Đức Mẹ Maria đóng giữ vai trò quan trọng chính yếu trong chương trình cuộc đời Chúa Giêsu trên trần gian khi xưa. Vì thế, 50 chục lời kinh Kính mừng Ave Mria ca ngợi cùng cầu xin Đức Mẹ phù hộ cho mang tâm tình lòng vui mừng biết ơn, lòng thương cảm với cuộc Đức Mẹ đã sống khiêm nhượng chịu đựng những đau khổ, để cho chương trình của Thiên Chúa được thực hiện nơi con người trần gian.
Kinh mân côi đã có từ thời Trung Cổ ở các nhà Dòng, và từ thế kỷ 12. sang 13. chuỗi kinh mân côi được gọi là chuỗi kinh lạy Cha.
Theo truyền thuyết thuật kể lại Thánh Dominicus, người lập Dòng Thuyết giảng Dominicus, được Đức Mẹ Maria hiện ra năm 1208 đã trao cho ngài sứ mạng cổ vũ lòng sùng kính lần hạt mân côi như vũ khí chống lại lạc thuyết Albigenser đang hoành hành chống đạo thời đó.
Tháng Năm 1479 Đức Giáo Hoàng Sixtus IV. ấn định việc đọc kinh mân côi cầu nguyện hằng ngày.
Tháng Chín 1569 Đức Giáo Hoàng Pius V. ấn định công thức đọc kinh lần chuỗi mân côi như ngày hôm nay trong toàn thể Giáo hội: sau mỗi ngắm đọc một kinh lạy Cha và 10 kinh kính mừng, cùng Kinh Sánh danh sau mỗi 10 kinh Kính mừng.
Đức Giáo Hoàng Pio V. đã thành lập lễ kính Đức Mẹ chiến thắng để tưởng nhớ đến trận hải chiến năm 1571 ở Lepanto. Vì trước đó trước Đức Giáo Hoàng đã kêu gọi mọi người tín hữu Chúa Kitô cầu nguyện xin Đức Mẹ Maria phù giúp ngăn cản để khỏi bị quân đội phía Hồi giáo bên Thổ nhĩ Kỳ tiến đánh xâm chiếm.
Từ năm 1573 ngày lễ tạ ơn này được đổi thành lễ mân côi. Và từ 1913 được ấn định mừng vào ngày 07. Tháng Mười hằng năm. Như thế tháng Mười dành riêng việc đọc kinh mân côi trong niềm tin tưởng cầu nguyện cho những hoàn cảnh khủng hoảng khó khăn của Giáo hội và thế giới, của bản thân riêng mỗi người và của các gia đình, cùng cho các người bệnh nạn yếu đau.
Ngoài chuỗi đọc kinh mân côi với 50 chục kinh Kính mừng Maria, kinh Lạy Cha và kinh Sáng danh phổ biến trong Giáo Hội xưa nay, ngày nay còn có thêm kinh chuỗi kinh mân côi khác nữa:
1. Kinh mân côi suy ngắm bảy sự thương khó Đức Mẹ
1. Khi nghe Simêon nói tiên tri (Lc 2,34-35).
2. Khi trốn sang Ai Cập (Mt 2,13-21).
3 Khi lạc mất Đức Giêsu ở Jesusalem trong ba ngày (Lc 2,41-50).
4. Khi Đức Mẹ gặp Đức Giêsu trên đường đến núi Sọ.
5. Khi Đức Giêsu bị đóng đinh.
6. Khi Xác Đức Giêsu được tháo xuống khỏi Thánh Giá.
7. Khi chôn xác Đức Giêsu trong mồ.
Sau mỗi ngắm suy niệm đọc một kinh Lạy Cha, bảy kinh kính mừng.
Hằng năm vào ngày 15.Tháng Chín trong toàn thể Giáo hội có lễ kính nhớ bảy sự thương khó Đức Mẹ, hay còn gọi lễ Đức Mẹ sầu bi. Lễ mừng kính bảy sự thương khó Đức Mẹ có nguổn gốc từ năm 1668 trong Dòng Tôi tớ Đức Mẹ, và sau được phổ biến rộng rãi trong Giáo hội
2. Kinh mân côi kính lòng Chúa thương xót
Chuỗi kinh này cũng có năm chục và không đọc kinh Kính mừng. Nhưng thay vào đó chú trọng vào lòng Chúa thương xót. Vì thế câu kinh cầu nguyện: Vì cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, với câu thưa: Xin cha thương xót chúng con và toàn thế giới, ở mỗi chục kinh được đọc lên thay cho 50 kinh Kính mừng Maria.
Kinh mân côi này đật nền tảng trên thị kiến của nữ tu Faustyna Kowalska (1905-1938) bên Polen.
Qua các triều đại Giáo hoàng xưa nay trong Giáo hội, các ngài luôn đều cổ võ việc lần chuỗi đọc kinh mân côi theo cung cách truyền thống xưa nay với bốn mừa ngắm về cuộc đời Chúa Giêsu gắn liền với Đức Mẹ và 50 chục kinh Kính mừng Ave Maria là lời Thiên Thần Gabriel chào mừng Đức Mẹ, cùng kinh lạy Cha do chính Chúa Giêsu dậy.
Năm 1917 khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên bên Fatima, Đức Mẹ đã trao cho sứ điệp: Mọi người hãy siêng năng lần hạt mân côi!
Việc lần hạt mân côi kính Đức Mẹ cầu xin ơn phù giúp kéo ân đức chúc lành an ủi của Chúa cho con người, cùng cho thế giới luôn thời sự sống động trong đời sống đức tin người Công Giáo, nhất là những khi gặp cảnh ngộ khó khăn về mọi khía cạnh.
„ Chuỗi mân côi là lời cầu nguyện chiêm niệm cho hết mọi người: lớn, bé, giáo dân , giáo sỹ, mọi thành phần địa vị trong xã hội.
Chuỗi mân côi là mối liên hệ tinh thần với Đức Mẹ Maria, để cùng kết hiệp ở lại với Chúa Giêsu Kitô.
Chuỗi mân côi là thứ vũ khí tinh thần chống lại sự dữ, chống lại thế lực sức mạnh cường quyền, để xây dựng bình an trong tâm hồn, trong gia đình, trong đời sống xã hội và trên thế giới.“ ( Đức Giáo Hoàng Benedickt XVI. , 19.10.2008).
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long