Mỗi lần trước khi ăn, người bà luôn gắp hết thịt bò ở bát của mình sang bát của cháu rồi cười móm mém nhìn cháu trai phồng mồm ăn những miếng lớn.
Quán mì này không có nhân viên phục vụ, ông chủ nấu xong mì cho ra bát thì khách tự đến bê về bàn của mình.
Hôm đó, khi đến bê mì, bà cụ đã cầm đũa gắp hết thịt bò ở bát của mình sang một bát khác rồi bê 2 bát mì đến trước mặt cháu nội. Chủ quán thấy vậy lắc đầu nhưng không nói gì.
Người bà mỉm cười bảo cháu ăn đi nhưng cậu bé cứ nhìn chằm chằm vào bát của bà mình, chau mày: “Bà nội, sao hôm nay bà không cho cháu thịt bò?”
Bà cụ nói trước khi bê ra, bà đã gắp hết thịt bò của mình sang cho cháu rồi nhưng cậu bé không tin, hét ầm lên ở đó: “Bà nói dối. Chắc chắn bà đã lén giấu thịt bò đi rồi.”
Ảnh minh họa.
Bà cậu bé đó bất lực vừa nói cháu thật không biết nghe lời, vừa cầm đũa gắp mì vãi trên bàn vào bát của mình.
Vậy chắc chắn là bà đã ăn vụng rồi. Sao bà có thể như thế chứ? Cháu không ăn nữa, không ăn nữa…” Khách ăn xung quanh đều nhìn cậu nhóc hỗn xược với thái độ không thiện cảm.
Người bà thở dài: “Không ăn sẽ đói đấy. Vậy để bà mua thêm một bát nữa nhé.”
Bà đang định gọi thêm bát mì nữa thì chủ quán lạnh lùng nói: “Xin lỗi bà. Tôi không bán mì cho hai người nữa.”
Bà cụ thất vọng quay về bàn: “Thịt bò của bà đã cho cháu rồi. Bà không ăn vụng thật mà.”
Lúc này đứa trẻ tức giận đến mức gân xanh trên cổ nổi lên. Nó gạt tay hất 2 bát mì trên bàn xuống đất rồi hậm hực bỏ đi.
Ảnh minh họa.
Không lâu sau, đứa trẻ đó dẫn theo một người đàn ông, nhìn dáng vẻ có lẽ là bố cậu bé. Theo sau là người bà đang gạt nước mắt. Ông bố vừa vào liền bước thẳng đến chỗ chủ quán nói: “Cho tôi 3 bát mì.” Sau đó anh ta tức tối ngồi xuống.
Ông chủ không nói tiếng nào, nấu mì cho họ. Ba bát mì vừa đặt xuống, anh ta gắp hết thịt bò ở 2 bát sang bát trước mặt cậu con trai: “Ông chủ, qua đây.”
Khi chủ quán bước đến gần, người đàn ông gõ bàn nói: “Tôi bỏ tiền ra mua mì, tôi thích ăn thế nào thì ăn, tôi thích cho con trai tôi ăn thế nào thì cho. Ông xem, tôi gắp hết thịt bò cho con tôi rồi. Giờ chúng tôi còn chẳng muốn ăn mì của ông nữa.”
Nói xong, anh ta khạc nhổ vào bát mì, vứt tờ 100 nhân dân tệ lại rồi dắt tay con mình đi.
Người chủ quán giận đến mức rơi nước mắt, trần tình rằng lúc đầu từ chối bán bát mì thứ 3 cho hai bà cháu là mong có thể khiến cậu bé nhận ra lỗi sai của mình, mong bà cụ biết được nuông chiều cháu như thế là không đúng nhưng không ngờ bản thân lại chuốc lấy nhục nhã.
Xã hội này làm người tốt thật khó.
Suy ngẫm
Đứa trẻ thường xuyên được nuông chiều quá mức sẽ nghĩ rằng tất cả những gì người lớn làm là chuyện đương nhiên.
Chúng không biết nghĩ cho người khác, cũng không hiểu được nỗi khó khăn và sự hy sinh của bố mẹ, ông bà.
Trẻ coi mình là trung tâm, tính cách ích kỷ, ngang ngược, không biết khoan dung, càng không chịu nổi ấm ức.
Thậm chí các bé đó không hiểu lễ phép, không coi người lớn ra gì, nói năng hỗn xược.
Đây hoàn toàn là lỗi của con trẻ sao? Đừng chỉ kêu than tại sao con nhà người ta lại hiểu chuyện như thế mà con nhà mình lại ngang ngược vậy.
Trẻ từ không hiểu, không biết đến trở nên ngang ngược không phải chỉ sau một ngày.
Khi bé quen đòi hỏi, chúng sẽ quên mất cảm ơn, luôn muốn người khác không ngừng đáp ứng, cũng không nghĩ đến sẽ làm việc gì đó cho bố mẹ, ông bà.
Thế nên, yêu con thì dạy bé biết chia sẻ, yêu con thì dạy trẻ biết cảm ơn.
* Theo cafef
Mỗi lần trước khi ăn, người bà luôn gắp hết thịt bò ở bát của mình sang bát của cháu rồi cười móm mém nhìn cháu trai phồng mồm ăn những miếng lớn.
Quán mì này không có nhân viên phục vụ, ông chủ nấu xong mì cho ra bát thì khách tự đến bê về bàn của mình.
Hôm đó, khi đến bê mì, bà cụ đã cầm đũa gắp hết thịt bò ở bát của mình sang một bát khác rồi bê 2 bát mì đến trước mặt cháu nội. Chủ quán thấy vậy lắc đầu nhưng không nói gì.
Người bà mỉm cười bảo cháu ăn đi nhưng cậu bé cứ nhìn chằm chằm vào bát của bà mình, chau mày: “Bà nội, sao hôm nay bà không cho cháu thịt bò?”
Bà cụ nói trước khi bê ra, bà đã gắp hết thịt bò của mình sang cho cháu rồi nhưng cậu bé không tin, hét ầm lên ở đó: “Bà nói dối. Chắc chắn bà đã lén giấu thịt bò đi rồi.”
Ảnh minh họa.
Bà cậu bé đó bất lực vừa nói cháu thật không biết nghe lời, vừa cầm đũa gắp mì vãi trên bàn vào bát của mình.
Vậy chắc chắn là bà đã ăn vụng rồi. Sao bà có thể như thế chứ? Cháu không ăn nữa, không ăn nữa…” Khách ăn xung quanh đều nhìn cậu nhóc hỗn xược với thái độ không thiện cảm.
Người bà thở dài: “Không ăn sẽ đói đấy. Vậy để bà mua thêm một bát nữa nhé.”
Bà đang định gọi thêm bát mì nữa thì chủ quán lạnh lùng nói: “Xin lỗi bà. Tôi không bán mì cho hai người nữa.”
Bà cụ thất vọng quay về bàn: “Thịt bò của bà đã cho cháu rồi. Bà không ăn vụng thật mà.”
Lúc này đứa trẻ tức giận đến mức gân xanh trên cổ nổi lên. Nó gạt tay hất 2 bát mì trên bàn xuống đất rồi hậm hực bỏ đi.
Ảnh minh họa.
Không lâu sau, đứa trẻ đó dẫn theo một người đàn ông, nhìn dáng vẻ có lẽ là bố cậu bé. Theo sau là người bà đang gạt nước mắt. Ông bố vừa vào liền bước thẳng đến chỗ chủ quán nói: “Cho tôi 3 bát mì.” Sau đó anh ta tức tối ngồi xuống.
Ông chủ không nói tiếng nào, nấu mì cho họ. Ba bát mì vừa đặt xuống, anh ta gắp hết thịt bò ở 2 bát sang bát trước mặt cậu con trai: “Ông chủ, qua đây.”
Khi chủ quán bước đến gần, người đàn ông gõ bàn nói: “Tôi bỏ tiền ra mua mì, tôi thích ăn thế nào thì ăn, tôi thích cho con trai tôi ăn thế nào thì cho. Ông xem, tôi gắp hết thịt bò cho con tôi rồi. Giờ chúng tôi còn chẳng muốn ăn mì của ông nữa.”
Nói xong, anh ta khạc nhổ vào bát mì, vứt tờ 100 nhân dân tệ lại rồi dắt tay con mình đi.
Người chủ quán giận đến mức rơi nước mắt, trần tình rằng lúc đầu từ chối bán bát mì thứ 3 cho hai bà cháu là mong có thể khiến cậu bé nhận ra lỗi sai của mình, mong bà cụ biết được nuông chiều cháu như thế là không đúng nhưng không ngờ bản thân lại chuốc lấy nhục nhã.
Xã hội này làm người tốt thật khó.
Suy ngẫm
Đứa trẻ thường xuyên được nuông chiều quá mức sẽ nghĩ rằng tất cả những gì người lớn làm là chuyện đương nhiên.
Chúng không biết nghĩ cho người khác, cũng không hiểu được nỗi khó khăn và sự hy sinh của bố mẹ, ông bà.
Trẻ coi mình là trung tâm, tính cách ích kỷ, ngang ngược, không biết khoan dung, càng không chịu nổi ấm ức.
Thậm chí các bé đó không hiểu lễ phép, không coi người lớn ra gì, nói năng hỗn xược.
Đây hoàn toàn là lỗi của con trẻ sao? Đừng chỉ kêu than tại sao con nhà người ta lại hiểu chuyện như thế mà con nhà mình lại ngang ngược vậy.
Trẻ từ không hiểu, không biết đến trở nên ngang ngược không phải chỉ sau một ngày.
Khi bé quen đòi hỏi, chúng sẽ quên mất cảm ơn, luôn muốn người khác không ngừng đáp ứng, cũng không nghĩ đến sẽ làm việc gì đó cho bố mẹ, ông bà.
Thế nên, yêu con thì dạy bé biết chia sẻ, yêu con thì dạy trẻ biết cảm ơn.
Nguồn tin: * Theo cafef
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn