi theo Ngài. Lạy Chúa, xin GÌN GIỮ những kẻ tin vào Danh Thánh Ngài trong cánh tay Ngài. Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, mà ban niềm hoan lạc bất diệt”.

 

CHIÊN CON BỊ GIẾT

 

Trình thuật Phúc Âm hôm nay là tấn bi kịch, là bộ phim dài sầu thảm, Giáo Hội gọi là Bài Thương Khó, thuật lại đầy đủ cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Bi kịch thảm thiết như vậy mà lại gọi là Phúc Âm, là Tin Mừng, quả thật là điều kỳ diệu!

 

Chúng ta thường nói: “Dòi trong xương dòi ra”. Một trong 12 môn đệ “ruột” là Giuđa đã dùng nụ hôn để “chỉ điểm” mà bán rẻ Thầy mình với giá quá bèo. Người ta lục soát, tìm cách gài bẫy và đi bắt Chúa Giêsu như một tên côn đồ. Họ ghen tị và sợ Ngài tiếm ngôi, giành quyền lực, lấy mất “ghế”, thế nên họ làm mọi cách để hạ nhục Ngài đủ kiểu. Hàng ngày Ngài thường tụ họp với các môn đệ công khai mà họ không bắt, thế mà họ lại cấu kết với đám thuộc hạ của các thượng tế và nhóm Pharisêu để đi tìm bắt Ngài trong đêm tối, dùng vũ khí để đối với một người tay không và thân cô thế cô – vì các môn đệ bỏ trốn hết. Thật là tồi và hèn hạ!

 

Ngài hỏi: “Các anh tìm ai?”,thì họ đáp: “Tìm Giêsu Nadarét”. Ngài vừa nói“chính tôi đây”, thì họ lùi lại và ngã xuống đất. Ngoạn mục thật! Có lẽ lúc này Giuđa đắc chí nhất, vì có thể ông cũng rất tin rằng Thầy mình “ngon” lắm, quyền phép đầy mình, chúng chẳng làm gì được, mà ông lại có tiền tiêu xài. Thế nhưng Ngài không dùng thần quyền của Ngài vào chuyện không cần thiết. Đó là “cách lạ” của Ngài!

 

Ngài lại hỏi họ muốn tìm ai. Họ vẫn cương quyết là tìm Giêsu Nadarét, họ không hề thấy tởn chút nào. Lì thật! Đức Giêsu thản nhiên xác nhận: “Tôi đã bảo các anh là chính tôi đây. Vậy, nếu các anh tìm bắt tôi, thì hãy để cho những người này đi” (Ga 18:8). Ngài không muốn bất kỳ ai phải liên lụy vì Ngài. Nhưng điều đó ứng nghiệm lời Ngài đã nói: “Những người Cha đã ban cho con, con không để mất một ai” (Ga 18:9).Tính nóng hơn Trương Phi, ông Simôn Phêrô bèn tuốt gươm ra, nhằm người đầy tớ vị thượng tế mà “chơi” một phát đứt tai phải của Man-khô. Một đường gươm tuyệt hảo y như xiếc! Thấy vậy, Đức Giêsu bảo ông Phêrô: “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén mà Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống?” (Ga 18:11).Nghe vậy chưa chắc ai hiểu ý Ngài nói.

 

Cơn tức giận dâng cao, nỗi hận thù đầy ắp, họliền bắt trói Ngài lại, rồi điệu Ngài đến ông Kha-nan – nhạc phụ ông Cai-pha. Năm đó ông Cai-pha làm thượng tế. Chính ông này đã nói với người Do Thái một đề nghị tồi tệ:“Nên để một người chết thay cho dân thì hơn” (Ga 18:14).Nghe chừng nhân đạo nhưng lại vô cùng thâm độc.Lúc đó có ông Simôn Phêrô và người môn đệ khác (tức Gioan) đi theo Đức Giêsu. Gioan quen biết vị thượng tế nên được vào sân trong của tư dinh của thượng tế. Còn ông Phêrô phải đứng ở phía ngoài, gần cổng. Gioan ra nói với chị giữ cổng, rồi dẫn ông Phêrô vào. Gioan cũng “oai” thật, quen biết có khác!

 

Thế nhưng vấn đề là người tớ gái giữ cổng nhận ra ông Phêrô “thuộc nhóm của Chúa Giêsu” nên ông chối ngay:“Không phải đâu!”. Và ông chối phắt bất kỳ ai nhận ra ông, tổng cộng 3 lần trước khi gà gáy.Với bản tính nhân loại nên ông rất sợ, sợ đến nỗi phát run ngay cả với mấy phụ nữ chân yếu tay mềm. Thật tội nghiệp! Ông Phêrô nóng tính, thẳng như ruột ngựa, nhưng cũng rất yếu đuối. Đó là “biểu tượng” của chúng ta ngày nay. Buồn thế đấy!

 

Tuy Chúa Giêsu bị bắt, bị trói, bị đánh đập, bị tra xét, bị hành hạ,… nhưng Ngài vẫn thản nhiên và không nói chi cả, không tự biện minh cho mình là đúng, cũng chẳng một lời kêu oan hoặc oán trách. Chiên Con hiền lành lắm!

 

Mãi tới lúc bị tra hỏi về các môn đệ và giáo huấn – nghĩa là liên quan người khác,Ngàimới trả lời: “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ; tôi hằng giảng dạy trong hội đường và tại Đền Thờ, nơi mọi người Do Thái tụ họp. Tôi không hề nói điều gì lén lút. Sao ông lại hỏi tôi? Điều tôi đã nói, xin cứ hỏi những người đã nghe tôi. Chính họ biết tôi đã nói gì” (Ga 18:19-21). Ngài vừa dứt lời thì một tên trong nhóm thuộc hạ vả vào mặt Ngài: “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư?”(Ga 18:22). Hỗn láo và ngang ngược thật! Ngày nay người ta cũng hống hách kiểu như vậy khi đối xử với đồng loại. Mặc dù bị xử tệ, Ngài vẫn thản nhiên lý luận: “Nếu tôi nói sai, anh chứng minh xem sai ở chỗ nào; còn nếu tôi nói phải, sao anh lại đánh tôi?”(Ga 18:23). Cách đối đáp và lý luận của Chúa Giêsu tuyệt vời quá. Và tất nhiên họ phải câm họng thôi!

 

Sau đó, ông Kha-nan cho giải Ngài đến thượng tế Cai-pha, Ngài vẫn bị trói. Lúc đó trời vừa sáng. Họ không vào dinh vì sợ bị nhiễm uế mà không ăn lễ Vượt Qua được. Họ chỉ lo giữ bề ngoài mà không chú trọng bề trong. Đó là một dạng động thái giả hình. Tổng trấn Philatô ra ngoài gặp họ và hỏi xem họ tố cáo Chúa Giêsu về tội gì, nhưng họ đáp: “Nếu ông này không làm điều ác, thì chúng tôi đã chẳng đem nộp cho quan”(Ga 18:30). Họ cố chấp và cố tình không thèm nhận những hành động tốt của Chúa Giêsu. Trước áp lực của dân, ông Philatô hỏi Chúa Giêsu: “Ông có phải là vua dân Do Thái không?”. Đức Giêsu không trả lời đúng hay sai, mà bình thản nói: “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu Nước tôi thuộc về thế gian này, thuộc hạ của tôi đã chiến đấu không để tôi bị nộp cho người Do Thái. Nhưng thật ra Nước tôi không thuộc chốn này” (Ga 18:36). Ui da, thế mà lão Philatô vẫn không hiểu ất giáp chi cả, mà còn hỏi:“Vậy ông là vua sao?”. Đức Giêsu ôn tồn: “Chính ngài nói rằng tôi là vua. Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích là làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi” (Ga 18:37). Ông Philatô tỏ ra ngớ ngẩn nên hỏi: “Sự thật là gì?” (Ga 18:38). Đúng là “dốt đặc cán mai” mà!

 

Vào dịp lễ Vượt Qua và theo tục lệ Do Thái, người ta thường ân xá cho một tội nhân. Ông Philatô hỏi họ muốn tha Chúa Giêsu hay không, họ liền la to: “Đừng tha nó, nhưng xin tha Baraba!” (Ga 18:40).Baraba là một tên cướp khét tiếng, vậy mà họ còn thương và quý hơn là Chúa Giêsu – dù chính Philatô hai lần xác định là Chúa Giêsu “không có tội gì” (Lc 23:4 và 22).

 

Và rồi Philatô truyền đem Ngài đi mà đánh đòn. Họ chụp lên đầu Ngài một vòng gai và khoác cho Người một áo choàng đỏ, rồi mỉa mai: “Kính chào Vua dân Do Thái!”, và vả vào mặt Ngài.Như vậy, nhân vị của Ngài bị khinh miệt, nhân phẩm của Ngài bị chà đạp, và nhân quyền của Ngài cũng bị tước đoạt. Ông Philatô dẫn Chúa Giêsu ra ngoài để đám đông thấy Ngài không còn hình tượng một con người mà thương. Nhưng vừa thấy Ngài, các thượng tế cùng các thuộc hạ liền kêu lên rằng: “Đóng đinh nó vào thập giá!” (Ga 19:6). Một lần nữa, ông Philatô lại khiếp nhược nên bảo họ: “Các người cứ đem ông này đi mà đóng đinh vào thập giá, vì phần ta, ta không tìm thấy lý do để kết tội ông ấy”(Ga 19:6).Một người nắm quyền trong tay và biết rõ bị cáo không có tội mà vẫn không dám tha, thì quả là bất tài, vô dụng, ích kỷ, chỉ lo giữ “cái ghế” của mình, chỉ muốn lợi cho mình mà chà đạp người khác.Đó là một dạng bóc lột, không tôn trọng công lý. Vậy người đó có đáng được tôn trọng? Người nắm quyền lực mà không đề cao nhân vị, nhân phẩm và nhân quyền, không lấy dân làm gốc, làm sao quốc thái dân an?

 

Dù ai nói gì thì nói, Chúa Giêsu vẫn im lặng. Ngài biết rằng có nói cũng vô ích, chỉ như nước đổ lá môn, không bằng nói với đầu gối. Sau khi tòa tuyên án, bị cáo nào cũng có quyền kháng cáo, nhưng “bị cáo” Giêsu lại không có quyền tối thiểu đó. Bất nhân quá! Nhân quyền của Ngài hoàn toàn bị tước đoạt.Nhưng Ngài nói thẳng với ông Philatô: “Ngài không có quyền gì đối với tôi, nếu Trời chẳng ban cho ngài. Vì thế, kẻ nộp tôi cho ngài thì mắc tội nặng hơn” (Ga 19:11). Nghe vậy, ông Philatô cũng thấy “nổi gai óc” nên tìm cách tha Ngài, nhưng ông vẫn không dám quyết định theo quyền hạn của mình vì áp lực dân chúng. Cách xử sự hèn nhát của Philatô cũng chính là động thái hèn hạ của chúng ta ngày nay đối với tha nhân.

 

Cuối cùng, ông Philatô đành cho thi hành án tử đối với Chúa Giêsu. Họ bắt Ngài tự vác Thập giá lên đồi Gôn-gô-tha, nghĩa là Cái Sọ – cũng gọi là Đồi Sọ, Can-vê, nơi xử tử các tội nhân. Đồng án tử với Ngài có hai người khác nữa, hai người hai bên Chúa Giêsu. Tấm bảng ghi “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái” treo phía trên đầu Ngài, được viết bằng 3 ngôn ngữ: Hípri, La Tinh và Hy Lạp. Các thượng tế không đồng ý gọi Chúa Giêsu là “Vua dân Do Thái”, nhưng ông Philatô nói: “Ta viết sao, cứ để vậy!” (Ga 19:22). Tấm bảng đó nhằm mỉa mai nhưng chính nó lại là lời xác nhận công khai rằng “Chúa Giêsu là Vua dân Do Thái”. Lão Philatô chỉ lăm le với người dưới quyền chứ không dám “nói mạnh” với đám đông nổi loạn, dù họ chỉ là đám dân đen. Hèn!

 

Đóng đinh Đức Giêsu vào thập giá xong, họ chia chác quần áo của Ngài. Họ muốn chế nhạo Ngài chứ có gì đáng giá đâu! Lúc đó, Chúa Giêsu bắt đầu kiệt sức. Ngài trối Đức Mẹ cho Gioan và trao Gioan cho Đức Mẹ.Đức Giêsu biết là mọi sự đã hoàn tất. Mất máu nhiều nên Ngài nói: “Tôi khát!” (Ga 19:28).Nhưng người ta lại nỡ lấy miếng bọt biển thấm giấm chua mà cho Ngài giải khát. Nhắp xong, Đức Giêsu nói: “Tetelestai! Mọi sự đã hoàn tất!” (Ga 19:30). Rồi Ngài gục đầu xuống và dâng trao Thần Khí. Tang thương bao trùm, đất trời rung động!

 

Sự kiện bi thương hôm nay là “nghi lễ của mọi nghi lễ”, là “hiến lễ của mọi hiến lễ”, là “thánh lễ của mọi thánh lễ”. Vì thế Giáo Hội không cử hành thánh lễ hôm nay mà chỉ có phụng vụ Lời Chúa, tôn kính Thánh giá và rước lễ.

 

Thiên Tình Giêsu là “tình cho không biếu không”,nhưng chúng ta thường có khuynh hướng “tội nghiệp” Chúa Giêsu hơn là tội nghiệp chính mình. Thật vậy, khi Chúa Giêsu thấy có nhiều phụ nữ, vừa đấm ngực vừa than khóc, trong đám đông đi xem Ngài lên đồi chịu xử tử,chính Ngài đã quay lại và nói: “Hỡi chị em thành Giêrusalem, đừng khóc thương tôi làm gì. Có khóc thì khóc cho phận mình và cho con cháu” (Lc 23:28). Chính chúng ta mới là những kẻ đáng phải khóc thương!

 

Và có một điểm khác mà chúng ta cần lưu ý là “tính a dua”, như người ta thường nói: “Người ta làm sao thì tôi làm vậy, người ta làm bậy thì tôi… làm theo”.Kiểu này rất nguy hiểm, vì đó là lối sống quá tiêu cực, không có lập trường, mạnh đâu âu đó. Cần chấn chỉnh và cần can đảm là chính mình, đặc biệt là phải biết khát và nhận ra cơn khát của người khác để cố gắng giúp họ thỏa cơn khát!

 

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, chính con là kẻ khốn nạn mà vẫn tưởng mình tốt lành hơn người khác, con đã hèn nhát khi a dua và đồng lõa với cái ác mà cứ tưởng mình chân chính hơn người khác. Hôm nay, con chân thành nhận lỗi, xin lỗi Ngài và xin lỗi mọi người. Xin Ngài thương xót con mà đại lượng ban cho con được hưởng nhờ Ơn Cứu Độ của Con Yêu Dấu của Ngài. Con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. Amen.

 

TRẦM THIÊN THU - Mạng Lưới Cầu Ngyện

 


Tác giả bài viết: Ngọc Nga

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập998
  • Hôm nay15,427
  • Tháng hiện tại285,324
  • Tổng lượt truy cập36,339,879
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây