LOAN BÁO TIN MỪNG

Thứ sáu - 13/07/2018 05:16

LOAN BÁO TIN MỪNG

Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam ghi lại tên tuổi hai vị giáo sĩ truyền giáo nổi tiếng: Đức Cha Lambert de la Motte và Đức Cha Francois Pallu. Vào thế kỷ 17, Toà Thánh đã đặt hai giám mục này làm Giám Quản Tông Toà đầu tiên ở Việt Nam: Đức Cha Lambert de la Motte phụ trách Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) kiêm Camquchia, Lào, Thái Lan. Đức Cha Francois Pallu phụ trách Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) kiêm Trung Quốc.

 

 Đức Cha Francois Pallu là người pháp, từ bỏ gia đình và quê hương vào ngày 3.1.1662, ngài dùng tàu buồm vượt qua Địa Trung Hải rồi men theo đường bộ một thời gian lâu dài, qua hết các nước Trung Đông, Vịnh Ba Tư, Ấn Độ mới đến Thái Lan.  Năm 1670, trên đường đến miền Bắc Việt Nam, lúc đi ngang qua Huế, thuyền của ngài bị một cơn bão đánh giạt vào Philippin.  Ngài bị người Tây Ban Nha bắt bỏ tù rồi đem giải về Tây Ban Nha.  Với sự can thiệp của Toà Thánh, Tây Ban Nha trả tự do cho Đức Cha.  Tuy phải trải qua nhiều gian khổ, nhưng tim ngài vẫn luôn sáng chói một niềm hy vọng.  Ngài nói: “Tôi phải đem Tin Mừng đến tận Trung Quốc.”  Vừa được trả tự do, ngài tìm mọi cách đến Bắc Kinh, và cuối cùng thân xác ngài được chôn vùi tại đây theo như ngài mơ ước.  Một câu nói của ngài đáng cho chúng ta ghi nhớ: “Tôi tự cho mình hạnh phúc nếu có thể đem xương cốt mình bắc một nhịp cầu tới Bắc Việt và tới Trung Quốc!”

 

*********************************

 

Thưa anh chị em, cuộc đời truyền giáo của Đức Cha Francois Pallu tại đất nước ta cũng như biết bao nhà truyền giáo khác trên thế giới gắn liền với đời tông đồ và cái chết tử đạo của mười hai Tông Đồ.  Chính Chúa Giêsu tuyển chọn Nhóm Mười Hai để nhóm này ở lại bên Ngài và để được huấn luyện.  Mục tiêu của huấn luyện là để các ông trở nên những người được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.  Ngay từ khi còn ở trần gian, Chúa Giêsu đã thấy mình đứng trước một cánh đồng mênh mông, có biết bao nhiêu người cần được nghe Tin Mừng cứu độ.  Ngài thấy mình cần những cộng tác viên nhiệt thành cho công cuộc truyền bá Tin Mừng.  Chúa Giêsu đã trao tất cả những gì mình có cho Nhóm Mười Hai: quyền rao giảng, chữa bệnh, trừ quỷ.  Hoạt động của các ông là một sự nối dài và mở rộng sứ vụ của mình Chúa Giêsu.

 

Chia tay Thầy Giêsu, Nhóm Mười Hai lên đường.  Đâu là hành trang của người tông đồ?  Chúa Giêsu trả lời: “Không được mang gì khi đi đường.”   Không bánh trái, không bao bì, không tiền bạc, không mặc hai áo.  Như thế, các ông lên đường với tất cả sự nhẹ nhàng.  Càng nhẹ nhàng thì càng dễ thi hành sứ mạng và càng được tự do hơn.  Tuy nhiên sự nhẹ nhàng này thật là một thách đố.  Khi người tông đồ phải lên đường với hai bàn tay trắng, không có lộ phí, không có lương thực dự trữ, lúc đó họ phải hoàn toàn lệ thuộc vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa và lòng tốt của tha nhân.  Ra đi tay trắng như thế là chấp nhận mọi bất trắc có thể xẩy ra dọc đường, nhưng cũng là đặt mình thường xuyên dưới sự quan phòng của Chúa.  Chính Chúa lo mọi sự cho tôi, để tôi chuyên tâm lo việc của Chúa.  Sự an toàn của tôi không dựa vào những phương tiện trần thế, nhưng vào chính Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu cũng dạy cho các ông biết thái độ phải có khi đến với dân chúng.  Nếu được đón tiếp thì hãy ở lại, không tìm một nhà khác tiện nghi hơn.  Người tông đồ cần có đời sống nghèo, đón nhận những gì được trao cho mình với lòng biết ơn.  Nếu không được đón tiếp thì cũng không nên nản lòng.  Cử chỉ giũ chân ra đi cho thấy người tông đồ chẳng hề muốn lấy đi điều gì ở nơi đã từ chối đón tiếp mình.

 

Anh chị em thân mến, hôm nay, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng sai chúng ta đến với thế giới.  Thế giới không phải là chuyện xa xôi.  Thế giới là nơi chúng ta đang sống, đang làm việc.  Thế giới là gia đình, bạn bè, là trường học, cơ quan, xí nghiệp.  Thế giới là nơi giải trí, nơi du lịch, bãi biển.  Thế giới là sách báo, phim ảnh, video, quảng cáo.  Thế giới là mọi ngành khoa học, nghệ thuật, văn chương.  Chúng ta ở trong thế giới và Chúa muốn sai chúng ta đi vào thế giới của mình trong tư cách là người Kitô hữu.  Kitô hữu là người có khả năng biến đổi thế giới mình đang sống để nó biến thành thế giới của Thiên Chúa.  Các Tông Đồ đã rao giảng, đã mời gọi con người hoán cải để đón nhận Nước Thiên Chúa gần bên.  Tất cả những gì phá huỷ phẩm giá con người, loại trừ sự sống của Thiên Chúa, đều phải bị loại trừ.  Kitô hữu là người phải hoán cải trước khi mời gọi người khác hoán cải, phải tỉnh thức trước khi đánh thức người khác, phải thuộc về Chúa trước khi trừ quỷ.

 

Thế giới hôm nay cũng là một thế giới bị thương tích, cần được chữa lành.  Bệnh tật của thân xác và bệnh tật của tinh thần vẫn hoành hành trên thế giới.  Con người đau khổ vì mất lòng tin, lo âu, tuyệt vọng.  Con người nô lệ cho chính những sản phẩm của mình.  Tiến bộ khoa học kỹ thuật lại đặt ra những vấn đề mới mà tự sức con người không giải quyết được.  Kitô hữu là người tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, băng bó vết thương của thế giới bằng sự hiện diện đầy yêu thương.

 

Chúng ta không rõ nếu hôm nay Chúa Phục Sinh chỉ thị cho chúng ta, thì Ngài sẽ nói gì trước khi ngài sai chúng ta ra đi.  Chắc Ngài sẽ nói khác với đoạn Tin Mừng hôm nay, những ý chính vẫn không thay đổi.  Ngài dạy chúng ta tin cậy vào quyền năng của Thánh Linh hơn là vào khả năng và phương tiện tự nhiên của mình.  Ngài nhắc nhở chúng ta tín thác vào Cha trên trời, và chuyên cầu cầu nguyện, vì chẳng ai có thể rao giảng Tin Mừng nếu không có tình bạn thân thết với Chúa.

 

Mỗi Thánh Lễ Chúa Giêsu tập họp chúng ta lại thành một cộng đoàn môn đệ của Ngài, để rồi sai chúng ta ra đi loan truyền Tin Mừng Phục Sinh của Ngài cho mọi người ở mọi nơi.  Tin Mừng này chỉ có thể được công bố bằng cuộc sống làm chứng của mỗi người chúng ta và của Giáo Hội, một cuộc sống trung thành với Chúa Giêsu nghèo khó và chịu đóng đinh thập giá.  Đó là bằng chứng đáng tin của tình thương cứu độ mọi người.

 

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

 

***************************

Lạy Chúa Giêsu,

Xin sai chúng con lên đường; nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế.

Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ, chữa lành những người ốm đau.

Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm được viên ngọc quý, biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.

Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.

Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.

Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ.  Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát.  Amen!

 

Rabbouni

 

 

 

LOAN BÁO TIN MỪNG

 

Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam ghi lại tên tuổi hai vị giáo sĩ truyền giáo nổi tiếng: Đức Cha Lambert de la Motte và Đức Cha Francois Pallu.  Vào thế kỷ 17, Toà Thánh đã đặt hai giám mục này làm Giám Quản Tông Toà đầu tiên ở Việt Nam: Đức Cha Lambert de la Motte phụ trách Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam) kiêm Camquchia, Lào, Thái Lan. Đức Cha Francois Pallu phụ trách Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra Bắc) kiêm Trung Quốc.

 

Đức Cha Francois Pallu là người pháp, từ bỏ gia đình và quê hương vào ngày 3.1.1662, ngài dùng tàu buồm vượt qua Địa Trung Hải rồi men theo đường bộ một thời gian lâu dài, qua hết các nước Trung Đông, Vịnh Ba Tư, Ấn Độ mới đến Thái Lan.  Năm 1670, trên đường đến miền Bắc Việt Nam, lúc đi ngang qua Huế, thuyền của ngài bị một cơn bão đánh giạt vào Philippin.  Ngài bị người Tây Ban Nha bắt bỏ tù rồi đem giải về Tây Ban Nha.  Với sự can thiệp của Toà Thánh, Tây Ban Nha trả tự do cho Đức Cha.  Tuy phải trải qua nhiều gian khổ, nhưng tim ngài vẫn luôn sáng chói một niềm hy vọng.  Ngài nói: “Tôi phải đem Tin Mừng đến tận Trung Quốc.”  Vừa được trả tự do, ngài tìm mọi cách đến Bắc Kinh, và cuối cùng thân xác ngài được chôn vùi tại đây theo như ngài mơ ước.  Một câu nói của ngài đáng cho chúng ta ghi nhớ: “Tôi tự cho mình hạnh phúc nếu có thể đem xương cốt mình bắc một nhịp cầu tới Bắc Việt và tới Trung Quốc!”

 

*********************************

 

Thưa anh chị em, cuộc đời truyền giáo của Đức Cha Francois Pallu tại đất nước ta cũng như biết bao nhà truyền giáo khác trên thế giới gắn liền với đời tông đồ và cái chết tử đạo của mười hai Tông Đồ.  Chính Chúa Giêsu tuyển chọn Nhóm Mười Hai để nhóm này ở lại bên Ngài và để được huấn luyện.  Mục tiêu của huấn luyện là để các ông trở nên những người được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.  Ngay từ khi còn ở trần gian, Chúa Giêsu đã thấy mình đứng trước một cánh đồng mênh mông, có biết bao nhiêu người cần được nghe Tin Mừng cứu độ.  Ngài thấy mình cần những cộng tác viên nhiệt thành cho công cuộc truyền bá Tin Mừng.  Chúa Giêsu đã trao tất cả những gì mình có cho Nhóm Mười Hai: quyền rao giảng, chữa bệnh, trừ quỷ.  Hoạt động của các ông là một sự nối dài và mở rộng sứ vụ của mình Chúa Giêsu.

 

Chia tay Thầy Giêsu, Nhóm Mười Hai lên đường.  Đâu là hành trang của người tông đồ?  Chúa Giêsu trả lời: “Không được mang gì khi đi đường.”   Không bánh trái, không bao bì, không tiền bạc, không mặc hai áo.  Như thế, các ông lên đường với tất cả sự nhẹ nhàng.  Càng nhẹ nhàng thì càng dễ thi hành sứ mạng và càng được tự do hơn.  Tuy nhiên sự nhẹ nhàng này thật là một thách đố.  Khi người tông đồ phải lên đường với hai bàn tay trắng, không có lộ phí, không có lương thực dự trữ, lúc đó họ phải hoàn toàn lệ thuộc vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa và lòng tốt của tha nhân.  Ra đi tay trắng như thế là chấp nhận mọi bất trắc có thể xẩy ra dọc đường, nhưng cũng là đặt mình thường xuyên dưới sự quan phòng của Chúa.  Chính Chúa lo mọi sự cho tôi, để tôi chuyên tâm lo việc của Chúa.  Sự an toàn của tôi không dựa vào những phương tiện trần thế, nhưng vào chính Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu cũng dạy cho các ông biết thái độ phải có khi đến với dân chúng.  Nếu được đón tiếp thì hãy ở lại, không tìm một nhà khác tiện nghi hơn.  Người tông đồ cần có đời sống nghèo, đón nhận những gì được trao cho mình với lòng biết ơn.  Nếu không được đón tiếp thì cũng không nên nản lòng.  Cử chỉ giũ chân ra đi cho thấy người tông đồ chẳng hề muốn lấy đi điều gì ở nơi đã từ chối đón tiếp mình.

 

Anh chị em thân mến, hôm nay, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng sai chúng ta đến với thế giới.  Thế giới không phải là chuyện xa xôi.  Thế giới là nơi chúng ta đang sống, đang làm việc.  Thế giới là gia đình, bạn bè, là trường học, cơ quan, xí nghiệp.  Thế giới là nơi giải trí, nơi du lịch, bãi biển.  Thế giới là sách báo, phim ảnh, video, quảng cáo.  Thế giới là mọi ngành khoa học, nghệ thuật, văn chương.  Chúng ta ở trong thế giới và Chúa muốn sai chúng ta đi vào thế giới của mình trong tư cách là người Kitô hữu.  Kitô hữu là người có khả năng biến đổi thế giới mình đang sống để nó biến thành thế giới của Thiên Chúa.  Các Tông Đồ đã rao giảng, đã mời gọi con người hoán cải để đón nhận Nước Thiên Chúa gần bên.  Tất cả những gì phá huỷ phẩm giá con người, loại trừ sự sống của Thiên Chúa, đều phải bị loại trừ.  Kitô hữu là người phải hoán cải trước khi mời gọi người khác hoán cải, phải tỉnh thức trước khi đánh thức người khác, phải thuộc về Chúa trước khi trừ quỷ.

 

Thế giới hôm nay cũng là một thế giới bị thương tích, cần được chữa lành.  Bệnh tật của thân xác và bệnh tật của tinh thần vẫn hoành hành trên thế giới.  Con người đau khổ vì mất lòng tin, lo âu, tuyệt vọng.  Con người nô lệ cho chính những sản phẩm của mình.  Tiến bộ khoa học kỹ thuật lại đặt ra những vấn đề mới mà tự sức con người không giải quyết được.  Kitô hữu là người tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, băng bó vết thương của thế giới bằng sự hiện diện đầy yêu thương.

 

Chúng ta không rõ nếu hôm nay Chúa Phục Sinh chỉ thị cho chúng ta, thì Ngài sẽ nói gì trước khi ngài sai chúng ta ra đi.  Chắc Ngài sẽ nói khác với đoạn Tin Mừng hôm nay, những ý chính vẫn không thay đổi.  Ngài dạy chúng ta tin cậy vào quyền năng của Thánh Linh hơn là vào khả năng và phương tiện tự nhiên của mình.  Ngài nhắc nhở chúng ta tín thác vào Cha trên trời, và chuyên cầu cầu nguyện, vì chẳng ai có thể rao giảng Tin Mừng nếu không có tình bạn thân thết với Chúa.

 

Mỗi Thánh Lễ Chúa Giêsu tập họp chúng ta lại thành một cộng đoàn môn đệ của Ngài, để rồi sai chúng ta ra đi loan truyền Tin Mừng Phục Sinh của Ngài cho mọi người ở mọi nơi.  Tin Mừng này chỉ có thể được công bố bằng cuộc sống làm chứng của mỗi người chúng ta và của Giáo Hội, một cuộc sống trung thành với Chúa Giêsu nghèo khó và chịu đóng đinh thập giá.  Đó là bằng chứng đáng tin của tình thương cứu độ mọi người.

 

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

 

***************************

Lạy Chúa Giêsu,

Xin sai chúng con lên đường; nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế.

Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ, chữa lành những người ốm đau.

Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm được viên ngọc quý, biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.

Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.

Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.

Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ.  Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát.  Amen!

 

Rabbouni

 

 

Đức Cha Francois Pallu là người pháp, từ bỏ gia đình và quê hương vào ngày 3.1.1662, ngài dùng tàu buồm vượt qua Địa Trung Hải rồi men theo đường bộ một thời gian lâu dài, qua hết các nước Trung Đông, Vịnh Ba Tư, Ấn Độ mới đến Thái Lan.  Năm 1670, trên đường đến miền Bắc Việt Nam, lúc đi ngang qua Huế, thuyền của ngài bị một cơn bão đánh giạt vào Philippin.  Ngài bị người Tây Ban Nha bắt bỏ tù rồi đem giải về Tây Ban Nha.  Với sự can thiệp của Toà Thánh, Tây Ban Nha trả tự do cho Đức Cha.  Tuy phải trải qua nhiều gian khổ, nhưng tim ngài vẫn luôn sáng chói một niềm hy vọng.  Ngài nói: “Tôi phải đem Tin Mừng đến tận Trung Quốc.”  Vừa được trả tự do, ngài tìm mọi cách đến Bắc Kinh, và cuối cùng thân xác ngài được chôn vùi tại đây theo như ngài mơ ước.  Một câu nói của ngài đáng cho chúng ta ghi nhớ: “Tôi tự cho mình hạnh phúc nếu có thể đem xương cốt mình bắc một nhịp cầu tới Bắc Việt và tới Trung Quốc!”

 

*********************************

 

Thưa anh chị em, cuộc đời truyền giáo của Đức Cha Francois Pallu tại đất nước ta cũng như biết bao nhà truyền giáo khác trên thế giới gắn liền với đời tông đồ và cái chết tử đạo của mười hai Tông Đồ.  Chính Chúa Giêsu tuyển chọn Nhóm Mười Hai để nhóm này ở lại bên Ngài và để được huấn luyện.  Mục tiêu của huấn luyện là để các ông trở nên những người được Chúa Giêsu sai đi rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa.  Ngay từ khi còn ở trần gian, Chúa Giêsu đã thấy mình đứng trước một cánh đồng mênh mông, có biết bao nhiêu người cần được nghe Tin Mừng cứu độ.  Ngài thấy mình cần những cộng tác viên nhiệt thành cho công cuộc truyền bá Tin Mừng.  Chúa Giêsu đã trao tất cả những gì mình có cho Nhóm Mười Hai: quyền rao giảng, chữa bệnh, trừ quỷ.  Hoạt động của các ông là một sự nối dài và mở rộng sứ vụ của mình Chúa Giêsu.

 

Chia tay Thầy Giêsu, Nhóm Mười Hai lên đường.  Đâu là hành trang của người tông đồ?  Chúa Giêsu trả lời: “Không được mang gì khi đi đường.”   Không bánh trái, không bao bì, không tiền bạc, không mặc hai áo.  Như thế, các ông lên đường với tất cả sự nhẹ nhàng.  Càng nhẹ nhàng thì càng dễ thi hành sứ mạng và càng được tự do hơn.  Tuy nhiên sự nhẹ nhàng này thật là một thách đố.  Khi người tông đồ phải lên đường với hai bàn tay trắng, không có lộ phí, không có lương thực dự trữ, lúc đó họ phải hoàn toàn lệ thuộc vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa và lòng tốt của tha nhân.  Ra đi tay trắng như thế là chấp nhận mọi bất trắc có thể xẩy ra dọc đường, nhưng cũng là đặt mình thường xuyên dưới sự quan phòng của Chúa.  Chính Chúa lo mọi sự cho tôi, để tôi chuyên tâm lo việc của Chúa.  Sự an toàn của tôi không dựa vào những phương tiện trần thế, nhưng vào chính Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu cũng dạy cho các ông biết thái độ phải có khi đến với dân chúng.  Nếu được đón tiếp thì hãy ở lại, không tìm một nhà khác tiện nghi hơn.  Người tông đồ cần có đời sống nghèo, đón nhận những gì được trao cho mình với lòng biết ơn.  Nếu không được đón tiếp thì cũng không nên nản lòng.  Cử chỉ giũ chân ra đi cho thấy người tông đồ chẳng hề muốn lấy đi điều gì ở nơi đã từ chối đón tiếp mình.

 

Anh chị em thân mến, hôm nay, Chúa Giêsu Phục Sinh cũng sai chúng ta đến với thế giới.  Thế giới không phải là chuyện xa xôi.  Thế giới là nơi chúng ta đang sống, đang làm việc.  Thế giới là gia đình, bạn bè, là trường học, cơ quan, xí nghiệp.  Thế giới là nơi giải trí, nơi du lịch, bãi biển.  Thế giới là sách báo, phim ảnh, video, quảng cáo.  Thế giới là mọi ngành khoa học, nghệ thuật, văn chương.  Chúng ta ở trong thế giới và Chúa muốn sai chúng ta đi vào thế giới của mình trong tư cách là người Kitô hữu.  Kitô hữu là người có khả năng biến đổi thế giới mình đang sống để nó biến thành thế giới của Thiên Chúa.  Các Tông Đồ đã rao giảng, đã mời gọi con người hoán cải để đón nhận Nước Thiên Chúa gần bên.  Tất cả những gì phá huỷ phẩm giá con người, loại trừ sự sống của Thiên Chúa, đều phải bị loại trừ.  Kitô hữu là người phải hoán cải trước khi mời gọi người khác hoán cải, phải tỉnh thức trước khi đánh thức người khác, phải thuộc về Chúa trước khi trừ quỷ.

 

Thế giới hôm nay cũng là một thế giới bị thương tích, cần được chữa lành.  Bệnh tật của thân xác và bệnh tật của tinh thần vẫn hoành hành trên thế giới.  Con người đau khổ vì mất lòng tin, lo âu, tuyệt vọng.  Con người nô lệ cho chính những sản phẩm của mình.  Tiến bộ khoa học kỹ thuật lại đặt ra những vấn đề mới mà tự sức con người không giải quyết được.  Kitô hữu là người tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu, băng bó vết thương của thế giới bằng sự hiện diện đầy yêu thương.

 

Chúng ta không rõ nếu hôm nay Chúa Phục Sinh chỉ thị cho chúng ta, thì Ngài sẽ nói gì trước khi ngài sai chúng ta ra đi.  Chắc Ngài sẽ nói khác với đoạn Tin Mừng hôm nay, những ý chính vẫn không thay đổi.  Ngài dạy chúng ta tin cậy vào quyền năng của Thánh Linh hơn là vào khả năng và phương tiện tự nhiên của mình.  Ngài nhắc nhở chúng ta tín thác vào Cha trên trời, và chuyên cầu cầu nguyện, vì chẳng ai có thể rao giảng Tin Mừng nếu không có tình bạn thân thết với Chúa.

 

Mỗi Thánh Lễ Chúa Giêsu tập họp chúng ta lại thành một cộng đoàn môn đệ của Ngài, để rồi sai chúng ta ra đi loan truyền Tin Mừng Phục Sinh của Ngài cho mọi người ở mọi nơi.  Tin Mừng này chỉ có thể được công bố bằng cuộc sống làm chứng của mỗi người chúng ta và của Giáo Hội, một cuộc sống trung thành với Chúa Giêsu nghèo khó và chịu đóng đinh thập giá.  Đó là bằng chứng đáng tin của tình thương cứu độ mọi người.

 

Trích trong “Niềm Vui Chia Sẻ”

 

***************************

Lạy Chúa Giêsu,

Xin sai chúng con lên đường; nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế.

Xin cho chúng con làm được những gì Chúa đã làm: rao giảng Tin Mừng, trừ quỷ, chữa lành những người ốm đau.

Xin cho chúng con biết chia sẻ Tin Mừng với niềm vui của người tìm được viên ngọc quý, biết nói về Ngài như nói về một người bạn thân.

Xin ban cho chúng con khả năng đẩy lui bóng tối của sự dữ, bất công và sa đọa.

Xin giúp chúng con lau khô những giọt lệ của bao người đau khổ thể xác tinh thần.

Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la mà vòng tay chúng con quá nhỏ.  Xin dạy chúng con biết nắm lấy tay nhau mà tin tưởng lên đường, nhẹ nhàng và thanh thoát.  Amen!

 

 

 

Tác giả bài viết: Rabbouni

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập349
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,789
  • Tổng lượt truy cập36,333,344
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây