NIỀM TÂM SỰ CỦA CHÚA GIÊSU

Thứ ba - 08/05/2018 10:13

NIỀM TÂM SỰ CỦA CHÚA GIÊSU

Lệnh truyền của Chúa Giêsu là một lời tâm sự của người yêu nói với người yêu, đó là:“Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9).

Lệnh truyền này không mang tính nghiêm khắc nhưng là trao ban, là chia sẻ hạnh phúc của tình yêu.  Chúa Giêsu đã nâng các tông đồ lên ngang tầm với mình, Ngài nói: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, Thầy gọi các con là bạn hữu.”  Từ hàng tôi tớ trở nên bạn hữu là sự cách nhau một trời một vực.  Người tôi tớ không được phép biết việc chủ làm; người tôi tớ chỉ biết hầu hạ.  Ngược lại, bạn hữu là người chia sẻ, là người đồng hành.  Nhưng từ tôi tớ lên bạn hữu, con người đâu có thể thực hiện được, nếu không phải là chính Thiên Chúa nâng con người lên.  Vậy lý do nào để Chúa Giêsu kết luận điều này?  Ngài giải thích: “Vì tất cả những gì Cha Ta nói với Ta, Ta cũng tỏ cho các con biết” (Ga 15, 15).  Chúa Giêsu đã không dấu điều gì.  Đó là tiếng nói của người yêu để trao cho các tông đồ, và qua các tông đồ tiếng nói của Chúa Giêsu đến với toàn thể Hội Thánh, đến với toàn thế giới về một sứ điệp Tình yêu dành cho tất cả mọi người, rằng: “Thiên Chúa yêu thương con người và yêu đến tận cùng.”

 

Tại sao lại gọi là “Yêu đến tận cùng?”  Vì lời mời gọi của Chúa Giêsu đã nêu rõ “Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”  Ở lại trong tình yêu của Thầy có nghĩa là Chúa Giêsu gìn giữ, Chúa Giêsu thánh hóa.  Chúng ta được ở lại trong tình yêu của Thầy, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta nên bạn hữu với Thầy.  Trò lại được gọi là bạn hữu.  Tất cả những điều này là đặc tính của tình yêu.  Tình yêu đích thực không tính toán, luôn đi bước trước, quảng đại cho đi và chấp nhận tất cả.  Chúa Giêsu đã không đòi một điều kiện nào, ngoại trừ một yếu tố duy nhất là “Các con hãy giữ lệnh truyền của Thầy” (Ga 15,10).  Và lệnh truyền của Thầy rất ngắn gọn, đầy đủ mà không ra ngoài tình yêu. “Điều Thầy truyền là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 15,17).

 

Đức Giêsu không chỉ dạy chúng ta ở lại trong tình yêu của Chúa mà còn trao cho chúng ta một mẫu gương để chúng ta “hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12).  Với một tiêu chuẩn và cách thức trên, Đức Giêsu đã tự hạ mình xuống để trao ban cho con người những gì là cao cả nhất của Thiên Chúa.  Vì Thiên Chúa là tình yêu.  Thế nên, trao ban cho con người là Thiên Chúa đã nâng con người lên bằng với Ngài.  Chúng ta không hiểu theo nghĩa tuyệt đối việc Chúa Giêsu đã dùng ngôn ngữ của loài người để diễn tả.  Gọi là bạn hữu, có nghĩa là nâng lên ngang hàng, để đồng hưởng một tình yêu như Đức Giêsu là đầu nói với thân mình, hay như Đức Giêsu là chồng nói với Hội Thánh là hiền thê.  Vậy còn gì nữa mà Ngài không cho chúng ta giá trị của một tình yêu đích thực?  Còn gì nữa để chúng ta dám đòi hỏi?  Cho nên, Đức Giêsu đưa ra lệnh truyền hôm nay không phải là một mệnh lệnh nghiêm khắc nhưng chúng ta khẳng định lại một lần nữa, đó là một niềm tâm sự.

 

Một niềm tâm sự của một người đã cho người mình yêu đến tận cùng.  Đây cũng là tiêu chuẩn để trắc nghiệm: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13).  Đức Giêsu đã cho đến tận cùng.  Cho Máu, cho Nước từ Trái Tim Ngài chảy ra; cho quyền năng của Thiên Chúa hạ cố đến viếng thăm con người.  Cho tình yêu đích thực của Thiên Chúa đến với một tình yêu bất trung, bội phản, và hay thay đổi của con người.  Cho hạnh phúc vĩnh cửu đi vào trong thế giới của con người.  Một hạnh phúc của con người nay còn, mai mất nay lại được đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu đời đời.  Chẳng lẽ, chúng ta không thấy tất cả những điều ấy là một huyền nhiệm sao?  Chúng ta không thấy đó là một đặc tính đích thật của tình yêu, trao ban, hiến thân hay sao?  Vì vậy, chúng ta không còn gì để nói, không còn gì để đòi hỏi mà chỉ còn lãnh nhận với lòng biết ơn.  Và lòng biết ơn đó là gì?  Là hãy sinh hoa trái cho Thiên Chúa.  Hoa trái ấy không phải là tự chúng ta làm được nhưng là hoa trái mà Chúa sẽ ban cho, chúng ta đừng để hư mất.  Ngoài ra, Chúa Giêsu còn tiên liệu trước cho chúng ta trong những gì vượt quá khả năng của con người, Ngài căn dặn: “Những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con” (Ga 15, 16).  Vì vậy, hãy lấy danh Đức Giêsu Kitô để xin và Thiên Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta.

 

Điều mà Chúa Giêsu tâm sự: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con” và “ở lại trong tình yêu của Thầy”, chính là để bảo vệ và nâng đỡ.  Thế nên chúng ta được ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha.  Với tất cả điều này, người Ki tô hữu hôm nay không còn gì phải phàn nàn, không còn gì phải lo âu hay sợ hãi.  Họ được từng bước mời gọi, họ được từng bước trao ban.  Chúng ta hãy cố gắng mỗi ngày, không phụ tình yêu thương của Chúa:

 

- Hãy biến những trìu tượng thành thực tế;

- Hãy hiện thực hóa khái niệm về một tình yêu cao vời và siêu nhiên;

- Hãy thực hành trong chính những người thân yêu của gia đình, những người bé mọn trong xã hội để chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa đã được thể hiện trong đời sống của mỗi người chúng ta;

- Hãy đáp lại lời mời gọi của Chúa bằng việc chúng ta đối xử với nhau theo gương của Đức Giêsu Kitô đã yêu và đã ban trao.

 

Một lần nữa, Chúa lại cho chúng ta một đơn vị, một mô hình thực tế nhất và dễ dàng nhất để chúng ta thực hiện mỗi ngày, đó là YÊU THƯƠNG NHAU.  Với tiêu chí đó, chúng ta sẽ không thiếu bất kỳ một cơ hội nào, chúng ta không thiếu một giây phút nào, vì lúc nào chúng ta cũng có thể yêu thương nhau.  Và đó cũng sẽ là những nét đặc trưng để chúng ta đáp lại tình yêu cao vời và nhiệm mầu của Thiên Chúa.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúng con chỉ còn biết im lặng, để tôn thờ và yêu mến Chúa.  Vì Chúa đã dùng tất cả quyền năng và thượng trí, để trao cho chúng con một tình yêu lớn lao.

Xin cho chúng con biết thực hành trong đời sống mỗi ngày, với Chúa và với nhau, để chúng con không phụ tình yêu thương muôn đời của Chúa, để cho mỗi người chúng con được ở lại trong tình yêu Chúa đến muôn đời.

Xin cho mỗi người chúng con khi được lời Chúa hứa, là được bảo đảm cho sự sống đời đời.  Và trong tình yêu ấy, chúng con cũng sẽ hy vọng được gặp lại nhau như Chúa đã yêu chúng con, và chúng con được ở lại trong tình yêu Chúa muôn đời.  Amen!

 

 

 

 

 

 

NIỀM TÂM SỰ CỦA CHÚA GIÊSU

 

Lệnh truyền của Chúa Giêsu là một lời tâm sự của người yêu nói với người yêu, đó là:“Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy” (Ga 15,9).

 

Lệnh truyền này không mang tính nghiêm khắc nhưng là trao ban, là chia sẻ hạnh phúc của tình yêu.  Chúa Giêsu đã nâng các tông đồ lên ngang tầm với mình, Ngài nói: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, Thầy gọi các con là bạn hữu.”  Từ hàng tôi tớ trở nên bạn hữu là sự cách nhau một trời một vực.  Người tôi tớ không được phép biết việc chủ làm; người tôi tớ chỉ biết hầu hạ.  Ngược lại, bạn hữu là người chia sẻ, là người đồng hành.  Nhưng từ tôi tớ lên bạn hữu, con người đâu có thể thực hiện được, nếu không phải là chính Thiên Chúa nâng con người lên.  Vậy lý do nào để Chúa Giêsu kết luận điều này?  Ngài giải thích: “Vì tất cả những gì Cha Ta nói với Ta, Ta cũng tỏ cho các con biết” (Ga 15, 15).  Chúa Giêsu đã không dấu điều gì.  Đó là tiếng nói của người yêu để trao cho các tông đồ, và qua các tông đồ tiếng nói của Chúa Giêsu đến với toàn thể Hội Thánh, đến với toàn thế giới về một sứ điệp Tình yêu dành cho tất cả mọi người, rằng: “Thiên Chúa yêu thương con người và yêu đến tận cùng.”

 

Tại sao lại gọi là “Yêu đến tận cùng?”  Vì lời mời gọi của Chúa Giêsu đã nêu rõ “Các con hãy ở lại trong tình yêu của Thầy.”  Ở lại trong tình yêu của Thầy có nghĩa là Chúa Giêsu gìn giữ, Chúa Giêsu thánh hóa.  Chúng ta được ở lại trong tình yêu của Thầy, cũng đồng nghĩa với việc chúng ta nên bạn hữu với Thầy.  Trò lại được gọi là bạn hữu.  Tất cả những điều này là đặc tính của tình yêu.  Tình yêu đích thực không tính toán, luôn đi bước trước, quảng đại cho đi và chấp nhận tất cả.  Chúa Giêsu đã không đòi một điều kiện nào, ngoại trừ một yếu tố duy nhất là “Các con hãy giữ lệnh truyền của Thầy” (Ga 15,10).  Và lệnh truyền của Thầy rất ngắn gọn, đầy đủ mà không ra ngoài tình yêu. “Điều Thầy truyền là các con hãy yêu thương nhau” (Ga 15,17).

 

Đức Giêsu không chỉ dạy chúng ta ở lại trong tình yêu của Chúa mà còn trao cho chúng ta một mẫu gương để chúng ta “hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”(Ga 15,12).  Với một tiêu chuẩn và cách thức trên, Đức Giêsu đã tự hạ mình xuống để trao ban cho con người những gì là cao cả nhất của Thiên Chúa.  Vì Thiên Chúa là tình yêu.  Thế nên, trao ban cho con người là Thiên Chúa đã nâng con người lên bằng với Ngài.  Chúng ta không hiểu theo nghĩa tuyệt đối việc Chúa Giêsu đã dùng ngôn ngữ của loài người để diễn tả.  Gọi là bạn hữu, có nghĩa là nâng lên ngang hàng, để đồng hưởng một tình yêu như Đức Giêsu là đầu nói với thân mình, hay như Đức Giêsu là chồng nói với Hội Thánh là hiền thê.  Vậy còn gì nữa mà Ngài không cho chúng ta giá trị của một tình yêu đích thực?  Còn gì nữa để chúng ta dám đòi hỏi?  Cho nên, Đức Giêsu đưa ra lệnh truyền hôm nay không phải là một mệnh lệnh nghiêm khắc nhưng chúng ta khẳng định lại một lần nữa, đó là một niềm tâm sự.

 

Một niềm tâm sự của một người đã cho người mình yêu đến tận cùng.  Đây cũng là tiêu chuẩn để trắc nghiệm: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám hiến mạng vì người mình yêu” (Ga 15,13).  Đức Giêsu đã cho đến tận cùng.  Cho Máu, cho Nước từ Trái Tim Ngài chảy ra; cho quyền năng của Thiên Chúa hạ cố đến viếng thăm con người.  Cho tình yêu đích thực của Thiên Chúa đến với một tình yêu bất trung, bội phản, và hay thay đổi của con người.  Cho hạnh phúc vĩnh cửu đi vào trong thế giới của con người.  Một hạnh phúc của con người nay còn, mai mất nay lại được đạt tới hạnh phúc vĩnh cửu đời đời.  Chẳng lẽ, chúng ta không thấy tất cả những điều ấy là một huyền nhiệm sao?  Chúng ta không thấy đó là một đặc tính đích thật của tình yêu, trao ban, hiến thân hay sao?  Vì vậy, chúng ta không còn gì để nói, không còn gì để đòi hỏi mà chỉ còn lãnh nhận với lòng biết ơn.  Và lòng biết ơn đó là gì?  Là hãy sinh hoa trái cho Thiên Chúa.  Hoa trái ấy không phải là tự chúng ta làm được nhưng là hoa trái mà Chúa sẽ ban cho, chúng ta đừng để hư mất.  Ngoài ra, Chúa Giêsu còn tiên liệu trước cho chúng ta trong những gì vượt quá khả năng của con người, Ngài căn dặn: “Những gì các con xin Cha nhân danh Thầy, Người sẽ ban cho các con” (Ga 15, 16).  Vì vậy, hãy lấy danh Đức Giêsu Kitô để xin và Thiên Chúa Cha sẽ ban cho chúng ta.

 

Điều mà Chúa Giêsu tâm sự: “Hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu các con” và “ở lại trong tình yêu của Thầy”, chính là để bảo vệ và nâng đỡ.  Thế nên chúng ta được ở lại trong tình yêu của Thiên Chúa là Cha.  Với tất cả điều này, người Ki tô hữu hôm nay không còn gì phải phàn nàn, không còn gì phải lo âu hay sợ hãi.  Họ được từng bước mời gọi, họ được từng bước trao ban.  Chúng ta hãy cố gắng mỗi ngày, không phụ tình yêu thương của Chúa:

 

- Hãy biến những trìu tượng thành thực tế;

- Hãy hiện thực hóa khái niệm về một tình yêu cao vời và siêu nhiên;

- Hãy thực hành trong chính những người thân yêu của gia đình, những người bé mọn trong xã hội để chứng tỏ tình yêu Thiên Chúa đã được thể hiện trong đời sống của mỗi người chúng ta;

- Hãy đáp lại lời mời gọi của Chúa bằng việc chúng ta đối xử với nhau theo gương của Đức Giêsu Kitô đã yêu và đã ban trao.

 

Một lần nữa, Chúa lại cho chúng ta một đơn vị, một mô hình thực tế nhất và dễ dàng nhất để chúng ta thực hiện mỗi ngày, đó là YÊU THƯƠNG NHAU.  Với tiêu chí đó, chúng ta sẽ không thiếu bất kỳ một cơ hội nào, chúng ta không thiếu một giây phút nào, vì lúc nào chúng ta cũng có thể yêu thương nhau.  Và đó cũng sẽ là những nét đặc trưng để chúng ta đáp lại tình yêu cao vời và nhiệm mầu của Thiên Chúa.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô,

Chúng con chỉ còn biết im lặng, để tôn thờ và yêu mến Chúa.  Vì Chúa đã dùng tất cả quyền năng và thượng trí, để trao cho chúng con một tình yêu lớn lao.

Xin cho chúng con biết thực hành trong đời sống mỗi ngày, với Chúa và với nhau, để chúng con không phụ tình yêu thương muôn đời của Chúa, để cho mỗi người chúng con được ở lại trong tình yêu Chúa đến muôn đời.

Xin cho mỗi người chúng con khi được lời Chúa hứa, là được bảo đảm cho sự sống đời đời.  Và trong tình yêu ấy, chúng con cũng sẽ hy vọng được gặp lại nhau như Chúa đã yêu chúng con, và chúng con được ở lại trong tình yêu Chúa muôn đời.  Amen!

 

Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc

 

Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập350
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,582
  • Tổng lượt truy cập36,333,137
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây