Các môn đệ không dễ nhận ra Chúa Giê-su phục sinh đang ở với họ
Đang lúc đó, Chúa Giê-su phục sinh xuất hiện như một lữ khách cùng đi đường với họ, lấy lời Kinh thánh hâm nóng cõi lòng băng giá của họ, minh chứng cho họ biết Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ như thế rồi mới tiến vào vinh quang. Thế mà suốt cả cuộc hành trình dài, hai môn đệ vẫn chưa nhận ra người bạn đồng hành với mình là Chúa Giê-su.
Lần khác, Chúa phục sinh lại bất thần hiện ra giữa các môn đệ trong một căn phòng tại Giê-ru-sa-lem. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là oan hồn của Chúa Giê-su hiện về!
Chúa Giê-su phải dùng nhiều cách tỏ cho họ biết Ngài đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma. Ngài cho họ xem thương tích nơi tay chân, để chứng tỏ Ngài đã thực sự bị đóng đinh vào thập giá. Vì họ vẫn còn nghi ngờ nên Ngài đề nghị họ sờ tay chân Ngài để biết chắc Ngài có xương có thịt chứ chẳng phải là vong hồn. Thấy họ vẫn còn hoài nghi, Ngài lại ăn miếng cá nướng trước mặt họ để tỏ cho mọi người thấy ma đâu có nhai có nuốt như vầy.
Ngoài ra, Chúa Giê-su còn vận dụng Kinh thánh để tỏ cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Kitô đã phải trải qua đau khổ rồi mới phục sinh.
Nhờ đó, các môn đệ mới tin là Chúa Giê-su đã sống lại.
Chúng ta không dễ nhận ra Chúa đang hiện diện nơi người chung quanh
Các tông đồ xưa thật đáng trách vì dù được gặp mặt Chúa Giê-su mà vẫn không nhận ra Ngài. Nhưng xét lại, chúng ta cũng đáng trách không kém vì hằng ngày Chúa Giê-su vẫn hiện diện giữa chúng ta mà chúng ta chẳng biết.
Chúa Giê-su đã nhiều lần dùng Kinh thánh để chứng tỏ cho chúng ta biết rằng:
-Ngài đang hiện diện nơi những người chung quanh ta và họ thật sự là chi thể của Ngài ( ICr 12, 27; I Cr 6, 15; ICr 10, 17)[1];
-Ngài tự đồng hóa mình với mỗi người chung quanh nên những gì chúng ta làm cho người khác là làm cho chính Ngài (Mt 25, 40) [2]
Vậy mà chúng ta vẫn chưa xác tín lời Ngài dạy, chưa nhận ra Ngài đang sống bên cạnh, đang đồng hành với chúng ta.
Để diễn tả thực trạng đáng buồn này, Cha Anthony de Mello viết:
Một con cá đang bơi lội trong đại dương hỏi một con cá khác:
- Xin lỗi bác, bác già hơn và kinh nghiệm hơn cháu. Hẳn là bác có thể giúp cháu được. Xin bác làm ơn chỉ cho cháu thấy đại dương. Cháu bỏ công tìm kiếm khắp nơi mà chẳng thấy.
Cá già nói:
-Cháu tìm đại dương ư? Cháu đang lội trong đó mà!
-Đây ư? Chỉ toàn là nước biển không à! Cái mà cháu tìm kiếm là đại dương kìa!
Rồi con cá non dại đó rất thất vọng, ngoe nguẩy cái vây và lội đi tìm kiếm ở nơi khác.
[Anthony de Mello trong tác phẩm: “Như tiếng chim hót”]
Con cá bơi lội trong đại dương mà chẳng thấy đại dương đâu, chỉ thấy chung quanh toàn là nước. Thế rồi, con cá tội nghiệp đó vẫn thơ thẩn bơi lội đi tìm đại dương.
Chúng ta cũng như con cá bé bỏng đáng thương kia. Chúng ta đang kiếm tìm Thiên Chúa, chúng ta khao khát được gặp Chúa phục sinh, trong khi Ngài đang hiện diện chung quanh ta, nơi người cha người mẹ, nơi người bạn trăm năm, nơi người cùng lối xóm... Ngài đang đồng hành với ta, cùng ta làm việc, cùng ta sinh hoạt trong cùng một mái nhà, một xưởng máy… Vậy mà chúng ta đâu có nhận ra Ngài. Chúng ta tưởng Ngài ở nơi đâu xa lắm, mãi tít trên trời xanh; chúng ta tưởng chừng Ngài đang lởn vởn đâu đó như một bóng ma. Thế rồi, như con cá non dại kia, chúng ta thơ thẩn đi tìm Chúa ở những phương trời khác.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh,
Con cá bé bỏng kia không ngờ rằng nước biển và đại dương chỉ là một nên nó đã hoài công bơi lội tìm kiếm điều mà nó vẫn được tiếp cận thường xuyên; Chúng con cũng không ngờ rằng Chúa và những người chung quanh là một nên chúng con đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được phục vụ và vui sống bên Ngài.
Xin giúp chúng con sớm giác ngộ để chấm dứt hành trình tìm kiếm Chúa cách viển vông nhưng biết dừng lại để yêu thương và phục vụ Chúa đang hiện diện nơi những anh chị em đang sống quanh mình. Amen.
Gặp Chúa giữa lòng đời
(Suy niệm Tin mừng Luca (24, 35-48) trích đọc vào Chúa nhật 3 phục sinh)
Sau cuộc tử nạn của Chúa Giê-su, có hai môn đệ của Ngài thất vọng cất bước trở về Em-mau, lòng đầy sầu muộn vì Đức Giê-su, Đấng mà họ tin sẽ là vị lãnh tụ vĩ đại sẽ giải thoát Ít-ra-en, đã gục chết thảm thương và mang theo ước mơ, hoài bão của họ xuống mồ.
Các môn đệ không dễ nhận ra Chúa Giê-su phục sinh đang ở với họ
Đang lúc đó, Chúa Giê-su phục sinh xuất hiện như một lữ khách cùng đi đường với họ, lấy lời Kinh thánh hâm nóng cõi lòng băng giá của họ, minh chứng cho họ biết Đấng Cứu Thế phải trải qua đau khổ như thế rồi mới tiến vào vinh quang. Thế mà suốt cả cuộc hành trình dài, hai môn đệ vẫn chưa nhận ra người bạn đồng hành với mình là Chúa Giê-su.
Lần khác, Chúa phục sinh lại bất thần hiện ra giữa các môn đệ trong một căn phòng tại Giê-ru-sa-lem. Mọi người kinh hồn bạt vía, vì tưởng là oan hồn của Chúa Giê-su hiện về!
Chúa Giê-su phải dùng nhiều cách tỏ cho họ biết Ngài đã thật sự sống lại, chứ không phải là ma. Ngài cho họ xem thương tích nơi tay chân, để chứng tỏ Ngài đã thực sự bị đóng đinh vào thập giá. Vì họ vẫn còn nghi ngờ nên Ngài đề nghị họ sờ tay chân Ngài để biết chắc Ngài có xương có thịt chứ chẳng phải là vong hồn. Thấy họ vẫn còn hoài nghi, Ngài lại ăn miếng cá nướng trước mặt họ để tỏ cho mọi người thấy ma đâu có nhai có nuốt như vầy.
Ngoài ra, Chúa Giê-su còn vận dụng Kinh thánh để tỏ cho các môn đệ biết Ngài là Đấng Kitô đã phải trải qua đau khổ rồi mới phục sinh.
Nhờ đó, các môn đệ mới tin là Chúa Giê-su đã sống lại.
Chúng ta không dễ nhận ra Chúa đang hiện diện nơi người chung quanh
Các tông đồ xưa thật đáng trách vì dù được gặp mặt Chúa Giê-su mà vẫn không nhận ra Ngài. Nhưng xét lại, chúng ta cũng đáng trách không kém vì hằng ngày Chúa Giê-su vẫn hiện diện giữa chúng ta mà chúng ta chẳng biết.
Chúa Giê-su đã nhiều lần dùng Kinh thánh để chứng tỏ cho chúng ta biết rằng:
-Ngài đang hiện diện nơi những người chung quanh ta và họ thật sự là chi thể của Ngài ( ICr 12, 27; I Cr 6, 15; ICr 10, 17)[1];
-Ngài tự đồng hóa mình với mỗi người chung quanh nên những gì chúng ta làm cho người khác là làm cho chính Ngài (Mt 25, 40) [2]
Vậy mà chúng ta vẫn chưa xác tín lời Ngài dạy, chưa nhận ra Ngài đang sống bên cạnh, đang đồng hành với chúng ta.
Để diễn tả thực trạng đáng buồn này, Cha Anthony de Mello viết:
Một con cá đang bơi lội trong đại dương hỏi một con cá khác:
- Xin lỗi bác, bác già hơn và kinh nghiệm hơn cháu. Hẳn là bác có thể giúp cháu được. Xin bác làm ơn chỉ cho cháu thấy đại dương. Cháu bỏ công tìm kiếm khắp nơi mà chẳng thấy.
Cá già nói:
-Cháu tìm đại dương ư? Cháu đang lội trong đó mà!
-Đây ư? Chỉ toàn là nước biển không à! Cái mà cháu tìm kiếm là đại dương kìa!
Rồi con cá non dại đó rất thất vọng, ngoe nguẩy cái vây và lội đi tìm kiếm ở nơi khác.
[Anthony de Mello trong tác phẩm: “Như tiếng chim hót”]
Con cá bơi lội trong đại dương mà chẳng thấy đại dương đâu, chỉ thấy chung quanh toàn là nước. Thế rồi, con cá tội nghiệp đó vẫn thơ thẩn bơi lội đi tìm đại dương.
Chúng ta cũng như con cá bé bỏng đáng thương kia. Chúng ta đang kiếm tìm Thiên Chúa, chúng ta khao khát được gặp Chúa phục sinh, trong khi Ngài đang hiện diện chung quanh ta, nơi người cha người mẹ, nơi người bạn trăm năm, nơi người cùng lối xóm... Ngài đang đồng hành với ta, cùng ta làm việc, cùng ta sinh hoạt trong cùng một mái nhà, một xưởng máy… Vậy mà chúng ta đâu có nhận ra Ngài. Chúng ta tưởng Ngài ở nơi đâu xa lắm, mãi tít trên trời xanh; chúng ta tưởng chừng Ngài đang lởn vởn đâu đó như một bóng ma. Thế rồi, như con cá non dại kia, chúng ta thơ thẩn đi tìm Chúa ở những phương trời khác.
Lạy Chúa Giê-su phục sinh,
Con cá bé bỏng kia không ngờ rằng nước biển và đại dương chỉ là một nên nó đã hoài công bơi lội tìm kiếm điều mà nó vẫn được tiếp cận thường xuyên; Chúng con cũng không ngờ rằng Chúa và những người chung quanh là một nên chúng con đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được phục vụ và vui sống bên Ngài.
Xin giúp chúng con sớm giác ngộ để chấm dứt hành trình tìm kiếm Chúa cách viển vông nhưng biết dừng lại để yêu thương và phục vụ Chúa đang hiện diện nơi những anh chị em đang sống quanh mình. Amen.
Lm Inhaxiô Trần Ngà
Tác giả bài viết: Lm Inhaxiô Trần Ngà
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn